Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần số 27

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần số 27

Tiết 53: Tranh làng Hồ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: làng Hồ, tranh tố nữ, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác, tranh lợn ráy, khoáy âm dương, lĩnh, màu trắng điệp,.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo.

2. Kỹ năng:

- Đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.

3. Thái độ: Giữ gìn những nét đẹp trong văn hóa dân tộc.

II. CHUẨN BỊ:

 Tranh trong SGK.

 

doc 45 trang Người đăng hang30 Lượt xem 335Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần số 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27:
 Soạn: 13/3/3011
Giảng: Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2011
Chào cờ:
Nghe phương hướng tuần 27
Tập đọc: 
Tiết 53: Tranh làng Hồ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: làng Hồ, tranh tố nữ, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác, tranh lợn ráy, khoáy âm dương, lĩnh, màu trắng điệp,...
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo.
2. Kỹ năng: 
- Đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.
3. Thái độ: Giữ gìn những nét đẹp trong văn hóa dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
	Tranh trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của thầy
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và trả lời câu hỏi về nội dung bài:
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc
- Gọi HS đọc bài.
- Yêu cầu HS chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài (2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Gọi HS đọc phần Chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài. 
- GV đọc mẫu với giọng vui tươi, rành mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh dân gian làng Hồ.
Hoạt động của trò
- 4 HS nối tiếp nhau đọc bài và lần lượt trả lời câu hỏi theo SGK.
- 1 HS đọc.
- Bài chia 3 đoạn.
- HS đọc bài theo trình tự:
+ HS 1: Từ ngày còn ít tuổi...và tươi vui.
+ HS 2: Phải yêu mến...gà mái mẹ.
+ HS 3: Kĩ thuật tranh làng Hồ...dáng người trong tranh.
- 1 HS đọc.
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc nối tiếp từng đoạn (đọc 2 vòng).
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
* Tìm hiểu bài
+ Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam.
- Giảng: Làng Hồ là một làng nghề truyền thống, chuyên khắc, vẽ tranh dân gian. Những nghệ sĩ dân gian làng Hồ từ bao đời nay đã kế tục và phát huy nghề truyền thống của làng. Thiết tha yêu mến quê hương nên tranh của họ sống động, vui tươi, gắn liền với cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam.
+ Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?
+ Tìm những từ ngữ ở 2 đoạn cuối thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ?
+ Tại sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ?
+ Dựa vào phần tìm hiểu, em hãy nêu nội dung chính của bài.
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng.
+ Trả lời: Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ.
- Lắng nghe.
+ Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ rất đặc biệt: Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm nếp, cói chiếu, lá tre của mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp “nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn”
+ Những từ ngữ: Phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi lắm, rất có duyên, kĩ thuật đạt tới sự trang trí tinh tế, là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội hoạ.
+ Vì các nghệ sĩ đã đem vào cuộc sống một cái nhìn thuần phác, lành mạnh, hóm hỉnh, vui tươi. Những bức tranh làng Hồ với các đề tài và màu sắc gắn với cuộc sống của người dân Việt Nam.
* Nội dung: Bài Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài. 
- Kết luận: Yêu mến cuộc đời và quê hương, những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo nên những bức tranh có nội dung sinh động, vui tươi gắn liền với cuộc sống của người dân Việt Nam. Kĩ thuật làm tranh làng Hồ đạt tới mức tinh tế. Màu sắc không phải pha bằng thuốc mà bằng chất liệu thiên nhiên. Các bức tranh thể hiện đậm nét bản sắc văn hoá Việt Nam. Những người tạo nên bức tranh đó xứng đáng với tên gọi trân trọng: Những nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
3.3. Đọc diễn cảm
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
- Tổ chức HDHS đọc diễn cảm đoạn 1:
+ Treo bảng phụ có đoạn văn cần luyện đọc.
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm HS.
- Cả lớp trao đổi thống nhất về cách đọc.
+ Theo dõi.
+ 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
- 3 HS đọc diễn cảm đoạn văn.
4. Củng cố:
- GV nhận xét giờ học. 
5. Dặn dò:
- Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
Anh: 
(Cô Thu soạn giảng)
Toán
Tiết 131: Luyện tập 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố cách tính vận tốc (của một chuyển động đều).
2. Kỹ năng: Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.
3. Thái độ: Tích cực học tập
II. CHUẨN BỊ:
	Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của thầy
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 4 HS lên bảng tính vận tốc (mỗi em làm 1 ý).
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
+ Để tính vận tốc của con đà điểu chúng ta làm như thế nào?
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bài vào phiếu.
- Gọi HS nhận xét làm trên phiếu.
- GV nhận xét, cho điểm.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Gắn bảng phụ kẻ sẵn nội dung của bài tập 2 lên bảng.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, nhắc HS chú ý ghi tên đơn vị của vận tốc cho đúng.
- Gọi HS tiếp nối nhau lên bảng chữa bài.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
- Gọi HS đọc đề bài.
+ Để tính vận tốc của ô tô chúng ta cần biết những gì?
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bài vào bảng phụ. HS làm nhanh làm thêm BT4 vào nháp.
- Cùng cả lớp chữa bài trên bảng phụ.
- GV nhận xét, cho điểm.
- Gọi 1 hs đọc kết quả bài 4
(Thực hiện cùng bài 3)
Hoạt động của trò
- Viết vào ô trống cho thích hợp:
S
120km
90km
102m
1560m
t
2,5giờ
1giờ30phút
12 giây
5phút
v
48km/giờ
60km/giờ
8,5m/giây
312m/phút
Bài 1 (139):
- 2 HS nêu.
+ Để tính vận tốc của con đà điểu chúng ta lấy quãng đường nó có thể chạy chia cho thời gian cần để đà điểu chạy hết quãng đường đó.
Bài giải:
Vận tốc chạy của đà điểu là:
5250 : 5 = 1050 (m/phút)
Đáp số: 1050 m/phút
Bài 2 (140): Viết vào ô trống (theo mẫu):
- 2 HS nêu.
- Làm bài và chữa bài.
S
130 km
147 km
210 m
1014 m
t
4 giờ
3 giờ
6 giây
13 phút
v
32,5km/giờ
49km/giờ
35m/giây
78m/phút
- Nhận xét bài làm của bạn.
Bài 3 (140):
- 2 HS đọc.
+ Để tính vận tốc của ô tô chúng ta cần biết quãng đường đi và thời gian đi bằng ô tô của người đó.
Bài giải:
 Quãng đường đi bằng ô tô là:
25 – 5 = 20 (km)
 Thời gian đi bằng ô tô là:
 nửa giờ = 0,5 giờ hay giờ
 Vận tốc của ô tô là:
20 : 0,5 = 40 (km/giờ)
Đáp số: 40 km/ giờ
*Bài 4 (140):
- 2 HS đọc.
+ Tính thời gian ca nô đi.
+ Tính vận tốc của ca nô.
Bài giải:
Thời gian ca nô đi được 30 km là:
7 giờ 45 phút – 6 giờ 30 phút = 1 giờ 15 phút
 = 1,25 giờ
Vận tốc của ca nô đó là:
30 : 1,25 = 24 (km/giờ)
Đáp số: 24 km/giờ
4. Củng cố: 
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
Đạo đức: 
Tiết 27: Em yêu hòa bình (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh biết các hoạt động bảo vệ hòa bình của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới
	- Củng cố lại nhận thức về giá trị của hòa bình và những việc làm bảo vệ hòa bình cho học sinh.
2. Kỹ năng: Vẽ tranh, múa, hát, đọc thơ,  về chủ đề hòa bình
3. Thái độ: Yêu hòa bình, bảo vệ hòa bình
II. CHUẨN BỊ:
	Giấy, bút để vẽ tranh, tư liệu.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Nhận xét.
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Nội dung
* Hoạt động 1: Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được
- Yêu cầu học sinh giới thiệu trước lớp các tranh ảnh, bài báo về các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh mà các em sưu tầm được
- Nhận xét, kết luận HĐ1
* Hoạt động 2; Vẽ “Cây hòa bình”
- Chia nhóm và hướng dẫn học sinh các nhóm vẽ “cây hòa bình” ra khổ giấy lớn
- Tổ chức cho các nhóm trình bày.
- Nhận xét, kết luận về giá trị của hòa bình và những việc học sinh cần phải làm để bảo vệ hòa bình
* Hoạt động 3: Hát, múa, đọc thơ  về chủ đề: Em yêu hòa bình
- Yêu cầu học sinh hát, múa, đọc thơ,  về chủ đề trên.
- 2 HS đọc.
- Giới thiệu trong nhóm, trước lớp.
- Lắng nghe
- Các nhóm vẽ tranh 
- Đại diện từng nhóm giới thiệu tranh, lớp nhận xét.
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Đọc thơ, hát múa, 
4. Củng cố: 
- Củng cố bài, nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Nhắc HS tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng
 Soạn: 14/3/2011
Giảng: Thứ ba ngày 15 tháng 3 năm 2011
Toán
Tiết 132: Quãng đường
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.
2. Kỹ năng: Thực hành tính quãng đường.
3. Thái độ: Tích cực học tập.
II. CHUẨN BỊ
	Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của thầy
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Một ô tô khởi hành từ A lúc 7 giờ 30 phút và đến B lúc 10 giờ 15 phút. Tính vận tốc của ô tô, biết quãng đường AB dài 145 km.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Hướng dẫn HS hình thành cách tính quãng đường của một chuyển động đều
* Bài toán 1:
- Gắn bảng phụ viết sẵn bài toán 1 lên bảng, yêu cầu HS đọc đề bài.
+ Em hiểu: vận tốc ô tô là 42,5 km/giờ như thế nào?
+ Ô tô đi trong thời gian bao lâu?
- Yêu cầu HS tính quãng đường ô tô đi được.
- Hướng dẫn HS nhận xét để rút ra quy tắc tính quãng đường.
+ 42,5 km/ giờ là gì của chuyển động của ô tô?
+ 4 giờ là gì của chuyển động của ô tô?
+ Trong bài toán trên, để tính quãng đường ô tô đã đi được chúng ta đã làm như thế nào?
- Giới thiệu quy tắc tính quãng đường
- Yêu cầu HS nối tiếp nhắc lại quy tắc.
- Yêu cầu HS viết công thức tính quãng đường dựa theo quy tắc.
* Bài toán 2:
- Gắn bảng phụ viết sẵn bài toán 2 lên bảng, yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
+ Muốn tính quãng đường người đó đi xe đạp chúng ta làm như thế nào?
+ Vận tốc của xe đạp được tính theo đơn vị nào?
+ Vậy thời gian đi phải tính theo đơn vị nào mới phù hợp?
- Yêu cầu HS làm bài vào nháp, 1 HS làm bài vào phiếu.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét bài làm của HS.
3.3. Luyện tập – Thực hành
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu 1 HS tóm tắt bài toán.
+ Để tính được quãng đường ca nô đã đi chúng ta đã làm như thế nào?
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bài vào phiếu.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu 1 HS tóm tắt bài toán.
+ Để tính được quãng đường người đó đi được chúng ta làm như thế nào?
+ Em có nhận xét gì về đơn vị của vận tốc và đơn vị của thời gian ?
+ Vậy ta phải đổi các đơn vị thế nào cho phù hợp ?
 ... DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của thầy
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau nêu quy tắc và công thức tính thời gian của một chuyển động.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu 1 HS nêu lại cách tính thời gian.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào SGK.
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau lên bảng chữa bài.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
- Yêu cầu HS đổi chéo SGK kiểm tra lẫn nhau.
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu 1 HS tóm tắt bài toán.
+ Để tính được thời gian con ốc sên bò hết quãng đường 1,08 m ta phải làm như thế nào?
+ Vận tốc của ốc sên đang được tính theo đơn vị nào? Quãng đường của ốc sên bò được tính theo đơn vị nào?
+ Vậy để tính đúng thời gian ốc sên bò hết quãng đường ta cần làm gì?
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bài vào phiếu.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu 1 HS tóm tắt bài toán.
+ Muốn tính được thời gian để con đại bàng đó bay được quãng đường 72 km ta phải làm thế nào?
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bài vào bảng phụ. HS làm xong làm thêm bài 4.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
(Thực hiện cùng bài 3)
Hoạt động của trò
- 4 HS nối tiếp nêu.
Bài 1 (143): Viết số thích hợp vào ô trống:
- 2 HS nêu.
- 1 HS nêu.
S (km)
261
78
165
96
V (km/giờ)
60
39
27,5
40
T (giờ)
4,35
2
6
2,4
Bài 2 (143):
- 2 HS đọc.
- Tóm tắt: v = 12 cm/phút
 S = 1,08 m
 t = ...?
+ Để tính được thời gian con ốc sên bò hết quãng đường 1,08 m ta lấy quãng đường đó chia cho vận tốc của ốc sên.
+ Vận tốc của ốc sên đang được tính theo đơn vị cm/phút. Còn quãng đường của ốc sên bò được tính theo đơn vị mét.
+ Vậy để tính đúng thời gian ốc sên bò hết quãng đường ta cần đổi đơn vị cho phù hợp.
Bài giải:
1,08 m = 108 cm
Thời gian để ốc sên bò hết quãng đường là:
108 : 12 = 9 (phút)
Đáp số: 9 phút
Bài 3 (143):
- 2 HS đọc.
- Tóm tắt: v = 96 km/giờ
 S = 72 km
 t = ...?
+ Muốn tính được thời gian để con đại bàng đó bay được quãng đường 72 km ta lấy quãng đường đại bàng bay được chia cho vận tốc của nó.
Bài giải:
Thời gian để đại bàng bay hết quãng đường đó là:
72 : 96 = (giờ)
 giờ = 45 phút
 Đáp số: 45 phút
*Bài 4 (143):
- 2 HS đọc.
- Tóm tắt: v = 420 m/phút
 S = 10,5 km
 t = ...?
+ Vận tốc của con rái cá đang được tính theo đơn vị là m/phút. Quãng đường bơi của nó được tính theo đơn vị ki-lô-mét.
Bài giải:
420 m/phút = 0,42 km/phút
Thời gian để rái cá bơi hết quãng đường là:
10,5 : 0,42 = 25 (phút)
Đáp số: 25 phút
4. Củng cố: 
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
Thể dục
(Thầy Nin soạn giảng)
Tập làm văn
Tả cây cối
(Kiểm tra viết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố về văn tả cây cối thông qua viết hoàn chỉnh bài văn.
2. Kỹ năng: Viết hoàn chỉnh bài văn tả cây cối có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
3. Thái độ: Tích cực học tập.
II. CHUẨN BỊ:
	Bảng lớp viết sẵn đề bài cho HS lựa chọn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Hướng dẫn học sinh viết bài:
- Gọi học sinh đọc các đề bài ở bảng.
- Yêu cầu HS nhắc lại cấu trúc của bài văn tả cây cối.
- Hướng dẫn học sinh chọn 1 trong các đề đã cho để viết bài văn.
- Gọi 1 số học sinh đọc dàn ý bài văn tả cây cối của mình.
- Yêu cầu học sinh dựa vào dàn ý đã lập triển khai thành bài văn tả cây cối.
- Thu bài của học sinh.
- Chuẩn bị
- 1 học sinh đọc.
- Bài văn tả cây cối gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Chọn đề để viết bài.
- Đọc dàn ý
- Viết bài văn tả cây cối.
4. Củng cố: 
- GV nhận xét chung về ý thức làm bài của HS.
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà chuẩn bị ôn tập giữa học kì.
Mĩ thuật
(Thầy Quang soạn giảng)
Khoa học
Tiết 54: Cây con mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Kể được tên một số cây có thể được mọc từ thân, cành, lá rễ của cây mẹ.
2. Kỹ năng: Quan sát, tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau	 
3. Thái độ: Tích cực, tự giác học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV chuẩn bị: ngọn mía, củ khoai tây, lá sống đời (phải bỏng), củ riềng, củ gừng, củ hành, củ tỏi, cành rau ngót (đủ dùng theo nhóm).
- Thùng giấy hoặc chậu cây có đựng sẵn đất (đủ dùng theo nhóm).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
2. Kiểm tra bài cũ
+ GV yêu cầu HS lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dung bài 53.
+ Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
+ Hỏi: Em đã tìm hiểu xem những loại cây con nào không mọc lên từ hạt. Hãy giới thiệu cho cả lớp cùng biết.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
- Nêu: Tiết học hôm nay các em sẽ cùng tìm hiểu về cây con mọc lên từ một bộ phần của cây mẹ.
3.2. Các hoạt động
* Hoạt động 1:
- Gv tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn:
+ Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS, chi thân cây, củ cho từng nhóm.
+ Yêu cầu HS quan sát và tìm xem chồi có thể mọc lên từ chỗ nào của thân cây, củ.
- Nhận xét, khen ngợi HS, nhóm HS hiểu bài, tích cực hoạt động.
- Hỏi: 
+ Người ta trồng cây mía bằng cách nào?
+ Người ta trồng hành bằng cách nào?
- Nhận xét, khen ngợi HS có hiểu biết về thực tế.
- Yêu cầu HS chỉ vào từng hình minh hoạ trang 110, SGK và trình bày theo yêu cầu.
+ Tên cây hoặc củ được minh hoạ.
+ Vị trí của chồi có thể mọc ra từ cây củ đó.
- Gọi HS trình bày.
- Nhận xét HS trình bày sửa chữa nếu cần.
- Kết luận: Trong tự nhiên cũng như trong trồng trọt, không phải cây nào cũng mọc lên từ hạt mà một số cây có thể mọc lên từ thân, rễ hoặc lá của cây mẹ.
* Hoạt động 2
- GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo cặp về cách trồng một số loại cây có cây con mọc lên từ mọtt số bộ phận của cây mẹ.
- GV đi giúp đỡ hướng dẫn HS.
- Gợi ý HS: Có thể em chưa nhìn thấy nhưng có thể đã xem trên truyền hình hoặc nghe người khác mô tả cách trồng cây.
- Gọi HS trình bày.
- Nhận xét, khen ngợi HS ham học hỏi, biết cách quan sát và trình bày lưu loát, dễ hiểu.
- Nêu: Nghe các bạn mô tả cách trông như vậy các em có trồng cây được không? Chúng ta cùng thực hành trồng cây.
* Hoạt động 3
- 3 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau:
+ HS 1: Thực hành tách 1 hạt lạc và nêu cấu tạo của hạt.
+ HS 2: Mô tả quá trình hạt mọc thành cây.
+ HS 3: Nêu điều kiện đẻ hạt nảy mầm.
- Tiếp nối nhau giới thiệu. Ví dụ:
+ Cây sắn tàu mọc lên từ thân cây.
+ Cây rau ngót mọc lên từ thân cây.
+ Cây phải bỏng mọc lên từ lá.
+ Cây hoa quỳnh mọc lên từ lá.
...........
1. Nơi cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ
- HS hoạt động trong nhóm theo định hướng của GV.
+ Nhận thân cây, các loại củ để quan sat thảo luận trả lời các câu hỏi và ghi ra giấy.
+ HS đại diện cho nhóm lên bảng trình bày. HS chỉ rõ vào vật thật nơi chồi mọc ra.
Ví dụ:
+ Củ khoai tây: chồi mọc ở chỗ lõm
+ Ngọn mía: chồi mọc ra từ nách lá.
+ Cây rau ngót: chồi mọc ra từ nách lá.
+ Cây sống đời: chồi mọc ra từ mép lá.
+ Củ gừng: chồi mọc ở chỗ lõm trên bề mặt củ.
+ Củ hành: chồi mọc ra từ phía đầu của củ.
+......
- Tiếp nối nhau trả lời:
+ Người ta trồng cây mía bằng cách chặt lấy ngọn mía khi thu hoạch, lên luống đất, đặt ngọn mía nằm dọc trong những rãnh sâu bên luống. Dùng tro, trấu hoặc đất tơi, xốp phủ lên trên.
+ Người ta trồng hành bằng cách tách củ hành thành các nhánh, đặt xuống đất tơi xốp, ít ngày sau phía đầu của nhánh hành chồi mọc lên, phát triển thành khóm hành.
- Lắng nghe, nắm nhiệm vụ học tập.
- 6 HS nối tiếp nhau trình bày. 
Ví dụ:
+ Hình 1: Cây mía, chồi của cây mía mọc ra từ nách lá.
+ Hình 2: Củ khoai tây, chồi mọc ở chỗ lõm của củ.
+ Hình 3: Củ gừng, chồi mọc ở chỗ lõm trên bề mặt củ.
+ Hình 4: Củ hành, chồi mọc ra từ phía đầu của củ.
+ Hình 5: Củ tỏi, chồi mọc ra từ phía trên đầu của củ.
+ Hình 6: Lá phải bỏng, chồi mọc ra từ mép lá
- Lắng nghe.
2. Cuộc thi: Người làm vườn giỏi
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận về việc trồng cây từ bộ phận của cây mẹ.
- 3 đến 5 HS nối tiếp nhau trình bày. Ví dụ:
+ Bố tôi mang về nhà mấy cái lá quỳnh già, to và dày. Bố mua một chậu cảnh, làm đất thật tơi, xốp rồi đặt các lá quỳnh vào chậu, rải một lớp đất mỏng, xốp, ẩm lên trên. Mấy ngày sau ở các mép lá quỳnh nảy lên những chiếc chồi xanh.
+ Ngày Tết mẹ tôi mua một cành đào phai về chơi. Hết Tết mẹ tôi mang cành đào ra vườn trồng, ít lâu sau trên nách lá của thân cây đào mọc lên rất nhiều chồi non. Thế là nhà tôi có một cây đào rất đẹp.
+ Người ta trồng khoai tây bằng cách lên luống, làm đất thật tơi xốp, cắt củ khoai tây thành các miếng sao cho miếng nào cũng có từ 2 đến 4 chỗ lõm và trồng xuống đất, phủ một lớp đất mỏng lên. Mấy ngày sau cây con đã mọc chồi lên khỏi mặt đất.
3. Thực hành trồng cây
- GV tổ chức cho HS trồng cây từ bộ phận của cây mẹ ở vườn trường hoặc trong lớp.
- Phát thân cây, lá, rễ cho HS theo nhóm.
- Hướng dẫn HS cách làm đất, trồng cây.
- Yêu cầu HS đi rửa sạch tay bằng xà phòng sau khi đã trồng cây xong.
- Tổ chức cho HS quan sát sản phẩm của cả lớp.
- Dặn HS theo dõi xem cây của nhóm nào mọc chồi trước.
- Nhận xét tác phong học tập, làm việc của HS.
4. Củng cố: 
- GV nhận xét giờ học. 
5. Dặn dò:
- Nhắc HS về nhà thực hành trồng cây bằng thân, cành hoặc bằng lá của cây mẹ ở vườn nhà.
Sinh hoạt: 
Kiểm điểm nền nếp tuần 27
I. MỤC TIÊU:
	- Giúp HS thấy được những ưu, nhược điểm trong tuần.
	- Phát huy ưu điểm đã đạt được, khắc phục những tồn tại.
	- Phấn đấu đạt nhiều thành tích trong mọi hoạt động.
II. NỘI DUNG:
 1. Nhận xét chung:
 a, Hạnh kiểm:
- Các em ngoan ngoãn, lễ phép; biết đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ (Thu, Doanh, ...)
- Nghiêm chỉnh thực hiện tốt các quy định của trường.
- Duy trì tốt nền nếp đi học đúng giờ.
- Ra thể dục nhanh, tập đúng, đều các động tác.
- Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh tốt.
 b, Học tập:
- Học bài và làm bài tập đầy đủ. ( Doanh, Thu, Dung, Chi,...)
- Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. ( Doanh, Xuân, Thu, Dung, Chi, ...)
- Tồn tại: Còn một số em nhận thức chậm. 
 c, Các công việc khác:
- Thực hiện tốt Luật ATGT.
- Duy trì tốt vệ sinh chung.
- Duy trì đều đặn việc tập nghi thức Đội.
 2. Phương hướng:
- Phát huy ưu điểm đã đạt được, học tập và rèn luyện tốt.
- Tham gia nhiệt tình các phong trào thi đua.
- Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.
- Tiếp tục tập nghi thức.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 27.doc