Tiếng Việt 5 - Chuyên đề: Thống nhất qui trình dạy phân môn tập làm văn

Tiếng Việt 5 - Chuyên đề: Thống nhất qui trình dạy phân môn tập làm văn

CHUYÊN ĐỀ :

THỐNG NHẤT QUI TRÌNH DẠY PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN

LỚP 4 +5

Người thực hiện: Dương Thị Thu Hằng

A. Kiểm diện

Tổng số:

Vắng:

B. Nội dung

I. Lí do mở chuyên đề

 - Do sự cần thiết, tầm quan trọng của phân môn Tập Làm Văn: trang bị kiến thức, rèn kĩ năng làm văn; mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy; bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho HS

 - Do nhu cầu, ý thức ham học hỏi, sự cần thiết của việc củng cố và nâng cao chuyên môn của các thành viên trong tổ

II. Nôị dung chuyên đề

PHẦN THỨ NHẤT : LÍ THUYẾT

1.Ý kiến của từng thành viên

2. Thống nhất

QUI TRÌNH DẠY PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 4+5

A. Kiểm tra bài cũ

Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ hoặc bài tập đã thực hành ở tiết trước (hoặc GV nhận xét kết quả chấm bài)

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: Dựa vào nội dung mục đích yêu cầu cụ thể, có thể giới thiệu bằng nhiều cách khác nhau. Chú ý làm nổi bật mối quan hệ giữa nội dung tiết học này với các tiết học khác ( Tham khảo Giới thiệu bài trong SGV)

 

doc 2 trang Người đăng hang30 Lượt xem 491Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiếng Việt 5 - Chuyên đề: Thống nhất qui trình dạy phân môn tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 2011
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
	CHUYÊN ĐỀ :
THỐNG NHẤT QUI TRÌNH DẠY PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN
LỚP 4 +5
Người thực hiện: Dương Thị Thu Hằng
A. Kiểm diện
Tổng số:
Vắng:
B. Nội dung 
I. Lí do mở chuyên đề
	- Do sự cần thiết, tầm quan trọng của phân môn Tập Làm Văn: trang bị kiến thức, rèn kĩ năng làm văn; mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy; bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho HS
	- Do nhu cầu, ý thức ham học hỏi, sự cần thiết của việc củng cố và nâng cao chuyên môn của các thành viên trong tổ
II. Nôị dung chuyên đề
PHẦN THỨ NHẤT : LÍ THUYẾT
1.Ý kiến của từng thành viên
2. Thống nhất 
QUI TRÌNH DẠY PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 4+5
Kiểm tra bài cũ
Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ hoặc bài tập đã thực hành ở tiết trước (hoặc GV nhận xét kết quả chấm bài)
Bài mới
Giới thiệu bài: Dựa vào nội dung mục đích yêu cầu cụ thể, có thể giới thiệu bằng nhiều cách khác nhau. Chú ý làm nổi bật mối quan hệ giữa nội dung tiết học này với các tiết học khác ( Tham khảo Giới thiệu bài trong SGV)
Hướng dẫn HS hình thành kiến thức và luyện tập.
2.1. Đối với loại bài hình thành kiến thức.
	a) Hướng dẫn HS nhận xét
	- Dựa theo câu hỏi, bài tập gợi ý ở mục I (Phần Nhận xét) trong SGK, GV hướng dẫn HS nhận diện đặc điểm của loại văn thông qua việc khảo sát văn bản, thảo luận, trả lời câu hỏi nhằm tự tìm ra những điểm cần ghi nhớ (được diễn đạt súc tích ở mục II trong SGK) 
	- Trình tự thao tác:
	 + Yêu cầu HS đọc mục Nhận xét trong SGK, khảo sát ngữ liệu (văn bản) để trả lời từng câu hỏi gợi ý.
	 + Hướng dẫn HS trao đổi, thảo luận nhằm rút ra những nhận xét về đặc điểm loại văn bản (kiến thức cần ghi nhớ)
	b) Hướng dẫn HS ghi nhớ
	- GV yêu cầu HS đọc kĩ nội dung II (Ghi nhớ) trong SGK, sau đó nhắc lại (không nhìn sách) để học thuộc và nắm vững.
	c) Hướng dẫn HS luyện tập.
	- Hướng dẫn HS thực hiện từng BT ở mục III (Luyện tập) trong SGK theo trình tự:
	 + Đọc và nhận hiểu yêu cầu của bài tập (GV có thể gợi ý thêm bằng câu hỏi hoặc lời giải thích,...).
	 + Thực hành kuyeenj tập theo từng yêu cầu của BT (có thể làm thử một phần BT dưới sự hướng dẫn của GV, sau đó trao đổi, thảo luận theo cặp hoặc theo nhóm...)
	 + Nêu kết quả trước lớp để GV nhận xét, đánh giá nhằm củng cố kiến thức và hình thành kĩ năng theo yêu cầu của bài học.
	 2.2.Đối với loại bài Luyện tập – thực hành.
 Hướng dẫn HS thực hiện từng BT trong SGK như mục c của loại bài Hình thành kiến thức, hoặc hướng dẫn HS lần lượt thực hiện từng nội dung gợi ý trong SGK để luyện tập các kĩ năng TLV dưới hình thức nói, viết theo đề bài cho trước. 
VD: Ở các bài luyện tập thực hành theo đề bài TLV, GV cần thực hiện các thao tác sau:
+ Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài, xác định đúng nội dung yêu cầu của đề.
	+ Hướng dẫn dựa vào Gợi ý trong SGK để thực hiện từng yêu cầu (theo hình thức nói hay viết)
	+ Tổ chức nhận xét, đánh giá kết quả thực hành nhằm trau dồi các kĩ năng làm văn cho HS.
	3.Củng cố – dặn dò
	 - Giúp HS nhắc lại những điểm chính của nội dung bài học hoặc yêu cầu luyện tập thực hành, nhận xét đánh giá chung về kết quả tiết học (biểu dương bài làm hay, động viên HS học tốt...)
	- Dặn dò thực hiện công việc tiếp theo (học bài cũ, chuẩn bị bài mới)
PHẦN THỨ HAI: THỰC HÀNH
	Dự giờ minh hoạ:
- Bài: Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật
	 	(Tuần 14 – Lớp 4)

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUYEN DEQui trinh chi tiet mon TLV 45.doc