Toán khối 5 - Số đo thời gian và toán chuyển động

Toán khối 5 - Số đo thời gian và toán chuyển động

SỐ ĐO THỜI GIAN VÀ TOÁN CHUYỂN ĐỘNG

I. KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

1. Mỗi quan hệ giữa quãng đường (s), vận tốc (v) và thời gian (t)

1.1. Vận tốc: v =

1.2. Quãng đường: s = v x t

1.3. Thời gian: t = s : v

- Với cùng một vận tốc thì quãng đường và thời gian là 2 đại lượng tỉ lệ thuận với nhau.

- Với cùng một thời gian thì quãng đường và vận tốc là 2 đại lượng tỉ lệ thuận với nhau.

- Với cùng một quãng đường thì vận tốc và thời gian là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau.

2. Bài toán có một động tử (chỉ có một vật tham gia chuyển động,ví dụ: ô tô, xe máy, xe đạp, người đi bộ, xe lửa, )

2.1. Thời gian đi = thời gian đến - thời gian khởi hành - thời gian nghỉ (nếu có).

2.2. Thời gian đến = thời gian khởi hành + thời gian đi + thời gian nghỉ (nếu có).

2.3. Thời gian khởi hành = thời gian đến - thời gian đi - thời gian nghỉ (nếu có).

3. Bài toán động tử chạy ngược chiều

3.1. Thời gian gặp nhau = quãng đường : tổng vận tốc

3.2. Tổng vận tốc = quãng đường : thời gian gặp nhau

3.3. Quãng đường = thời gian gặp nhau tổng vận tốc

4. Bài toán động tử chạy cùng chiều

4.1. Thời gian gặp nhau = khoảng cách ban đầu : hiệu vận tốc

4.2. Hiệu vận tốc = khoảng cách ban đầu : thời gian gặp nhau

4.3. Khoảng cách ban đầu = thời gian gặp nhau hiệu vận tốc

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 864Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Toán khối 5 - Số đo thời gian và toán chuyển động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số đo thời gian và Toán chuyển động
I. Kiến thức cần ghi nhớ
1. Mỗi quan hệ giữa quãng đường (s), vận tốc (v) và thời gian (t)
1.1. Vận tốc: 	v =
1.2. Quãng đường: s = v x t
1.3. Thời gian: t = s : v
- Với cùng một vận tốc thì quãng đường và thời gian là 2 đại lượng tỉ lệ thuận với nhau.
- Với cùng một thời gian thì quãng đường và vận tốc là 2 đại lượng tỉ lệ thuận với nhau.
- Với cùng một quãng đường thì vận tốc và thời gian là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau.
2. Bài toán có một động tử (chỉ có một vật tham gia chuyển động,ví dụ: ô tô, xe máy, xe đạp, người đi bộ, xe lửa, )
2.1. Thời gian đi = thời gian đến - thời gian khởi hành - thời gian nghỉ (nếu có).
2.2. Thời gian đến = thời gian khởi hành + thời gian đi + thời gian nghỉ (nếu có).
2.3. Thời gian khởi hành = thời gian đến - thời gian đi - thời gian nghỉ (nếu có).
3. Bài toán động tử chạy ngược chiều
3.1. Thời gian gặp nhau = quãng đường : tổng vận tốc
3.2. Tổng vận tốc = quãng đường : thời gian gặp nhau
3.3. Quãng đường = thời gian gặp nhau tổng vận tốc
4. Bài toán động tử chạy cùng chiều
4.1. Thời gian gặp nhau = khoảng cách ban đầu : hiệu vận tốc
4.2. Hiệu vận tốc = khoảng cách ban đầu : thời gian gặp nhau
4.3. Khoảng cách ban đầu = thời gian gặp nhau hiệu vận tốc
5. Bài toán động tử trên dòng nước
5.1. Vận tốc xuôi dòng = vận tốc của vật + vận tốc dòng nước
5.2. Vận tốc ngược dòng = vận tốc của vật - vận tốc dòng nước
5.3. Vận tốc của vật = (vận tốc xuôi dòng + vận tốc ngược dòng) : 2
5.4. Vận tốc dòng nước = (vận tốc xuôi dòng - vận tốc ngược dòng) : 2
6. Động tử có chiều dài đáng kể
6.1. Đoàn tàu có chiều dài bằng l chạy qua một cột điện
Thời gian chạy qua cột điện = l : vận tốc đoàn tàu
6.2. Đoàn tàu có chiều dài l chạy qua một cái cầu có chiều dài d
Thời gian chạy qua cầu = (l + d) : vận tốc đoàn tàu
6.3. Đoàn tàu có chiều dài l chạy qua một ô tô đang chạy ngược chiều (chiều dài của ô tô là không đáng kể)
Thời gian đi qua nhau = cả quãng đường : tổng vận tốc
6.4. Đoàn tàu có chiều dài l chạy qua một ô tô chạy cùng chiều (chiều dài ô tô là không đáng kể)
Thời gian đi qua nhau = cả quãng đường: hiệu vận tốc
II Bài tập:
1. MộT Số DạNG TOáN Về 4 PHéP TíNH TRÊN Số ĐO THờI GIAN
Bài 1: Máy thứ nhất sản xuất ra 8 dụng cụ trong 52 phút 16 giây. Mấy thứ hai sản xuất ra 7 dụng cụ cùng loại trong 44 phút 34 giây. Hỏi máy nào nhanh hơn và nhanh hơn bao nhiêu thời gian?
Bài 2: Ông Tám làm được 4 sản phẩm hết 4 giờ 48 phút, chú Tư làm được 5 sản phẩm hết 6 giờ 15 phút. Hỏi nếu mỗi người làm 10 sản phẩm cùng loại thì mỗi người sẽ phải làm trong thời gian bao lâu?
BàI 3: Một người đi từ A lúc 6 giở 45 phút và đến B lúc 9 giở 30 phút. Giữa đường người đó đã nghỉ 25 phút. Hỏi nếu không kể thời gian nghỉ thì người đó đi quãng đường AB hết bao nhiêu thời gian?
Bài 4: Ông Bảy đi xe đạp lên thành phố, khởi hành từ nhà lúc 7 giờ 15 phút, đến thành phố lúc 10 giờ. Trên đường đi ông dừng lại nghỉ hai lần một lần hết 50 phút và môt j lần hết 35 phút. Hỏi thời gian thực sự mà ông Bảy đã đi xe đạp từ nhà lên thành phố là bao nhiêu?
Bài 5: Hồng đi bộ từ nhà đến bến xe hết 12 phút, sau đó Hồng đi xe buýt về quê, sau 2 giở 15 phút thì Hồng đến quê. Hỏi Hồng đi từ nhà về quê hết bao nhiêu thời gian?
Bài 6 : Nga và Tâm hẹn gặp nhau lúc 10 giở 40 phút sáng. Nga đến chỗ hẹn lúc10 giở 20 phút, còn Tâm lại đến muộn 15 phút. Hỏi Nga phảo đợi Tâm trong bao lâu?
Bài 7: Một chiếc xe khởi hành từ Đà Nẵng để đi Huế, thời gian đi mất 2 giở 24 phút. Chiếc xe đến Huế lúc 10 giờ 15 phút cùng ngày. Hỏi chiếc xe đó khởi hành từ Đà Nẵng lúc mấy giờ?
Bài 8: Ông Thanh đi xe ôtô, khởi hành từ nhà lúc 2 giờ 25 phút. đến thành phố vào lúc 12 giờ 30 phút.Trên đường đi, ông ta dừng lại hai lần để nghỉ và làm một số việc, mỗi lần hết 40 phút. Hỏi thời gian thực sự mà ông Thanh đã đi ôtô từ nhà đến thành phố là bao nhiêu?
Bài 9: Một vận động viên xe dạp đi ba chặng đường hết tất cả 8 giờ 40 phút. Chặng thứ nhất đi hết 2 giờ 40 phút. Chặng thứ hai đi nhiều hơn chặng thứ nhất 25 phút. Hỏi người đó đi bao nhiêu thời gian ở chặng thứ ba?
Bài 11. Một người đi từ A đến B mất 2 giờ 45 phút. Người đó đi liên tục đến B lúc 10 giờ 25 phút. Hỏi người đó xuất phát từ A lúc mấy giờ?
Người đó xuất phát từ A lúc: 
Bài 12: . Một người đi từ A đến B mất 2 giờ 55 phút. Người đó xuất phát từ A lúc 6 giờ 15 phút, trên đường đi người đó nghỉ mất 20 phút. Hỏi người đó đến B lúc mấy giờ?
Người đó đến B lúc: 
Bài 13: Một người đi từ A đến B mất 2 giờ 40 phút. Người đó xuất phát từ A lúc 6 giờ 30 phút, trên đường đi người đó nghỉ mất 15 phút. Hỏi người đó đến B lúc mấy giờ?
Người đó đến B lúc: .
Bài 14: Một người đi từ A đến B mất 3 giờ 15 phút. Trên đường người đó nghỉ mất 25 phút đến B lúc 11 giờ 20 phút. Hỏi người đó xuất phát từ A lúc mấy giờ?
Người đó xuất phát từ A lúc: 
Bài 15: . Một người đi từ A đến B mất 1 giờ 45 phút. Người đó xuất phát từ A lúc 6 giờ 25 phút và đi liên tục để đến B. Hỏi người đó đến B lúc mấy giờ?
Người đó đến B lúc: 

Tài liệu đính kèm:

  • docmot so bai toan ve so do thoi gian.doc