Tiểu luận Nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cộng sản Đảng

Tiểu luận Nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cộng sản Đảng

1- Tính cấp thiết của đề tài

Lịch sử đấu tranh cách mạng của nước ta đã khẳng định: Đảng cộng sản Việt Nam - Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Qua 79 năm chiến đấu xây dựng và trưởng thành, Đảng cộng sản Việt Nam đã xây dựng được 1 hệ thống tổ chức chính trị vững mạnh từ Trung ương đến cơ sở, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ và khẳng định vai trò là Đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo đưa đất nước từng bước quá độ lên CNXH, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và các thành quả cách mạng đã giành được. Một trong những đóng góp hết sức quan trọng vào những thành công của cách mạng đó chính là hệ thống tổ chức Đảng cơ sở. Trong suốt quá trình cách mạng, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng XHCN, đặc biệt ngày nay trong sự nghiệp đổi mới đất nước, tổ chức Đảng ở cơ sở đã luôn làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình, là nền tảng của Đảng, là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã ghi rõ "Những thành tựu đã đạt được, những tiềm năng đã khai thác, những kinh nghiệm có giá trị đều bắt nguồn từ sự nỗ lực phấn đấu của quần chúng ở cơ sở mà hạt nhân là tổ chức Đảng".

 

doc 35 trang Người đăng hang30 Lượt xem 1965Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cộng sản Đảng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu
1- Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử đấu tranh cách mạng của nước ta đã khẳng định: Đảng cộng sản Việt Nam - Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Qua 79 năm chiến đấu xây dựng và trưởng thành, Đảng cộng sản Việt Nam đã xây dựng được 1 hệ thống tổ chức chính trị vững mạnh từ Trung ương đến cơ sở, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ và khẳng định vai trò là Đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo đưa đất nước từng bước quá độ lên CNXH, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và các thành quả cách mạng đã giành được. Một trong những đóng góp hết sức quan trọng vào những thành công của cách mạng đó chính là hệ thống tổ chức Đảng cơ sở. Trong suốt quá trình cách mạng, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng XHCN, đặc biệt ngày nay trong sự nghiệp đổi mới đất nước, tổ chức Đảng ở cơ sở đã luôn làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình, là nền tảng của Đảng, là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã ghi rõ "Những thành tựu đã đạt được, những tiềm năng đã khai thác, những kinh nghiệm có giá trị đều bắt nguồn từ sự nỗ lực phấn đấu của quần chúng ở cơ sở mà hạt nhân là tổ chức Đảng".
Bước vào thế kỷ XXI, Đảng ta, nhân dân ta đang thực hiện công cuộc đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Đây là nhiệm vụ to lớn, khó khăn và trong điều kiện tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước cũng như thế giới có nhiều biến động khó khăn. Để hoàn thành được sự nghiệp cách mạng, đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu của toàn đảng, toàn dân. Hội nghị lần thứ 7 - BCH Trung ương Đảng, khoá X, Đảng đã đề ra nghị quyết "Về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, Đảng viên", nhằm đưa các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở lên tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng trong giai đoạn hiện nay.
Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, đòi hỏi Đảng ta, các tổ chức cơ sở Đảng phải đổi mới chính mình, củng cố xây dựng đội ngũ để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu giải quyết những vấn đề nảy sinh từ cơ sở. Do đó Đảng ta phải thường xuyên chăm lo xây dựng, củng cố và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng.Với ý nghĩa quan trọng của tổ chức cơ sở Đảng, để đóng góp vào việc xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, đáp ứng yêu cầu sự 
nghiệp đổi mới, trên cơ sở vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng vào thực tiễn. Qua tiểu luận này xin đề cập đến vấn đề nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ .. - Kinh Môn - Hải Dương. Trong công tác lãnh đạo nhân dân thực hiện công cuộc CNH-HĐH, nông nghiệp nông thôn, xây dựng  ngày càng giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
2. Mục tiêu của đề tài:
Làm sáng tỏ những nội dung cơ bản về cơ sở lý luận và thực tiễn theo quan điểm lý luận của Chủ nghĩa Mác - lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đường lối của Đảng ta về xây dựng tổ chức cơ sở Đảng
Khái quát những nội dung, lý luận cơ bản về tổ chức cơ sở Đảng theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam..
Phân tích, đánh giá đúng thực trạng, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu Đảng bộ thị trấn Minh Tân trong những năm qua. Từ đó xác định rõ nguyên nhân yếu kém và rút ra kinh nghiệm, đề xuất, kiến nghị , giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ  trong giai đoạn hiện nay.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Làm rõ cơ sở lý luận về các tổ chức cơ sở Đảng
- Đánh giá năng lực lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng.
- Đề xuất kiến nghị với Đảng uỷ ..
4. Giới hạn của đề tài:
 Căn cứ vào số liệu từ năm 2005 – 2008 của Đảng bộ ..để làm căn cứ cho chuyên đề về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ .. đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng hiện nay. 
5- Kết cấu của đề tài:
Tiểu luận được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng.
Chương 2: Thực trạng năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ .. trong những năm qua.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ . trong thời gian tới.
Chương 1
Cơ sở lý luận về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu 
của tổ chức cơ sở Đảng ở nước ta hiện nay
1- Khái niệm tổ chức cơ sở Đảng:
 Điều 21, Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định rõ về tổ chức cơ sở Đảng là: "ở xã, phường, thị trấn, cơ quan, hợp tác xã, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đơn vị cơ sở trong quân đội, công an và các đơn vị cơ sở khác có từ 30 Đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức cơ sở Đảng " ... "Tổ chức cơ sở Đảng dưới 3 Đảng viên, lập chi bộ cơ sở, có các tổ Đảng trực thuộc. Tổ chức cơ sở có từ 30 Đảng viên trở lên lập Đảng bộ cơ sở, có các chi bộ trực thuộc Đảng uỷ"
Điều 10 điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam ghi rõ "Tổ chức cơ sở Đảng được lập tại đơn vị hành chính, sự nghiệp, kinh tế hoặc công tác, đặt dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc". Điều lệ Đảng cũng có quy định riêng cho tổ chức Đảng trong quân đội nhân dân Việt Nam và công an nhân dân Việt Nam.
Như vậy, tổ chức cơ sở Đảng của Đảng cộng sản Việt Nam gồm chi bộ cơ sở, Đảng bộ cơ sở. Đảng bộ cơ sở có 2 loại: Đảng bộ cơ sở có các chi bộ trực thuộc; Đảng bộ cơ sở có Đảng bộ bộ phận và chi bộ trực thuộc. Các tổ chức cơ sở Đảng đều có cấp uỷ cấp trên trực tiếp. Ví dụ: huyện uỷ là cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn thuộc huyện đó; quận uỷ và cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở Đảng ở phường thuộc quận ...
Ngoài ra, nếu được cấp uỷ cấp trên trực tiếp đồng ý, trong một số tổ chức cơ sở Đảng còn có Đảng bộ bộ phận trực thuộc Đảng uỷ cơ sở. Trong các Đảng bộ bộ phận có các chi bộ trực thuộc.
2- Vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở Đảng:
2.1. Quan điểm của Mác - Lê nin:
Mác - Făng ghen là những người đầu tiên nêu lên những quan điểm, tư tưởng về tổ chức cơ sở Đảng. Hai ông sáng lập ra "Liên đoàn những người cộng sản" và các chi bộ của liên đoàn, quốc tế I và các Đảng cộng sản của quốc tế II. Trong quá trình hoạt động cách mạng, hai ông đã chỉ ra rằng: “Các chi bộ bị buông lỏng về mặt tổ chức sẽ dẫn đến cắt đứt liên lạc với BCH trung ương, làm cho Đảng mất chỗ dựa vững chắc và duy nhất”. Hai ông đã đặc biệt nhắc nhở các Đảng cơ sở khâu đặc biệt quan trọng là củng cố các chi bộ, “ Biến mỗi chi bộ thành trung tâm và hạt nhân của hiệp hội công nhân, là mắt xích quan trọng, là chỗ dựa vững chắc của Đảng”
Kế thừa và phát triển những quan điểm đó, Lênin trong xây dựng và lãnh đạo Đảng Bôn sê vích Nga, Đảng chủ nghĩa dân chủ - xã hội Nga, một Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân đã chỉ rõ "Việc thành lập các tổ chức cách mạng trong các xí nghiệp, nhà máy là nhiệm vụ đầu tiên, cấp bách của Đảng chủ nghĩa dân chủ - Xã hội Nga, mỗi nhà máy phải là một thành trì".
Khi trở thành Đảng cầm quyền, các tổ chức cơ sở Đảng tăng lên cả về số lượng và phong phú về nội dung, chức năng, nhiệm vụ và phương thức hoạt động. Lênin yêu cầu: những chi bộ ấy liên hệ chặt chẽ với nhau và với tư tưởng Đảng phải trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, phải làm công tác cổ động tuyên truyền, nhưng công tác tổ chức phải thích nghi với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, với tất cả mọi tầng lớp quần chúng lao động, những chi bộ ấy phải thông qua công tác muôn hình muôn vẻ và rèn luyện mình, rèn luyện Đảng, giai cấp, quần chúng một cách có hệ thống. 
Người yêu cầu Đảng cộng sản phải bằng nhiều biện pháp nâng cao vai trò tổ chức cơ sở Đảng, phát huy tình chủ động, sáng tạo của cơ sở thì những mục tiêu của chính sách kinh tế của nhà nước Xô Viết mới thành hiện thực.
2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh:
Chủ tịch Hồ Chí Minh có cùng quan điểm tổ chức cơ sở Đảng là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, Người đã kế thừa và phát triển sáng tạo quan điểm này phù hợp với điều kiện ở nước ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng các chi bộ Đảng bộ cơ sở là "tổ chức cơ bản của Đảng", là "nền tảng, nền móng" của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, là dây chuyền" để Đảng liên hệ với quần chúng nhân dân. Chất lượng của chi bộ, Đảng bộ cơ sở là một trong những yếu tố quyết định năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng ở cơ sở để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Chủ tịch Hồ CHí Minh viết "Để lãnh đạo cách mạng thì Đảng phải mạnh, là do chi bộ tố” 1; “Muốn làm nhà cho tốt thì phải xây dựng nền móng cho vững, muốn thực hiện kế hoạch tốt phải chăm lo củng cố chi bộ" 2.
 1 Hồ Chí Minh toàn tập, H 1996, Tr 12,92
 2 Hồ Chí Minh toàn tập, H 1996, Tư 10, 266
2.3. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam.
Đảng cộng sản Việt Nam do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Trong suốt quá trình lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam, luôn luôn quan tâm lãnh đạo, xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Đảng.
- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI của Đảng, Đảng ta khẳng định "Những thành tựu đã đạt được, những tiềm năng để khai thác, những kinh nghiệm có giá trị đều bắt nguồn từ sự nỗ lực phấn đấu của quần chúng ở cơ sở mà hạt nhân là tổ chức cơ sở đảng, những mặt khác sự yếu kém của nhiều tổ chức cơ sở đảng đã hạn chế những thành tựu của cách mạng". Qua hơn 20 năm đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và quan trọng về kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định về chính trị và hiện nay đang phấn đấu thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2020, trong điều kiện có những thời cơ thuận lợi, nhưng cũng gặp không ít khó khăn thách thức mới. Trong hoàn cảnh đó, tổ chức cơ sở Đảng nói chung, tổ chức cơ sở Đảng ở xã, phường, thị trấn nói riêng có vị trí vai trò quan trọng. Tại hội nghị lần thứ V, BCH TW khoá X, Đảng ta đã đề ra nghị quyết quan trọng về "Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn" nhằm đưa các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở nhất là tổ chức cơ sở Đảng ở những địa bàn lên tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu của cách mạng, 
- Tổ chức cơ sở Đảng là cầu nối giữa đảng với nhân dân, đưa đường lối chính sách vào nhân dân, tuyên truyền cho nhân dân hiểu và lãnh đạo nhân dân thực hiện. 
- Tổ chức cơ sở Đảng còn là nơi kiểm nghiệm khẳng định sự đúng đắn đường lối chính sách của Đảng, đóng góp cho đảng những sáng kiến, những kinh nghiệm để Đảng bổ sung hoàn chỉnh đường lối chính sách, đề ra chủ trương chính sách mới.
3- Chức năng, nhiệm vụ tổ chức cơ sở Đả ... ào việc đề ra và thực hiện nghị quyết, Đảng bộ phải thường xuyên nắm vững các nghị quyết, chỉ thị của TW, tỉnh uỷ, quần chúng để có những phương hướng đúng đắn, sát thực. Duy trì nghiêm chế độ giao ban, phản ánh tình hình công tác tháng, quý đề cao chế độ hội ý trong ban thường vụ đi liền với mỗi nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ quan trong đều được thể hiện bằng nghị quyết. UBND phải có tránh nhiệm báo cáo đầy đủ chương trình hành động, kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ trước tập thể BCH Đảng uỷ để thống nhất quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, UBND phải báo cáo trung thực về kết quả những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện nghị quyết.
Hai là: Xây dựng bộ máy chính quyền cơ sở và công tác tổ chức cơ sở đảng, đưa ra quan điểm nguyên tắc và phương hướng chỉ đạo việc tổ chức bộ máy chính quyền xem xét cho ý kiến và các đề xuất của chính quyền để tổ chức chính quyền quyết định thông qua cơ quan đại diện là HĐND.
Đội ngũ cán bộ cơ sở có vị trí đặc biệt quan trọng là khâu then chốt quyết định việc hoàn thành nhiệm vụ. Cán bộ là người hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với nhân dân đem chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước vào cuộc sống.
Dựa trên những quan điểm về công tác cán bộ và trên những tiêu chuẩn chung của những cán bộ mà sắp xếp bố trí cán bộ cho hợp lý. Đối mới công tác quy hoạch cán bộ ở cơ sở, có làm tốt công tác quy hoạch cán bộ mới đảm bảo tính kế thừa liên tục đội ngũ cán bộ không bị thiếu, không bị hụt hẫng. Việc quy hoạch cán bộ phải theo hướng trẻ hoá, trí thức hoá, chú trọng phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong, uy tín và năng lực trí tuệ, năng lực tổ chức, năng lực thực tiễn
Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức Đảng và đảng viên làm việc trong những cơ quan chính quyền. Thông qua tổ chức Đảng và đảng viên, Đảng bộ cơ sở đưa tư tưởng đường lối của tổ chức Đảng cấp trên và của cơ sở mình vào hoạt động của bộ máy chính quyền. Trong quá trình thực hiện đường lối chính sách của Đảng ở cơ sở, tổ chức vận động các thành viên chấp hành chủ trương, đường lối chính sách, chỉ thị, nghị quyết của cấp uỷ Đảng. Phát huy vai trò tiền phong gương mẫu, sự ảnh hưởng chính trị vào đạo đức lối sống của mình trong các cơ quan chính quyền.
Tổ chức cơ sở Đảng lãnh đạo chính quyền thông qua các đoàn thể quần chúng nhân dân. Các đoàn thể quần chúng ơ cơ sở là thành tố trong hệ thống chính trị ở cơ sở cho nên một mặt chịu sự tác động của cả hệ thống nhưng mặt khác cũng tác động trở lại đối với các tổ chức khác. Tổ chức các đoàn thể quần chúng vững mạnh, Đảng phải lãnh đạo đổi mới các phương thức hoạt động của các đoàn thể. Đảng bộ lãnh đạo hướng những hoạt động mang tính tuân thủ kỷ cương xã hội ích nước lợi nhà tương thân tương ái, lãnh đạo quần chúng tham gia đóng góp xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, lãnh đạo vận động nhân dân tham gia bầu cử HĐND ở cơ sở đảm bảo tốt thực hiện chức năng nhiệm vụ của các đoàn thể.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc đổi mới hoạt động của đoàn thể nhân dân. Đảng phải lãnh đạo quần chúng thông qua các tổ chức quần chúng, các tổ chức đoàn thể với chức năng đặc điểm giới tính đặc thù của mình mà tập hợp quần chúng thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và pháp luật của nhà nước.
Tăng cường hoạt động của các tổ chức như Hội phụ nữ, hội nông dân, hội CCB, đoàn thanh niên trong việc xoá đói giảm nghèo khuyến khích làm giàu hợp pháp, khuyến khích phát triển kinh tế gia đình, làm tốt công tác nhân đạo xã hội. Đề cao vai trò của các tổ chức quần chúng ở cơ sở cũng chính là đề cao vai trò của tổ chức cơ sở đảng ở địa phương.
2.8. Đề cao trách nhiệm và tăng cường sự chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra của cấp trên.
Cấp trên cần ban hành những chính sách quy định đúng đắn để làm chuẩn mực hướng dẫn hoạt động và chủ động tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho cơ sở, phải tích cực xuống cơ sở nắm bắt tình hình thực tế để có biện pháp cùng cơ sở giải quyết công việc. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát với cấp uỷ cơ sở. Duy trì nghiêm chế độ họp giao ban hàng tháng với cơ sở để nghe báo cáo của cơ sở về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nếu có thiếu sót phải tập trung giải quyết kịp thời, không để xảy ra điểm nóng hoặc mất ổn định ở cơ sở.
Cần có kế hoạch quy hoạch cán bộ cơ sở có kế hoạch đào tào bồi dưỡng cán bộ ở cơ sở, tạo điều kiện để cán bộ cáp dưới hoàn thành nhiệm vụ. Tổng kết rút kinh nghiệm phổ biến những điển hình tiên tiến, giúp đỡ thiết thực có hiệu quả những cơ sở gặp khó khăn, tăng cường những cán bộ tốt có trình độ năng lực cho những cơ sở yếu kém kéo dài, kết hợp chặt chẽ với tổ chức cơ sở Đảng cấp dưới giải quyết dứt điểm những nguyện vọng, quyền lợi chính đáng của nhân dân
Kiến nghị và kết luận
1- Kiến nghị
Đề nghị nhà nước có những chính sách tạo điều kiện xây dựng hạ tầng nông thôn như đường giao thông, thuỷ lợi, công tác vệ sinh môi trường các khu vui chơi giải trí, các công trình văn hoá ở khu dân cư đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về văn hoá tinh thần của nhân dân khi điều kiện kinh tế nông thôn ngày càng phát triển.
Đề nghị nhà nước có chính sách đối với đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp một cách ổn định, quy hoạch các cụm công nghiệp trên địa phương, để giải quyết công ăn việc làm tại chỗ cho lao động địa phương.
Quan tâm hơn nữa và có chính sách đãi ngộ cho cán bộ thôn công bắng, thoả đáng vì họ hàng ngày phải giải quyết rất nhiều công việc trong nhân dân.
Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ ở cơ sở thị trấn kể cả cán bộ đương chức và cán bộ dự nguồn. Hỗ trợ kinh phí để cán bộ đi học nâng cao trình độ chính trị chuyên môn nghiệp vụ.
Tăng cường công tác kiểm tra hướng dẫn của cấp trên.
2. Kết luận
Tổ chức cơ sở Đảng có vị trí rất quan trọng, là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, giữ vai trò là nòng cốt, là linh hồn của công cuộc đổi mới đất nước, mọi chủ trương đường lối của Đảng đều được thực hiện thông qua các tổ chức cơ sở Đảng.
Để làm tốt chức năng lãnh đạo đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công cuộc đổi mới, Đảng bộ  phải từng bước đổi mới phương thức lãnh đạo của mình, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, chỉ đạo tốt các phong trào thi đua xây dựng Đảng bộ - chính quyền, các đoàn thể trong sạch vững mạnh, nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ đảng viên, làm tốt công tác phát triển Đảng và quản lý đảng viên. Củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy giữ vững nguyên tắc kỷ luật Đảng, làm tốt công tác kiểm tra Đảng. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phối kết hợp một cách chặt chẽ hoạt động của cấp uỷ Đảng, của chính quyền và các đoàn thể ở cơ sở để tạo sự nhịp nhàng có hiệu quả tất cả nhằm xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở địa phương trong sạch vững mạnh, lãnh đạo nhân dân xây dựng  ngày càng giàu đẹp, xã hội công bằng dân chủ, văn minh./.
Tài liệu tham khảo
1. Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam. NXB chính trị Quốc gia năm 2006.
2. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng.
3. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng.
4. Chuyên đề nghiên cứu Nghị quyết Đại hội X của Đảng.
5. Giáo trình công tác xây dựng Đảng. NXB LLCT năm 2007.
6. Tạp trí xây dựng Đảng năn 2007
7. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ . lần thứ X XII
8. Chương trình hành động của Đảng bộ .
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
	 Ngày.. thángnăm 2009
	Giáo viên hướng dẫn
trường chính trị tỉnh hải dương
tiểu luận cuối khoá
đề tài: nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ
 thị trấn minh tân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng hiện nay
 Họ và tên : 
 Tổ : 
 Lớp : Trung cấp chính trị 
 Đơn vị : 
 Giáo viên hướng dẫn: Ths. Lê Huy Chuyên
 PGĐ Trường chính trị tỉnh Hải Duơng
Hải Dương, tháng 6 năm 2009
Mục lục
TTrang
Chương 1. Cơ sở lý luận về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu .....
3
1- Khái niệm tổ chức cơ sở Đảng...........
3
2- Vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở Đảng...........
3
2.1. Quan điểm của Mác - Lên nin.......................
3
2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh...........
4
2.3. Quan điểm của Đảng.............
5
3. Chức năng , nhiệm vụ tổ chức cơ sở Đảng, cơ sở nói chung .....................
6
3.1.Chức năng......................................................................................................
6
3.2.Nhiệm vụ .......................................................................................................
6
4- Chức năng, nhiệm vụ của Đảng bộ, chi bộ phường, thị trấn.............
7
4.1.Chức năng......................................................................................................
7
4.2. Nhiệm vụ............................
7
5- Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng ....
10
5.1. Khái niệm năng lực lãnh đạo .......
10
5.2. KháI niệm về sức chiến đấu ...
10
Chương 2. Thực trạng năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ . trong những năm vừa qua .............................................
11
1- Khái quát đặc điểm tình hình tự nhiên, kinh tế - xã hội của .
11
2- Thực trạng năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ .những năm vừa qua.....
12
2.. Những kết quản đạt được......
12
2.2.Những hạn chế yếu kém.. .......
15
2.3. Nguyên nhân.....
16
Chương 3. Phương hướng và những giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ .......................
17
1- Mục tiêu và phương hướng........................................................................
17
2- Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ 
18
2.1. Xác định đúng nhiệm vụ chính trị ở cơ sở và chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ.
18
2.2. Đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh.
20
2.3. Nâng cao phẩm chất năng lực đội ngũ cán bộ và đảng viên trong Đảng bộ 
21
2.4.Công tác phát triển đảng viên....
22
2.5. Đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng......
23
2.6. Tăng cường công tác kiểm tra Đảng:.......
24
2.7. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng bộ đối với chính quyền và các đoàn thể..
26
2.8. Đề cao trách nhiệm và tăng cường sự chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra của cấp trên.............
27
Kiến nghị và kết luận
28
1. Kiến nghị .........................................................................................................
28
2. Kết luận ...........................................................................................................
28

Tài liệu đính kèm:

  • docTieu luan Nang cao suc chien dau cua to chuc CSDang.doc