Thiết kế giáo án lớp 5 - Nguyễn Trung Kiên - Tuần 34

Thiết kế giáo án lớp 5 - Nguyễn Trung Kiên - Tuần 34

I. Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các tiếng phiên âm tên riêng nước ngoài (Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi).

- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung câu chuyện và lời nhân vật: lời người kể – đọc nhẹ nhàng, tình cảm; lời cụ Vi-ta-li khi ôn tồn, khi nghiêm khắc, khi xúc động; lời Rê-mi dịu dàng, đầy cảm xúc.

- Ca ngợi tấm lòng yêu trẻ của cụ Vi-ta-li, lòng khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.

III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:

 

doc 34 trang Người đăng huong21 Lượt xem 681Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án lớp 5 - Nguyễn Trung Kiên - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 30 tháng 4 năm 2012
Tập đọc
LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG
I. Mục tiêu: 	
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các tiếng phiên âm tên riêng nước ngoài (Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi).	
- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung câu chuyện và lời nhân vật: lời người kể – đọc nhẹ nhàng, tình cảm; lời cụ Vi-ta-li khi ôn tồn, khi nghiêm khắc, khi xúc động; lời Rê-mi dịu dàng, đầy cảm xúc.	
- Ca ngợi tấm lòng yêu trẻ của cụ Vi-ta-li, lòng khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên kiểm tra 2, 3 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Sang năm con lên bảy, trả lời các câu hỏi về nội dung bài trong SGK.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh minh hoạ Lớp học trên đường. 
- Nêu nội dung tranh ?
Hoạt động 1 : HDHS luyện đọc.
- Mời 2 học sinh đọc toàn bài.
- Mời 1 học sinh đọc xuất xứ (sau bài đọc)
- Giáo viên ghi bảng các tên riêng nước ngoài : Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi.
- GV chia truyện thành 3 đoạn, mời học sinh đọc nối tiếp theo đoạn.
- Hướng dẫn hs phát âm đúng các tiếng các em phát âm sai.
- YC học sinh luyện đọc theo cặp.
- Mời 1học sinh đọc toàn bài.
- Mời 1 học sinh đọc thành tiếng các từ ngữ được chú giải trong bài.
- Giáo viên giúp học sinh giải nghĩa thêm những từ các em chưa hiểu.
- Giáo viên hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, cảm xúc; lời cụ Vi-ta-li khi ôn tồn, điềm đạm; khi nghiêm khắc (lúc khen con chó với ý chê trách Rê- mi), lúc nhân từ, cảm động (khi hỏi Rê-mi có thích học không và nhận được lời đáp của cậu) ; lời đáp của Rê-mi dịu dàng, đầy cảm xúc.
Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu bài.
- YC học sinh thảo luận theo cặp về câu hỏi sau bài.
- Yêu cầu 1 học sinh đọc thành tiếng đoạn 1.
+ Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào?
- YC học sinh đọc lướt bài văn.
+ Lớp học Rê-mi có gì ngộ nghĩnh?
+ Kết quả học tập của Ca-pi và Rê-mi khác nhau thế nào?
- Giáo viên yêu cầu học sinh cả lớp đọc thầm lại truyện, suy nghĩ, tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học?
+ Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?
- Nội dung bài này nói lên điều gì ? 
Hoạt động 3 : HDHS luyện đọc diễn cảm.
- Mời 3 học sinh đọc nối tiếp.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách đọc diễn cảm đoạn văn sau:
Cụ Vi-ta-li hỏi tôi: //
- Bây giờ / con có muốn học nhạc không? //
- Đây là điều con thích nhất. // Nghe thầy hát, / có lúc con muốn cười, / có lúc lại muốn khóc. // Có lúc tự nhiên con nhớ đến mẹ con / và tưởng như đang trông thấy mẹ con ở nhà. //
	Bằng một giọng cảm động, / thầy bảo tôi: //
- Con thật là một đứa trẻ có tâm hồn. //
- YC học sinh luyện đọc, thi đọc.
3. Củng cố; dặn dò:
- Gọi hs nêu nội dung truyện .
- Qua câu chuyện này em học tập được điều gì ở bạn nhỏ ?
- Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn; đọc trước bài thơ Nếu trái đất thiếu trẻ con.
- 3 học sinh đọc. Cả lớp lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn.
Học sinh trả lời câu hỏi.
- Học sinh nói về tranh: một bãi đất rải những mảnh gỗ vuông, mỗi mảnh khắc một chữ cái. cụ Va-ta-li - trên tay có một chú khỉ - đang hướng dẫn Rê-mi và con chó Ca-pi. Rê-mi đang ghép chữ “Rê-mi”. ca-pi nhìn cụ Vi-ta-li, vẻ phấn chấn.
- 2 học sinh đọc bài.
- 1 học sinh đọc.
- HS luyện đọc Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi.
- Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
+ Đoạn 1: từ đầu ...Không phải ngày một ngày hai mà đọc được.
+ Đoạn 2: tiếp theo ... Con chó có lẽ hiểu nên đác chí vẫy vẫy cái đuôi.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- Luyện đọc đúng: nghĩ rằng, lấy ra, rồi, quên, 
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 học sinh đọc bài.
- HS đọc mục chú giải.
- HS lắng nghe.
- Học sinh trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung bài đọc dựa theo những câu hỏi trong SGK.
- Cả lớp đọc thầm.
- Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm ăn.
- Cả lớp đọc lướt bài văn.
- Lớp học rất đặc biệt.
+ Học trò là Rê-mi và chú chó Ca-pi.
+ Có sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặt được trên đường.
+ Lớp học ở trên đường đi.
- Ca-pi không biết đọc, chỉ biết lấy ra những chữ mà thầy giáo đọc lên. Có trí nhớ tốt hơn Rê-mi, không quên những cái đã vào đầu. Có lúc được thầy khen sẽ biết đọc trước Rê-mi.
- Rê-mi lúc đầu học tấn tới hơn Ca-pi nhưng có lúc quên mặt chữ, đọc sai, bị thầy chê. Từ đó, quyết chí học. kết quả, Rê-mi biết đọc chữ, chuyển sang học nhạc, trong khi Ca-pi chỉ biết “viết” tên mình bằng cách rút những chữ gỗ.
- Lúc nào túi cũng đầy những miếng gỗ dẹp nên chẳng bao lâu đã thuộc tất cả các chữ cái.
- Bị thầy chê trách, “Ca-pi sẽ biết đọc trước Rê-mi”, từ đó, không dám sao nhãng một phút nào nên ít lâu sau đã đọc được.
- Khi thầy hỏi có thích học hát không, đã trả lời : Đấy là điều con thích nhất 
- Học sinh phát biểu tự do.
+ Trẻ em cần được dạy dỗ, học hành.
+ Người lớn cần quan tâm, chăm sóc trẻ em, tạo mọi điều kiện cho trẻ em được học tập.
+ Để thực sự trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, trẻ em ở mọi hoàn cảnh phải chịu khó học hành.
*Nội dung : Truyện ca ngợi sự quan tâm giáo dục trẻ của cụ già nhân hậu Vi-ta-li và khao khát học tập, hiểu biết của cậu bé nghèo Rê-mi.
- 3 học sinh đọc, lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Nhiều học sinh luyện đọc từng đoạn, cả bài, thi đọc.
- 3 HS lần lượt thực hiện.
- 1 HS phát biểu, lớp nhận xét.
Toán
LUYỆN TẬP.
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh ôn tập, củng cố các kiến thức về giải toán chuyển động.
- Rèn cho học sinh kĩ năng giải toán chuyển động hai động tử.
- Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận.
- BT 3: HSKG
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV:	- Bảng phụ, bảng hệ thống công thức toán chuyển động.
 + HS: - SGK.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập.
- Gọi 1 hs lên bảng làm lại bài 4 tiết trước.
-Giáo viên nhận xét bài cũ.
2. Bài mới: Luyện tập (tiếp)
* Hướng dẫn hs làm bài tập
Bài 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề.
Nêu công thức tính vận tốc quãng đường, thời gian trong chuyển động đều?
® Giáo viên lưu ý : đổi đơn vị phù hợp.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Nhận xét, ghi điểm.
- Ở bài này, ta được ôn tập kiến thức gì?
Bài 2: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi cách làm.
- Gợi ý : Muốn tính thời gian xe máy đi phải tính vận tốc xe máy, vận tốc ô tô bằng hai lần vận tốc xe máy. Vậy trước hết phải tính vận tốc của ô tô.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Cho học sinh làm bài vào vở + 1 học sinh làm vào bảng nhóm.
Bài 3: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề.
Giáo viên nhấn mạnh: chuyển động 2 động tử ngược chiều, cùng lúc.
Gợi ý: “ Tổng vận tốc của hai ô tô bằng độ dài quãng đường AB chia cho thời gian đi để gặp nhau.”, sau đó dựa vào bài toán “Tìm hai số biết tổng và tỉ số của hai số đó” để tính vận tốc của ô tô đi từ A và ô tô đi từ B
- Nhận xét, ghi điểm.
- Nêu các kiến thức vừa ôn qua bài tập 3?
3. Củng cố; dặn dò:
- Nêu lại các kiến thức vừa ôn tập?
- Về nhà làm bài ở vở bài tập toán
Chuẩn bị : Luyện tập
Giải
Tỉ số phần trăm số học sinh khá:
100% – 25% – 15% = 60% (số HS cả khối)
Số học sinh cả khối:
120 : 60 ´ 100 = 200 (học sinh)
Số học sinh trung bình:
200 ´ 15 : 100 = 30 (học sinh)
Số học sinh giỏi:
200 ´ 25 : 100 = 50 (học sinh)
	 Đáp số: Giỏi : 50 học sinh 
	 TB : 30 học sinh 
Bài 1: Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu.
- Học sinh nêu
- Học sinh làm bài vào vở 
+ 1 học sinh làm vào bảng nhóm.
Giải
a) 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
Vận tốc của ô tô là:
120: 2,5 = 48 (km/ giờ)
b) Nửa giờ = 0,5 giờ
Quãng đường từ nhà Bình đến bến xe là:
15 × 0,5 = 7,5 (km)
c) Thời gian người đó đi bộ là:
6 : 6 = 1,2 (giờ) hay 1 giờ 12 phút.
	Đáp số: a) 48 km/ giờ
 	 b) 7,5 km
 	 c) 1 giờ 12 phút
Tính vận tốc, quãng đường, thời gian của chuyển động đều.
Bài 2: Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề.
Học sinh thảo luận, nêu hướng giải.
Học sinh giải + sửa bài.
Giải
Vận tốc ôtô là:
90 : 1,5 = 60 (km/giờ)
Vận tốc xe máy:
60 : 2 = 30 (km/giờ)
Thời gian xe máy đi hết quãng đường AB:
90 : 30 = 3 (giờ)
Ôtô đến B trước xe máy khoảng thời gian là:
3 – 1,5 = 1,5 (giờ)
 	Đáp số : 1,5 giờ
Bài 3: Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề.
Học sinh suy nghĩ, nêu hướng giải.
Giải
Tổng vận tốc 2 xe là:
180 : 2 = 90 (km/giờ)
Tổng số phần bằng nhau:
3 + 2 = 5 (phần)
Vận tốc ôtô đi từ B:
90 : 5 ´ 3 = 54 (km/giờ)
Vận tốc ôtô đi từ A:
90- 54 = 36 (km/giờ)
Đáp số : Vận tốc ôtô đi từ B:54 km/giờ
	 Vận tốc ôtô đi từ A:36 km/giờ
- Chuyển động 2 động tử ngược chiều, cùng lúc.
- Học sinh nêu.
- HS thực hiện theo yêu cầu
Khoa học
TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN
MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC
I. Mục tiêu:
- Phân tích những nguyên nhân đẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm, nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
- Liên hệ thực tế về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước và không khí ở địa phương.
TĐ: - Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường không khí và nước.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV : - Hình vẽ trong SGK trang 128, 129. 
 - HS : - SGK.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: Tác động của con người đến môi trường đất trồng.
- Gọi 1 hs lên bảng hỏi để các hs khác trả lời.
2. Bài mới: 	
- Tác động của con người đến môi trường không khí và nước.
vHoạt động 1: Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường đất và nước.
+ Nêu nguyên nhân dẫn đến việc làm ô nhiễm bầu không khí và nguồn nước.
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu những con tàu lớn bị đắm hoặc những đường dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ?
+ Tại sao một số cây trong hình bị trụi lá? Nêu mối liên quan giữa sự ô nhiễm môi trường không khí vối sự ô nhiễm môi trường đất và nước
¨	Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí và nước, phải kể đến sự phát triển của các ngành công nghiệp và sự lạm dụng công nghệ, máy móc trong khai thác tài nguyên và sản xuất ra của cải vật chất.
v Hoạt động 2: Liên hệ thực tế.
Giáo viên nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận.
+ Liên hệ những việc làm của người dân dẫn đến việc gây ra ô nhiễm môi trường không khí và nước.
+ Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
- Giáo viên kết luận về tác hại của những việc làm trên.
3. Củng cố. 
- Đọc  ... Nam
- Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là công trình tiêu biểu đầu tiên, thể hiện thành quả của công cuộc xây dựng CNXH.
- Một số Nhà máy Thuỷ điện như : Thác Bà ở Yên Bái ; Đa Nhim ở Lâm Đồng ; laly ở Gia Lai. 
- 2 HS chỉ trên bản đồ vị trí Nhà máy thuỷ điện lớn nhất nước ta và nêu lợi ích của Nhà máy ấy.
- HS thực hiện theo yêu cầu
- Vài hs nêu lại.
Địa lý
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
- Hệ thống lại các kiến thức đã học từ tuần 1 đến tuần 7.
- Củng cố cho hs về vị trí địa lí, hình dạng, diện tích,địa hình, khoáng sản, khí hậu, sông ngòi, biển, đất và rừngở nước ta.
- Giáo dục hs thấy được tiềm năng kinh tế, cảnh đẹp ở nước ta, từ đó thêm yêu đất nước VN.
II. Đồ dùng dạy học:
- Lược đồ VN
- Lược đồ địa hình và khí hậu
- Lược đồ sông ngòi, biển , rừng SGK
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2hs ttrả lời câu hỏi:
+ Hãy kể tên các nước, các châu đã học?
+ Trong các nước đã học, nước nào có số dân đông nhất?, có nền kinh tế phát triển mạnh nhất?
2. Bài mới: - Giới thiệu bài:
* - Gv cho hs thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi :
H: Hãy chỉ vị trí ,giới hạn nước ta trên lược đồ VN?
H: Phần đất liền nước ta giáp với những nước nào?
- Diện tích nước ta là bao nhiêu km2 ?
H : Nêu đặc điểm chính của địa hình nước ta?
H : Nước ta có những loại khoáng sản nào?
H: Hãy nêu đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta?
H : Khí hậu miền Bắc và miền Nam khác nhau như thế nào?
H: Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì? Nêu tên và chỉ một số con sông của nước ta trên bản đồ?
H: Nêu vị trí và đặc điểm của vùng biển nước ta?
- Nước ta có mấy loại đất, mấy loại rừng?
- Cho hs chỉ trên lược đồ phân bố rừng ở VN.
3. Củng cố; dặn dò:
- Cho vài hs nêu lại diện tích, hình dạng, khí hậu , sông ngòi và biển ở nước ta.
- Giáo dục hs thấy được tiềm năng kinh tế, cảnh đẹp ở nước ta, từ đó thêm yêu đất nước VN, có ý chí phấn đấu để sau này xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau : Thi cuối học kì 2.
- 2HS trả lời, lớp nhận xét.
- 2 HS lên bảng chỉ trên lược đồ VN
- Phần đất liền nước ta giáp với Lào, Cam –pu-chia, Thái Lan
-330 000 km2
- Phần đất liền của nước ta với ¾ diện tích là đồi núi, chỉ có ¼ diện tích là đồng bằng.. 
- Nước ta có nhiều loại khoáng sản nhưe than ở Quảng Ninh, a-pa-tít ở Lào Cai, sắt ở Hà Tĩnh, bô xxít ở Tây Nguyên, dầu mỏ và khí tự nhiên ở Biển đông. 
-Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa : Nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa.
- Khí hậu ở nước ta có sự khác biệt giữa miền nam và miền Bắc.Miền bắc có mùa đông lạnh và mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm, với mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhưng ít sông lớn. Sông ở nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa 
- 2 HS lên bảng chỉ một số con sông ở nước ta trên bản đồ : Sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Gianh,sông đồng Nai, sông Hậu, 
- Hs lên bảng chỉ trên lược đồ vị trí của vùng biển nước ta
- Vùng biển nước ta không bao giờ đóng băng, thuận lợi cho giao thông và đánh bắt hải sản. Miền Bắc và miền Trung hay có gió bão gây thiệt hại chotàu thuyền và những vùng ven biển.
- Có 2 loại đất chính : Phe-ra –lít,Phù sa.Có 2 loại rừng. Đó là rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn.
- 2 HS nêu lại.
- HS chú ý lắng nghe
Thứ sáu ngày 04 tháng 5 năm 2012
Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI. 
I. Mục tiêu:	
- Hs biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả người theo 3 đề đã cho (tuần 33): bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
- Tự đánh giá được những thành công và hạn chế trong bài viết của mình.Biết sửa bài; viết lại một đoạn trong bài cho hay hơn.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV: Bảng phụ ghi các đề bài của tiết Kiểm tra viết (tả người) ; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, đoạn, ý  cần chữa chung trước lớp. Phấn màu.
+ HS : Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài: 
- Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết Trả bài văn kể chuyện.
2. Hướng dẫn HS nhận xét bài làm:
Hoạt động 1: Giáo viên nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
a) Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn các đề bài của tiết Kiểm tra viết (tả người); một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý 
b) Nhận xét về kết quả làm bài:
* Những ưu điểm chính:
- Xác định đúng đề bài (tả thầy giáo hoặc cô giáo đã từng dạy dỗ em; tả một người ở địa phương nơi em sinh sống; tả lại một người em mới gặp lần đầu nhưng đã để lại ấn tượng sâu sắc).
- Bố cục: đầy đủ, hợp lí; ý: đủ, phong phú, mới, lạ; diễn đạt: mạch lạc, trong sáng; trình tự miêu tả hợp lí.
- Nêu một số bài văn hay. 
* Những thiếu sót, hạn chế.
-Một số em dùng từ chưa chính xác, còn sai lỗi chính tả.
c) Thông báo điểm số cụ thể .
* Với những học sinh viết bài chưa đạt yêu cầu, yêu cầu học sinh về nhà viết lại bài để nhận kết quả tốt hơn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh chữa bài.
* Giáo viên trả lời cho từng học sinh.
a) Hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài làm của mình.
- Mời học sinh đọc mục 1, tự đánh giá bài.
b) Hướng dẫn chữa lỗi chung.
- Giáo viên treo bảng phụ, chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng phụ.
- Giáo viên chữa lại cho đúng bằng phấn màu (nếu sai). YC học sinh chép bài chữa vào vở.
c) Hướng dẫn chữa lỗi trong bài.
- Giáo viên theo dõi, kiểm tra học sinh làm việc.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay.
- Mời 1 học sinh đọc thành tiếng mục 3.
- Giáo viên đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo của một số học sinh.
- YC học sinh viết lại 1 đoạn.
3. Củng cố; dặn dò:
- Giáo viên nhận tiết học, biểu dương những học sinh viết bài đạt điểm cao và những học sinh đã tham gia chữa bài tốt. 
- Yêu cầu những học sinh viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài văn để nhận đánh giá tốt hơn.
Nhắc học sinh về nhà luyện đọc lại các bài tập đọc; các bài văn đã làm để chuẩn bị thi cuối học kì 2.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- 1 học sinh đọc thành tiếng mục 1 trong SGK _ “Tự đánh giá bài làm của em”. Cả lớp đọc thầm lại.
- Học sinh xem lại bài viết của mình, tự đánh giá ưu, khuyết điểm của bài dựa theo hướng dẫn.
- Một số học sinh lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên giấy nháp.
Học sinh cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
- Đọc lời nhận xét của thầy (cô) giáo, đọc những chỗ thầy (cô) chỉ lỗi trong bài, sửa lỗi vào lề vở hoặc dưới bài viết.
- Đổi bài làm cho bạn bên cạnh để soát lỗi còn sót, soát lại việc sửa lỗi.
- 1 học sinh đọc thành tiếng mục 3 trong SGK (Học tập những đoạn văn, bài văn hay).
- Học sinh trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn, rút kinh nghiệm cho mình.
- Mỗi học sinh chọn một đoạn trong bài của mình viết lại theo cách hay hơn. Khi viết, tránh những lỗi diễn đạt đã phạm phải.
- HS chú ý lắng nghe
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG. (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh tiếp tục củng cố các kĩ năng thực hành tính nhân, chia và vận dụng để tìm thành phần chưa biết của phép tính,giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Làm thành thạo các dạng toán trên.
- Giáo dục học sinh tính chinh xác, khoa học, cẩn thận.
- BT1(cột 2,3); BT2( cột 2); BT4: HSKG
II. Đồ dùng dạy học:
 + GV : Bảng phụ, hệ thống câu hỏi.
 + HS : SGK, xem trước bài ở nhà.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập.
- Gọi hs lên bảng làm lại bài 2 tiết trước.
-Nhận xét.
2. Bài mới: “Luyện tập chung”
-Hướng dẫn hs làm bài tập.
Bài 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
- Gọi 3 hs làm vào bảng phụ.
- Nhận xét, ghi điểm.
Cột 2 và cột 3 cho về nhà.
Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc đề.
-Nêu dạng toán, cách làm.
-Nêu công thức tính.
-Gọi 2 hs làm vào bảng phụ
Nhận xét, ghi điểm.
- Câu b và d cho về nhà
Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc đề.
- Hướng dẫn cách làm bài
Bài 4: Yêu cầu học sinh đọc đề.
- Hướng dẫn về nhà làm.
3. Củng cố; dặn dò:
- Nhắc lại nội dung vừa ôn.
- Làm bài ở vở bài tập toán.
- Chuẩn bị : Luyện tập chung.
- Bắt đầu soạn từ đây.
Bài 1: Tính:
- Học sinh làm vở.
a) 683 × 35 = 23905
b) × = 
c) 36,66 : 7,8 = 4,7
Bài 2: Tìm x:
-Học sinh nêu.
Học sinh làm vở.
a) 0,12 × x = 6
 x = 6 : 0,12
 x = 50
c) 5,6 : x = 4
 x = 5,6 : 4
 x = 1,4
Bài 3: Học sinh đọc đề.
- Học sinh giải vào vở
	Giải:
Tỉ số phần trăm của số kg đường bán trong ngày thứ ba là :
100% - 35% - 40% = 25%
Ngày thứ ba cử hàng bán được số kg đường là:
2400 × 25 : 100 = 600 (kg)
Đáp số: 600 kg
- HS chú ý lắng nghe
Sinh hoạt
SƠ KẾT TUẦN 34
I. Mục tiêu:
- Nhận xét đánh giá việc thực hiện nề nếp và sinh hoạt trong tuần 34.
- Triển khai công việc trong tuần 35.
- Tuyên dương những em luôn phấn đấu vươn lên có tinh thần giúp đỡ bạn bè.
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Ổn định tổ chức: 
2. Tiến hành:
* Sơ kết tuần 34
- Cho lớp trưởng báo cáo việc theo dõi nề nếp sinh hoạt của lớp trong tuần. 
- Ban cán sự lớp và tổ trưởng bổ sung.
- GV nhận xét chung, bổ sung.
+ Đạo đức:
- Lớp thực hiện nghiêm túc mọi nề nếp và kế hoạch do nhà trường, Đội phát động. 
- Tồn tại : Vẫn còn một số em nói chuyện trong giờ học, chưa có ý thức tự giác học tập, nhất là 15 phút đầu giờ, có em còn đùa nghịch trong giờ học.
+ Học tập:
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập và sách giáo khoa. Nhiều em có ý thức học bài và làm bài tập ở lớp và ở nhà tương đối đầy đủ. Trong lớp chăm chú nghe cô giáo giảng bài tích cực tham gia các hoạt động học tập. Nhiều em tích cực học tập. 	
- Tồn tại : Lớp còn ồn, một số em lười học bài và làm bài ở nhà, chữ viết của một số em còn cẩu thả, xấu. Môn tập làm văn các em học còn yếu nhiều.
+ Các hoạt động khác:
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh các nhân, vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ.
* Tồn tại: - Xếp hàng ra vào lớp chưa nhanh nhẹn. 
* Tuyên dương những em có thành tích tốt.
* Kế hoạch tuần 35
- Tiếp tục duy trì sĩ số và nề nếp trong tuần, khắc phục một số hạn chế ở tuần trước.
- Học chương trình tuần 35 theo thời khoá biểu. 
Kí duyệt
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
......................................................................
Vĩnh Bình, ngày......tháng.......năm 2012
Tổ trưởng
Dương Sơn Hùng

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 34.doc