Tiếng Việt 5 - Chủ đề 2: Phương pháp dạy học học vần

Tiếng Việt 5 - Chủ đề 2: Phương pháp dạy học học vần

Phương pháp dạy học Học vần

Hoạt động 1. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của phân

môn Học vần

Thông tin cơ bản

Mục tiêu, nhiệm vụ dạy học chi phối việc lựa chọn, sắp xếp các nội dung

dạy học vào việc phối hợp sử dụng các phương pháp, biện pháp dạy học.

Mục tiêu, nhiệm vụ dạy học của môn Tiếng Việt được cụ thể hoá thành

mục tiêu, nhiệm vụ dạy học của các phân môn.

1. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học nhằm trang bị cho học sinh các kĩ năng đọc,

nghe, nói, viết. Riêng ở phân môn Học vần, trong bốn kĩ năng trên, đọc và

viết được đặc biệt ưu tiên. Điều này có nguyên nhân từ mục tiêu của phân

môn là dạy chữ - một phương tiện biểu đạt lời nói đặc biệt hiệu quả mà học

sinh lớp 1 hầu như chưa biết tới.

2. Phân môn Học vần có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Trang bị cho học sinh cả 4 kĩ năng: đọc, nghe, nói, viết.

- Phát triển vốn từ cho học sinh, tập cho các em viết đúng mẫu các câu

ngắn, bồi dưỡng lòng ham thích thơ văn cho các em. Ngoài ra, Học vần còn

góp phần làm giàu vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội cho học sinh; giáo dục

nhân cách, đạo đức, tình cảm, tâm hồn cho các em.

Hoạt động xác định mục tiêu, nhiệm vụ dạy học Học vần có hai nhiệm vụ:

- Tìm hiểu mục tiêu của phân môn Học vần

- Tìm hiểu nhiệm vụ của phân môn Học vần

pdf 31 trang Người đăng hang30 Lượt xem 1331Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiếng Việt 5 - Chủ đề 2: Phương pháp dạy học học vần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 2 
Phương pháp dạy học Học vần 
Hoạt động 1. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của phân 
môn Học vần 
Thông tin cơ bản 
Mục tiêu, nhiệm vụ dạy học chi phối việc lựa chọn, sắp xếp các nội dung 
dạy học vào việc phối hợp sử dụng các phương pháp, biện pháp dạy học. 
Mục tiêu, nhiệm vụ dạy học của môn Tiếng Việt được cụ thể hoá thành 
mục tiêu, nhiệm vụ dạy học của các phân môn. 
1. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học nhằm trang bị cho học sinh các kĩ năng đọc, 
nghe, nói, viết. Riêng ở phân môn Học vần, trong bốn kĩ năng trên, đọc và 
viết được đặc biệt ưu tiên. Điều này có nguyên nhân từ mục tiêu của phân 
môn là dạy chữ - một phương tiện biểu đạt lời nói đặc biệt hiệu quả mà học 
sinh lớp 1 hầu như chưa biết tới. 
2. Phân môn Học vần có các nhiệm vụ chủ yếu sau: 
- Trang bị cho học sinh cả 4 kĩ năng: đọc, nghe, nói, viết. 
- Phát triển vốn từ cho học sinh, tập cho các em viết đúng mẫu các câu 
ngắn, bồi dưỡng lòng ham thích thơ văn cho các em. Ngoài ra, Học vần còn 
góp phần làm giàu vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội cho học sinh; giáo dục 
nhân cách, đạo đức, tình cảm, tâm hồn cho các em. 
Hoạt động xác định mục tiêu, nhiệm vụ dạy học Học vần có hai nhiệm vụ: 
- Tìm hiểu mục tiêu của phân môn Học vần 
- Tìm hiểu nhiệm vụ của phân môn Học vần 
Nhiệm vụ của hoạt động 1 
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu mục tiêu của phân môn Học vần 
1. Làm việc cá nhân: Đọc phần thông tin cho hoạt động 1 và các tài liệu 
tham khảo (TLTK) sau đây, tìm hiểu mục tiêu của phân môn Học vần. 
- Tiếng Việt 1 - sách giáo viên (phần giới thiệu chung) 
- Hỏi đáp về sách Tiếng Việt 1 (phần giải đáp về phân môn Học vần) 
2. Hoạt động tập thể: 
- Sinh viên thảo luận nhóm về mục tiêu cuả phân môn Học vần. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
3. Giáo viên chốt lại những thông tin cơ bản về mục tiêu của phân môn Học 
vần. 
Nhiệm vụ 2. Xác định nhiệm vụ của phân môn Học vần 
1. Làm việc cá nhân: 
- Đọc các tài liệu tham khảo đã nêu ở nhiệm vụ 1 và tìm hiểu nhiệm vụ của 
phân môn Học vần. 
2. Hoạt động tập thể: 
- Sinh viên thảo luận nhóm về các nhiệm vụ của phân môn Học vần. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
3. Giáo viên giải đáp thắc mắc, chốt lại các nhiệm vụ của phân môn Học 
vần. 
Đánh giá hoạt động 1 
Sinh viên thực hiện các yêu cầu sau: 
1. Xác định mục tiêu của phân môn Học vần. 
2. Xác định các nhiệm vụ cơ bản của phân môn Học vần, lấy ví dụ minh 
hoạ cho mỗi nhiệm vụ. 
3. Thực hành xác định mục đích, yêu cầu của một bài học vần cụ thể. 
Hoạt động 2. Tìm hiểu các nguyên tắc dạy Học vần 
thông tin cơ bản 
Nguyên tắc dạy học Học vần là sự vận dụng các nguyên tắc dạy học tiếng 
Việt nói chung cho phù hợp với đặc trưng của phân môn. Do vậy, phân 
môn Học vần phải tuân thủ ba nguyên tắc dạy học tiếng Việt đặc thù ở Tiểu 
học: phát triển lời nói, phát triển tư duy, và tính đến đặc điểm (tâm sinh lí 
và ngôn ngữ) của học sinh. 
Ngoài ra, do đặc trưng riêng về nội dung dạy học và đặc trưng tâm sinh lí, 
nhận thức của học sinh, trong dạy học Học vần cần đặc biệt chú ý tới 
nguyên tắc trực quan. Hầu hết học sinh lớp 1 đã biết nghe, nói tương đối 
thành thạo tiếng Việt từ trước khi đi học, nhưng đại đa số các em khi đến 
trường mới bắt đầu học chữ. Đối với các em, đây là một nhiệm vụ tuy hấp 
dẫn nhưng rất khó khăn. Do đặc điểm sinh lí lứa tuổi, nhận thức của học 
sinh lớp 1 thiên về cụ thể nên muốn hoạt động dạy Học vần đạt kết quả tốt, 
giáo viên cần chú ý sử dụng thường xuyên các phương tiện trực quan để cụ 
thể hoá nội dung dạy học và tăng cường tính hấp dẫn của giờ học. Hình 
thức trực quan trong Học vần là tranh ảnh, mô hình, vật thật, cũng có thể là 
lời nói, như chữ mẫu, câu nói mẫu, giọng đọc mẫu của giáo viên 
Hoạt động tìm hiểu các nguyên tắc dạy học học vần gồm có 4 nhiệm vụ: 
- Phân tích nguyên tắc phát triển lời nói trong dạy học Học vần 
- Phân tích nguyên tắc phát triển tư duy trong dạy học Học vần 
- Phân tích nguyên tắc tính đến đặc điểm của học sinh trong dạy học Học 
vần 
- Phân tích nguyên tắc trực quan trong dạy học Học vần 
Nhiệm vụ của hoạt động 2 
Nhiệm vụ 1. Phân tích yêu cầu của nguyên tắc phát triển lời nói 
trong dạy học Học vần 
1. Làm việc cá nhân: 
- Đọc thông tin cho hoạt động 2 và các TLTK sau đây để tìm hiểu sự vận 
dụng nguyên tắc phát triển lời nói (cơ sở khoa học, yêu cầu) trong phân 
môn Học vần: 
+ Tiếng Việt 1 tập 1 - sách giáo viên (phần giới thiệu chung) 
+ Tiếng Việt 1 - sách giáo khoa (đọc một bài cụ thể để phân tích sự vận 
dụng của nguyên tắc) 
2. Hoạt động tập thể: 
- Thảo luận nhóm về sự vận dụng nguyên tắc phát triển lời nói trong phân 
môn Học vần 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
3. Giáo viên giải đáp thắc mắc, cung cấp thông tin về nguyên tắc phát 
triển lời nói trong phân môn Học vần. 
Nhiệm vụ 2. Phân tích yêu cầu của nguyên tắc Phát triển tư duy 
trong dạy Học vần 
1. Làm việc cá nhân: Đọc các TLTK như ở nhiệm vụ 1 và tìm hiểu 
về sự vận dụng nguyên tắc phát triển tư duy trong phân môn Học vần. 
2. Hoạt động tập thể: 
- Thảo luận nhóm về sự vận dụng nguyên tắc phát triển tư duy trong phân 
môn Học vần. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
3. Giáo viên giải đáp thắc mắc, cung cấp thông tin về nguyên tắc phát 
triển tư duy trong phân môn Học vần. 
Nhiệm vụ 3. Phân tích yêu cầu của nguyên tắc tính đến đặc điểm 
của học sinh trong dạy Học vần 
1. Làm việc các nhân: Đọc các TLTK như ở nhiệm vụ 1 để tìm 
hiểu sự vận dụng nguyên tắc trong phân môn Học vần. 
 2. Hoạt động tập thể 
- Thảo luận nhóm về yêu cầu của nguyên tắc tính đến đặc điểm của học 
sinh trong dạy Học vần. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
3. Giáo viên giải đáp thắc mắc, cung cấp thông tin về nguyên tắc tính đến 
đặc điểm của học sinh trong dạy Học vần. 
Nhiệm vụ 4. Tìm hiểu nguyên tắc trực quan trong dạy học Học vần 
1. Cả lớp xem băng hình trích đoạn một tiết Học vần. 
2. Làm việc các nhân: Phân tích các hình thức trực quan và cách sử 
dụng phương tiện trực quan trong trích đoạn vừa quan sát. 
3. Hoạt động tập thể: 
- Thảo luận nhóm về các nội dung sau: 
+ Các hình thức trực quan trong phân môn Học vần, tác dụng của mỗi hình 
thức trực quan đối với việc hình thành kĩ năng và góp phần cung cấp kiến 
thức chuẩn. 
+ Cách sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học Học vần (dùng 
phương tiện trực quan như thế nào, vào lúc nào trong tiết Học vần). 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, cả lớp thảo luận tiếp 
những nội dung chưa nhất trí hoặc cần chú ý. 
4. Giáo viên cung cấp thông tin về nguyên tắc Trực quan 
trong dạy học Học vần. 
5. Cả lớp thảo luận về sự vận dụng các nguyên tắc dạy học Học 
vần trong trích đoạn vừa quan sát. 
Đánh giá hoạt động 2 
Sinh viên thực hiện các yêu cầu dưới đây: 
1. Phân tích các yêu cầu cơ bản của nguyên tắc phát triển lời nói trong dạy 
học Học vần, cho ví dụ minh hoạ. 
2. Phân tích các yêu cầu cơ bản của nguyên tắc phát triển tư duy trong dạy 
học Học vần, cho ví dụ minh hoạ. 
3. Phân tích các yêu cầu cơ bản của nguyên tắc tính đến đặc điểm của học 
sinh trong dạy Học vần, cho ví dụ minh hoạ. 
4. Phân tích các yêu cầu của nguyên tắc trực quan trong dạy học Học vần, 
cho ví dụ minh hoạ.. 
5. Phân tích sự vận dụng các nguyên tắc dạy học trong một bài học vần cụ 
thể. 
Hoạt động 3. phân tích nội dung dạy Học vần 
Thông tin cơ bản 
Nội dung dạy học phân môn được thể hiện ở cấu trúc chương trình, bố cục 
sách giáo khoa và ở nội dung cụ thể của từng bài học. 
1. Cấu trúc chương trình và sách giáo khoa phân môn Học vần được thể 
hiện qua 103 bài đầu của bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1. 
Các ý tưởng về nguyên tắc dạy học, định hướng dạy học, mục tiêu dạy học 
của phân môn thể hiện qua sự sắp xếp các bài học theo trật tự dễ trước khó 
sau, đơn giản trước phức tạp sau. 
Căn cứ vào cấu trúc bài, quy trình dạy và mục đích của các bài học cụ thể, 
có thể chia các bài học vần thành 2 nhóm: nhóm bài Làm quen với chữ cái 
và dấu thanh (gọi tắt là nhóm bài Làm quen), nhóm bài (học) Âm và chữ 
ghi âm. Nhóm bài Âm và chữ ghi âm lại có thể được chia thành hai nhóm 
nhỏ là nhóm bài Dạy học âm vần mới (nhóm bài Âm - vần mới), và nhóm 
bài Ôn tập các âm, vần đã học (nhóm bài Ôn tập). 
2. Để tiện trình bày, bắt đầu từ đây, chúng ta chia các bài học vần thành 3 
nhóm: Làm quen, Âm - vần mới và Ôn tập. 
2.1. Nhóm bài Làm quen gồm có 6 bài, trong đó bài 6 có vai trò của một 
bài ôn tập. 
Ngoài việc hình thành cho học sinh các thói quen và nền nếp học tập ban 
đầu, giúp các em làm quen với các chữ cái và dấu thanh, nắm được nguyên 
tắc ghép các chữ cái ghi âm để tạo thành tiếng đơn giản nhất, các bài học 
làm quen còn giúp học sinh hiểu mối liên quan giữa chữ và tiếng thể hiện 
nó, sự khác biệt về hình dáng và tác dụng của các dấu thanh. 
2.2. Các bài học Âm - vần mới được bố trí từ bài 7 đến bài 103 (nằm trong 
khoảng bài này còn có các bài ôn tập), được trình bày theo một cấu trúc 
thống nhất trên hai trang sách. Nội dung dạy học được sắp xếp theo tiêu chí 
vần có cấu tạo đơn giản trước vần có cấu tạo phức tạp, vần có tần số xuất 
hiện cao trước vần có tần số xuất hiện thấp, vần không có âm đệm trước 
vần có âm đệm 
2.3. Nhóm bài Ôn tập nhằm ôn lại các vần đã học thuộc cùng một kiểu vần. 
Nhóm bài này gồm 15 bài, mỗi bài được trình bày trên hai trang sách, đều 
có nội dung giúp học sinh ôn lại một nhóm vần đã học và nội dung rèn 4 kĩ 
năng lời nói gắn với các vần được ôn tập. 
Trong các nhóm bài Học vần, kênh hình được chú trọng đặc biệt và được sử 
dụng có dụng ý. 
Hoạt động tìm hiểu nội dung dạy học của phân môn Học vần bao gồm hai 
nhiệm vụ cụ thể: 
- Phân tích cấu trúc chương trình và bố cục sách giáo khoa - phần Học 
vần. 
- Tìm hiểu nội dung của các nhóm bài Học vần. 
Nhiệm vụ của hoạt động 3 
Nhiệm vụ 1. Phân tích cấu trúc chương trình và sách giáo khoa 
phân môn Học vần 
1. Làm việc cá nhân 
Đọc các TLTK sau, ghi chép các thông tin về chương trình và sách giáo 
khoa Tiếng Việt 1: số bài, số tiết học, các nhóm bài học vần, cấu trúc chung 
của mỗi nhóm bài, căn cứ sắp xếp các nội dung dạy học trong mỗi nhóm 
bài  
+ Tiếng Việt 1 - sách giáo khoa 
+ Tiếng Việt 1 - sách giáo viên 
+ “Hỏi đáp về sách Tiếng Việt 1” 
2. Hoạt động tập thể 
- Thảo luận nhóm về các nội dung như ở nhiệm vụ 1. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
3. Giáo ... è, tập mạnh 
dạn nói cho các bạn nghe và nghe các bạn nói, làm quen với môi trường 
giao tiếp mới - giao tiếp văn hoá, giao tiếp học đường. 
III. Củng cố, dặn dò 
- Chỉ bảng hoặc SGK cho học sinh đọc theo. 
- Hướng dẫn học sinh tìm tiếng có âm / thanh mới học. 
- Dặn dò học sinh học và làm bài tập ở nhà. 
4. Sinh viên thiết kế một bài Làm quen và thử dạy theo bài soạn đó; thảo 
luận tập thể về tiết dạy để đánh giá việc tổ chức các hoạt động dạy học. 
5. Quy trình chung của một bài Âm – vần mới gồm có các bước chủ yếu 
sau: 
Tiết 1 
I. Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu cơ bản: Học sinh đọc được âm, vần và viết được chữ ghi âm, vần, 
đọc, viết được tiếng / từ ứng dụng; đọc được câu ứng dụng của bài kế trước. 
- Yêu cầu mở rộng: Giáo viên có thể tuỳ trình độ của học sinh mà đưa ra 
một số yêu cầu mở rộng hoặc nâng cao. Ví dụ: Tìm thêm các tiếng / từ mới 
có âm, vần đã học (giáo viên có thể gợi ý qua đồ dùng học tập ở lớp, đồ 
dùng trong gia đình, các loại con vật, cây, quả quen thuộc đối với các em). 
II. Dạy - học bài mới 
1. Giới thiệu bài 
Giáo viên dựa vào tranh ở SGK hoặc tranh ảnh, vật mẫu đã chuẩn bị để giới 
thiệu chữ ghi âm / vần mới; cũng có thể giới thiệu trực tiếp âm, vần mới. 
2. Dạy âm, vần mới 
Giáo viên tiến hành dạy âm, vần theo nội dung bài học được trình bày trong 
SGK bằng các bước sau: 
- Dạy phát âm hoặc đánh vần vần mới. 
- Hướng dẫn học sinh ghép âm, vần thành tiếng mới, từ mới (còn gọi là 
tiếng khoá, từ khoá ), đánh vần và đọc trơn nhanh tiếng mới, đọc trơn từ 
mới 
- Hướng dẫn học sinh đọc từ ngữ ứng dụng (có thể kết hợp giải nghĩa của 
một số từ ngữ ứng dụng, nếu giáo viên thấy cần thiết). 
3. Dạy chữ ghi âm / vần mới: Giáo viên hướng dẫn học sinh viết chữ ghi 
âm, vần, tiếng mới (chú ý quy trình viết, cỡ chữ, điểm đặt bút, dừng bút). 
Học sinh luyện viết vào bảng con. 
Tiết 2 
4. Hướng dẫn học sinh luyện tập 
a. Luyện đọc câu / bài ứng dụng. 
- Học sinh nhận xét tranh minh hoạ của câu / bài ứng dụng. 
- Học sinh đọc câu ứng dụng theo yêu cầu của giáo viên (cá nhân, nhóm, 
lớp). (Giáo viên có thể đọc mẫu và giải nghĩa từ khó có trong câu / bài hoặc 
giảng qua về nội dung của câu / bài). 
b. Luyện viết vào vở 
Học sinh luyện viết vào vở theo yêu cầu của giáo viên. 
c. Luyện nghe - nói 
Giáo viên dựa vào chủ đề gợi ý trong tranh tiến hành tổ chức luyện nghe - 
nói một cách linh hoạt theo trình độ của học sinh, nhằm đạt được các yêu 
cầu; phát triển lời nói tự nhiên về chủ đề trong SGK, chú ý đến các từ ngữ 
có âm, vần mới học, từ đó mở rộng sử dụng cả những từ ngữ có âm, vần 
chưa học. Theo định hướng bằng câu hỏi của giáo viên, học sinh có thể nói 
được những câu đơn giản, có nội dung gần gũi với cuộc sống xung quanh 
các em. 
III. Củng cố, dặn dò 
- Giáo viên chỉ bảng hoặc SGK cho học sinh theo dõi và đọc theo. 
- Học sinh viết chữ ghi âm / vần / tiếng mới học trên bảng con và bảng lớp. 
- Học sinh tìm tiếng có âm / vần mới học trong các từ mà giáo viên chuẩn 
bị sẵn hoặc trong vốn từ của chính mình. 
- Giáo viên dặn dò học sinh học bài và làm bài tập ở nhà. 
7. Các bài Ôn tập trong phân môn Học vần có thể được 
thực hiện theo quy trình gồm có các bước cơ bản sau: 
Tiết 1 
I. Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu cơ bản: Học sinh đọc được âm, vần và viết được chữ ghi âm, vần 
của bài kế trước; đọc và viết được tiếng (từ) khoá từ ứng dụng; đọc được 
câu ứng dụng của bài kế trước; phát triển lời nói tự nhiên qua chủ đề luyện 
nói. 
- Yêu cầu mở rộng: Học sinh hiểu (nêu được) các tiếng / vần có cùng mô 
hình cấu tạo mà các em đã học. 
II. Dạy bài mới. 
1. Hướng dẫn học sinh ôn tập theo bảng sơ đồ ôn tập trong SGK 
- Giáo viên dùng tranh vẽ gợi ý để giới thiệu mô hình tiếng / vần đã học. 
- Giáo viên gợi ý để học sinh tìm những tiếng / vần đã học ứng với mô 
hình. 
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh điền âm / vần vào chỗ trống trong bảng 
sơ đồ ôn để tạo tiếng / vần theo yêu cầu của bài học. 
* Đối với bài ôn về âm: 
+ Giáo viên cho học sinh thực hành ghép tiếng có âm đầu đã học ghi ở cột 
dọc và vần chỉ có nguyên âm đã học ghi ở dòng ngang. (Giáo viên làm 
mẫu, sau đó chỉ vào các ô trống, yêu cầu học sinh ghép và đọc đúng các 
tiếng vừa được ghép trong bảng 1). 
+ Giáo viên cho học sinh thực hành ghép tiếng có nguyên âm ghi ở cột dọc 
và dấu thanh ghi ở dòng ngang. (Giáo viên làm mẫu, sau đó chỉ vào các ô 
trống, yêu cầu học sinh ghép và đọc đúng các tiếng vừa được ghép trong 
bảng 2). 
* Đối với bài ôn về vần: 
+ Giáo viên cho học sinh thực hành ghép vần có âm chính ghi ở cột dọc và 
âm kết thúc ghi ở dòng ngang, hướng dẫn học sinh quan sát sơ đồ, nhận xét 
cấu tạo của các vần cùng loại, củng cố cách đánh vần, đọc vần. 
+ Học sinh rèn luyện kĩ năng đọc trơn, nhanh các vần đã học theo bảng sơ 
đồ ôn tập. 
2. Hướng dẫn học sinh luyện tập 
a. Luyện đọc từ ngữ ứng dụng 
- Học sinh đọc nhẩm từ ngữ ứng dụng, tìm các tiếng chứa âm / vần / thanh 
vừa ôn. 
- Học sinh luyện đọc thành tiếng từ dễ đến khó: đọc vần, đọc tiếng, đọc từ. 
b. Luyện viết trên bảng 
 Giáo viên hướng dẫn học sinh viết vào bảng con. 
Tiết 2 
c. Luyện đọc câu / bài ứng dụng 
- Giáo viên dùng tranh minh hoạ để gợi ý câu / bài ứng dụng. 
- Học sinh luyện đọc câu / bài ứng dụng (chú ý ngắt, nghỉ hơi giữa các cụm 
từ / các câu cho phù hợp). 
d. Luyện viết vào vở 
Học sinh viết một phần bài viết trong vở Tập viết (có thể làm quen với hình 
thức chính tả nghe đọc bằng cách nghe giáo viên đọc và viết vào vở học). 
e. Kể chuyện (luyện nghe - nói) 
- Giáo viên cho học sinh đọc tên truyện. 
- Giáo viên dùng tranh để kể chuyện cho học sinh nghe. 
- Giáo viên hỏi học sinh về nội dung câu chuyện, hoặc cho học sinh kể 
chuyện theo tranh. 
III. Củng cố, dặn dò 
- Giáo viên chỉ sơ đồ ôn tập trên bảng hoặc SGK cho học sinh đọc. 
- Học sinh đọc lại bài luyện đọc. 
- Giáo viên dặn học sinh làm bài tập, ôn bài cũ, chuẩn bị bài mới. 
Sau đây là một bài soạn minh hoạ cho quy trình dạy các bài Ôn tập trong 
Học vần: 
Bài 37 
A. Mục đích - yêu cầu 
- Học sinh đọc viết đúng các vần kết thúc bằng - i và - y. 
- Học sinh đọc đúng các từ ngữ ứng dụng và bài đọc ứng dụng. 
- Học sinh nghe, hiểu và kể lại được theo tranh truyện kể Cây khế. 
B. Đồ dùng dạy học 
- Bảng ôn, tranh chữ ghi từ ứng dụng, bảng phụ ghi bài đọc ứng dụng. 
- Tranh minh hoạ bài đọc ứng dụng. 
- Tranh minh hoạ truyện Cây khế. 
C. Các hoạt động dạy học 
Tiết 1 
I. Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra viết bảng: ay, ây, máy bay, nhảy dây. 
- 2 - 4 học sinh đọc từ ứng dụng: cối xay, ngày hội, vây cá, cây cối. 
- 2 - 4 học sinh đọc câu ứng dụng: Giờ ra chơi, bé trai thi chạy, bé gái thi 
nhảy dây. 
II. Dạy - học bài mới 
1. Giới thiệu bài 
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại những vần đã học trong tuần. 
- Học sinh liệt kê các từ đã học trong tuần, giáo viên ghi các vần này vào 
góc bảng. 
(Có thể giới thiệu bài bằng cách hỏi học sinh: Hai bức tranh đầu bài vẽ gì? 
(tai, tay). Giáo viên giới thiệu chữ tai và chữ tay: vần ai trong tai kết thúc 
bằng i, vần ay trong tay kết thúc bằng y; yêu cầu học sinh liệt kê các vần 
kết thúc bằng i, y mà các em đã được học → Học sinh liệt kê → Giáo viên 
viết các vần đó vào góc bảng). 
- Giáo viên gắn lên bảng lớp bảng ôn tập đã được phóng to, gợi ý để học 
sinh bổ sung các vần còn thiếu. 
2. Ôn tập 
a. Đọc các vần đã học 
- Giáo viên chỉ chữ ghi vần đã viết ở góc bảng trong lúc giới thiệu bài, đọc 
mẫu; học sinh nhìn lên bảng, nghe giáo viên đọc. 
- Học sinh chỉ chữ và đọc vần ở góc bảng. 
b. Ghép chữ (ghi âm) thành vần 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc các vần có trong bảng ôn (theo trình tự 
hoặc đọc vần bất kì theo yêu cầu của giáo viên): ghép các chữ ghi âm ở cột 
dọc với chữ ghi âm ở dòng ngang. 
c. Đọc từ ngữ ứng dụng 
- Giáo viên gắn lên bảng các thanh chữ đã viết sẵn từ ngữ ứng dụng. 
- Học sinh tự đọc các từ ngữ ứng dụng (cá nhân, nhóm, lớp): đôi đũa, tuổi 
thơ, mây bay. 
- Giáo viên sửa phát âm cho học sinh, giải nghĩa từ tuổi thơ (nếu thấy cần 
thiết). 
d. Tập viết từ ngữ ứng dụng vào bảng 
Giáo viên hướng dẫn để học sinh viết bảng con (lưu ý nối các con chữ và vị 
trí dấu thanh): tuổi thơ, mây bay. 
Tiết 2 
đ. Luyện đọc 
- Học sinh luyện đọc các vần và các từ ngữ ứng dụng đã học ở tiết 1. 
- Giáo viên treo tranh minh hoạ bài đọc ứng dụng lên bảng để giới thiệu bài 
đọc. 
- Học sinh đọc nhẩm, phát hiện tiếng có vần vừa ôn. 
- Học sinh đọc từ dễ đến khó theo sự hướng dẫn của giáo viên (từ - dòng 
thơ - bài). 
- Giáo viên giải nghĩa từ khó (oi ả) và hướng dẫn học sinh thảo luận về tấm 
lòng của cha mẹ đối với con cái. 
e. Luyện viết vào vở 
Học sinh viết từ ngữ ứng dụng vào vở tập viết (có thể chỉ viết một phần ở 
lớp). 
g. Kể chuyện: 
- Học sinh đọc tên truyện: Cây khế. 
- Giáo viên kể toàn bộ câu chuyện một lần. 
- Giáo viên dựa vào tranh minh hoạ (treo trên bảng) để kể từng phần câu 
chuyện. 
- Giáo viên hỏi học sinh về các chi tiết trong truyện. 
- Học sinh tập kể truyện theo tranh. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận về nội dung và ý nghĩa của 
truyện. 
III. Củng cố, dặn dò 
- Học sinh đọc vần trong bảng ôn tập, đọc từ ngữ ứng dụng, bài ứng dụng. 
- Học sinh tìm tiếng chứa vần vừa ôn (trong các từ mà giáo viên chuẩn bị 
sẵn hoặc trong vốn từ của các em). 
- Giáo viên dặn học sinh học bài, làm bài tập ở nhà; chuẩn bị trước bài 38. 
Quy trình tổ chức các kiểu bài như đã trình bày ở trên chỉ là gợi ý. Căn cứ 
vào điều kiện dạy học cụ thể, giáo viên tổ chức các bước lên lớp một cách 
linh hoạt cho phù hợp với tình hình thực tế. Kết quả của tiết học, bài học sẽ 
được đánh giá bằng việc đối chiếu những kiến thức và kĩ năng mà học sinh 
tiếp thu và hình thành được sau khi học bài với mục đích, yêu cầu của mỗi 
bài dạy cụ thể. 
8. Sinh viên thực hành soạn một bài Ôn tập, thử dạy theo bài soạn đó trước 
lớp; thảo luận về tiết dạy để đánh giá việc tổ chức các hoạt động dạy học. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 
1. Lê Phương Nga, Đỗ Xuân Thảo, Lê Hữu Tỉnh, Lê A, Đặng Thị Kim 
Nga. Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1. NXB Đại học Sư 
phạm. H, 2002. 
2. Đặng Thị Lanh (chủ biên): 
a. Tiếng Việt 1 (SGV). NXB Giáo dục. H, 2001 
b. Tiếng Việt 1 (sách giáo khoa). NXB Giáo dục. H, 2002 
3. Nguyễn Trí. Dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới. 
NXB Giáo dục. H, 2002 
4. Nguyễn Trí (chủ biên). Hỏi và đáp về sách Tiếng Việt 1. NXB Giáo dục. 
H, 2002 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfChude2_Chuan.pdf