Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần số 29

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần số 29

TẬP ĐỌC

I

 Tiết57: MỘT VỤ ĐẮM TẦU

I. Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm bài văn.

- Hiểu ý nghĩa: Tình bạn đẹp của Ma – ri - ô và Giu – li – ét – ta; đức hy sinh cao thượng của Ma – ri -ô.

- Rèn học sinh ngồi học ngồi viết đúng tư thế.

 II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa, bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh đọc bài cũ và trả lời câu hỏi trong sgk.

B. Dạy học bài mới

1. Giới thiệu bài

2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:

a. Luyện đọc:

- Học sinh luyện đọc nối tiếp theo đoạn từng đoạn của bài văn 3 lượt. Giáo viên theo dõi sửa sai uốn nắn học sinh đọc. Kết hợp giải nghĩa từ ngữ khó. Gọi một số học sinh rút ra cách đọc.

- HS khác nhắc lại cách đọc.

- Giáo viên đọc mẫu bài.

 

doc 18 trang Người đăng hang30 Lượt xem 435Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần số 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29: Thứ hai ngày 19 tháng 03 năm 2012
tập đọc 
I
 Tiết57: một vụ đắm tầu 
I. Mục tiêu: 
- Biết đọc diễn cảm bài văn.
- Hiểu ý nghĩa: Tình bạn đẹp của Ma – ri - ô và Giu – li – ét – ta; đức hy sinh cao thượng của Ma – ri -ô. 
- Rèn học sinh ngồi học ngồi viết đúng tư thế. 
 II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa, bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh đọc bài cũ và trả lời câu hỏi trong sgk. 
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- Học sinh luyện đọc nối tiếp theo đoạn từng đoạn của bài văn 3 lượt. Giáo viên theo dõi sửa sai uốn nắn học sinh đọc. Kết hợp giải nghĩa từ ngữ khó. Gọi một số học sinh rút ra cách đọc.
- HS khác nhắc lại cách đọc.
- Giáo viên đọc mẫu bài.
b. Tìm hiểu bài:
Câu 1: (Ma- ri - ô: Bố mới mất, về quê sống với họ hàng. Giu - li - ét - ta: đang trên đường trở về gặp bố mẹ.)
Câu 2:( Thấy Ma- ri- ô bị sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dụi, Giu - li - ét- ta hoảng hốt chạy lại, quì xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ băng cho bạn) 
Câu3 :(Cơn bão dữ dội ập tới, sóng lớn phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang, con tàu chìm dần giữa biển khơi. Ma - r i- ô và Giu - li - ét - ta hai tay ôm chặt cột buôm, khiếp sợ nhìn mặt biển.)
Câu 4: (Một ý nghĩ vụt đến- Ma- ri- ô quyết định nhường chỗ cho bạn - cậu hét to Giu- li- ét- ta xuống đi, bạn còn bố mẹ, nói rồi ôm ngang lưng bạn thả xuống nước)
Câu 5: ( (Ma- ri- ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì bạn.)
Câu 6: Nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật này. Cho học sinh thảo luận nhóm đôi.
- Cho học sinh rút ra đại ý của bài.
c. Luyện đọc diễn cảm: 
- Hớng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn 1 trong bài văn.
3. Củng cố dặn dò: 
-Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò giờ học sau.
Toán
Tiết 141: ôn tập về số tự nhiên ( tiếp theo )
I. Mục tiêu:
-Biết xác định phân số bằng trực giác; biết rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số theo thứ tự. 
- Rèn học sinh kĩ năng tính toán tốt.
 - Rèn học sinh ngồi học, ngồi viết đúng tư thế. 
 II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: Bài tập vềnhà 
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: 
Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài. Câu trả lời đúng là khoanh vào D.
Bài 2:
- Cho học sinh tự làm rồi chữa bài.
- Câu trả lời đúng là khoanh vào B. ( Vì số viên bi là 20 x = 5( viên bi), đó chính là 5 viên bi đỏ.
Bài 4 : 
- Cho học sinh làm vở giáo viên thu và chấm. Nhận xét bài làm của học sinh, phần C có hai cách làm Cách 1: Qui đồng mẫu số, Cách 2: so sánh từng phân số với đơn vị rồi so sánh hai phân số đó theo kết quả đã so sánh với đơn vị( Coi đơn vị là cầu để so sánh hai phân số đã cho.)
Ví dụ1: > 1( vì tử số lớn hơn mẫu số); 1> ( vì tử số bé hơn mẫu số ) vậy: >
Bài 5: 
Cho học sinh làm nhóm đôi đại diện nhóm làm làm bài ra bảng phụ rồi trình bày bài. a. ; ; 
4. Củng cố - Dặn dò : 
 Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò giờ học sau.
Đạo đức
Tiết 27: Ôn luyện bài em yêu hòa bình (tiết 2)
I/ Mục tiêu.
- Giúp học sinh củng cố ôn luyện lại giá trị của hòa bình; trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình.
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Yêu hòa bình, quý trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hòa bình; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hòa bình, gây chiến tranh.
 - Rèn tư thế ngồi học cho HS.
II/ Đồ dùng dạy học.
	GV: Tranh ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân ở những nơi có chiến tranh 
 HS: thẻ màu.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
* Hoạt động 1: Khởi động. 
	- GV nêu nội dung ôn luyện
* HĐ2: Cho học học sinh ôn luyện lại bài : Vẽ Cây hòa bình
+ Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại nhận thức về giá trị hòa bình và những việc làm đẻ bảo vệ hòa bình cho HS.
+ Tiến hành:
	- GV chia lớp thành các nhóm và hướng dẫn các nhóm vẽ “Cây hòa bình” ra giấy khổ to:
	+Rễ cây là các hoạt động bảo vệ hòa bình, chốnh chiến tranh, là các việc làm, các cách ứng xử thể hiện tình yêu hào bình trong sinh hoạt hằng ngày.
	+ Hoa, lá, quả là những điều tốt đẹp mà hòa bình đem lại cho trẻ em nói riêng và cho mọi người nói chung.
	- Các nhóm vẽ tranh.
	- GV mời đại diện các nhóm giới thiệu về tranh của nhóm mình.Các nhóm khác nhận xét.
	- GV khen cá nhóm vẽ tranh đẹp à kết luận: Hòa bình mang lại cuộc sống ấm no cho mọi người.Song đẻ có được hòa bình, mỗi người chúng ta cần phải có trách nhiệm thể hiện tinh thần hòa bình trong cách sống và ứng xử hàng ngày.đồng thời cần tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hào bình, chống chiến tranh.
* Củng cố dặn dò: 	 
- Nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau. 
Thứ ba ngày 20 tháng 3 năm 2012
Sáng Toán
Tiết 142 ôn tập về số thập phân
I. Mục tiêu:
- Biết cách đọc, viết số thập phân và so sánh các số thập phân.
- Rèn học sinh kĩ năng tính toán tốt.
 - Rèn học sinh ngồi học, ngồi viết đúng tư thế. 
 II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại khái niệm số thập phân. 
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: 
Cho học sinh đọc các số thập phân nêu phần nguyên, phần thập phân và nêu được giá trị của các chữ số trong số đó.
Bài 2: 
Cho học sinh viết số thập phân, giáo viên đọc cho học sinh viết vào bảng con.
Giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng:
 a) 8,65; b) 70,493; c) 0,4
Bải 4: 
- Cho học sinh làm vở giáo viên thu chấm một só bài. Kết quả là: 
 a) 0,3; 0,03; 4,25; 2,002; 
Bài 5: 
- Cho học sinh làm bài ra phiếu rồi gọi học sinh lên bảng trình bày kết quả
 78,6 > 78,59 ; 28,300 = 28,3 
 9,478 0,906 
4.Củng cố - Dặn dò : 
 Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò giờ học sau.
Khoa học
Tiết 57 sự sinh sản của ếch 
I Mục tiêu: 
- Học sinh biết viết sơ đồ chu trình sinh sản của ếch. 
- Rèn học sinh ngồi học ngồi viết đúng tư thế. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 116, 117 SGK.
III . Các hoạt động dạy học 
A.kiểm tra bài cũ : 
B. Bài mới: 
1.Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự sinh sản của ếch.
 Mục tiêu: Học sinh nêu đợc đặc điểm sinh sản của ếch.
Bước 1: Làm việc theo cặp: Hai học sinh ngồi cạnh nhau và trả lời các câu hỏi:
	+ ếch thường sống ở đâu? (sống cả trên cạn và dưới nước, thường sống ở bờ ao, bờ hồ, đầm lầy.
	+ ếch đẻ trứng hay đẻ con? ( đẻ trứng)
	+ ếch thường đẻ trứng vào mùa nào? ( đẻ trứng vào mùa hè)
	+ ếch thường đẻ trứng ở đâu? (Đẻ trứng xuống nước tạo thành những chùm nổi lềnh bềnh trên mặt nước.
	+ Em thường nghe thấy tiếng ếch kêu khi nào? ( Thường kêu vào ban đêm nhất là sau những trận mưa mùa hè.)
	+ Tại sao chỉ những gia đình sống gần ao hồ mới có thể nghe thấy tiếng ếch kêu? (Vì ếch thường sống gần ao hồ khi nghe thấy tiếng kêu của ếch đực gọi ếch cái đến để cùng sinh sản. ếch cái đẻ trứng ngay xuống ao hồ.) 
 Bớc 2: Giáo viên nhận xét chốt lại kết luận trong SGK.
2.Hoạt động 2: Chu trình sinh sản của ếch 
Mục tiêu: Học sinh vẽ được sơ đồ và nói được về chu trình sinh sản của ếch.
Bước 1: Làm việc theo nhóm, yêu cầu học sinh trong nhóm quan sát từng hình và nói nội dung của từng hình và trình bày chu trình sinh sản của ếch.
Bước 2 ; làm việc cả lớp. Đại diện từng nhóm trả lời
	Hình1: ếch đực đang gọi ếch cái ở bờ ao với hai cái túi kêu phía dưới miệng phồng to, ếch cái ở bên cạnh không có túi kêu. 
 Hình 2: trứng ếch 
 Hình 3: Trứng ếch mới nở. Hình 4: Nòng nọc con 
 Hình 5: nòng nọc lớn dần lên, mọc chân phía sau. 
 Hình 6: Nòng nọc mọc tiếp hai chân phía trước. 
 Hình 7: ếch con đã hình thành đủ bốn chân, đuôi ngắn dần và bắt đầu nhảy lên bờ. Hình 8: ếch trưởng thành.
- Giáo kết hợp hỏi : Nòng nọc sống ở đâu? khi lớn nòng nọc mọc chân nào trước chân nào sau? ếch sống ở đau? ếch khác nòng nọc ở điểm nào?
- Giáo viên nhận xét rút ra kết luận. 
- Cho học vẽ chu trình sinh sản của ếch. Gọi học sinh trình bày sản phẩm.
4. Củng cố dặn dò: Giáo viên nhận xét giờ học dặn dò giờ học sau.
Chiều Luyện từ và câu
Tiết 57: Ôn tập về dấu câu ( Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Tìm được các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẩu chuyện bài tập 1; đặt đúng các dấu chấm và viết hoa những từ đầu câu, sau dấu chấm bài tập 2; sửa được dấu câu cho đúng bài tập 3. 
- Rèn tư thế ngồi học cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ.
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài.
- GV nêu mục tiêu tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
*Bài tập 1:
- Một HS đọc yêu cầu bài tập và mẩu chuyện vui Kỉ lục thể giới
- Cả lớp đọc lại mẩu chuyện vui và tìm hiểu rõ yêu cầu bài tập (Tìm 3 loại dấu câu:Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than có trong mẩu chuyện, nêu công dụng của từng laọi dấu câu đó.)
- Một HS làm bảng phụ còn lại làm vở bài tập.
- Lớp nhận xét chữa bài, GV nhận xét kết luận:
Dấu chấm đặt ở cuối các câu 1,2.9 dùng đẻ kết thúc câu kể (Câu 3, 6,8, 10 cũng là câu kể nhưng cuối câu đặt dấu 2 chấm để dẫn lời nhân vật).
Dấu chấn hỏi đạt ở cuối câu 7,11 dùng dể kết thúc các câu hỏi.
Dấu chấm tham được đặt ở cuối câu 4.5 dùng để kết thúc câu cảm, câu khiến.
- GV: câu chuyện trên gây cười ở điểm nào? (Vân động viên lúc nào cũng nghĩ đến kỉ lục thế giới lên khi bác sĩ nói anh sốt 41 độ, anh hỏi ngay kỉ lục thế giới (về sốt cao) là bao nhiêu.Trong thực tế không có kỉ lục thế giới về sốt).
*Bài tập 2:
 Một HS đọc yêu cầu bài tập và đọc cả bài Thiên đường của phụ nữ. Lớp đọc thầm và trả lờ về nội dung bài: Bài văn nói về điều gì? (Kể chuyên ở thành phố Giu- chi -tan ở thủ đô Mê- hi - cô phụ nữ được hưởng những đặc quyền đặc lợi được đề cao)
- GV nhắc nhở HS đọc kĩ bài văn và đánh dấu chấm khi kết thúc một câu, viết lại nhữnh tinge đầu mỗi câu đó.
- HS làm bài voà ở bài tập một em làm bài trên phiếu to.
- Lớp cùng GV nhận xét chữa bài chốt lại ý đúng.
*Bài tập 3: HS đọc yêu cầu bài tập rồi tự giác làm bài (Tiến hành như bài tập2)
- GV kết luận lời giải như sau: Câu 1là câu hỏi vì vậy sửa dấu chấm thành dấu hỏi(?) Câu 2 là câu kể, giữ nguyên dấu chấm. Câu 3 là câu hỏi, sửa dấu chấm thanh thành dấu chấm hỏi(?) câu 4là câu kể sửa thành dấu chấm. Hai dấu ?, ! dùng đúng, dấu ? diễn tả hắc mắc của Nam, dấu ! cảm xúc của Nam.
3. Củng cố dặn dò
	- GV nhận xét tiết học dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
chính tả
Tiết: 29 (Nhớ - viết): đất nước
I. Mục t ... hầy cô kể chuyện, nhớ câu chuyện và nghe ban kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn. 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ truyện trong sách giáo khoa và bảng phụ. 
III. các hoạt động dạy học 
1. giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học
2. Giáo viên kể chuyện: 
- Giáo viên kể lần một học sinh nghe sau đó giới tiệu tên các nhân vật trong câu chuyện. - Giáo viên kể lần hai vừa kể vừa chỉ tranh 
3. Hướng dẫn học sinh kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
- Gọi một em đọc 3 yêu cầu của tiết kể chuyện.
- Một em đọc lại yêu cầu 1, học sinh quan sát từng tranh minh hoạ truyện kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh. 
- Học sinh trong lớp xung phong kể lại từng tranh đoạn câu chuyện theo tranh.
- Một học sinh đọc yêu cầu 2, 3. 
-Từng học sinh nhập vai nhân vật kể chuyện cùng bạn bên cạnh; trao đổi về ý nghĩa câu chuyện về bài học mình rút ra.
- Thi kể chuyện trước lớp 
- Một vài tốp học sinh tiếp nối nhau thi kể từng đoạn câu chuyện theo bốn tranh minh hoạ.
- Một, hai em thi kể toàn bộ câu truyện.
- Học sinh trao đổi về nội dung câu chuyện.
- Cả lớp nhận xét, bình trọn nhóm, cá nhân kể chuyện hấp dẫn nhất. 
4. Củng cố dặn dò: 
- Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Dặn dò HS giờ học sau. 
Tiếng việt( ôn)
ôn tập về câu đơn, câu ghép
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố ôn tập về câu đơn và câu ghép.
- Học sinh xác định được câu đơn và câu ghép.
- Giáo dục các em học tốt bộ môn.
- Rèn học sinh ngôi học ngôi viết đúng tư thế. 
 II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ 
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Từng câu đưới đây thuộc kiểu câu gì? Câu đơn, câu ghép.
Cứ mỗi lần trở về nơi đây, lòng tôi lại trào dâng một niềm tự hào khó tả
Gió biển mát rượi, sóng vỗ nhè bên mạn thuyền.
- Cho học sinh làm cá nhân, đại diện học sinh trình bày, giáo viên nhận xét chốt lại kết quả: Câu a là câu đơn; câu b là câu ghép. 
Bài 2: 
 - Từng câu dưới đây thuộc kiểu câu gì? Câu ghép không dùng từ nối hay câu ghép có dùng từ nối.
a.Trần Thủ Độ có cống lớn, vua cũng phải nể.
b. Lúa gạo quí vì ta phải đổ mồ hôi mới làm ra được.
c. Vì tời mưa quá to nên đám lúa bị ngập úng.
- Mời 1 HS làm bài trên bảng lớp.
- Cho học sinh làm vở giáo viên thu và chấm.
- Mời HS làm bài trên bảng trình bày, lớp cùng nhận xét, GV nhận xét bài làm của học sinh, chữa bài chốt ý đúng:
 * Câu a là câu ghép không dùng từ nối. Câu b và câu c là câu ghép có dùng từ nối.
Bài 3: Em hãy viết tiếp một vế câu vào chỗ trống để tạo nên câu ghép.
a.Vì nơi đây là quê cha đất tổ của tôi nên tôi không thể quên được mảnh đất này.
b.Tuy thời gian đã lùi xa những tôi vẫn nhớ nh in những kỉ niệm thời thơ ấu.
c. Nếu ta không một tình yêu mãnh liệt đối với quê hương thì ta khó có thể nhớ được những kỉ niệm thời thơ ấu. 
3. Củng cố dặn dò:
 - Giáo viện nhận xét giờ học, dặn dò học sinh giờ học sau.
Sáng Thứ sáu ngày 23 tháng 3 năm 2012
Toán
Tiết 145: ôn tập về số đo độ dài và đo khối lượng (tiếp theo) 
I. Mục tiêu:
- Viết các số đo độ dài và đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
- Biết mỗi quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng thông dụng.
- Rèn học sinh kĩ năng tính toán tốt.
- Rèn học sinh ngồi học, ngồi viết đúng tư thế. 
 II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ cho học sinh học nhóm 
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: Bài tập về nhà
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân.
a) Có đơn vị đo là ki lô mét.
- Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài. Giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng:
 4km 382m = 4,382km; 2km 79m = 2, 079km; 700m = 0,7km
Bài 2: Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân
- Cho học sinh tự làm rồi chữa bài. Giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng:
a) Có đơn vị đo là ki lô gam. 
 2kg 350g = 2,350kg; 1kg 65g = 1, 065kg
b) Có đơn vị là tấn
 8tấn 760kg = 8,76tấn; 2tấn 77kg = 2, 077 tấn
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm 
- Cho học sinh làm vào vở giáo viên thu và chấm.
a) 0,5m = 50cm; b) 0,075 km = 75m 
c) 0,064kg = 64g; d) 0,08 tấn = 80kg 
4. Củng cố - Dặn dò : 
 Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò giờ học sau.
Tập làm văn
 Tiết 58: Trả bài văn tả cây cối
I. Mục tiêu:
	- Biết rút ra kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cây cối; nhận biết và được lỗi trong bài; viết lại được một đoạn văn cho đúng cho hay hơn. 
	- Biết tham gia sửa lỗi chung: Biết tự sửa lõi thầy cô yêu cầu, biết viết lại một đoạnvăn hay hơn sau khi đã được sửa bài.
	- Rèn tư tế ngồi học cho HS.
II. Đồ dùng dạy- học
	-chép sẵn đề bài trên ảng lớp, một số lỗi HS thường mắc.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài.	
GV nêu mục tiêu tiết học	
2. Nhận xét kết quả bài làm của HS.
	- 1 HS đọc lại đề bài trên bảnglớp, Xác định rõ yêu cầu xcủa đè bài.
	GV nhận xét chung về bài viết của HS.
	- THông báo điểm cụ thể.
3. Hướng dẫn HS chữa bài
	- GV trả bài cho HS, HS xem lại bài của mình.
a. Chữa lỗi chung:
	- GV nêu những lôic chung mà HS mắc phải. HS suy nghĩ và nêu cách sửa lỗi.
	- HS tự xem lại lời phê của gV trong bài của mìh và tự sửa bài.
b. Hướng dẫn HS tập viết lại đoạn văn hay hơn.
	- GV đọc cho HS nghe một số đoạn văn hay hoặc bài văn tiêu biểu của HS trong lớp, hoặc một số bài văn mẫu. HS lắng nghẩuto đổi cùng bạn để nêu rõ cái hay trong đoạn văn bài văn của bạn sau đó học tập viết lại đoạn văn của mình cho hay hơn.
	- HS tự viết đoạn văn.
	- Mời một số HS đọc đoạn văn của mình sau khi đã viết lại, lớp cùng GV nhận xét bổ sung để giúp các em hoàn thiện đoạnvăn của mình.
4. Củng cố dặn dò.
	GV nhậ xét tiết học, dặn HS về nhà ai chưa hoàn tành thì tiếp tục viết lại đoạn văn và chuẩn bị bài cho tiết học sau.
Địa lí
Tiết 29: Châu đại dương và châu nam cực
I. Muc tiêu:
- Xác định trên bản đồ vị trí, địa lí, gới hạn và một số đặc điểm nổi bật của Châu Đại Dương và châu Nam Cực
- Sử dụng quả địa cầu để nhận biết vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ của Châu đại Dương và Châu Nam Cực.
- Nêu được một số đặc điểm dân cư, hoạt động sản xuất cảu Châu Đại Dương 
- Ren fhocj sinh ngồi học ngồi viết đúng tư thế. 
II. Đồ dùng dạy học
	- Bản đồ thế giới, lược đồ SGK
II.Các hoạt động dạy học
*HĐ1: Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới.
	-HS!: Nêu đặc điểm dân cư châu Mĩ. So sánh giữa kinh tế bắc Mĩ với Trung Mĩ và Nam mĩ kác nhau như thế nào?
-HS2: Em biết gì về Hoa Kì?
*HĐ2: Vị trí giới hạn của châu Đại Dương
	- HS làm việc theo cặp cùng quan sát lược đồ tự nhiên châu Đại Dương:
 + Chỉ và nêu vị trí ô - xtrây- li- a.
 + Chỉ và nêu tên các đảo và quần đảo của châu Đại Dương.
 - Gọi HS lên bảng chỉ và nêu vị chí của chau Đại Dương trên bản đồ.
*GV kết luận: Châu Đại Dương nằm ở Nam bán cầu: gồm lục địa ô- xtrây- li- a và các đảo, quần đảo xung quanh.
*HĐ3: Đặc điểm của châu Đại Dương. 
- HS trao đổi cặp, hoàn thành bảng so sánh sau:
Tiêu chí
Châu Đại Dương
Cá đảo và quần đảo
Lục địa ô- xtrây- li- a
Các đảo và quần đảo
Địa hình
- Phía tây là cá cao nguyên có độ cao dưới 100m, phần trung tâm và phía nam là đồng bằng do sông Đác- linh và một số con sông bồi đắp. Phía đông có dáy Trường Sơn ô- xtrây- li- a độ cao trên 1000m.
- Hầu hết các đảo có địa hình thấp, bàng phẳng, đảo Ta- xma- ni- a, quần đảo Niu Di- len, Đảo Niu Ghi nê có một số dãy núi, cao nguyên độ cao trên dưới 100m.
Khí hậu
- Khô hạn, phần lớn là hoang mạc
- Khí hậu nóng ẩm
Thực vật và động vật
- Chủ yếu là xa- van, phía đông của lục địa ở sườn đông dãy Trường Sơn ô-xtrây- l- acó một số cánh rừng nhiệt đới.
- Tực vật: bạch đàn và cây keo mọc ở nhiều nơi.
- Động vật: có nhiều loài thú có túi như căng- gu- ru, gấu cô- a- la.
- Rừng rầm hoặ rừng dừa bao phủ.
	- HS đại diện trình bày.
	- GV hỏi thêm vì sao lục đại Ô - xtrây- li - a lại có khí hâu khô hạn? ( Vì không có biển ăn sâu vào đất liền)
*HĐ4; Người dân và hoạt đông kinh tế của châu Đại Dương.
- HS dựa vào bảng số liệu, diện tích và dân số các châu lục trang 103 để trả lời các câu hỏi sau”
+ Nêu dân số của châu Đại Dương. So sánh dân số châu Đại Dương với các châu lục khác. (Năm 2004, dân số là 33triệu dân, có số dân ít nhất so với các châu lục trên thế giới0.
+ Nêu thành phần dân cư của châu Đại Dương. Họ sống ở những đâu? (Có hai thành phần chính: Người dân bản địa da sẫm màu, tóc soăn, mắt đen sống chủ yếu ở cá đảo. Người gốc Anh di cư sang sống chủ yếu ở lục địa Ô- xtrây- li- a và đảo Niu Di-len.)
+ Nêu nhữnh nét chung về nền kinh tế của Ô- xtrây- li- a?( Là nước có nền kinh tếphát triểnnỏi tiếng về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò, sữa. Các ngành khai thác khoáng sản, luyện kim, phát triển mạnh.)
*HĐ5: Châu Nam Cực:
	- HS quan sát hình 5 và cho biết vị trí của Nam cực.( nằm ở vùng địa cực phía nam)
	- HS đọc SGK và tìm hiểu về tự nhiên của Nam Cực
	- HS phát biểu ý kiến, lớp nhận xét bổ sung.
	- GV kết luận: Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới và châu lục này duy nhất không có dân cư sinh sống thường xuyên, chỉ có các nhà khoa học sống ở đây dể nghiên cứu.
* Củng cố- dặn dó:
	- GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà chuẩn bị bài cho tiết học sau.
Kĩ thuật
Tiết 29: Lắp máy bay trực thăng (tiết 3)
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
	- Nắm vững quy trình và cách lắp máy bay trực thăng.
	- Rèn kĩ năng tháo lắp nhanh chính xác, tính cẩn thận, tỉ mỉ cho HS.
	- Ngồi học đúng tư thế.
II/ Đồ dùng dạy học.
Mộu lắp sẵn, bộ lắp ghép kĩ thuật 5.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra.
2/ Bài mới.
	Nội dung
a/ Hoạt động 1: Chọn chi tiết .
 - Tổ chức cho HS thi chọn chi tiết giữa các nhóm xem nhóm nào chọn nhanh và đúng.
b/ Hoạt động 2: Thực hành lắp máy bay trực thăng tiếp tiết 2 
* Lắp từng bộ phận:
- Gọi HS nêu các bộ phận cần lắp, lắp theo đúng hướng dẫn ở tiết 1.
+ Lắp thân và đuôi máy bay theo hướng dẫn tiết trước. GV lưu ý HS:
+ Lắp cánh quạt phải có đủ số vòng hãm
+ Lắp càng máy bay phải chú ý đến vị trí trên, dưới của các thanh; mặt phải, mặt trái của máy bay để sử dụng vít.
- GV theo dõi và uốn nắn kịp thời những nhóm còn lúng túng.
* Lắp ráp máy bay trực thăng (hình 1- SGK)
- HS lắp ráp máy bay trực thăng theo các hướng dẫn SGK.
c/ Hoạt động 3: Đánh giá sản phẩm
- GV tổ chức cho học sinh trưng báy các sản phẩm của nhóm mình.
- GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá như SGK.
- Cử một nhóm dựa vào tiêu chuẩn đã nêu để đánh giá sản phẩm của bạn
- GV nhận xét đánh giá sản phẩm của HS

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 29(1).doc