Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần lễ 32

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần lễ 32

ĐẠO ĐỨC

DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG

BÀI: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ AN TOÀN GIAO THÔNG

I. MỤC TIÊU: HS biết:

- HS biết được cần phải bảo vệ môi trường và đảm bảo An toàn khi tham gia giao thông.

- Khi gặp những việc làm thể hiện bảo vệ môi trường cần học tập tránh phá hoại môi trường; đồng tình với việc tham gia giao thông an toàn lên án việc tham gia giao thông gây ảnh hưởng đến người khác và bản thân.

 

doc 18 trang Người đăng hang30 Lượt xem 265Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần lễ 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32
NGÀY
MÔN
BÀI
Thứ 2
13.04
Đạo đức
Toán
Tập đọc
Khoa học 
Dành cho địa phương (tiết 1)
Luyện tập
Út Vịnh
Tài nguyên thiên nhiên.
Thứ 3
14.04
Toán 
Chính tả
L.từ và câu
Luyện tập
Nhớ viết: Bầm ơi
Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy). 
Thứ 4
15.04
Kể chuyện 
Toán
Tập đọc
Khoa học
Lịch sử
Làm văn 
Nhà vô địch.
Ôn tập về các phép tính với số đo thời gian.
Những cánh buồm
Vai trò của môi trường đối với đời sống con người.
Lịch sử địa phương.
Trả bài văn tả con vật.
Thứ 5
16.04
Toán
L.từ và câu 
Kỹ thuật
Ôn tập về tính chu vi, diện tích một số hình.
Ôn tập về dấu câu (dấu hai chấm). 
Lắp rô bốt (Tiết 3)
Thứ 6
17.04
Toán 
Làm văn 
Sinh hoạt
Địa lí 
Luyện tập.
Tả cảnh (Kiểm tra viết)
Sinh hoạt đội
Địa lý địa phương
TUẦN 32: Thứ hai, ngày 13 tháng 04 năm 2009
Tiết 32:	ĐẠO ĐỨC
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG 
BÀI: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ AN TOÀN GIAO THÔNG
I. MỤC TIÊU: HS biết:
- HS biết được cần phải bảo vệ môi trường và đảm bảo An toàn khi tham gia giao thông.
- Khi gặp những việc làm thể hiện bảo vệ môi trường cần học tập tránh phá hoại môi trường; đồng tình với việc tham gia giao thông an toàn lên án việc tham gia giao thông gây ảnh hưởng đến người khác và bản thân.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ (5’) Em cần làm gì góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
B. Bài mới: 
1.HĐ1: Tìm hiểu về môi trường quê em ở (10’)
Mục tiêu: HS biết được bảo vệ môi trường là rất cần thiết.
- GV yêu cầu HS thảo luận: Kể tên những môi trường em biết ở quanh em? Tại sao lại phải bảo vệ môi trường? Không bảo vệ thì điều gì xảy ra?
HS thảo luận theo cặp
Báo cáo kết quả.
Kết luận: Có 2 loại môi trường là môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo; chúng ta phải bảo vệ các thành phần tạo nên môi trường đó.
2. HĐ2: Tìm hiểu về giao thông (18’)
Mục tiêu: Giúp HS nắm được tình trạng giao thông của địa phương Hà Tiến, Hà Trung
- GV yêu cầu HS kể tên các loại hình giao thông, phương tiện giao thông ở quê em. Vì sao phải tham gia giao thông an toàn?
- HS thảo luận nhóm 4; các nhóm báo cáo nêu; nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận: Chúng ta tham gia giao thông đúng luật để bảo đảm an toàn cho mình và mọi người.
3. Hoạt động nối tiếp:(2') 
- Nhận xét tiết học.
Tiết 156: TOÁN 
 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: - Giúp HS:
- Biết thực hành phép chia.
- Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số, số thập phân.
- Tìm tỷ số phần trăm. (HS làm Bài 1a,1b dòng 1; Bài 2 cột 1, 2; Bài 3)
II. CHUẨN BỊ: Bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. HĐ1: Củng cố về phép nhân (3')
- Chữa bài 4a trang 164.
- GV nhận xét, ghi điểm
2. HĐ2: Thực hành (30')
Bài 1:( Bài 1a,1b dòng 1)
- HS làm cá nhân; 2HS trung bình lên bảng; lớp làm vào vở BT.
- GV chốt: Củng cố chia phân số; số thập phân; số tự nhiên.
- HS nhận xét nêu cách làm.
Bài 2: (Bài 2 cột 1, 2) – GV yêu cầu HS chơi trò chơi nối tiếp; GV phổ biến luật chơi, chơi thử.
GV chốt: Củng cố chia cho 0,1; 0,01; 0,001; 0,25; 0,5 tức là nhân với 10, 100, 1000, 4, 2. 
- HS chọn 2 đội mỗi đội 4 bạn; HS chơi thử.
- HS chơi trò chơi; nêu cách làm.
Bài 3: Hướng dẫn HS làm theo mẫu
GV chốt: Củng cố về chuyển phép chia thành phân số rồi thành số thập phân.
- HS đọc đề bài và mẫu.
- HS làm cá nhân; 2 bạn làm bảng nhóm.
- HS làm vào vở. HS nhận xét, nêu cách làm.
Bài 4:(GV hướng dẫn thêm cho HS giỏi)
- GV chốt kiến thức toàn bài.
- HS đọc và tự làm
- HS nêu lại kiến thức ôn toàn bài
3. Hoạt động nối tiếp (1') - Nhận xét tiết học. Chuẩn bị tiết sau.
Tiết 63:	TẬP ĐỌC
ÚT VỊNH.
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn hoặc toàn bộ bài văn.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh.(Trả lời các câu hỏi SGK)
- HS yêu thích tìm hiểu các gương người tốt, việc tốt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ(3')
- GV gọi HS lên bảng kiểm tra bài cũ.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài.(1')
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc.(11')
- GV chia đoạn :4 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến " Còn ném đá trên tàu" Đoạn 2: Tiếp theo đến "Hứa không chơi dại như vậy nữa".Đoạn 3; Tiếp theo đến "Tàu hoả đến". Đoạn 4: Đoạn còn lại.
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp.
- Luyện đọc từ ngữ khó; Út Vịnh, chềnh ềnh, chăn trâu - Cho HS đọc cả bài.
- GV đọc bài hướng dẫn cách đọc.
 b. Tìm hiểu bài (11')
Đoạn 1: HS đọc thầm và trả lời câu hỏi 1
Từ ngữ: sự cố
Đoạn 2: HS đọc và thảo luận cặp đôi câu 2
Từ ngữ: thuyết phục, phong trào
Đoạn 3, 4:
Từ ngữ: lao ra, giục giã
- Em học tập được gì ở Út Vịnh điều gì?
- Nội dung như phần mục tiêu
c. Đọc diễn cảm.(10')
- Cho Hs đọc diễn cảm bài văn.
- GV đưa bảng phụ đã chép sẵn đoạn cần luyện lên và hướng dẫn cách đọc.
- Cho HS thi đọc.
- GV nhận xét và khen những HS đọc hay.
3. Củng cố dặn dò(1') - GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bàisau.
- 1HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Nghe.
- 1 HS khá giỏi đọc cả bài.
- HS đọc đoạn nối tiếp. Mỗi em đọc một đoạn.(3 vòng)
- HS đọc từ ngữ theo HD của GV.
- HS đọc theo cặp (mỗi em đọc 2 đoạn) 1 HS đọc chú giải.
- 2 HS giải nghĩa từ.
- 1 HS đọc toàn bài.
 Ý1: Những sự cố ở đoạn đường gần nhà Út Vịnh.
- 1 HS đọc thành tiếng.
Ý2: Út Vịnh tham gia giữ gìn an toàn giao thông đường sắt.
- 1 HS đọc thành tiếng.
Ý3: Lòng dũng cảm của Út Vịnh cứu em nhỏ.
- HS đọc toàn bài, nêu nội dung
- 4 HS đọc tiếp nối hết bài văn.
- HS luyện đọc đoạn.
- Một số HS thi đọc đoạn hoặc bài.
- Lớp nhận xét.
Tiết 63:	KHOA HỌC
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. MỤC TIÊU: HS biết:
- Hình thành khái niệm ban đầu về tài nguyên thiên nhiên.
- Nêu được một số ví dụ và ích lợi của tài nguyên thiên nhiên.
- Có ý thúc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ:(4') - Giáo viên nhận xét.
B. Dạy bài mới * Giới thiệu bài:(1')	
1. HĐ 1: Quan sát và thảo luận.
 Mục tiêu: Hình thành khái niệm ban đầu về tài nguyên thiên nhiên. 
-GV yêu cầu HS thảo luận: Tài nguyên thiên nhiên là gì?
 - Tiếp theo cả lớp cùng quan sát tranh phóng to trang 130, 131 SGK để phát hiện các tài nguyên thiên nhiên được thể hiện trong mỗi hình và xác định ích lợi của mỗi tài nguyên thiên nhiên đó.
- Làm việc theo nhóm 4.
 - Trước hết nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận
- Thư kí ghi kết quả làm việc của nhóm vào phiếu học tập.
Kết luận: Củng cố về tài nguyên thiên nhiên và ích lợi của nó.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung.
2. HĐ2: Trò chơi “thi kể tên các tài nguyên thiên nhiên và ích lợi của chúng”
Mục tiêu: HS kể được một số tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng.
- GV giới thiệu trò chơi và hướng dẫn HS cách chơi:
- HS chơi như hướng dẫn.
- Kết thúc trò chơi, GV tuyên dương đội thắng.
- Để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên em cần làm gì? Tuyên truyền thế nào ở quê hương Hà Tiến? 
Kết luận: Chúng ta cần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
3. Củng cố dặn dò(3')
- HS nhắc laị nội dung bài và liên hệ thực tế. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Thứ ba, ngày 14 tháng 04 năm 2009
Tiết 157: TOÁN 
 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Giúp HS: 
- Biết tìm tỉ số phần trăm của 2 số, thực hiện phép tính cộng, trừ về tỷ số %.
- Giải toán liên quan đến tỉ số % (HS làm Bài1c, 1d; Bài 2; Bài 3).
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. HĐ1: Củng cố về phép cộng. (3')
- Kiểm tra HS làm trong vở BT toán
2. HĐ2: Thực hành (30')
Bài 1: (Bài1c, 1d)
- HS đọc yêu cầu; HS làm cá nhân; 2 HS yếu lên bảng làm, nêu cách làm.
GV lưu ý HS khi tỉ số % là số thập phân thì chỉ lấy đến 2 chữ số.
- HS đọc chú ý SGK
Bài 2: GV yêu cầu HS đọc yêu cầu
GV kết luận: Củng cố cộng trừ tỷ số %
- HS đọc yêu cầu; HS làm cá nhân, 3HS lên bảng làm đổi vở kiểm tra bạn, nêu cách làm.
Bài 3:
- Đọc bài toán.
GV chốt: Bài tập củng cố giait oán tỷ số phần trăm dạng một và hai; tìm tỷ số % của 2 số; tìm tỷ số % của một số.
- HS nêu tóm tắt và thảo luận theo cặp; báo cáo kết quả; HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
Bài 4: (GV hướng dẫn thêm cho HS giỏi)
- Đọc, tự giải 
- GV chốt kiến thức toàn bài
- HS nêu lại kiến thức vừa ôn tập.
3. Hoạt động nối tiếp (1') - 
- Nhận xét tiết học; chuẩn bị tiết sau
Tiết 32:	CHÍNH TẢ
NHỚ- VIẾT: BẦM ƠI
I. MỤC TIÊU:
- Nhớ viết đúng chính tả 14 dòng đầu bài thơ Bầm ơi, trình bày đúng hình thức các câu thơ lục bát.
- Làm được bài tập 2, 3.
- HS có ý thức viết đúng chính tả.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ(2') 
- GV gọi HS lên bảng kiểm tra bài cũ.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài(1') 
2. Viết chính tả.(20') 
- Cho HS đọc bài chính tả một lượt.
- Cho HS đọc thuộc lòng 14 dòng thơ đầu của bài Bầm ơi.
- Cho cả lớp đọc thầm.
- Cho HS viết vào nháp những từ dễ viết sai: lâm thâm, lội dưới bùn, ngàn khe.
- GV đọ ... àm thế nào?
GV chốt: Củng cố giải toán tính chu vi, diện tích. 
Đáp số: 120m; 400m; 9600m2 ; 0,96ha
- HS làm vào vở bài tập, 1 HS sửa bài
- HS nêu cách làm.
Bài 3: Gọi HS đọc bài toán
- 1 HS đọc nêu tóm tắt,
Giúp HS nhận biết các số đo
- GV chốt: Củng cố tính diện tích hình vuông, hình tròn.
- Quan sát hình nhận biết;
- Thảo luận nhóm đôi, báo cáo, HS lên bảng làm.
Đáp số: 64 cm2 ; 50,24 cm2 ; 13,76cm2
- HS nêu cách làm.
- GV gọi HS nêu kiến thức toàn bài.
- HS đọc lại bảng tổng kết
3. Hoạt động nối tiếp (1')
- Nhận xét, dặn dò.
Tiết 64:	LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU HAI CHẤM).
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu tác dụng của dấu hai chấm: Để dẫn lời nói trực tiếp và dẫn lời giai thích cho điều đã nêu trước đó.(BT1)
- Biết sử dụng dấu hai chấm.(BT2,3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu hai chấm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ(1') - GV gọi một số HS lên bảng kiểm tra bài cũ. - Nhận xét cho điểm HS.
B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài(1')
2. Luyện tập. (1')
Bài 1:
- GV dán lên bảng lớp tờ phiếu ghi sẵn nội dung cần nhớ về dấu hai chấm.
- Cho Hs làm bài và trình bày kết quả bài làm.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
Câu văn.
a)Một chú công an vỗ vai em.
- Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm!
Tác dụng của dấu hai chấm: Dấu hai chấm đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
b)Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn; hôm nay tôi đi học. Tác dụng của dấu hai chấm; dấu hai chấm báo hiệu bộ phần câu đứng sau nó là giải tích cho bộ phận đứng trước.
GV chốt: Củng cố tác dụng của dấu hai chấm.
Bài 2: GV yêu cầu HS lên bảng làm
- GV chốt lại kết quả đúng. Có thể điền dấu hai chấm như sau.
a)Thằng giặc cuống cả chân.
Nhăn nhó kêu rối rít: Đồng ý là tao chết.
c)Từ đèo Ngang nhìn về hướng nam ta bắt gặp một phong cảnh thiên nhiên kì vĩ: Phía tây là
Bài 3: - Gv nhắc lại yêu cầu.
- GV cho HS làm bài. 
- Cho HS trình bày kết quả bài làm.
- Gv nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- Tin nhắn của ông khách.
- Người bán hàng hiêu lầm ý của khách nên ghi trên dải băng tang.
- Để người bán hàng khỏi hiểu lầm, ông khách cần thêm dấu gì vào tin nhắn, dấu đó đặt sau chữ nào?
H: Em hãy nhắc lại tác dụng của dấu hai chấm.
- GV chốt: Biết sử dụng dấu hai chấm
3. Củng cố dặn dò(1') - GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ kiến thức về dấu 2 chấm để sử dụng cho đúng.
- 2- 3 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Một số HS đọc yêu cầu BT1, lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc nội dung
- HS suy nghĩ làm bài cá nhân; đổi vở kiểm tra bạn.
- Một số HS phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét.
- HS chép lời giải đúng vào vở hoặc vở bài tập.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập lớp theo dõi trong SGK.
- 2 Hs lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét.
- HS làm bài cá nhân.
- Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.
- Kính viếng bác X. Nếu còn chỗ, linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.
- Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ: Linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.
- 2 HS nhắc lại.
Tiết 32:	KĨ THUẬT
BÀI 29: LẮP RÔ BỐT (TIẾT 3).
I. MỤC TIÊU: HS nắm được:
	- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô-bốt.
	- Biết cách lắp và lắp được rô-bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp tương đối chắc chắn.
II. CHUẨN BỊ - Mẫu rô bốt đã lắp sãn.
	 - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ: ( 3’) - Kiểm tra việc chuẩn bị đò dùng cho tiết thực hành. - Nhận xét chung.
B. Bài mới 1. Giới thiệu bài (1’)
1. HĐ1: HD thao tác kĩ thuật (3')
- Nêu yêu cầu và thực têù tác dụng của rô bốt trong cuộc sống.
- Một số yêu cầu trong tiết lắp ghép rô bốt.
- Cho HS quan sát mẫu rô bốt đã lắp sẵn.
2. HĐ2: HS thực hành lắp (28')
- HD HS quan sát kĩ từng bộ phận và đặt câu hỏi: Để lắp được rô bốt, theo em cần lắp mấy bộ phận ? Hãy kể tên các bộ phận đó ?
a) HD chọn các chi tiết:
b) Lắp từng bộ phận:
+ Yêu cầu HS quan sát và nêu lại các qui trình lắp ghép.
c) Lắp rô bốt ( H1-SGK): Lắp rô-bốt theo các bước SGK. 
d) HD thao rới các chi tiết vào hộp:
3. HĐ3: Trưng bày sản phẩm. (5')
- GV nêu các tiêu chí để HS các nhóm nhận xét.
- Xếp loại sản phẩm của các tổ.
- Tháo bộ phận, chi tiết, sắp xếp theo thứ tự vào hộp
3. HĐ3: Trưng bày sản phẩm. (5')
- HS để các vật dụng lên bảng.
- Nhóm trưởngkiểm tra báo cáo.
- Lắùng nghe các yêu cầu hoàn thành sản phẩm của giáo viên.
- Nhắc lại qui trình cần lắp ghép.
* Thực hiện theo nhóm 4;
- Nhóm trưởng điều khiển các thành viên trong nhóm.
- Trong quá trình thực hiện nếu vấn đề nào chưa rõ có thể trao đổi các thành viên trong nhóm, hoặc ý kiến giáo viên.
- Hoàn thành sản phẩm theo yêu cầu.
* Trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày san û phẩm.
- 4 nhóm mỗi nhóm cử 1 thàh viên tham gia đánh giá sản phẩm.
- Tháo các chi tiết theo qui trình kĩ thuật.
- Chú ý các chi tiết cho tiết học sau.
Thứ sáu, ngày 17 tháng 04 năm 2009
Tiết 158: TOÁN 
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Biết tính chu vi, diện tích các hình đã học.
- Biết giải các bài toán liên qua đến tỷ lệ.
- HS yêu thích môn toán.(HS làm được bài 1, 2, 4)
II. CHUẨN BỊ:- Bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. HĐ1: Củng cố về tính chu vi, diện tích (3')
- Sửa bài tập trong vở bài tập toán
- 2HS lên làm, nêu cách làm.
2. HĐ2: Thực hành (30')
Bài 1: Gọi HS đọc bài toán
- 1 HS đọc, làm bài cá nhân
Hướng dẫn HS làm
- 1 HS lên bảng làm
Chiều dài: 110m; chiều rộng: 90m
- GV chốt: Củng cố tính chu vi, diện tích
a, chu vi: 400m ; b, 9900m2 
(HS yếu, TB thực hiện được 2 câu)
Bài 2: Gọi HS đọc bài toán
- 1 HS đọc đề, nêu tóm tắt
- Giúp HS hiểu cần tìm gì trước
- HS làm cá nhân, 1 HS làm bảng nhóm; báo cáo kết quả.
GV chốt: Củng cố tính cạnh, diện tích.
Cạnh: 12m; S= 144m2
Bài 4: Gọi HS đọc bài toán
- 1 HS đọc đề; HS thảo luận nhóm đôi
Cho Hs nêu lại công thức diện tích hình thang từ đó suy ra cách tính chiều cao.
- Nêu cách làm, HS làm cá nhân
- Giúp HS biết diện tích hình thang bằng diện tích hìng vuông
- Làm vào tập, 1 HS làm bảng nhóm
100cm2 ; 10cm
3. Hoạt động nối tiếp (1')
- Nhận xét tiết học; Dặn HS chuẩn bị tiết sau
Tiết 64:	TẬP LÀM VĂN.
KIỂM TRA VIẾT.(TẢ CẢNH).
I. MỤC TIÊU:
- HS viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ đặt câu, liên kết câu đúng, câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài chuẩn bị của học sinh.(1’)
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài(1’)
2. HS làm bài. (35’) - GV viết đề bài lên bảng.
- Cho Hs đọc đề bài trong SGK.
1. Tả một ngày mới bắt đầu ở quê em.
2. Tả một đêm trăng đẹp.
3. Tả trường em trước buổi học.
4. Tả một khu vui chơi, giải trí mà em thích.
- GV lưu ý. Các em có thể dựa vào dàn ý đã lập để viết bài văn hoàn chỉnh. Các em cũng có thể viết bài cho một đề bài khác.
- GV theo dõi việc các em làm bài.
- Gv thu bài khi hết giờ.
3. Củng cố dặn dò(1’) 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc trước lớp bài Ôn tập về tả người, để chọn đề bài quan sát trước đối tương các em sẽ miêu tả.
- 2HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Nghe.
- 1 Hs đọc 4 đề.
- HS xem lại dàn ý.
- Hs làm bài.
- HS nộp bài.
Tiết 32:	ĐỊA LÝ
ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG
TÌM HIỂU VỀ HUYỆN HÀ TRUNG, TỈNH THANH HÓA
I. MỤC TIÊU:
- HS nắm được vị trí địa lý, diện tích của Huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa và các điều kiện phát triển kinh tế xã hội của huyện, tỉnh.
- HS càng yêu đất nước, quê hương hơn.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ (2’)
- GV gọi HS lên nêu kiến thức của bài học trước. GV nhận xét.
- HS nêu
B. Dạy bài mới *. Giới thiệu bài(1’)
1. HĐ1: Tìm hiểu về Hà Trung, Thanh Hóa (15’)
Mục tiêu: HS nắm được vị trí, diện tích, dân số, các huyện trong tỉnh. 
- GV yêu cầu thảo luận nêu vị trí, diện tích, các xã trong huyện Hà Trung.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Các nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV chốt: Hà Trung có 24 xã và 1 thị trấn.
- Hà Trung có diện tích 250,96km2; dân số năm 1999 là: 2993239 người.
2. HĐ2: Hoạt động kinh tế của địa phương 18’
Mục tiêu: HS nắm được hoạt động kinh tế của Hà Trung.
- GV yêu cầu HS kể các ngành nghề chính trong xã, huyện.
- HS thảo luận nhóm 2, báo cáo.
- Lớp nhận xét.
- Ở quê em mọi người làm nghề chính là gì? 
- Để có thu nhập cao hơn theo em chúng ta phải làm gì?
- GV chốt: Ở xã Hà Tiến, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa nghề nông là chính. Hiện nay nhiều ngành nghề truyền thống được khôi phục tạo việc làm. Ngoài ra các nhà máy, xí nghiệp mọc lên đó là điều kiện thuận lợi để có thêm việc làm và thu nhập.
Để có thu nhập cao hơn cần nhiều công ăn việc làm có thu nhập kết hợp với thu nhập của nông nghiệp...
3. Củng cố dặn dò (2’)
- Em biết thêm gì về kinh tế của huyện Hà Trung? Em sẽ làm gì để Hà Trung phát triển kinh tế ?
- Nhận xét tiết học; chuẩn bị tiết sau: Ôn tập

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(6).doc