Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần thứ 29

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần thứ 29

Tập đọc (57)

MỘT VỤ ĐẮM TÀU

I. MỤC TIÊU

 - Biết đọc diễn cảm bài văn.

 - HS hiểu ý nghĩa bài đọc: Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô. (Trả lời được các câu hỏi SGK)

 + HS có kĩ năng tự nhận thức ( nhận thức về mình, về phẩm chất cao thượng); kĩ năng giao tiếp, ứng xử phù hợp; kĩ năng kiểm soát cảm xúc; KN ra quyết định qua các phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm; trao đổi, thảo luận; tự bộc lộ ( sự thấm thía với ý nghĩ của bài đọc; tự nhận thức những phẩm chất về giới)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ bài học.

 

doc 36 trang Người đăng hang30 Lượt xem 364Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần thứ 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Thứ hai ngày tháng năm 2011
Tập đọc (57)
Một vụ đắm tàu
I. Mục tiêu
	- Biết đọc diễn cảm bài văn.
	- HS hiểu ý nghĩa bài đọc: Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô. (Trả lời được các câu hỏi SGK)
	+ HS có kĩ năng tự nhận thức ( nhận thức về mình, về phẩm chất cao thượng); kĩ năng giao tiếp, ứng xử phù hợp; kĩ năng kiểm soát cảm xúc; KN ra quyết định qua các phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm; trao đổi, thảo luận; tự bộc lộ ( sự thấm thía với ý nghĩ của bài đọc; tự nhận thức những phẩm chất về giới)
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài học.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GVvà HS
Nội dung bài dạy
A. Bài cũ
- HS đọc thuộc lòng bài Đất nước và nêu ND bài. 
- GV nhận xét, rút kinh nghiệm chung.
B. Bài mới
1. GTB: GV giới thiệu chủ điểm và bài học.
2. HD HS luyện đọc:
+ 1 HS đọc toàn bộ ND bài đọc
+ YC HS nêu cách chia bài thành 5 đoạn - GV chốt lại từng đoạn đúng theo YC.
+ HS đọc nối tiếp:
. Nối tiếp lần 1- GV kết hợp sửa cách đọc cho HS.
Nối tiếp lần 2 (Kết hợp GN Từ: Li-vơ-pun, bao lơn,...)
+ HS đọc trong nhóm đôi. + 1 HS đọc toàn bộ bài.
+ GV đọc mẫu toàn bài.
3. HD HS tìm hiểu nội dung:
+ Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô ntn khi bạn bị thương? (Thấy Ma-ri-ô bị sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dụi, Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn).
+ Tai nạn bất ngờ xảy ra như thế nào? (Cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên, những đợt sóng lớn phá thủng thân tàu, phun nước vào khoang, con tàu chìm dần dưới biển khơi, Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta hai tay ôm chặt cột buồm, khiếp sợ nhìn mặt biển). Nêu ND đoạn 1
+ Thái độ của Giu-li-ét như thế nào khi những người trên xuồng muốn nhận đứa nhỏ hơn xuống xuồng là Ma-ri-ô? ( Giu-li-ét-ta sững sờ, buông thõng hai tay, đôi mắt thẫn thờ, tuyệt vọng).
+ Lúc đó Ma-ri-ô đã phản ứng như thế nào? ( Một ý nghĩ vụt đến. Ma-ri-ô quyết định nhường chỗ cho bạn, cậu hét to Giu-li-ét-ta, xuống đi, bạn còn bố mẹ...và cậu ôm ngang lưng thả bạn xuống nước).
+ Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu bé? (Ma-ri-ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì bạn).
+ Hãy nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật chính trong chuyện? (Ma-ri-ô là một bạn trai kín đáo.....Giu-li-ét-ta là một bạn gái tốt bụng, giàu tình cảm.....)
+ Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện?
- GVkết luận.
4. HD HS luyện đọc diễn cảm:
+ Qua tìm hiểu ND, hãy cho biết : Để đọc diễn cảm bài đọc này ta cần đọc với giọng như thế nào?
- YC một tốp HS đọc nối tiếp cả bài.
 - HS nhận xét cách đọc cho nhau, GV lưu ý thêm.
- GV HD mẫu cách đọc diễn cảm đoạn: “Chiếc xuồng cuối cùng... Vĩnh biệt Ma-ri-ô”.
- HS tự phát hiện cách ngắt nghỉ và cách nhấn giọng trong đoạn này.
- 1 vài HS đọc trước lớp, GV sửa luôn cách đọc cho HS.
- HS đọc diễn cảm trong nhóm.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp: GV gọi đại diện mỗi nhóm một em lên thi đọc, YC các HS khác lắng nghe để nhận xét.
- GV khái quát những ND cơ bản và yêu cầu HS nêu ND chính của bài học.
5. Củng cố, dặn dò.
- GV YC HS nêu lại nd của bài đọc, HD HS tự liên hệ thêm.
- GV nhận xét tiết học: tuyên dương những HS có ý thức học tập tốt.
- GV nhắc HS về nhà chuẩn bị cho bài sau.
I. Luyện đọc
Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta, khủng khiếp, hỗn loạn,....
II. Tìm hiểu nội dung:
a. Thái độ của Giu-li-ét với Ma-ri-ô bị thương:
- Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn.
- Giu-li-ét-ta sững sờ, buông thõng hai tay, đôi mắt thẫn thờ, tuyệt vọng.
b. Phản ứng của Ma-ri-ô:
- Ma-ri-ô quyết định nhường chỗ cho bạn.
- Cậu hét to Giu-li-ét-ta, xuống đi, bạn còn bố mẹ...và cậu ôm ngang lưng thả bạn xuống nước.
Nội dung: Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.
Toán (141)
Ôn tập về phân số (Tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
Biết xác định phân số; biết so sánh, sắp xếp các phân số theo thứ tự.
II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GVvà HS
Nội dung bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ
- GV cho 3 HS lên bảng làm lại bài tập 3 của tiết trước.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
Bài 1:
- HS nêu đề bài rồi tự làm bài và nêu kết quả.
- GV cho HS nhận xét bài .
Bài 2: Tiến hành tương tự bài 1.
Bài 3: (Dành cho Hs lkhá, giỏi)
- HS đọc đề bài.
- HS tự làm bài. 1 em lên bảng làm.
- GV và HS nhận xét, chữa bài (nêu sai). 
- GV yêu cầu HS giải thích rõ vì sao các phân số em chọn là các phân số bằng nhau.
Bài 4: 
- HS nêu yêu cầu BT và tự làm bài vào vở.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi em một ý.
- GV cùng HS nhận xét chữa bài .
- HS nêu cách so sánh các phân số khác mẫu số, cùng tử số.
Bài 5: (Làm ý a, ý b dành cho HS khá, giỏi)
- HS nêu yêu cầu BT và tự làm bài. 2 em lên bảng mỗi em làm một ý.
- GV cùng HS nhận xét chữa bài .
3. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- GV HS chuẩn bị bài sau.
Bài 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
 Đáp án: D
Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
 Đáp án B. 
Bài 3: Tìm các phân số bằng nhau trong các phân số sau:
Các phân số bằng nhau là: 
Bài 4: So sánh các phân số:
a, > b, c,
Bài 5: 
a, Các phân số được viết theo thứ tự từ bé đến lớn là:
b,...
Thứ ba ngày tháng năm 2011
Chính tả (29)
Nhớ - viết: Đất nước
I. Mục tiêu
	1. Nhớ viết đúng chính tả 3 khổ thơ cuối bài Đất nước.
	2. Tìm được những cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu và giải thưởng trong bài tập 2; 3 và nắm được cách viết hoa các cụm từ ấy.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, vở bài tập TV, vở chính tả.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu	
Hoạt động của GVvà HS
Nội dung bài dạy
1. Bài cũ
 GV nhận xét chữ viết của HS và rút kinh nghiệm chung trong bài KTGKII.
2. Bài mới
a. GTB: Nêu mục tiêu của tiết học.
b. GV HD viết chính tả:- GV đọc mẫu bài chính tả
- HD HS tìm hiểu ND bài chính tả:
+ Nội dung chính của đoạn thơ đó là gì?
- HS: Đoạn thơ nói lên lòng tự hào khi đất nước tự do, nói lên truyền thống bất khuất của dân tộc ta.
- GV YC HS tìm các từ khó, dễ viết lẫn.
- HS phát hiện và luyện viết những từ khó viết trong bài.
- GV tổ chức cho HS luyện viết từ khó vào giấy nháp. 1, 2 HS lên bảng viết. - GV nhận xét, sửa sai. GV lưu ý thêm.
- HS nhớ lại bài và viết chính tả (chú ý nhắc HS tư thế ngồi viết).
- GV cho HS tự ghi những lỗi sai trong bài viết của mình.
- HS đổi vở cho nhau soát bài, GV đi chấm 5 – 7 bài.
- GV nhận xét thông qua việc chấm bài.
c. HD HS làm BT chính tả.
BT 2: - 1 HS đọc YC BT, 1HS nêu lại YC.
- HS làm việc cá nhân vào vở bài tập .
- HS thi đua trình bày bài làm.
- Cả lớp cùng nhận xét, bổ sung. GV chốt lại ý cơ bản treo ghi quy tắc viết hoa tên các huân chương, giải thưởng.
BT 3: - GV gọi HS đọc YC của bài và đoạn văn.
- YC HS tự làm bài
- Cả lớp cùng nhận xét, bổ sung. GVNX và kết luận lời giải đúng.
d. Củng cố, dặn dò:
- GV nhấn mạnh những ND cần nhớ của bài.
- GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị 
 HS luyện viết từ khó: 
 rừng tre, phấp phới, bát ngát, phù sa, rì rầm tiếng đất,...
BT 2: 
* Huân chương: Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động
* Danh hiệu: Anh hùng Lao động
* Giải thưởng: Giải thưởng Hồ Chí Minh.
BT 3:
Anh hùng/ Lực lượng vũ trang nhân dân
Bà mẹ/ Việt Nam/ Anh hùng.
Toán (142)
Ôn tập về số thập phân
I. Mục tiêu : 
 Biết cách đọc, viết số thập phân và so sánh các số thập phân.
II. Đồ dùng dạy học: SGK, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. Bài cũ 
- HS làm bài tập 3 của tiết trước.
- GV NX cho điểm từng HS.
2. Bài mới
Bài 1:
- Gọi HS đọc đề , HS tự làm bài vào vở. 
- HS lần lượt đọc từng số thập phân và nêu phần nguyên, phần thập phân, giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số đó.
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV đọc từng số cho HS viết vào vở. 1 em lên bảng viết. 
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài trên bảng.
- Dưới lớp đổi vở kiểm tra bài .
Bài 3: (Dành cho HS khá, giỏi)
- HS đọc đề bài và tự làm bài.
- HS trình bày cách làm, lớp nghe nhận xét bổ sung .
- HS giải vào vở , 1 HS lên bảng làm.
- HS cùng GV NX chữa bài .
Bài 4: (làm ý a, các ý còn lại dành cho HS khá, giỏi)
- HS đọc đề bài và tự làm bài.
- HS trình bày cách làm, lớp nghe nhận xét bổ sung .
- HS giải vào vở, 2 HS lên bảng làm (mỗi em một ý).
- HS cùng GV NX chữa bài.
Bài 5:
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS làm bài vào vở, 2 em lên bảng làm.
- HS nêu cách so sánh các số thập phân.
3. Củng cố, dặn dò
- GV NX đánh giá tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Bài 1:
+ 63,42 : sáu mươi ba phẩy bốn mươi hai .
+ 99,99 : chín mươi chín phẩy chín mươi chín.
Bài 2: Viết số thập phân
a, 8,65 b, 72,493 c, 0,04
Bài 3: Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của mỗi số để các số thập phân đều có hai chữ số ở phần thập phân.
74,6 = 74,60 401,25 = 401,25
284,3 = 284,30 104 = 104,00
Bài 4: Viết các số sau dưới dạng số thập phân:
 = 0,3 = 0,03
4 = 4,25 = 2,002
Bài 5: Điền dấu:
 7,6 > 78,59
 9,478 < 8,48
 28,300 = 28,3
 0,916 > 0,906
Luyện từ và câu (57)
Ôn tập về dấu câu
(Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
Tìm được các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẩu chuyện (BT1); đặt đúng các dấu chấm và viết hoa những từ đầu câu, sau dấu chấm (BT2); sửa được dấu câu cho đúng (BT3).
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu	
Hoạt động của GVvà HS
Nội dung bài dạy
A. Bài cũ
 Nhận xét, và rút kinh nghiệm chung kết quả KT GKII của HS (phần LTVC)
B. Bài mới:
1. GTB: Nêu mục tiêu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
BT 1 - 1 HS đọc YC và mẩu chuyện "Kỉ lục thế giới". 
- GV gợi ý HS cách làm bài. 
- GV gọi HS trình bày câu trả lời. Các HS khác nhận xét cho bạn, GV bổ sung nếu cần.
- GV chốt lại về các dấu câu.
- GV: Câu chuyện đáng cười ở chỗ nào? 
- HS trả lời để thấy được tính khôi hài của câu chuyện.
BT 2: 
- 1 HS đọc YC và bài văn "Thiên đường của phụ nữ". 
- GV: Bài văn nói về điều gì?
- HS trả lời về nội dung bài văn.
- GV gợi ý HS làm bài.
- HS làm bài và trình bày bài. Các HS khác nhận xét cho bạn, GV bổ sung nếu cần.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng 
BT 3:
- 1 HS đọc YC và mẩu chuyện: "Tỉ số chưa được mở".
- GV YC HS tự làm bài.
- GV gợi ý cho HS làm bài
- HS giải thích tại sao lại sửa từng dấu câu như vậy.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- GV ... i lớp đọc đoạn văn mình viết. GV nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
* Bài 1: Đọc bài văn Chim họa mi hót và lần lượt trả lời các câu hỏi:
- Bài văn gồm 4 đoạn:
 Đoạn 1: (Chiều nào cũng vậy nhà tôi mà hót): giới thiệu sự xuất hiện của chim hoạ mi vào các buổi chiều.
 Đoạn 2: (Hình như nó rủ xuống cỏ cây): tả tiếng hót đặc biệt của hoạ mi vào buổi chiều.
 Đoạn 3: (Hót một lúc lâu bóng đêm dày): tả cách ngủ rất đặc biệt của hoạ mi trong đêm.
 Đoạn 4: (còn lại): tả cách hót chào nắng sớm rất đặc biệt của hoạ mi.
- Tác giả quan sát chim hoạ mi hót bằng thị giác và thính giác.
- VD: Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi.
-Vì hình ảnh nhân hoá này làm cho hoạ mi trở thành một em bé hồn nhiên, vui tươi.
* Bài 2: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) tả hình dáng hoặc hoạt động của một con vật mà em yêu thích.
Toán (149)
Ôn tập về đo thời gian
I- Mục tiêu: Biết:
- Quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian.
- Viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân.
- Chuyển đổi số đo thời gian.
- Xem đồng hồ.
II- Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài
1. Kiểm tra bài cũ
- HS nêu các đơn vị đo thời gian đã học.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
Bài 1: 
- GV YC HS đọc đề và tự làm bài. 2 em lên bảng làm (mỗi em làm một ý).
- Gọi HS NX bài làm của bạn trên bảng.
- HS học thuộc kết quả của bài .
- GV NX và cho điểm HS.
Bài 2: (Làm cột 1, cột 2 dành cho HS khá, giỏi)
- HS đọc đề bài và tự làm bài vào vở. 4 em lên bảng làm (mỗi em làm một ý).
- GV quan sát HD HS còn lúng túng.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng và chữa bài (nếu sai).
- Gọi một số em giải thích cách làm .
Bài 3: 
- HS đọc đề, HS tự làm bài vào vở. 
- Gọi 2-3 HS trình bày cách làm .
- HS tiếp nối nhau đọc giờ và phút ở từng đồng hồ.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét và kết luận.
Bài 4: (Dành cho HS khá, giỏi)
- HS đọc đề bài.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi trong 1 phút.
- HS dùng thẻ để nêu đáp án.
- GV: Vì sao em không chọn các ý còn lại?
- HS giải thích.
- GV kết luận.
3. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị cho bài sau.
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 1 thế kỷ = ....năm 
 1năm = ..... tháng
 1 năm thường có .......ngày 
 1 năm nhuận có ...... ngày 
 1 tháng có...(hoặc...) ngày
 Tháng hai có...hoặc...ngày
b) 1 tuần có ... ngày 
 1 ngày =.... giờ
 1 giờ = .......phút 
 1 phút = ....giây
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 2 năm 6 tháng =... tháng
 3 phút 40 giây = ...... giây 
 1 giờ 5 phút = ......phút
 ...
b) 28 tháng = .... năm .... tháng 
 150 giây = ... phút .... giây 
 ...
Bài 3: Quan sát các đồng hồ và cho biết đồng hố chỉ bao nhiêu giờ, bao nhiêu phút?
a) 10 giờ b) 6 giờ 5 phút
c) 10 giờ kém 17 phút
d) 1 giờ 12 phút
Bài 4: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
 Đáp án: ý B	 
Luyện từ và câu (60)
ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy)
I. Mục tiêu:
- Nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng của dấu phẩy (BT1).
- Điền đúng dấu phẩy theo yêu cầu của BT2.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng tổng kết về dấu phẩy.
- Viết từng đoạn của Truyện kể về bình minh vào giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài
1. Bài cũ 
- HS nêu tác dụng của dấu phẩy.
- GV nhận xét chung.
2. Bài mới
a) GV nêu mục yiêu của tiết học.
b) HD HS làm các bài tập:
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc YC của BT và HS tự làm.
- GV YC: các em chú ý đọc kỹ từng câu văn, xác định được tác dụng của dấu phẩy trong từng câu. Sau đó xếp câu văn vào ô thích hợp trong bảng.
- Gọi HS làm ra phiếu dán lên bảng. 
- GV cùng HS nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- GV kết luận củng cố kiến thức.
Bài tập 2:
- HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- GV: Đề bài yêu cầu em làm gì?
- HS trả lời để hiểu cách làm và tự làm bài.
- Gọi HS làm ra phiếu dán bài lên bảng. 
- GV cùng HS nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- GV: Em hãy nêu nội dung chính của câu chuyện.
- HS trả lời để hiểu nội dung truyện.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhấn mạnh những ND cơ bản của tiết học.
- Nhận xét giờ học, nhắc nhở HS học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau. 
*Bài 1:
 Tác dụng của dấu phẩy:
- Ngăn cách các bộ phận cùng
chức vụ trong câu: (Câu b).
- Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ: (Câu a).
- Ngăn cách các vế câu trong câu ghép: (Câu c).
* Bài 2: Có thể điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống nào trong mẩu chuyện Truyện kể về bình minh và viết lại cho đúng chính tả những chữ đầu câu chưa viết hoa.
- Thứ tự các dấu cần điền là: Ô trống thứ hai điền dấu chấm, các ô còn lại điền dấu phẩy.
- Câu chuyện kể về một thầy giáo đã biết cách giải thích khéo léo, giúp một bạn nhỏ khiếm thị cha bao giờ nhìn thấy bình minh, hiểu được bình minh là thế nào.
Thứ sáu ngày tháng năm 2011
Tập làm văn (60)
Tả con vật
 (Kiểm tra viết)
I- Mục tiêu: Giúp HS:
	 Viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng.
II- Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ, vở bài tập.
III- Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. Bài cũ: 
- HS nêu cấu tạo bài văn miêu tả con vật.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
- GTB: GV nêu mục tiêu của tiết học.
- HS đọc đề bài trong SGK. Xác định trọng tâm, GV gạch chân từ quan trọng.
- HS đọc gợi ý của tiết Viết bài văn tả con vật.
- GV giải thích những vấn đề còn vướng mắc.
- Lưu ý: Cách trình bày và chữ viết.
- GV cho HS làm bài. GV quan sát chung.
- GV thu bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhấn mạnh những ND cần nhớ của bài. 
- GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị cho bài sau.
Đề bài: Hãy tả một con vật mà em yêu thích.
Toán (150)
Phép cộng
I- Mục tiêu: 
- Biết cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong giải toán .
II- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài
1. Kiểm tra bài cũ
- 3 HS tiếp nối nhau nêu cách cộng số tự nhiên, phân số, số thập phân.
- GV nhận xét, cho điểm từng HS.
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học.
b. Hướng dẫn ôn tập về Phép cộng : 
- GV ghi phép cộng a + b = c 
- HS nêu tên gọi các thành phần và kết quả của phép cộng.
+ Nêu ý nghĩa của phép cộng ? 
+ Nêu tính chất của phép cộng ?
- GV NX củng có lại KT .
c. Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc đề, HS tự làm bài vào vở. 4 em lên bảng (mỗi em làm một ý).
- Gọi HS NX bài làm trên bảng.
- HS nêu cách thực hiện cộng phân số khác mẫu số ?
Bài 2: (Làm cột 1, cột 2 dành cho HS khá, giỏi)
- Gọi HS đọc đề bài, tự làm bài vào vở. 3 em lên bảng (mỗi em làm một ý).
- HS NX chữa bài trên bảng.
- HS cho biết đã vận dụng tính chất nào của phép cộng để làm.
- Dưới lớp đổi vở kiểm tra bài .
- GV NX cho điểm học sinh.
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài và tìm cách làm.
- Gọi HS trình bày cách làm, HS khác nhận xét, bổ sung .
- GV nhận xét và kết luận.
Bài 4:
- HS đọc đề bài và tìm cách làm.
- HS làm bài vào vở, một em lên bảng làm.
- HS cùng GV NX chữa bài .
3. Củng cố dặn dò: GV nhận xét giờ học. 
* Cộng số tự nhiên, số thập phân, phân số đều có các tính chất :
+ TC giao hoán : a + b = b + a 
+ TC kết hợp :
( a + b) + c = a + ( b + c )
+ Cộng với 0 : a + 0 = 0 + a = a
* Luyện tập .
Bài: Tính:
a) 889 972 + 96 308 = 986 280
b)...
c)...
d)...
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) ( 689 + 875 ) + 125 
 = 689 +( 875 + 125 )
 = 689 + 1000
 = 1689
b)...
c)...
Bài 3:
a) x = 0 vì mọi số cộng với 0 đều bằng chính số đó.
b) Ta có: Vậy x = 0 vì mọi số cộng với 0 đều bằng chính số đó.
Bài 4: Bài giải
Một giờ cả hai vòi cùng chảy được là:
 (bể)
 = 50%
 Đáp số: 50% thể tích của bể
Đạo đức (30)
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
- Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
- Đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm để giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
+ HS có KN tìm kiếm và xử lí thông tin về tình hình tài nguyên ở nước ta; KN tư duy phê phán( biết phê phán đánh giá những hành vi phá hoại tài nguyên thiên nhiên ); KNRQĐ ( biết ra quyết định đúng trong các tình huống để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên); KN trình bày suy nghĩ, ý tưởng
II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh về tài nguyên thiên nhiên (mỏ than, mỏ dầu, rừng cây,...) hoặc cảnh tượng phá hoại tài nguyên thiên niên.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài
1. Kiểm tra bài cũ
- HS nêu lại nội dung ghi nhớ của bài học hôm trước.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin về tài nguyên:
- GV cho HS thảo luận theo nhóm:
+ Nêu tên một số tài nguyên thiên nhiên?
+ ích lợi của tài nguyên thiên nhiên trong cuộc sống của con người là gì?
+ Hiện nay việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở nước ta đã hợp lí chưa? Vì sao?
+ Nêu một số biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
+ Tài nguyên thiên nhiên có quan trọng trong cuộc sống không?
+ Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên để làm gì?
- HS thảo luận nhóm đôi trả lời lần lượt từng câu hỏi.
- Đại diện các nhóm tiếp nối nhau trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và kết luận.
- HS nêu nội dung ghi nhớ.
* Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ
- GV cho HS đọc bài tập 3.
- HS thảo luận nhóm đôi dùng thẻ màu để bày tỏ thái độ.
- HS giải thích vì sao em phản đối (hoặc tán thành) ý kiến đó? .
- GV kết luận. 
* Hoạt động 3 :Thực hành.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 1 và làm việc cá nhân.
- HS báo cáo kết quả.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận : Tài nguyên thiên nhiên là có hạn, con người cần sử dụng tiết kiệm. 
3. Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học.
1. Tìm hiểu thông tin về tài nguyên:
a. Tên 1 số tài nguyên thiên nhiên: mỏ quặng, nguồn nước ngầm, không khí,...
b. Con người sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất, sinh hoạt: Chạy máy phát điện, cung cấp điện sinh hoạt,...
c. Hiện nay việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên chưa được hợp lí.
d. Một số biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: Sử dụng tiết kiệm, hợp lí, vì:
- Tài nguyên thiên nhiên rất quan trọng trong cuộc sống.
- Để duy trì cuộc sống của con người.
2. Ghi nhớ: SGK
3. Thực hành:
* Bài tập 3:
- ý không tán thành: a.
- Các ý tán thành: b, c.
* Bài tập 1:
Kí duyệt của Ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 29 30 theo CKTKN.doc