Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần lễ 20

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần lễ 20

 TỰA BÀI: EM YÊU QUÊ HƯƠNG (T1)

I. Mục tiêu:

- Học sinh biết làm những việc phù hợp với lứa tuổi về văn hóa và sự phát

triễn kinh tế của Tổ quôc Việt Nam.

- Yêu mến, tự hào về truyền thống và con người Việt Nam, về văn hóa

 và lịch sử dân tộc VN.

Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựngvà bảo vệ quê hương

đất nước.

II. Chuẩn bị:

GV + HS: - Các bài hát, bài thơ ca ngợi quê hương, đất nước.

 - SGK.

 

doc 161 trang Người đăng hang30 Lượt xem 443Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần lễ 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
NGÀY
MÔN
BÀI
Thứ 2
Tập đọc
Toán
Đạo đức 
Lịch sử
Thái Sư Trần Thủ Độ
 Luyện tập 
Em yêu quê hương ( tiết 2)
Ôn tập: chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc 
Thứ 3
L.từ và câu 
Toán 
Chính tả
 Mở rộng vốn từ công dân 
Diện tích hình tròn
Cánh cam lạc mẹ 
Thứ 4
Khoa học
Tập đọc
Toán
Làm văn 
Sự biến đổi hoá học
Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng
Luyện tập
Tả người ( kiểm tra viết ) 
Thứ 5
.
Toán
Kể chuyện 
Địa lí
L.từ và câu 
Luyện tập chung
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Châu Á (tt)
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
Thứ 6
Toán
Khoa học
Làm văn 
Giới thiệu biểu đồ hình quạt
Năng lượng 
Lập chương trình hoạt động
ĐẠO ĐỨC
 TỰA BÀI: EM YÊU QUÊ HƯƠNG (T1)
I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết làm những việc phù hợp với lứa tuổi về văn hóa và sự phát 
triễn kinh tế của Tổ quôc Việt Nam.
- Yêu mến, tự hào về truyền thống và con người Việt Nam, về văn hóa
 và lịch sử dân tộc VN.
Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựngvà bảo vệ quê hương 
đất nước.
II. Chuẩn bị: 
GV + HS: 	- Các bài hát, bài thơ ca ngợi quê hương, đất nước. 	
	- SGK.	 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Đọc ghi nhớ.
Hỏi lại bài tập 2.
3. Giới thiệu bài mới: 
Việt Nam – Tổ quốc em (Tiết 2)
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Học sinh làm bài tập 3/ SGK.
Phương pháp: Luyện tập.
Nêu yêu cầu bài tập.
® Kết luận: 
Việt Nam là thành viên của ASEAN, tổ chức các nước nói tiếng Pháp, Liên Hợp Quốc (trong đó có UNESCO, UNICEF).
Việt Nam sống trong một mái nhà chung, trong cùng một thế giới chung, cùng tham gia thực hiện các công ước quốc tế, ví dụ Công ước về Quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc.
Việt Nam không thể phát triển đơn độc. Luôn có sự phụ thuộc, hỗ trợ, cùng phát triển giữa các dân tộc, giữa các nền văn hoá dù rằng có ngôn ngữ khác nhâu, có đặc điểm địa lí khác nhau. Do đó Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế.
v Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 4/ SGK.
Phương pháp: Sắm vai, thuyết trình.
Yêu cầu học sinh đóng vái là hướng dẫn viên du lịch “Việt Nam – Điểm hẹn của thiên niên kỉ” và giới thiệu với khách du lịch là các học sinh khác trong lớp về một trong các chủ đề: văn hoá, kinh tế, lịch sử, danh lam thắng cảnh, con người Việt Nam, trẻ em Việt Nam, việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam, 
Nhận xét.
v	Hoạt động 3: Trò chơi “Em là người chủ tương lại”.
Phương pháp: Sắm vai, động não.
Yêu cầu: mỗi nhóm là một công ty hoạch định sự phát triển của đất nước và chương trình hành động trong những năm tới theo từng chủ đề về Việt Nam. Các chủ đề có thể về văn hoá, kinh tế, con người, môi trường, giáo dục, thực hiện Quyền trẻ em và Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em ở Việt Nam.
Nhận xét, tuyên dương.
	Hoạt động 4: Củng cố: Hát về Tổ quốc em.
Phương pháp: Trò chơi.
Trình bảy các bài hát, thơ về quê hương, đất nước Việt Nam.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem điều 12, 13, 17 – Công ước quốc tế về Quyền trẻ em.
Chuẩn bị: Tham gia xây dựng quê hương.
Nhận xét tiết học. 
Hát 
1 học sinh trả lời.
1 học sinh trả lời.
Hoạt động cá nhân.
Làm bài tập cá nhân.
Trao đổi bài làm với bạn ngồi cạnh.
Một số học sinh lên trình bày.
Cả lớp chất vấn, trao đổi, nhận xét.
Hoạt động lớp.
Học sinh chuẩn bị.
Một số học sinh lên đóc vai “hướng dẫn viên du lịch” giới thiệu trước lớp.
Lớp nhận xét, bổ sung.
Hoạt động nhóm 8.
Từng nhóm thảo luận.
Đại diện nhóm trình bày.
Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
Chọn cách làm tốt nhất.
Hoạt động lớp.
Chia 2 dãy, dãy nào có nhiều bài hát, bài thơ hơn thì thắng.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
TẬP ĐỌC:
THÁI SƯ TRẦN THỦ DỘ
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ ngữ, đoạn, bài. Phân biệt được các 
nhân vật 
- Hiểu nội dung ý nghĩa bài văn: Ca ngợi Trần Thủ Độ một người cư xử 
gương mẫu, không vì tình riêng mà sai phép nước.
- Trả lời được câu hỏi SGK
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh minh họa bài học ở SGK.
+ HS: SGK.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Người công dân số một
Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi nội dung bài.
Giáo viên nhận xét – cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
Thái Sư Trần Thủ Độ.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Yêu cầu học sinh đọc bài.
Giáo viên chia đoạn để học sinh luyện đọc.
Đoạn 1: “Từ đầu .”
Đoạn 2: “Tiếp theo .”
Đoạn: Còn lại.
Giáo viên chú ý luyện đọc từ ngữ học sinh còn phát âm sai.
Giáo viên giúp học sinh hiểu thêm các từ ngữ mà học sinh chưa rõ.
Giáo viên đọc diễn cảm bài văn v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Yêu cầu học sinh cả lớp đọc thầm đoạn 1 – giáo viên nêu câu hỏi.
Khi có người muốn xin chức câu đương. Trần Thủ Độ làm gì ;
Theo em Trần Thủ Độ làm vậy nhằm mục đích gì ?
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2.
Trước việc làm của người quân kiệu, Trần Thủ Độ xử lý ra sao ?
-Theo em Ông xử lý có ý gì ?
Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 3 trả lời câu hỏi.
Khi có viên quan tâu với vua là minh chuyên quyền. Trần Thủ Độ nói thế nào ?
v	Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm. 
Phương pháp: Đàm thoại, thi đua, thảo luận.
Giáo viên hướng dẫn học sinh xác lập kỹ thuật đọc bài văn, cách ghi dấu nhấn giọng, ngắt giọng và đọc diễn cảm đoạn văn.
Giáo viên nhận xét.
Cho học sinh các tổ nhóm thi đua đọc diễn cảm đoạn văn, bài văn.
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Yêu cầu học sinh các nhóm thi đua đọc diễn cảm theo dãy.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Tiếng rao đêm.”
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh lắng nghe trả lời câu hỏi.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
1 học sinh khá giỏi đọc bài.
Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn và luyện đọc những từ ngữ các em còn phát âm sai.
Học sinh đọc từ ngữ chú giải. Các em có thể nêu thêm từ khó các em chưa hiểu.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh đọc thầm.
Học sinh phát biểu tự do theo suy nghĩ.
Dự kiến:
  Trần Thủ Độ đồng ý nhưng phải chặt ngón chân
  Đe dọa những kẻ không làm theo pháp luật.
- Không trách móc mà còn thưởng vải lụa
- Ông khuyến khích những người làm đúng pháp luật 
- Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng.
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh tự nhấn giọng, ngắt giọng câu văn dựa theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Học sinh thi đua đọc diễn cảm.
Học sinh các nhóm thảo luận tìm nội dung chính và trình bày.
- Đại diện 2 – 3 học sinh đọc diễn cảm.
Lớp nhận xét.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
TOÁN
 TỰA BÀI: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết tính chu vi hình tròn. Tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của 
hình đó
- Thực hiện BT1(b,c), BT2, BT3 (a)
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Bảng phụ.
+ HS: SGK, vở bài tập.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
3. Giới thiệu bài mới: Luyện tập.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh giải bài.
Phương pháp: Luyện tập, thực hành, bút đàm. 
 Bài 1:
Yêu cầu học sinh đọc đề.
Giáo viên chốt.
C = d ´ 3,14
C = r ´ 2 ´ 3,14
 Bài 2:
Yêu cầu học sinh đọc đề.
Giáo viên chốt lại cách tìm bán kính khi biết C (dựa vào cách tìm thành phần chưa biết).
C = r ´ 2 ´ 3,14
( 1 ) r ´ 2 ´ 3,14 = 12,56
Tìm r?
Cách tìm đường kính khi biết C.
( 2 ) d ´ 3,14 = 12,56
 Bài 3:
Giáo viên chốt.
C = d ´ 3,14
Lưu ý bánh xe lăn 1 vòng ® đi được S đúng bằng chu vi bánh xe.
 Bài 4:
Giáo viên chốt.
Chu vi hình chữ nhật – vuông – tròn.
P = (a + b) ´ 2
P = a ´ 4
C = d ´ 3,14
v	Hoạt động 2: Ôn lại các qui tắc công thức hình tròn.
Phương pháp: Đàm thoại. 
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Phương pháp: Thi đua, trò chơi.
Giáo viên nhận xét và tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: “Diện tích hình tròn”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh sửa bài 1, 2/ 5.
Học sinh nhận xét.
Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp.
Học sinh đọc đề.
Tóm tắt.
Giải – sửa bài.
Học sinh đọc đề.
Tóm tắt.
Học sinh giải.
Sửa bài – Nêu công thức tìm bán kính và đường kính khi biết chu vi.
r = c : 3,14 : 2
d = c : 3,14
 Học sinh đọc đề.
Tóm tắt.
Giải – sửa bài.
Nêu công thức tìm c biết d.
* HS khá, giỏi
Học sinh đọc đề – làm bài.
Sửa bài.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh nhắc lại nội dung ôn.
Hoạt động nhóm bàn.
Vài nhóm thi ghép công thức.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
LỊCH SỬ
 TỰA BÀI: Ôn ậtp: Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc (1945 - 1954)
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết sau cách mạng tháng 8 nhân dân ta phải đương đầu với ba thứ 
giặc ( giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm )
Thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến 
chống Pháp
+ 19-12-1946 : Toàn quốc kháng chiến chống thực dân pháp
+Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947
+ Chiến dịch biên giới thu – đông 1950
+ Chiến dịch Điện Biên Phủ
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bản đồ hành chính Việt Nam, phiếu học tập.
+ HS: Chuẩn bị bài.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-19 ... , lớp.
Tổ chức học sinh thành 3 nhóm.
Vừa quan sát, vừa vẽ vào hình từng lớp cho đến đầy hình hộp chữ nhật.
Đại diện nhóm trình bày và nêu số hình lập phương 1 cm3
Nêu cách tính.
	a = 5 hình lập phương 1 cm
	b = 3 hình lập phương 1 cm
® 13 hình lập phương 1 cm – Có 4 lớp (chỉ chiều cao 4 cm).
Vậy có 60 hình lập phương 1 cm 
	= 5 ´ 3 ´ 4 
Thể tích 1 hình lập phương 1 cm3
Vậy thể tích hình hộp chữ nhật 
	= 5 ´ 3 ´ 4 = 60 cm3
Học sinh lần lượt ghi ra nháp và nêu quy tắc.
Học sinh nêu công thức.
	V = a ´ b ´ c
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
Học sinh quan sát hình.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
Học sinh quan sát hình.
Có thể có 3 cách.
  Cách 1: Bổ dọc hình hộp chữ nhật.
  Cách 2: Bổ ngang hình hộp chữ nhật.
  Cách 3 : Vẽ thêm hình hộp chữ nhật a = 12 cm , b = 8 cm , c = 5 cm rồi tính.
Hoạt động nhóm (2 dãy)
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
TẬP LÀM VĂN
 TỰA BÀI: TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu: 
- Nhận thức được ưu khuyết điểm của mình và của bạn khi được GV chữ số, 
biết tham gia sửa lỗi chung, biết tu sửa lỗi mà thầy cô yêu cầu, tự viết lại một 
đoạn văn hoặc cả bài văn cho hay hơn.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bảng phụ ghi các đề bài củ tiết Viết bài văn kể chuyện, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, đoạn, ý 
+ HS: Bài làm.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Lập chương trình hành động (tt).
Giáo viên chấm một số vở của học sinh về nhà viét lại vào vở chương trình hành động đã lập trong tiết học trước.
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Nhận xét chung kết quả bài làm của học sinh.
Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn 2 đề bài của tiết kiểm tra viết, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý 
Giáo viên nhận xét kết quả làm của học sinh.
VD: Giáo viên nêu những ưu điểm chính.
	  Xác định đề: đúng với nội dung yêu cầu bài.
	  Bố cục: đầy đủ, hợp lý, ý diễn đạt mạch lạc, trong sáng (nêu ví dụ cụ thể kèm theo tên học sinh).
Nêu những thiếu sót hạn chế (nêu ví dụ cụ thể, tránh nêu tên học sinh).
Thông báo số điểm.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh chữa bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa lỗi.
Yêu cầu học sinh thực hiện theo các nhiệm vụ sau:
  Đọc lời nhận xét của thầy (cô)
  Đọc những chỗ cô chỉ lỗi
  Sửa lỗi ngay bên lề vở
  Đổi bài làm cho bạn ngồi cạnh để soát lỗi còn sót, soát lại việc sửa lỗi.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa lỗi chung.
Giáo viên chỉ ra các lỗi chung cần chữa đã viết sẵn trên bảng phụ gọi một số em lên bảng lần lượt sửa lỗi.
Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm để nhận xét về bài sửa trên bảng.
Giáo viên nhận xét, sửa chữa.
* Hướng dẫn học sinh học tập đoạn văn bài văn hay.
Giáo viên đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo của một số em trong lớp (hoặc khác lớp). Yêu cầu học sinh trao đổi thảo luận để tìm ra cái hay, cái đáng học tập của đoạn văn để từ đó rút ra kinh nghiệm cho mình.
v	Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài.
Giáo viên lưu ý học sinh: có thẻ chọn viết lại đoạn văn nào trong bài cũng được. Tuy nhiên khi viết tránh những lỗi em đã phạm phải.
Học sinh nào viết bài chưa đạt yêu cầu thì cần viết lại cả bài.
v	Hoạt động 4: Củng cố
5. Tổng kết - dặn dò: 
Yêu cầu học sinh về viết lại đoạn văn hoặc cả bài văn cho hay hơn.
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
Cả lớp nhận xét.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh cả lớp làm theo yêu cầu của các em tự sửa lỗi trong bài làm của mình.
Từng cặp học sinh đổi vở soát lỗi cho nhau.
Học sinh lần lượt lên bảng sửa lỗi, cả lớp sửa vào nháp.
Học sinh trao đổi theo nhóm về bài sửa trên bảng và nêu nhận xét.
Học sinh chép bài sửa vào vở.
Học sinh trao đổi, thảo luận nhóm tìm cái hay của đoạn văn, bài văn.
Học sinh đọc yêu cầu của bài (chọn một đoạn trong bài văn của em viết lại theo cách hay hơn).
Đọc đoạn, bài văn tiêu biểu ® phân tích cái hay.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
TOÁN
 TỰA BÀI: THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết tự tìm được công thức tính và cách tính thể tích của hình lập 
phương.
- Học sinh biết vận dụng một công thức để giải một số bài tập có liên quan.
- Thực hiện BT1, BT3 .
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Bìa có vẽ sẵn ví dụ 1, 2, 3.
+ HS: Hình lập phương cạnh 1 cm (phóng lớn). Hình vẽ hình lập phương cạnh 3 cm.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Học sinh lần lượt sửa bài 1, 2/ 26
Giáo viên nhận xét cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tự hình thành về biểu tượng thể tích lập phương. Tìm được các quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương.
Phương pháp: Taho3 luận, bút đàm, đàm thoại.
* Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tìm ra công thức tính thể tích hình lập phương.
Giáo viên giới thiệu hình hộp chữ nhật (hình trơn).
Giáo viên giới thiệu hình lập phương cạnh a = 1 cm ® 1 cm3
Lắp vào 3 hình lập phương 1 cm.
Tiếp tục lắp cho đầy 1 mặt
Nếu lắp đầy hình lập phương. Vậy cần có bao nhiêu khối hình lập phương 1 cm3
Giáo viên chốt lại: Số hình lập phương a = 1 cm xếp theo mỗi cạnh hình lập phương lớn là 3 cm
Chỉ theo số đo a – b – c ® thể tích.
Vậy muốn tìm thể tích hình lập phương ta làm sao?
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh vận dụng một số quy tắc tính để giải một số bài tập có liên quan.
Phương pháp: Bút đàm, đàm thoại, thực hành, quan sát.
	Bài 1
Lưu ý: 
	cột 3: biết diện tích 1 mặt ® a = 4 cm
	cột 4: biết diện tích toàn phần ® diện tích một mặt.
	Bài 2	
Giáo viên chốt lại: cách tìm trung bình cộng.
	Bài 3
Giáo viên nhắc nhở học sinh: chú ý đổi m3 =  dm3
Giáo viên chốt lại.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Thể tích của 1 hình là tính trên mấy kích thước?
5. Tổng kết - dặn dò: 
Làm bài tập: 1, 2/ 28
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm, lớp
Tổ chức học sinh thành 3 nhóm.
Vừa quan sát, vừa vẽ vào hình từng lớp cho đếp đầy hình lập phương.
Đại diện nhóm trình bày và nêu số hình lập phương 9 hình lập phương cạnh 1 cm.
	3 ´ 3 = 9 cm
Học sinh quan sát nêu cách tính.
® 3 ´ 3 ´ 3 = 27 hình lập phương.
Học sinh vừa quan sát từng phần, vừa vẽ hình như trên để cả nhóm quan sát và nêu cách tính thể tích hình lập phương.	
Học sinh lần lượt ghi ra nháp và nêu quy tắc.
Học sinh nêu công thức.
	V = a ´ a ´ a
Hoạt động cá nhân
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
KHOA HỌC:
LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN. 
I. Mục tiêu: 
- Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản, sử dụng pin, bóng đèn, dây dẫn.
II. Chuẩn bị: 
- 	Giáo viên: - Chuẩn bị theo nhóm: một cục pin, dây đồng hồ có vỏ 
 bọc bằng nhựa, bóng đèn pin, một số vật bằng kim loại 
 (đồng, nhôm, sắt,) và một số vật khác bằng nhựa, cao 
 su, sứ,
 - Chuẩn bị chung: bóng đèn điện hỏng có tháo đui (có thể 
 nhìn thấy rõ 2 đầu dây).
 - Học sinh : - SGK.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
6’
13’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Sử dụng năng lượng điện
Nêu các hoạt động và dụng cụ phương tiện sử dụng điện, không sử dụng điện.
® Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: Lắp mạch điện đơn giản.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Thực hành lắp mạch điện.
Phương pháp: Thực hành, thảo luận.
Các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn ở mục Thực hành ở trang 86 trong SGK.
Phải lắp mạch như thế nào thì đèn mới sáng?
Quan sát hình 5 trang 87 trong SGK và dự đoán mạch điện ở hình nào thì đèn sáng.
 Giải thích tại sao?
 v Hoạt động 2: Làm thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện, vật cách điện.
Phương pháp: Thực hành, thảo luận.
Các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn ở mục Thực hành trang 88 SGK.
+ Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì?
+ Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua.
+ Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì?
+ Kể tên một số vật liệu không cho dòng điện chạy qua.
v Hoạt động 3: Củng cố.
Thi đua: Kể tên các vật liệu không cho dòng điện chạy qua và cho dòng điện chạy qua.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Lắp mạch điện đơn giản (tiết 2)”.
Nhận xét tiết học.
Hát 
Học sinh bốc thăm số hiệu, trả lời tiếp sức.
Hoạt động nhóm, cá nhân.
Học sinh lắp mạch để đèn sáng và vẽ lại cách mắc vào giấy.
Các nhóm giới thiệu hình vẽ và mạch điện của nhóm mình.
Học sinh suy nghĩ.
Học sinh đọc mục Bạn cần biết ở trang 86, 87 trong SGK chỉ cực dương (+), cực âm (-) của pin chỉ 2 đầu của dây tóc nơi 2 đầu đưa ra ngoài.
Chỉ mạch kín cho dòng điện chạy qua (hình 4 trang 87).
Lắp mạch so sánh với kết quả dự đoán.
Giải thích kết quả.
Hoạt động nhóm , lớp.
Lắp mạch điện thắp sáng đèn.
Tạo ra một chỗ hở trong mạch.
Chèn một số vật bằng kim loại, bằng nhựa, bằng cao su, sứ vào chỗ hở.
® Kết luận:
+ Các vật bằng kim loại cho dòng điện chạy qua nên mạch đang hở thành kín, vì vậy đèn sáng.
+ Các vật bằng cao su, sứ, nhựa,không cho dòng điện chạy qua nên mạch vẫn bị hở – đèn không sáng.
Các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.
Vật dẫn điện.
Nhôm, sắt, đồng
Vật cách điện.
Gỗ, nhựa, cao su

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an(33).doc