Chính tả: (nghe - viết)
KÌ DIỆU RỪNG XANH
I/ Mục tiêu:
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Tìm đ ược các tiếng chứa yê, ya, trong đoạn văn( BT2 ); tìm được tiếng có vần uyên thích hợp để điền vào chỗ trống( BT3 ).
II/ Chuẩn bị: GV: ảnh các loại chim
HS: Đọc bài
TUẦN 8: Thứ hai ngày 26/10/2009 Đ/c Lưu dạy (Nghỉ hiến máu nhân đạo). Ngày soạn: 24/10/2009 Thứ ba, ngày giảng: 27/20/2009 Chính tả: (nghe - viết) KÌ DIỆU RỪNG XANH I/ Mục tiêu: - Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. - Tìm đ ược các tiếng chứa yê, ya, trong đoạn văn( BT2 ); tìm được tiếng có vần uyên thích hợp để điền vào chỗ trống( BT3 ). II/ Chuẩn bị: GV: ảnh các loại chim HS: Đọc bài III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A/ Bài cũ: - HS viết những từ chứa các nguyên âm đôi iê, ia trong các thành ngữ , tục ngữ - Nhận xét - ghi điểm B/ Bài mới: 1.Giới thiệu bài: ghi bảng 2. Hướng dẫn HS nghe - viết: - GV Đọc bài. - Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào? - HS đọc thầm lại bài. - GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho - Em hãy nêu cách trình bày? - GV đọc từng câu (ý) cho HS viết. - GV đọc lại toàn bài. - GV thu bài để chấm - chữa bài. - HS viết và đọc lại các câu đó - HS theo dõi SGK. - Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ truyền cành nhanh như tia chớp - HS viết bảng con: rọi xuống, gọn ghẽ, len lách, rừng khộp - HS viết bài. - HS soát bài. - Thu 1 tổ 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: Bài 2: Tìm trong đoạn tả cảnh rừng khuya có tiếng chứa yê hoặc ya: - GV gợi ý, h.dẫn HS làm bài theo nhóm 2. - Đại diện 1 số nhóm lên bảng viết nhanh các tiếng vừa tìm được và nhận xét cách đánh dấu thanh. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài 3: Tìm tiếng có vần uyên thích hợp vào mỗi ô trống: - Mời 1 HS đọc đề bài. - HS làm theo nhóm 4 vào bảng nhóm. - Mời đại diện nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. Bài 4: Tìm tiếng trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: - HS làm bài cá nhân - đọc lời giải 4/ Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai. - Chuẩn bị bài: Tiếng đàn ba-la-lai-ca.../. - HS một HS nêu yêu cầu * Lời giải: - Các tiêng có chứa yê, ya: khuya, truyền thuyết, xuyên, yên. - 1 HS đọc đề bài. * Lời giải: thuyền, thuyền, khuyên. - 1 HS đọc đề bài. *Lời giải: chim yểng, hải yến, đỗ quyên Toán: SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN I/ Mục tiêu: - Biết: So sánh 2 số thập phân. - Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại. - Cần làm bài 1, 2. II/ Chuẩn bị: GV: bài dạy HS: Xem trước bài III/ Các hoạt dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A/ Bài cũ: HS làm bài 2 - Nhận xét - ghi điểm B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: 2/ H.dẫn cách so sánh: a) Ví dụ 1: - GV nêu VD: So sánh 8,1m và 7,9m - V hướng dẫn HS tự so sánh hai độ dài 8,1m và 7,9m bằng cách đổi ra dm sau đó so sánh dể rút ra: 8,1 > 7,9 * Nhận xét: - Khi so sánh 2 số thập phân có phần nguyên khác nhau ta so sánh như thế nào? b) Ví dụ 2: So sánh 35,7m và 35,698m ( Thực hiện tương tự phần a. Qua VD HS rút ra được nhận xét cách so sánh 2 số thập phân có phần nguyên bằng nhau ) c) Qui tắc: - Muốn so sánh 2 số thập phân ta làm thế nào? - GV chốt lại ý đúng. - 2 HS lên bảng làm - HS so sánh: 8,1m và 7,9m Ta có thể viết: 8,1m = 81dm 7,9m = 79dm Ta có: 81dm > 79dm (81 >79 vì ở hàng chục có 8 > 7) Tức là: 8,1m > 7,9m Vậy: 8,1 > 7,9 (phần nguyên có 8 > 7) - HS rút ra nhận xét và nêu. - HS tự rút ra cách so sánh 2 số thập phân - HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ. 3/ Luyện tập: Bài1: (42) So sánh 2 số thập phân - Cho HS nêu cách làm. - Cho HS làm vào bảng con. GV nhận xét. Bài 2: Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: - H. dẫn HS tìm hiểu bài toán. - Cho HS làm vào vở. - GV nhận xét - ghi điểm. Bài 3: Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé: - GV h.dẫn HS làm nháp 4/ Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại ghi nhớ - GV nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài: Luyện tập./. - 1 HS nêu yêu cầu. *Kết quả: a) 48,97 < 51,02 b) 96,4 > 96,38 c) 0,7 > 0,65 - Mời 1 HS đọc đề bài. - Mời 1 HS chữa bài. *Kết quả: 6,375 < 6,735 < 7,19 < 8,72 < 9,01 - Dành cho HS khá, giỏi: Kq: 0,4 > 0,321 > 0,32 > 0,197 > 0,187 - 2 HS nhắc lại Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN I/ Mục tiêu: - Hiểu nghĩa từ thiên nhiên (BT1); nắm được một số từ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong một số thành ngữ, tục ngữ (BT2); tìm được từ ngữ tả không gian, tả sông nước và đặt câu với 1 từ ngữ tìm được ở mỗi ý a,b,c của BT3, BT4. - HS khá, giỏi hiểu ý nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ ở BT2, có vốn từ phong phú và biết đặt câu với từ tìm được ở ý d của BT3. - Giáo dục các em yêu quý môi trường thiên nhiênViệt Nam và nước ngoài và có ý thức bảo vệ môi trường. II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ ghi sẵn nội dung BT 2. Bảng nhóm. HS: SGK - từ điển III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ Bài cũ: - HS làm lài BT4 của tiết LTVC trước. B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của bài 2/ Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: Dòng nào dưới đây giải thích đúng nghĩa từ thiên nhiên: - Cho HS trao đổi nhóm 2. - Cả lớp và GV nhận xét - Chốt ý: Bài 2: Tìm trong các thành ngữ, tục ngữ sau những từ chỉ các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên: - HS suy nghĩ, làm việc cá nhân. - Mời 4 HS chữa bài - Cả lớp và GV nhận xét. - Cho HS thi đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ. - GV liên hệ việc bảo vệ môi trường thiên nhiên để nó luôn tươi đẹp. Bài 3: Tìm những từ ngữ miêu tả không gian. Đặt câu với 1 trong các từ ngữ vừa tìm được: - GV cho HS làm việc theo nhóm 4. - Đại diện nhóm mang bảng nhóm lên trình bày kết quả. - HS trong nhóm nối tiếp nhau đặt câu với những từ vừa tìm được. - Cả lớp và GV nhận xét, nhóm thắng cuộc. Bài 4: Tìm những từ ngữ miêu tả sóng nước. Đặt câu với 1 trong các từ ngữ vừa tìm được: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Truyền tin” để tìm các từ ngữ miêu tả sóng nước: +GV chỉ định 1 HS tìm từ, đọc to nếu đúng thì HS đó được quyền chỉ định HS khác. +HS lần lượt chơi cho đến hết. - Cho HS đặt câu vào vở. Thu chấm - N.xét - Mời HS nối tiếp nhau đọc câu vừa đặt. 3/ Củng cố, dặn dò: - Nghĩa của từ nhiên nhiên là gì? - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài: LT về từ nhiều nghĩa./. - 2 HS lên bảng làm - 1 HS nêu yêu cầu. - Một số học sinh trình bày * ý b: tất cả những gì không do con người tạo ra. - 1 HS nêu yêu cầu. - HS làm bài cá nhân * chữa bài: a) thác, nghềnh; b) gió, bão c) nước, đá; d) khoai đất, mạ đất. - HS đọc tiếp nối - HS lắng nghe - 1 HS nêu yêu cầu. - HS làm bài vào sổ, bảng nhóm a) Tả chiều rộng: mênh mông, bát ngát... b) Tả chiều dài: vời vợi, ngút ngát, ... c) Tả chiều cao: chót vót, chất ngất,... d) Tả chiều sâu: hun hút, thăm thẳm,... - 1 HS nêu yêu cầu - HS chơi - HS đặt câu vào vở - Nhận xét - 2 HS nêu Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I/ Mục tiêu: - Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên. - Biết trao đổi về trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. - HS khá, giỏi kể được câu chuyện ngoài SGK; nêu được trách nhiệm giữ gìn thiên nhiên tươi đẹp. - Giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên tươi đẹp. II/ Chuẩn bị: - Một số câu truyện nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên: Truyện cổ tích; ngụ ngôn, truyện thiếu nhi, sách truyện đọc lớp 5( nếu có). III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ Bài cũ: - HS kể 1-2 đoạn của câu chuyện Cây cỏ nước Nam B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hướng dẫn HS kể chuyện: a) H.dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của đề: - Mời 1 HS đọc yêu cầu của đề. - GV gạch chân những chữ quan trọng trong đề bài ( đã viết sẵn trên bảng lớp ) - Mời 1 HS đọc gợi ý 1, 2,3 trong SGK. - GV nhắc HS: Những chuyện đã nêu ở gợi ý 1 là những chuyện đã học, có tác dụng giúp các em hiểu yêu cầu của đề bài. - HS (K - G) kể chuyện ngoài SGK. - HS nối tiếp nhau nói tên câu chuyện sẽ kể. b) HS thực hành kể truyện, trao đổi về nội dung câu truyện, trả lời câu hỏi: Con người cần làm gì để thiên nhiên mãi tươi đẹp? - Cho HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa chuyện . - GV quan sát cách kể chuyện của HS các nhóm, uốn nắn, giúp đỡ các em. - GV nhắc HS chú ý kể tự nhiên, theo trình tự hướng dẫn trong gợi ý 2. Với những truyện dài, các em chỉ cần kể 1- 2 đoạn. - Cho HS thi kể chuyện trước lớp: +Đại diện các nhóm thi kể. +Mỗi HS thi kể - trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa truyện. - Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm; bình chọn HS tìm được chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hay nhất, hiểu chuyện nhất. 3/ Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS đọc trước nội dung của tiết kể chuyện tuần 9./. - 2 HS kể - HS đọc đề. Kể một câu truyện em đã nghe hay đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên - HS đọc. - HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể. - HS nêu cách bảo vệ thiên nhiên - HS kể chuyện theo cặp. Trao đổi với với bạn về nhận vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện. - HS thi kể chuyện trước lớp. - Trao đổi với bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện. Khoa học: PHÒNG BỆNH VIÊM GAN A I/ Mục tiêu: - HS biết cách phòng tránh bệnh viêm gan A. - Giáo dục HS có ý thức phòng tránh bệnh viêm gan A. II/ Chuẩn bị: GV: Tranh phóng to, thông tin số liệu. HS: sưu tầm thông tin III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học: 1. Khởi động: - Hát 2. Bài cũ: - 3 HS trả lời - Nguyên nhân gây ra bệnh viêm não? - Bệnh viêm não là do 1 loại vi rút gây ra. - Bệnh viêm não được lây truyền ntn? - Muỗi hút máu từ động vật truyền bệnh... - Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào? - Bệnh dễ gây tử vong, cũng có thể bị di chứng lâu dài như bại liệt ... - Chúng ta phải làm gì để phòng bệnh viêm não? - Tiêm vắc-xin phòng bệnh - Chuồng gia xúc để xa nhà - Làm vệ sinh môi trường xung quanh - Giáo viên nhận xét, ghi điểm 3/ Bài mới: Giới thiệu - ghi bảng. * Hoạt động 1: Nêu được nguyên nhân cách lây truyền bệnh viêm gan A. - Hoạt động nhóm, lớp - GV chia lớp làm 6 nhóm - GV phát câu hỏi thảo luận - GV yêu cầu đọc nội dung thảo luận - Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát trang 28. Đọc lời thoại các nhân vật kết hợp thông tin thu thập. + Ng. nhân gây ra bệnh viêm gan A là gì? + Do vi rút viêm gan A + Nêu một số dấu hiệu của bệnh v. gan A? + Sốt nhẹ, đau ở vùng bụng bên phải, ... + Bệnh viêm gan A lây truyền qua đ. nào? + Bệnh lây qua đường tiêu hóa - Giáo viên chốt: SGK - HS nhắc lại * Hoạt động 2: Nêu cách phòng bệnh viêm gan A. - Hoạt động nhóm đôi, cá nhân - Nêu cách phòng bệnh vi ... - Người Cà Mau thông minh, giàu nghị lực - HS nêu. - HS đọc lại. - 3 HS đọc -HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn. - HS luyện đọc diễn cảm. - HS thi đọc - nhận xét - ghi bảng - Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc tính cách kiên cường của người Cà Mau. Tập làm văn: LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN I/ Mục tiêu: - Nêu được những lí lẽ và dẫn chứng và bước đầu biết diễn đạt gãy gọn rõ ràng trong thuyết trình, tranh luận một vấn đề đơn giản. II/ Chuẩn bị: GV: bài dạy HS: Xem trước bài III/ Các hoạt động dạy học: A/ Bài cũ : HS đọc đoạn mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng bài văn tả con đường. B/ Bài mới : 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS luyện tập: *Bài 1: Đọc lại bài Cái gì quý nhất - nêu nhận xét - HS làm việc theo nhóm 7, viết kết quả vào bảng nhóm. Đại diện nhóm trình bày. - Nhận xét - bổ sung Câu a: - Vấn đề tranh luận : Cái gì quý nhất trên đời ? Câu b: - ý kiến và lí lẽ của mỗi bạn: - Đại diện nhóm trình bày. - Lời giải: Câu b: - ý kiến và lí lẽ của mỗi bạn: - Hùng : Quý nhất là gạo - Quý : Quý nhất là vàng . - Nam : Quý nhất là thì giờ Lí lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến: - Có ăn mới sống được. - Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo . - Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc. Câu c: ý kiến, lí lẽ và thái độ tranh luận của thầy giáo: - Thầy giáo muốn thuyết phục Hùng, Quý, Nam công nhận điều gì? - Thầy đã lập luận như thế nào ? - Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận như thế nào? - Nghề lao động là quý nhất - Lúa, gạo, vàng, thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất - Thầy tôn trọng người đối thoại, lập luận có tình có lí. *Bài 2: Hãy đóng vai và nêu ý kiến tranh luận... - GV h.dẫn HS hiểu thế nào là mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng. - Chia lớp thành 3 nhóm, phân công mỗi nhóm đóng một nhân vật, các nhóm thảo luận chuẩn bị lí lẽ và dẫn chứng cho cuộc tranh luận. - Đại diện cho 3 nhóm (đóng các vai Hùng, Quý, Nam) - Cả lớp và GV nhận xét. - 1 HS đọc yêu cầu. - HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV. - HS tranh luận. - đóng vai (Hùng, Quý, Nam) Bài 3: Trao đổi về cách thuyết trình, tranh luận. - Cho HS thảo luận nhóm 4. - Mời đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - 1 HS đọc yêu cầu. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trình bày. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học./. Mĩ thuật: TTMT:GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐIÊU KHẮC CỔ VIỆT NAM GV bộ môn dạy Lịch sử: CÁCH MẠNG MÙA THU I/ Mục tiêu: - Tường thuật lại được sự kiện nhân dân Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. - Biết cách mạng tháng Tám nổ ra vào thời gian nào, sự kiện cần nhớ, kết quả - HS khá, giỏi biết ý nghĩa cuộc khởi nghĩa; sưu tầm và kể lại sự kiện đáng nhớ. II/ Chuẩn bị: GV: - Phiếu học tập của HS, hoạt động 2. - Tư liệu lịch sử về CM tháng Tám ở Hà Nội và tư liệu về trận đánh đồn Phố Ràng. III/ Các hoạt động dạy - học: A/ Bài cũ: - Nêu diễn biến, kết quả của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh? - Nêu ý nghĩa lịch sử của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh? B/ Bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2. Nội dung: a) Diễn biến: - Cho HS đọc từ đầu đến Phủ Khâm sai - HS thảo luận nhóm 4 theo câu hỏi: + Nêu diễn biến của cuộc khởi nghĩa ngày 19-8-1945 ở Hà Nội? - Mời đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại ý đúng, ghi bảng. b)Kết quả: - GV phát phiếu thảo luận. - Cho HS thảo luận nhóm 2 Câu hỏi thảo luận: + Nêu kết quả của cuộc khởi nghĩa ngày 19-8-1945 ở Hà Nội? - Mời đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại ý đúng, ghi bảng. c) ý nghĩa: - Khí thế của Cách mạng tháng Tám thể hiện điều gì? - Cuộc vùng lên của nhân dân đã đạt được kết quả gì? kết quả đó sẽ mang lại tương lai gì cho đất nước? - Cho HS thảo luận nhóm 4, ghi KQ vào bảng nhóm. - Đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét tuyên dương. - HS đọc SGK *Diễn biến: Ngày 19-8-1945 hàng chục vạn nông dân nội ngoại thành xuống đường biểu dương lực lượng họ tiến về Quảng trường Nhà hát lớn *Kết quả: Ta giành được chính quyền, cách mạng thắng lợi tại Hà Nội. *ý nghĩa: Phong trào đã chứng tỏ lòng yêu nước tinh thần CM của nhân dân ta. Cuộc khởi nghĩa đã giành độc lập tự do cho nước nhà đưa nhân dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ. 3. Củng cố, dặn dò: - Cho HS trả lời 2 câu hỏi trong SGK, đọc phần ghi nhớ. - GV nhận xét giờ học. Ngày soạn: 2/11/2009 Thứ năm, ngày giảng 5/11/2009 Toán: LUYỆN TẬP CHUNG I/ Mục tiêu: - Biết viết số đo độ dài, diện tích, khối lượng dưới dạng số thập phân. - Cần làm bài tập 1, 2, 3. II/ Các hoạt động dạy học: A/ Bài cũ: Cho HS làm lại bài tập 3 vào bảng con. B/ Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Luyện tập: 1. Giới thiệu bài: GV ghi bảng 2. Luyện tập: Bài1: Viết các số thập phân thích hợp vào chỗ chấm. - Cho HS nêu cách làm - HS làm bảng con. - GV nhận xét. Bài 2: Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là kg: - H.dẫn HS tìm hiểu cách làm - HS làm vào nháp, 3 HS chữa bài, nhận xét. - GV nhận xét, cho điểm. Bài 3: Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là mét vuông: - GV h.dẫn HS tìm cách làm. - Cho HS làm vở - thu chấm - Chữa bài. *Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi - Cho HS trao đổi nhóm 4 để tìm cách giải. - Cho HS làm vào sổ nhóm. - Mời 1 HS lên bảng chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét. 3. Củng cố - dặn dò: - Đọc bảng đơn vị đo độ dài - Đọc bảng đơn vị đo khối lượng - Đọc bảng đơn vị đo diện tích - Dặn HS về làm bài + vở BT. - Chuẩn bị bài: Luyện tậpchung - Nhận xét giờ học./. - 1 HS nêu yêu cầu. *Kết quả: a) 42,34m ; b) 562,9dm c) 6,02m ; d) 4,352km - 1 HS đọc đề bài. *K.quả: a) 0,5kg; b) 0,347kg; c) 1500kg - 1 HS nêu yêu cầu. * Đáp án: a) 7000000m2 ; 40000m2 ; 85000m2 b) 0,3m2 ; 3m2 ; 5,15m2 - 2 HS đọc yêu cầu đề bài toán. Bài giải: Đổi: 0,15km = 150m Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 3 + 2 = 5 (phần) Chiếu dài sân trường hình chữ nhật là: 150 : 5 x 3 = 90(m) Chiều rộng sân trường hình chữ nhật là: 150 – 90 = 60 (m) Diện tích sân trường hình chữ nhật là: 90 x 60 = 5400 (m2) = 0,54 ha - 3 HS nêu Luyện từ và câu: ĐẠI TỪ I/ Mục tiêu: - Hiểu đại từ là từ để xưng hô hay thay thế danh từ, đại từ, tính từ(hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu để khỏi lặp. - Nhận biết được 1 số đại từ thường dùng trong thực tế (BT1, BT2); - Bước đầu biết dùng đại từ thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần(BT3) II/ Chuẩn bị: GV: Bài dạy HS: Xem trước bài II/ Các hoạt động dạy học: A/ Bài cũ: Cho 1 vài HS đọc đoạn văn - Bài tập 3 B/ Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV ghi đề 2. Phần nhận xét: Bài 1: Các từ in đậm dưới đây được dùng làm gì? ... - Cho HS trao đổi nhóm 2 - HS trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét. - GV nhấn mạnh: Những từ nói trên được gọi là đại từ. Đại từ có nghĩa là từ thay thế. Bài 2: Cách dùng những từ in đậm dưới đây có gì giống cách dùng các từ nêu ở BT1? - HS suy nghĩ, làm việc cá nhân và trả lời. - Cả lớp và GV nhận xét. - GV: Vậy, thế cũng là đại từ 3. Ghi nhớ: - Đại từ là những từ như thế nào? - Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ. 4. Luyện tập: Bài 1: Các từ ngữ in đậm sau được dùng để chỉ ai? Từ đó được viết hoa để biểu lộ điều gì? - Cho HS trao đổi nhóm 2 - HS trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài 2: Tìm những đại từ được dùng trong bài ca dao? - HS suy nghĩ, làm việc cá nhân - chữa bài - Cả lớp và GV nhận xét. - Cho HS thi đọc thuộc lòng câu ca dao Bài 3: Dùng đại từ ở những chỗ thích hợp thay thế cho cho danh từ bị lặp lại... - h.dẫn:+B1: Phát hiện DT lặp lại nhiều +B2: Tìm đại từ thích hợp để thay thế. - GV cho HS thi theo nhóm 4, ghi kết quả - Đại diện nhóm trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét, KL nhóm thắng 5.Củng cố dặn dò: - Cho HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. - Dặn HS về nhà ôn tập. - GV nhận xét giờ học./. - 1 HS đọc yêu cầu. *Lời giải: - Những từ in đậm ở đoạn a (tớ, cậu) được dùng để xưng hô. - Từ in đậm ở đoạn b (nó) dùng để xưng hô, đồng thời thay thế cho danh từ ( chích bông) trong câu cho khỏi bị lặp lại từ ấy. - 1 HS nêu yêu cầu. *Lời giải: - Từ vậy thay cho từ thích. Từ thế thay cho từ quý. - Như vậy, cách dùng từ này cũng giống cách dùng từ nêu ở bài tập 1. - HS trả lời - 3 HS đọc - 1 HS nêu yêu cầu. *Lời giải: - Các từ in đậm trong đoạn thơ được dùng để chỉ Bác Hồ. - Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ thái độ tôn kính Bác. - 1 HS nêu yêu cầu. *Lời giải: - Mày (chỉ cái cò). - Ông (chỉ người đang nói). - Tôi (chỉ cái cò). - Nó (chỉ cái diệc) - 1 HS nêu yêu cầu. *Lời giải: - Đại từ thay thế: nó - Từ chuột số 4, 5, 7 (nó) - 3 HS đọc Thể dục: ÔN BA ĐỘNG TÁC: VƯƠN THỞ, TAY, CHÂN TRÒ CHƠI: AI NHANH VÀ KHÉO HƠN GV bộ môn dạy Âm nhạc: HỌC BÀI HÁT: NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA GV bộ môn dạy Đạo đức: TÌNH BẠN(tiết 1) I/ Mục tiêu: - Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái giúp đỡ lẫn nhau nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn. - Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày. - Biết được ý nghĩa của tình bạn. II/ Chuẩn bị: - Bài hát Lớp chúng ta đoàn kết, nhạc và lời: Mộng Lân III/ Các hoạt động dạy học: A/ Bài cũ: Cho HS nêu phần ghi nhớ B/ Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp. - Lớp hát bài: Lớp chúng ta kết đoàn. - H.dẫn lớp thảo luận theo các câu hỏi sau: +Bài hát nói lên điều gì? +Lớp chúng ta có vui như vậy không? +Điều gì sẽ xảy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè? +Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không? Em biết điều đó từ đâu? -GV kết luận: 3. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung truyện Đôi bạn - Mời 1 - 2 HS đọc truyện. - H.dẫn: HS đóng vai theo nội dung truyện. - Lớp thảo luận các câu hỏi: +Em có nhận xét gì về hành động bỏ bạn để chạy thoát thân của nhân vật trong truyện? +Qua câu truyện trên, em có thể rút ra điều gì về cách đối xử với bạn bè? - GV kết luận: (SGV-Tr. 30) 4. Hoạt động 3: Làm bài tập 2 SGK. - Cho HS thảo luận nhóm 2 - trình bày. - GV nhận xét, kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống: (SGV-tr. 30). 5. Hoạt động 4: Củng cố - GV kết luận: (SGV-Tr. 31) - Cho HS liên hệ những tình bạn đẹp trong lớp, trong trường mà em biết./. - Cả lớp hát - HS thảo luận nhóm 4 - Đại diện các nhóm lần lượt lên giới thiệu. - 1 - 2 HS đọc truyện - HS trao đổi với bạn và giải thích tại sao. - HS trình bày. - HS nhắc lại Thứ 6/6/11/2009 Đ/c Trâm dạy(Nghỉ Đại hội CĐ)
Tài liệu đính kèm: