Tích cực hoá hoạt động của học sinh trong giờ học toán bậc tiểu học

Tích cực hoá hoạt động của học sinh trong giờ học toán bậc tiểu học

 TÍCH CỰC HOÁ HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

 TRONG GIỜ HỌC TOÁN BẬC TIỂU HỌC

A) Định hướng chung của đổi mới phương pháp:

- Dạy trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động của học sinh. Cụ thể GV cần tổ chức và hướng dẫn HS hoạt động học tập dưới sự hổ trợ đúng mức và đúng lúc của GV; sách giáo khoa, đồ dùng dạy học để từng học sinh hoặc từng nhóm tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học, tự chiếm lĩnh nội dung kiến thức và vận dụng được nội dung kiến thức đó trong luyện tập thực hành.

 - Để phù hợp với quá trình nhận thức và giai đoạn “học tập sâu” ở bậc tiểu học ( lớp 4,5) GV cần lựa chọn, vận dụng hợp lý các phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS phù hợp với điều kiện lớp học và khả năng nhận thức của HS bước đầu bồi dưỡng phương pháp tự học, vận dụng kiến thức vào thực tiển, đảm bảo sự cân đối, hài hoà hoạt động của GV và HS.

 - Khi day kiến thức mới, GV giúp HS tự phát hiện vấn đề của bài học , giúp HS huy động những kiến thức và kinh nghiệm đã tích luỹ để tự mình hoặc cùng các bạn trong nhóm tìm ra cách giải quyết vấn đề, tự lĩnh hội nội dung kiến thức. Muốn vậy GV cần phải dạy thế nào để cả lớp đều làm việc?

B) Dạy HS cả lớp đều làm việc:

 Đây là cách dạy để từng HS cả lớp đều được làm việc bằng tay hay nói cách khác: Dạy theo kiểu tổ chức làm việc. Với cách này GV phải vận dụng các phương pháp, các hình thức hoat động làm sao cho mọi HS từ giỏi, khá, trung bình, yếu đều được làm việc trong lĩnh vực truyền tụ kiến thức mới hoặc luyện tập thực hành để HS phát huy sáng tạo, chủ động cho học sinh.

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 593Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tích cực hoá hoạt động của học sinh trong giờ học toán bậc tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD – ĐT TX Buôn Hồ
Trường TH Kim Đồng
 TÍCH CỰC HOÁ HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 TRONG GIỜ HỌC TOÁN BẬC TIỂU HỌC
Định hướng chung của đổi mới phương pháp:
- Dạy trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động của học sinh. Cụ thể GV cần tổ chức và hướng dẫn HS hoạt động học tập dưới sự hổ trợ đúng mức và đúng lúc của GV; sách giáo khoa, đồ dùng dạy học để từng học sinh hoặc từng nhóm tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học, tự chiếm lĩnh nội dung kiến thức và vận dụng được nội dung kiến thức đó trong luyện tập thực hành.
 - Để phù hợp với quá trình nhận thức và giai đoạn “học tập sâu” ở bậc tiểu học ( lớp 4,5) GV cần lựa chọn, vận dụng hợp lý các phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS phù hợp với điều kiện lớp học và khả năng nhận thức của HS bước đầu bồi dưỡng phương pháp tự học, vận dụng kiến thức vào thực tiển, đảm bảo sự cân đối, hài hoà hoạt động của GV và HS.
 - Khi day kiến thức mới, GV giúp HS tự phát hiện vấn đề của bài học , giúp HS huy động những kiến thức và kinh nghiệm đã tích luỹ để tự mình hoặc cùng các bạn trong nhóm tìm ra cách giải quyết vấn đề, tự lĩnh hội nội dung kiến thức. Muốn vậy GV cần phải dạy thế nào để cả lớp đều làm việc?
B) Dạy HS cả lớp đều làm việc: 
 Đây là cách dạy để từng HS cả lớp đều được làm việc bằng tay hay nói cách khác: Dạy theo kiểu tổ chức làm việc. Với cách này GV phải vận dụng các phương pháp, các hình thức hoat động làm sao cho mọi HS từ giỏi, khá, trung bình, yếu đều được làm việc trong lĩnh vực truyền tụ kiến thức mới hoặc luyện tập thực hành để HS phát huy sáng tạo, chủ động cho học sinh.
Cách dạy này đã có những ưu điểm sau: 
Mọi HS trong cả lớp ( G, K, TB, Y ) đều được làm việc bằng tay nên phát huy cao tính tích cực của HS. 
HS tự tìm ra chân lý chứ không tiếp thu chân lý một cách thụ động.
HS nào cũng được làm việc bằng tay nên càng nắm chắc và nhớ lâu kiến thức đồng thời thường xuyên phát huy được tư duy của HS.
Không khí lớp học sôi nổi hơn.
 Tuy nhiên trong chương trình toán không phải bài nào với sự gợi mở của GV, HS cũng tự phát hiện và giải quyết vấn đề mà đôi khi tuỳ nội dung, tuỳ đối tượng HS, GV có thể chuyển tải kiến thức dưới hình thức giới thiệu.GV cần giới thiệu, dẫn dắt thế nào để HS lĩnh hội kiến thức mới một cách tự nhiên, không gò ép.
 Vậy để thuận lợi cho phương pháp tích cực hoá hoạt động của HS, tuỳ theo nội dung kiến thức, phương pháp và hình thức hoạt động GVcó thể thay đổi thứ tự các bài tập trong sách giáo khoa hoặc có thể dùng một số bài tập đồng dạng trong vở bài tập của HS để thay đổi các bài tập trong sách giáo khoa.
Ghi bảng : GV không nhất thiết phải ghi bảng hết nội dung trong sách giáo khoa ( GV có thể cho học sinh nêu trong quá trình hướng dẫn).
 Sưu tầm ( tạp chí tiểu học )
 š š š š š š š
 GIÁO ÁN VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC HOÁ HOẠT ĐỘNG HỌC 
 SINH TRONG TIẾT HỌC TOÁN LỚP 5
Môn toán lớp 5
Bài : Giải toán về tỉ số phần trăm
 Cán bộ chỉ đạo( Phó Hiệu trưởng): Trương Thị Kim Chi 
 Giáo viên dạy: Bùi Thị Kim Tiến
Đơn vị : Trường TH Kim Đồng – Phòng GD – ĐT Thị xã Buôn Hồ
Mục tiêu: Học xong bài, HS biết:
Tìm tỉ số phần trăm của hai số 
Vận dụng giải các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số.
Các hoạt động dạy học chủ yếu:
I)Bài cũ:- Viết các phân số sau thành tỉ số phần trăm:
 - 1HS nêu khái niệm về tỉ số phần trăm. 
 II)Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 HĐ1:
 1) Giới thiệu bài: (GV giới thiệu trực tiếp) Để giúp các em biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số và giải các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số, hôm nay, chúng ta học bài: Giải toán về tỉ số phần trăm.
 2) Ví dụ giải toán về tỉ số phần trăm:
Trường TH Kim Đồng có 600 học sinh, trong đó có 315 học sinh nữ. Tìm tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh toàn trường.
* GV hường dẫn HS tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600:
- Em hãy viết : Tỉ số phần trăm của học sinh nữ và số học sinh toàn trường là bao nhiêu?( Hay số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh toàn trường?)
Theo em làm thế nào để đưa tỉ số 315 : 600 về tỉ số phần trăm?
GV dẫn dắt HS tự nêu được quy tắc về tìm tỉ số phần trăm của 315 và 600. 
HĐ2) Hướng dẫn HS áp dụng vào giải toán có nội dung tìm tỉ số phần trăm.
GV giải thích: Khi 80kg nước biển bốc hơi hết thì thu được 2,8 kg muối. Tìm tỉ số phần trăm của muôí trong nước biển.
GV chữa bài và kết luận:
HĐ3: Thực hành
Bài 1: GV cho HS nêu yêu cầu và hướng dẫn HS thực hiện theo mẫu ( SGK).
 GV cho HS thực hiện bài tập với hình thức trò chơi theo nhóm “Nói nhanh, tính đúng” 
Bài 2: GV cho HS đọc đề bài,( SGK) GV giới thiệu mẫu và cho HS tự làm và gọi 1HS lên bảng làm bài,lớp nhận xét và chữa bài
Bài tập 3: ( SGK)
GV cho HS nhận xét và chữa bài tập, GV có thể cho học sinh làm theo cách khác.
HĐ4) Củng cố - dặn dò: GV cho HS nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai sốvà hệ thống bài học
- HSlắng nghe
- HS làm việc cá nhân: đọc đề và nêu nội dung và yêu cầu của đề bài.
- HS thảo luận nhóm đôi và tự tìm cách giải quyết rồi viết vào bảng con : 
 315 : 600 hoặc 
- Một số HS giải thích cách làm của mình.
 315 ; 600 = 0,525
Để chuyển tỉ sốvề phần trăm: 
 0,525 x 100 : 100 = 52,5 : 100 = 52,5%
 HS nêu quy tắc: - chia 315 cho 600
 - Nhân thương đó với 100 và viết kí hiệu bên phải số vừa tìm được.
HS đọc bài toán trong SGK
HS làm việc cá nhân, cả lớp làm bài tập vào vở,3 HS làm bài vào bảng phụ .
3 HS làm bài vào bảng phụ trình bày bài làm của mình, lớp nhận xét 
 Giải
Tỉ số phần trăm lượng muối trong nước biển là:
 2,8 : 80 = 0,035
 0,035 = 3,5%
 Đáp số: 3,5 %
- HS thực hiện trò chơi - lớp nhận xét và quản trò ( HS ) kết luận:
0,3 = 30% ; 0,234 = 23,4% ; 1,35 = 135%
HS tự làm bài . 
 45 : 61= 0,7377...= 73,77%
 1,2 : 26 = 0,0461..= 4,61%
HS đọc đề toán, tóm tắt bài toán.
HS thảoluận theo nhóm đôi rồi làm bài vào vở.1HS làm vào bảng phụ.
 Bài giải
 Tỉ số phần trăm của số HS nữ và số HS của lớp học là: 
 13 : 25 = 0,52
 0,52 = 52%
 Đáp số: 52%
Cách khác:
 Bài giải
Tỉ số phần trăm của số HS nữ và số HS của lớp học là:
 13 : 25 = 
 Đáp số: 52%

Tài liệu đính kèm:

  • docTICH CUC HOA HOAT DONG CUA HOC SINH TRONG TIET HOC.doc