Đề tài Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2

Đề tài Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2

Bậc tiểu học là bậc học nền tảng quan trọng, chỉ có bậc tiểu học mới có phân môn chính tả nằm trong môn Tiếng Việt. Mà tình trạng báo động hiện nay là học sinh tiểu học viết sai chính tả rất nhiều, đưa đến chất lượng học môn chính tả chưa cao.

Thực tế nghiên cứu nếu trẻ bị sai chính tả ngay từ bé, sau này lớn lên trẻ sẽ bị hỏng nặng về việc viết đúng chính tả. Theo thống kê lỗi chính tả ở học sinh lớp 2 thường mắc là lỗi phụ âm đầu, lỗi phụ âm cuối, lỗi dấu thanh, lỗi về vần ngoài ra còn có lỗi viết hoa chữ đầu dòng, dấu câu và tên riêng.

Là một giáo viên dạy lớp 2 nhiều năm liền, tôi luôn chú trọng và quan tâm rèn cho học sinh viết đúng chính tả. Thấy các em viết sai lỗi chính tả nhiều, tôi rất buồn lòng. Cũng vì những lí do trên mà tôi đã chọn phương pháp Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2. Mong rằng những biện pháp mà tôi đã làm và đã thành công sẽ được nhiều thầy cô biết đến và cùng chia sẻ.

 

doc 11 trang Người đăng huong21 Lượt xem 2607Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC:
	Mục	Trang
Tóm tắt đề tài:...2
Giới thiệu:.3
Phương pháp nghiên cứu:.4	
	Khách thể nghiên cứu:4
	Thiết kế nghiên cứu:...4
	Quy trình nghiên cứu:.5
	Đo lường:5
Phân tích dữ liệu và kết quả:.5
	Bàn luận:.5
Kết luận và khuyến nghị...6
Tài liệu tham khảo:...8
Phụ lục:.8
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 2
I.Tóm tắt đề tài:
Bậc tiểu học là bậc học nền tảng quan trọng, chỉ có bậc tiểu học mới có phân môn chính tả nằm trong môn Tiếng Việt. Mà tình trạng báo động hiện nay là học sinh tiểu học viết sai chính tả rất nhiều, đưa đến chất lượng học môn chính tả chưa cao.
Thực tế nghiên cứu nếu trẻ bị sai chính tả ngay từ bé, sau này lớn lên trẻ sẽ bị hỏng nặng về việc viết đúng chính tả. Theo thống kê lỗi chính tả ở học sinh lớp 2 thường mắc là lỗi phụ âm đầu, lỗi phụ âm cuối, lỗi dấu thanh, lỗi về vần ngoài ra còn có lỗi viết hoa chữ đầu dòng, dấu câu và tên riêng.
Là một giáo viên dạy lớp 2 nhiều năm liền, tôi luôn chú trọng và quan tâm rèn cho học sinh viết đúng chính tả. Thấy các em viết sai lỗi chính tả nhiều, tôi rất buồn lòng. Cũng vì những lí do trên mà tôi đã chọn phương pháp Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2. Mong rằng những biện pháp mà tôi đã làm và đã thành công sẽ được nhiều thầy cô biết đến và cùng chia sẻ.
II.Giới thiệu
2.1 Hiện trạng
Thực tế nếu trẻ bị sai chính tả ngay từ bé, sau này lớn lên trẻ sẽ bị hỏng nặng về việc viết đúng chính tả. Theo thống kê lỗi chính tả ở học sinh lớp 2 thường mắc là lỗi phụ âm đầu, lỗi phụ âm cuối, lỗi dấu thanh, lỗi về vần ngoài ra còn có lỗi viết hoa chữ đầu dòng, dấu câu và tên riêng.
Trước thực trạng đó đối với tôi là một giáo viên tiểu học luôn có những bâng khuâng trăn trở và tự đặt câu hỏi cho mình làm gì để giúp các em viết đúng chính tả đây? Mặc dù ngày nay chúng ta không phủ nhận những ứng dụng thông tin đem lại hiệu quả cao ở nhiều lĩnh vực nhưng công cụ đó không thể thay thế cho việc giúp học sinh tiểu học viết đúng chính tả. Cho nên đã là người Việt thì phải viết đúng chính tả, viết đúng chính tả còn góp phần vào việc giữ gìn, phát huy sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng việt.
Việc giúp học sinh tiểu học viết không sai lỗi chính tả không phải là chuyện dễ.
Cho nên để cho học sinh viết đúng chính tả, không chỉ có giọng đọc giáo viên chuẩn là đủ, mà quan trọng là hình thành các em những quy tắc chính tả cơ bản. Các em phải đọc thông, viết thạo, hình thành các em những kỹ xảo chính tả để các em luôn viết đúng chính tả.
2.2 Giải pháp thay thế
Sử dụng quy tắc chính tả, quy luật chính tả và kỹ xảo chính tả để giúp học sinh viết đúng chính tả.
2.3 Vấn đề nghiên cứu
Sử dụng quy tắc chính tả, quy luật chính tả và kỹ xảo chính tả có giúp học sinh nâng cao kết quả học tập môn chính tả của học sinh lớp 2 hay không ?
2.4 Giả thiết nghiên cứu
Có sử dụng quy tắc chính tả, quy luật chính tả và kĩ xảo chính tả sẽ làm tăng kết quả học tập phân môn chính tả ở học sinh lớp 2.
III. Phương pháp
3.1 Khách thể nghiên cứu
Lớp 2/ 2 trường Tiểu học Gành Hào B - Đông Hải – Bạc Liêu.
-Giáo viên: Mai Thị Oanh – giáo viên dạy lớp 2/ 2.
- Học sinh: chọn ngẫu nhiên 18 học sinh nhóm A và 18 học sinh nhóm B.
Trình độ học tập phân môn chính tả của hai nhóm là tương đương nhau.
3.2 Thiết kế nghiên cứu
Chọn 18 học sinh nhóm B nhóm thực nghiệm và 18 học sinh nhóm A là nhóm đối chứng.
Sử dụng hình thức kiểm tra trước tác động cả hai lớp, sau đó kiểm chứng Ttest để kiểm chứng.
3.3 Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng dạng thiết kế kiểm tra trước và sau khi tác động với các nhóm tương đương.
Nhóm
Kiểm tra trước tác động
Tác động
Kiêm tra sau tác động
18 HS nhómB
(nhóm thực nghiệm)
O1
(kết quả nhóm thực nghiệm)
X
(Sử dụng quy tắc chính tả,quy luật và kĩ xảo dạy chính tả)
O3 
(kết quả nhóm thực nghiệm)
18 HS nhóm A (nhóm đối chứng)
O2
(kết quả nhóm đối chứng)
-
O4 
(kết quả nhóm đối chứng)
3.4 Quy trình nghiên cứu
Tiến hành dạy thực nghiệm .
Bài dạy lần 1: Ông và cháu (tuần 10).
Bài dạy lần 2: Bà cháu (tuần 11).
Bài dạy lần 3: Sự tích cây vú sữa ( Tuần 12)
IV. Đo lường và thu thập dữ liệu
3.5.1 Công cụ đo
Đề kiểm tra: các bài tập theo chuẩn kiến thức kĩ năng, thang điểm 50 điểm.
Câu
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Nhận biết
10 điểm
10 điểm
Thông hiểu
10 điểm
5 điểm
5 điểm
Vận dụng
10 điểm
3.5.2 Đáp án,biểu điểm
Phương pháp kiểm chứng độ tin cậy.
Sử dụng phép kiểm chứng Test độc lập để kiểm tra sự tương đương của hai nhóm từ hai giá trị trung bình của hai nhóm.
V. Phân tích dữ liệu và bàn luận
Phân tích dữ liệu
Giá trị Test độc lập của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng sau tác động P=0,01<0,05 có nghĩa là không xảy ra ngẫu nhiên mà do tác động.
Giá trị Test của hai nhóm P=0,00000007 < 0,05 khẳng định giá trị trung bình sau tác động lớn hơn giá trị trung bình trước tác động của nhóm thực nghiệm không phải là ngẫu nhiên mà do tác động.
Mức độ ảnh hưởng SMD = 0,64 cho thấy đề tài có mức độ ảnh hưởng ở mức trung bình.
 Bàn luận
Giá trị trung bình kiểm tra sau tác động tăng so với giá trị trung bình kiểm tra trước tác động ở nhóm thực nghiệm là.( 37- 21=16 điểm).
Giá trị trung bình kiểm tra sau tác động của nhóm đối chứng tăng so với trước tác động là.(30-24 = 6 điểm).
Điều này cho thấy điểm trung bình của hai nhóm, thực nghiệm và đối chứng có sự khác biệt rõ nhóm tác động có điểm trung bình cao hơn nhóm đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình của hai bài kiểm tra là SMD=0,64 điều này có nghĩa mức độ ảnh hương ở mức tương đối.
Phép kiểm chứng Test điểm trung bình kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm P= 0,01 < 0,05 cho thấy có ý nghĩa do tác động mang lại, nghiêng về nhóm thực nghiệm.
 Ưu điểm - Hạn chế
Đề tài nghiên cứu đem lại nhiều hứng thú cho việc học chính tả của học sinh lớp 2. Cụ thể tôi đã khảo sát qua bài kiểm tra trước tác động ở lớp thực nghiệm, số lỗi sai chủ yếu vần: ăc/ăt, ong/ông, âm/ăm, ây/ay, iêt/iêc, an/ang, ât/âc, iên/yên. Sai lỗi phụ âm đầu: tr/ch, s/x, ng/ngh, d/gi/r. Lỗi dấu thanh: thanh hỏi, thanh ngã. Lỗi viết hoa chữ đầu câu, tên riêng. Nhưng ở bài kiểm tra sau tác động ở lớp thực nghiệm giảm rõ rệt (cụ thể số lỗi được thống kê ở bài kiểm tra).
Việc dạy học vận dụng những quy tắc, quy luật chính tả các kỹ xảo chính tả để hình thành cho các em biết cách viết đúng chính tả từng từ và từng trường hợp cụ thể. Viết đúng chính tả nâng cao chất lượng học môn chính tả của học sinh lớp 2. Vì các em ở tiểu học có cách nhớ máy móc rất tốt, khả năng học thuộc nhanh đó là thuận lợi để tôi nghiên cứu đề tài này.
Nhưng còn một vài em trong lớp vẫn viết sai chính tả,do những em này thuộc dạng chậm tiếp thu, hay quên gặp khó khăn về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. 
VI. Kết luận và khuyến nghị
Việc dạy học sinh viết đúng chính tả là việc làm từ từ và lâu dài, giáo viên không nên nôn nóng, tạo áp lực lớn cho học sinh khi các em viết sai chính tả. Giáo viên phải bình tĩnh cung cấp cho các em những quy tắc, những mẹo trong chính tả, trong từng trường hợp cụ thể. Giúp cho các em tích lũy kiến thức chính tả, có hệ thống, có nền tảng.
Giáo viên giúp các em nhớ máy móc một số từ, rồi mỗi ngày số từ đó tăng lên, kiểm tra từ trong bất cứ môn học nào không riêng giờ chính tả. Giáo viên nên tổ chức vui nhộn, hấp dẫn để khuyến khích viết đúng thêm nhiều từ mới.
Giáo viên giúp các em từ nhớ máy móc nâng dần lên nhớ có chủ định, thông qua những quy tắc, quy luật chính tả rồi dần đến thành kỹ xảo chính tả.
Nhà trường cần tổ chức nhiều cuôc thi như “văn hay chữ tốt”, hay “nét chữ, nết người.”. Tạo sân chơi cho các em, làm cho nhiều em tham gia thì các em cũng được trao dồi về chính tả.
	Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, nghiên cứu và vận dụng vào dạy học môn chính tả nhằm góp phần rèn luyện nét chữ, nết người và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt .
Tôi xin chân thành cảm ơn 
 Gành Hào, ngày 18 tháng 4 năm 2013
 Người viết
 Mai Thị Oanh
VII.Tài liệu tham khảo
 1/ Tiếng Việt 2 – tập 1 – Nhà xuất bản giáo dục
 2/ Tiếng việt 2 – tập 2 – Nhà xuất bản giáo dục
 3/ Sách giáo viên – Tiếng việt 2 – Tập 1
 4/ Sách giáo viên – Tiếng việt 2 – Tập 2
 5/ Từ điển tiếng việt 
 6/ Phương pháp dạy học chính tả 
Phụ Lục
Hai bài kiểm tra trước tác động và sau tác động
Một phiếu điểm
Hai giáo án
Tuần 10
Thứ sáu ngày 09 tháng 11 năm 2012
CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT) ÔNG VÀ CHÁU 
I/ Mục đích ỵêu cầu:
. - Giúp HS nghe viết chính xác và trình bày đúng một đọan trong bài: “Ông và cháu”
 -HS viết đúng bài viết và làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn lộn: c/k, l/n hoặc thanh hỏi thanh ngã.
-Rèn HS kỹ năng viết bài và trình bày bài viết một cách sạch sẽ.
- Trình bày bài thơ cân đối, viết đúng chữ cái đầu dòng thơ
II/ Đồ dùng dạy học :
 -Bảng phụ để chép sẵn nội dung bài tập 2 và 3.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định:
-Nhắc nhở nề nếp học tập
2. Kiểm tra bài cũ:
-GV đọc cho HS viết vào bảng con:Quốc tế, lao động 
-GV nhận xét.
3. Bài mới: Giáo viên ghi bảng
Họat động của giáo viên
Họat động của HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe – viết.
-GV đọc mẫu bài viết.
-GV giúp HS nắm nội dung bài.
- Có đúng là cậu bé trong bài thắng được ông của mình không?
-GV hướng dẫn HS viết từ khó vào bảng con.
-GV đọc cho HS viết: vật keo, thua , hoan hô,chiều
-GV nhận xét sửa chữa sai sót cho HS.
HS đọc các từ khó trên bảng
-GV hướng dẫn HS viết bài vào vở.
-GV theo dõi nhắc nhở thêm cho HS.
-GV đọc lại bài để HS dò bài và sửa lỗi.
-GV thu bài chấm
 nhận xét, sửa chữa lỗi sai phổ biến.
+Ông nhường cho cháu giả vờ thua cho cháu vui.
+HS viết vào bảng con
+HS đọc các từ khó
+HS viết bài vào vở
+HS dò bài và sửa lỗi
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
-GV hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài 2: Tìm nhanh các tiếng bắt đầu bằng c và k
HDHS làm vào vở.
Đại diện lên bảng làm thi đua.
GV nhận xét.
+ Điền vào chỗ trống thanh hỏi hay thanh ngã:
Dạy bảo, cơn bão, lặng lẽ, số lẻ
-Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
-Nhận xét và sửa bài.
4. Củng cố-Dặn dò
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
+HS nối tiếp nhau tìm, nhóm nào viết được nhiều từ đúng là thắng
+Các nhóm cử đại diện nhóm mình lên tìm và viết nhanh lên bảng..
+ ca, cô, có, cám
+ kim, kìm, kéo, kẹo
+ Cho HS làm bài vào bảng .
+Gọi một HS lên bảng làm bài
+Nhận xét và sửa bài làm của bạn
+HS tự sửa bài làm của mình
Dạy bảo, cơn bão, lặng lẽ, số lẻ
 Tuần 11
Thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2012
 CHÍNH TẢ (TẬP CHÉP)
BÀ CHÁU
I. Mục đích yêu cầu: 
-Chép lại chính xác, trình bày đúng 1 đoạn trong bài: Bà cháu. 
-Làm đúng bài tập phân biệt P P g/gh, s/x, ươn/ương. 
-HS viết đúng đẹp bài viết.
- HS viết đúng chính tả và trình bày cân đối bài viết.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Bảng lớp chép sẵn bài viết. Chép bài tập 2. 
III. Hoạt động dạy học: 
1. Ổn định: Hát. 
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc cho HS viết bảng con: kiến, nước non 
3.Bài mới: GTbài viết. 
Họat động của GV
Họat động của HS
HĐ 1: HD tập chép: 
- GV đọc đoạn chép. 
- Tìm lời nói của hai anh em trong bài chính tả? 
- Lời nói ấy được viết với dấu câu nào?
Hướng dẫn viết từ khó:
 màu nhiệm, ruộng vườn, móm mém, dang tay. 
-Nhận xét sửa. 
Đọc lần 2.
- H/D viếtbài: 
-Viết đúng độ cao và khoảng cách, đều nét, đẹp.
- GV theo dõi.
-Đọc dò bài, sửa lỗi. 
-Thu bài chấm, chữa bài. 
2 em đọc lại bài.
+ Chúng cháu chỉ cần bà sống lại. 
+ Dấu trong ngoặc kép viết sau dấu hai chấm
HS viết bảng con.
+ HS chép bài, .
HS soát lỗi. 
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài2: Giúp HS nắm vững yêu cầu. 
-Tìm các tiếng có nghĩa điền vào ô trống trong bảng theo mẫu:
 HS lên bảng làm từng cột, 
GV nhận xét sửa bài. 
Bài 3: 1 HS đọc yêu cầu: Rút ra nhận xét từ bài tập trên: 
- Trước những chữ cái nào em chỉ viết gh mà không viết g?
-Trước những chữ cái nào em chỉ viết g mà không viết gh?(
Quy tắc: gh+i, e, ê;
 g+a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư. 
Bài 4: Chọn cho HS làm câu 
a) s hay x: 
Củng cố, dặn dò: 
Nhận xét giờ học. 
-Dặn HS về sửa lỗi.
i
ê
e
ư
ơ
a
u
ô
o
G
 gừ
gờ
gở
gỡ
Gà
gá gả gã
gu gù gụ
gô gồ
gỗ
gò 
gõ
gh 
ghi ghì
ghê
ghế
ghe ghé ghè
+Trước những chữ cái i, e, ê viết gh mà không viết g 
+Trước những chữ cái o, ơ, ô a, ă, â, u, ư.viết g mà không viết gh
+HS làm bảng con, 
: Nước sôi, ăn xôi, cây xoan, siêng năng.
 nhận xét chốt lời giải đúng.
Thứ ba ngày 20 tháng 11 năm 2012
CHÍNH TẢ ( nghe viết)
SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA
I.Mục đích yêu cầu
- Nghe - viết chính xc bi CT , trình by đúng hình thức đoạn văn xuôi .
- Làm được BT2 ; BT(3) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn .
-HS nghe viết , trình bày đúng 1 đoạn chuyện sự tích cây vú sữa, làm đúng các bài tập.
-HS viết đều, đẹp, đúng chính tả.
-Có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
- HS viết đúng chính tả, trình bày sạch sẽ
II.Đồ dùng dạy học.
-Bảng lớp, bảng phụ
III..Hoạt động dạy học
1.Bài cũ: 2 HS lên viết , lớp viết bảng con 
thác ghềnh, ghi nhớ, sạch sẽ
-GV nhận xét, sửa sai
3.Bài mới: giới thiệu bài
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
Hoạt động 1:Hướng dẫn nghe viết
-Hd chuẩn bị
-GV đọc đoạn viết
-Từ các cành lá các đài hoa xuất hiện như thế nào?
-Quả trên cây xuất hiện ra sao?
-Bài viết có mấy câu? Những câu nào có dấu phẩy em hãy đọc lại những câu đó?
-Cho HS viết từ khó vào bảng con
Cành lá, đài hoa, trổ ra
-GV nhận xét, sửa bài trên bảng
-GV hướng dẫn HS viết bài vào vở
-GV đọc lại bài viết lần 2
-Đọc cho HS viết bài vàovở
-GV theo dõi giúp đỡ thêm cho 1 số HS yếu
-GV đọc bài HS soát bài, sửa lỗi chính tả
-GV thu chấm, nhận xét, sửa lỗi sai phổ biến trong bài
-2 HS đọc lại
-Nở ra trắng như mây
-Lớn nhanh da căng mịn ,xanh óng ánh rồi chín.
-4 câu, 
 HS đọc câu 1, 2 4.
-Viết bảng con
-2 HS lên bảng viết
-Viết bài vào vở.
-HS dò bài, sửa lỗi
Hoạt động2:HD làm bài tập
Bài 2:
-GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập
 -HD HS làm bài
-Gọi hs nhắc lại quy tắc chính tả.
-GV nhận xét, sửa sai
Bài 3:cho HS làm vở
-Gọi vài HS lên bảng làm
-GV chữa bài
Gọi hs đọc lại bài.
4.Củng cố, dặn dò :
-GV nhận xét tiết học tuyên dương những HS viết đẹp, không sai lỗi chính tả, trình bày bài sạch đẹp. -HS về nhà viết lại lỗi sai trong bài
-người cha, con nghé, suy nghĩ, ngon miệng.
-HS nhắc lại quy tắc; ngh:e, ê, I ;ng: o, ô , ư , a
a. ch hay tr
-con trai, cái chai, trồng cây, chồng bát
b. ác hay át
-Bãi cát, các con, lười nhác, nhút nhát.

Tài liệu đính kèm:

  • docde tai nghien cuu khoa hoc ung dung lop 5(2).doc