Giáo án lớp 5 - Tuần 5

Giáo án lớp 5 - Tuần 5

I. Mục tiêu:

 - Biết tên gọi, kí hiệu và quân hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.

- Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài.

- Yêu thích học bộ môn.

II. Đồ dùng dạy học: SGK + VBT

III. Các hoạt động dạy- học:

 

doc 24 trang Người đăng huong21 Lượt xem 899Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Thứ hai ngày 26 tháng 9 năm 2011
 Toán ( 21)
Ôn tập: bảng đơn vị đo độ dài.
I. Mục tiêu:
 - Biết tên gọi, kí hiệu và quân hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.
- Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài.
- Yêu thích học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học: SGK + VBT
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt đông của thầy
Hoạt đông củả trò
1.Kiểm tra .
Gọi h/s đọc bảng đơn vị đo dộ dài.
2.Bài mới: Giới thiệu bài
Bài 1. GV kẻ sẵn bảng như trong bài 1 lên bảng.
- Cho HS điền các đơn vị đo độ dài vào bảng.
- Em có nhận xét gì về quan hệ giữa 2 đơn vị đo độ dài liền nhau và cho ví dụ ?
Bài 2( a,c).
-GV gợi ý.
+ a, Chuyển đổi từ các đơn vị lớn ra các đơn vị bé hơn liền kề.
+ c , Chuyển đổi từ bé ra các đơn vị lớn hơn.
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 3. Cho 1HS đọc yêu cầu.
- HS nêu cách làm.
- GV chấm, chữa bài, nhận xét.
* Bài 4. ( HSKG)
3. Củng cố dặn dò:
 - GV tổng kết bài học.
 -GV nhận xét giờ học. Nhắc HS chuẩn bị bài sau. 
- HS lên bảng điền.
Hai đơn vị đo độ dài liền nhau:
- Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé.
- Đơn vị bé bằng 1 phần 10 đơn vị lớn.
-HS làm bảng con – nhận xét
 Bài giải:
 a, 135m= 1350dm.
 342 dm = 3420 cm
 15cm = 150mm
 c, 1mm = cm.
 1cm = m.
 1m = m m
 - HS đọc BT, làm bài vào vở. 
 Bài giải:
 4km 37m = 4037m.
 8m 12cm = 812cm
 354dm = 35m 4dm
 3040m = 3km 40m
Bài giải:
a. Đường sắt từ Đà Nẵng đến thành phố Hồ Chí Minh dài là:
 791 + 144 = 935 (km).
b. Đường sắt từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh dài là:
 791 + 935 = 1726 (km)
 Đáp số: a . 935km
 b . 1726 km
Địa lí (5)
Vùng biển nước ta
I. Mục tiêu:
- Trình bày được một số đặc điểm của vùng biển của nước ta.
- Chỉ được trên bản đồ ( lược đồ ) vùng biển nước ta và một số điểm du lịch nổi tiếng.
- Biết vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất.
- ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác tài nguyên biển một cách hợp lí.
II. Đồ dùng:
- Bản đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam á
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
- Tranh ảnh về những nơi du lịch, bãi tắm
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
- Nêu đặc điểm của sông ngòi nước ta và vai trò của nó đối với đời sống sản xuất?
2. Dạy bài mới: 
* Giới thiệu bài: Nêu MĐYC giờ học
* Nội dung:
a. Vùng biển nước ta:
HĐ 1: Làm việc cả lớp:
- Cho HS quan sát lược đồ
- GV chỉ vùng biển nước ta trên bản đồ và hỏi:
- Vài HS trình bày
- Nhận xét – bổ xung
- Quan sát
Biển Đông bao bọc ở những phía nào của phần đất liền nước ta?
- Bao bọc phía đông, nam và tây nam phần đất liền của nước ta
- Yêu cầu HS chỉ vùng biển của Việt Nam trên bản đồ
- Vài HS chỉ trên bản đồ
- Kết luận: Vùng biển nước ta là một bộ phận của biển đông
b) Đặc điểm của vùng biển nước ta:
HĐ 2: Làm việc theo cặp
- Yêu cầu HS đọc sách, thảo luận
+ Tìm những đặc điểm của biển Việt Nam?
+ Mỗi đặc điểm có tác động như thế nào đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta?
- Nhận xét – Bổ xung
c) Vai trò của biển:
HĐ 3: Làm việc theo nhóm:
- Yêu cầu đọc SGK, thảo luận để nêu vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
- Nhận xét – Bổ xung
- Kết luận: Biển điều hoà khí hậu, là nguồn tài nguyên và là đường giao thông quan trọng. Ven biển có nhiều nơi du lịch, nghỉ mát.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Nhắc HS ôn bài – Chuẩn bị bài sau
- Thảo luận theo cặp – Trình bày:
+ Nước không đóng băng: Thuận lợi cho giao thông đường biển, đánh bắt hải sản.
+ Miền bắc và miền trung hay có bão: Gây thiệt hại về người và của ...
+ Hằng ngày, có lúc nước biển dâng lên hay hạ xuống: Lợi dụng thuỷ triều để làm muối, ra khơi đánh cá.
- Thảo luận – trình bày
Thứ ba ngày 27 thang 9 năm 2011
 Toán (22)
Ôn tập: Bảng đơn vị đo khối lượng
I. Mục tiêu
- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo khối lượng thông dụng.
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng và giải các bài toán với các số đo khối lượng.
II. Đồ dùng dạy học: SGK + Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Kiểm tra : 
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài ?
2.Bài mới:
*Giới thiệu bài
*HD ôn tập
Bài 1 
- GV kẻ sẵn bảng đơn vị đo khối lượng ( t1a) lên bảng.
- Cho HS lần lượt lên bảng làm.
- Chữa bài.
- Em có nhận xét gì về quan hệ giữa 2 đơn vị đo khối lượng liền kề?
Bài 2 
GV hướng dẫn:
- a,b. Chuyển đổi từ các đơn vị lớn ra các đơn vị bé hơn và ngược lại.
- c,d. Chuyển đổi từ các số đo có 2 tên đơn vị đo sang các số đo có 1 tên đơn vị đo và ngược lại. 
Bài 3 Hướng dẫn HSKG
+ HS chuyển đổi từng cặp về cùng đơn vị đo rồi so sánh các kết quả để lựa chọn các dấu thích hợp.
+ Tuỳ từng bài tập cụ thể, HS phải linh hoạt chọn cách đổi từ số đo có 2tên đơn vị đo sang số đo có 1 tên đơn vị đo hoặc ngược lại.
Bài 4 
- Một HS nêu yêu cầu.
- Bài toán yêu cầu gì? 
- Muốn biết ngày thứ 3 cửa hàng bán được bao nhiêu kg đường ta làm như thế nào?
3.Củng cố – dặn dò: TK bài
- GV nhận xét giờ
- VN làm bài tập 3 (24 )
- HS làm trên bảng lớp.
- Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé.
- Đơn vị bé bằng 1/10 đơn vị lớn.
 Bài giải:
18 yến = 180 kg 
 200 tạ = 20000 kg 
 35 tấn = 35000 kg. 
 b) 430 kg = 43 yến 
 2500 kg = 25 tạ 
 16000kg = 16 tấn
c) 2 kg326g =2326g 
 6 kg3g = 6003g 
 d) 4008 g = 4 kg 8g
 9050 kg =9tấn50kg
 Bài giải
 2kg50g < 2500g
 13kg85g < 13kg 805 g
 6090kg > 6 tấn8kg
 1 
 tấn = 250 kg.
 4
- HS đọc đề bài 
 - HS làm bài vào vở 
 Bài giải:
Ngày thứ 2 cửa hàng bán được số đường là:
 300 x 2 = 600(kg) 
Ngày thứ nhất và ngày thứ 2 bán được số đường là:
 300 + 600 = 900 (kg).
 Đổi 1 tấn = 1000kg
Ngày thứ 3 cửa hàng bán được số đường là:
 1000 – 900 = 100( kg)
 Đáp số: 100 kg
Kĩ thuật (5)
Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình
I. Mục tiêu: HS cần phải	
- Biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường trong gia đình.
- Có ý thức bảo quản, giữ gìn vệ sinh, an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ đun, nấu, ăn uống.
II. Đồ dùng:
Tranh một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường
Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra: 
- Chuẩn bị của HS
2. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: Nêu MĐYC giờ học
* Nội dung: 
HĐ 1: Xác định các dụng cụ đun, nấu, ăn uống thông thường trong gia đình
- Yêu cầu HS kể tên các dụng cụ đun nấu trong gia đình
- GV ghi bảng theo từng nhóm
HĐ 2: Tìm hiểu đặc điểm, cách sử dụng, cách bảo quản một số dụng cụ nấu ăn
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm
- Yêu cầu các nhóm trình bày
- Sử dụng tranh minh hoạ để kết luận từng nội dung
HĐ 3: Đánh giá kết quả học tập:
- Tổ chức cho HS làm bài tập cá nhân: 
Nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B cho đúng với tác dụng của mỗi dụng cụ sau:
A
Bếp đun có tác dụng
Dụng cụ nấu dùng để
Dụng cụ bày thức ăn và ăn uống có t. dụng
Dụng cụ để cắt, thái thực phẩm có tác dụng 
- Nhận xét, kết luận
3. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Nhắc HS sưu tầm tranh ảnh về thực phẩm
tìm hiểu một số công việc chuẩn bị nấu ăn
- Các nhóm kiểm tra đồ dùng
- HS nêu nối tiếp: Nồi, chảo...
- HS nhắc lại
- Thảo luận – Ghi vào phiếu học tập:
+ Tên các loại dụng cụ
+ Tên các dụng cụ cùng loại
+ Tác dụng của các dụng cụ
+Cách sử dụng, bảo quản
- Đại diên các nhóm trình bày
- Nhận xét – Bổ xung
- HS làm bài tập
B
Làm sạch, làm nhỏ, tạo hình thực phẩm
Giúp việc ăn uống thuận lợi, vệ sinh
Cung cấp nhiệt, làm chín thực phẩm
Nấu chín và chế biến thực phẩm
- Trình bày kết quả bài làm
- HS tự đối chiếu kết quả bài làm với đáp án để dánh giá kết quả học tập của mình
- Nghe, thực hiện
Đạo đức (Tiết 5)
Có trí thì nên ( tiết 1)
I. Mục tiêu: HS biết:
- Trong cuộc sống con người phải thường xuyên đối mặt với khó khăn thử thách. Nhưng nếu có ý trí, có quyết tâm để vượt qua khó khăn và vươn lên trong cuộc sống
- Xác định thuận lợi, khó khăn; Để biết đề ra kế hoạch vượt khó khăn của bản thân.
- Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình, cho xã hội.
II. Đồ dùng :
Một số mẩu chuyện về những tấm gương vượt khó
Thẻ màu
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
- Nêu những biểu hiện của người sống có trách nhiệm?
2. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: Nêu MĐYC giờ học
* Nội dung:
HĐ 1: Tìm hiểu thông tin về tấm gương vượt khó Trần Bảo Đồng
+ Mục tiêu: Biết được hoàn cảnh và những biểu hiện vượt khó của Trần Bảo Đồng
+ Cách tiến hành: 
- Y/c HS đọc thông tin về Trần Bảo Đồng
- Thảo luận: 
- Trần Bảo Đông có khó khăn gì trong học tập?
- Trần Bảo Đông đã vượt qua khó khăn để vươn lên như thế nào?
- Em học tập được những gì từ tấm gương đó?
- Kết luận: SGV T23
HĐ 2: Xử lí tình huống:
+ Mục tiêu: HS chọn được cách giải quyết tích cực nhất, thể hiện ý chí vượt lên khó khăn trong các tình huống.
+ Cách tiến hành: 
- Chia nhóm, giao cho mỗi nhóm sử lí một tình huống ( Nội dung ghi trong phiếu học tập)
- Kết luận: SGK T24
HĐ 3: Làm bài tập 1- 2 SGK
+ Mục tiêu: HS phân biệt được những biểu hiện của ý chí vượt khó khăn và những ý kiến phù hợp với nội dung bài học
+ Cách tiến hành:
- Y/c trao đổi từng trương hợp của bài tập 
- GV nêu từng trường hợp
- Hướng dẫn tương tự với bài tập 2
- Kết luận: SGK T24
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
Hoạt động nối tiếp:
- Sưu tầm truyện, Sách báo
- Vài HS trình bày
- Nhận xét – Bổ xung
- Đọc SGK
- Gia đình nghèo, đông anh em, cha hay đau ốm...
- Sử dụng thời gian hợp lí, có phương pháp học tập tốt...
- HS phát biểu
- Thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày
- Cả lớp nhận xét, bổ xung
- Thảo luận cặp đôi
- HS giơ thẻ màu thể hiện sự đánh giá của mình
- Đọc nôi tiếp
Thứ tư ngày 28 tháng 9 năm 2011
Toán (Tiết 23)
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Củng cố các đơn vị đo độ dài, khối lượng và các đơn vị đo diện tích đã được học.
- Rèn kĩ năng:
+ Tính diện tích của hình chữ nhật, hình vuông.
+ Tính toán trên các số đo độ dài, khối lượng và giải các bài toán có liên quan.
+ Vẽ hình chữ nhật theo điều kiện cho trước.
II. Đồ dùng:
- SGK , bảng lớp
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
- Yêu cầu HS làm bài tập 2, 4 tiết 22
2. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: nêu MĐYC giờ học
* Nội dung: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Bài toán cho biết gì? Yêu cầu tìm gì?
- Yêu cầu HS làm bài
-  ...  gây nghiện
II. Đồ dùng:
Thông tin và hình trong SGK
Các thông tin và hình ảnh về tác hại của các chất gây nghiện
Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
- Nêu những việc nên và không nên làm để 
- Vài HS trình bày
bảo vệ sức khoẻ ở tuổi dậy thì?
- Nhận xét , bổ xung
2. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài : Nêu MĐYC giờ học
* Nội dung:
HĐ 1: Thực hành sử lí thông tin
+ Mục tiêu: HS lập được bảng tác hại của 
rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
+ Cách tiến hành: Y/c HS đọc các thông 
- Học sinh thảo luận
tin trong SGK và hoàn thành pbảng thống
- Một số HS trình bày
kê về tác hại của rượu, thuốc lá... đối với
- Nhận xét – bổ xung
người sử dụng và người xung quanh
- Kết luận: ( SGV T47 )
HĐ 2: Trò chơi “ Bốc thăm trả lời câu hỏi”
+ Mục tiêu: Củng cố cho HS những hiểu 
biết về tác hại của các chất gây nghiện
+ Cách tiến hành: 
- Chia nhóm, cử ban giám khảo
- Đại diện các nhóm lên bốc thăm trả lời 
- Hướng dẫn HS chơi
câu hỏi
- Gợi ý câu hỏi (T 48,49,50 SGV )
- Kết thúc trò chơi, GV và BGK cộng điểm
nhóm nào được điểm cao là thắng cuộc
+ Kết luận: Rượu, bia, thuốc lá, ma tuý là 
các chất gây nghiện có hại cho sức khoẻ
tiêu hao tiền của, làm mất trật tự xã hội vì
vậy chúng ta không nên sử dụng các chất gây nghiện
3. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét giờ học
-Nhắc HS ôn bài - Chuẩn bị bài sau
Thứ năm ngày 29 tháng 9 năm 2010
Toán(24) : 
Đề-ca-mét vuông. Héc-tô-mét vuông
I. Mục tiêu:
Biết tên gị,kí hiệu của các đơn vị đo diện tích:dam2; hm2
Biết đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị dam2, hm2.
Biết mối quan hệ giữa dam2 và m2, giữa hm2và dam2; Biết chuyển đổi đơn vị đo diện tích (trường hợp đơn giản).
II. Đồ dùng dạy học:
 GV:-Hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1 dam2, 1hm2.
 HS: SGK, bảng tay
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra : Chữa bài tập 4 về nhà
2.Bài mới: Giới thiệu – Ghi bảng
a) Giới thiệu đơn vị đo diện tích đề-ca-mét vuông.
- Chúng ta đã được học đơn vị đo diện tích nào?
-Mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài bao nhiêu?
- Ki-lô-mét vuông ?
- Đề-ca-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài bao nhiêu?
- Em nào có thể nêu cách đọc và viết kí hiệu đề-ca-mét vuông?
- GV cho HS quan sát hình vuông có cạnh dài 1dam (SGk- trang 25). Chia mỗi cạnh hình vuông thành 10 phần bằng nhau, nối các điểm thành các hình vuông nhỏ:
+Diện tích mỗi hình vuông nhỏ bằng bao nhiêu?
+Một hình vuông 1 dam2 gồm bao nhiêu hình vuông 1m2?
+Vậy 1dam2 bằng bao nhiêu m2?
b) Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc-tô-mét vuông: (Thực hiện tương tự như phần a)
Thực hành:
Bài 1 
- Cho HS nối tiếp nhau đọc.
Bài 2
- GV đọc cho HS viết vào bảng con.
- GV nhận xét.
Bài 3
- Cho HS làm vào vở.
-HS:Làm được phần a
- chấm bài, chữa bài
Bài 4 : (HSKG) làm bài 
- Chữa bài
3.Củng cố-dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- VN làm BT 4(27)
- HS trả lời.
- Có cạnh dài 1m.
- Có cạnh dài 1km.
- Có cạnh dài 1dam.
- Đề-ca-mét vuông kí hiệu: dam2
- Bằng một mét vuông.
- Gồm 100 hình vuông 1m2
1dam2 = 100 m2
- HS đọc các số đo diện tích
- Làm bảng tay
*Bài giải:
 a) 271 dam2; b) 18954 dam2
 c) 603 hm2 d) 34620 hm2
- HS nêu yêu cầu BT- làm bài vào vở
*Bài giải:
2dam2 = 200m2
30 hm2= 3000 dam2
3 dam2 15 m2 =315 m2
12 hm2 5 dam2 =1205 dam2
200 m2 =2 dam2
760 m2 =7 dam2 60 m2
 Lịch sử (5)
Phan Bội Châu và phong trào Đông Du
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Phan Bội Châu là nhầ yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu thế kỉ XX
- Phong trào đông du là một phong trào yêu nước, nhằm mục đích chống thực dân Pháp
II. Đồ dùng;
ảnh trong SGK
Bản đồ thế giới
Tư liệu về Phan Bội Châu và phong trào Đông du
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
- Cuối thế kỉ 19, ở Việt Nam xuất hiện những ngành kinh tế nào?
- Những thay đổi về kinh tế đã tậo ra những tầng lớp, giai cấp mới nào?
2. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: Nêu MĐYC giờ học
* Nội dung:
HĐ 1: Làm việc theo nhóm
- Chia sẻ với bạn những thông tin, tư liệu tìm hiểu được về Phan Bội Châu
- Gọi HS trình bày
- GV bổ xung một số tư liệu về Phan Bội Châu
HĐ 2:Làm việc cả lớp:
- Y/c HS đọc SGK- Thuật lại những nét chính của phong trào Đông du
- Câu hỏi gợi ý:
+ Phong trào Đông du diễn ra vào thời gian nào? Ai lãnh đạo? Mục đích của phong trào là gì?
+Nhân dân hưởng ứmg phong trào này như thế nào?
+ Kêt quả của phong trào Đông du và ý nghĩa của phong trào này?
- Tổ chức cho HS tình bày lại những nét chính về phong trào Đông du 
- Tại sao Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật?
- Gọi HS đọc ghi nhớ
3. Củng cố – Dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Nhắc HS ôn bài – Chuẩn bị bài sau
- Hai HS trình bày 
- Cả lớp nhận xét – Bổ xung
- Thảo luận – Ghi vào phiếu học tập:
Chẳng hạn : + Năm sinh : 1867
+ Quê quán: Nam Đàn – Nghệ An
+ Khởi xướng, lãnh đạo phong trào Đông du
+ Ngày mất : 29 – 10 – 1940
+ ...
- Các nhóm cử đại diện
- Nhận xét – Bổ xung
- Đọc SGK - TLCH
- Năm 1905 do Phan Bội Châu lãnh đạo; mục đích là đào tạo những người yêu nước, có kiến thức về khoa học, kĩ thuật được học ở Nhật sau đó đưa họ về hoạt động cứu nước
- Nhiều người sang Nhật – Sống vất vả - nhưng vẫn hăng say học tập
- Làm thực dân pháp lo ngại, Nhật trục xuất
trục xuất những người yêu nước Việt Nam và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật Bản. Phong trào Đông du tan dã.
- ý nghĩa: Tạo nhiều nhân tài cho đất nước, cổ vũ và khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân ta
- Vài HS trình bày
- Cả lớp nhận xét – Bổ xung ý kiến
- Vì trước đây Nhật Bản là nước phong kiến lạc như Việt Nam , bây giờ đã trở nên cường thịnh .....
- Vài HS đọc
Thứ sáu ngày 30 tháng 9 năm 2011
Toán (25)
Mi - li - mét vuông. Bảng đơn vị đo diện tích
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết tên gọi, ký hiệu, độ lớn của mi-li-mét vuông. Quan hệ giữa mm2và cm2.
- Biết tên gọi, ký hiệu, thứ tự, mối quan hệ các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích.
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích.
II. Đồ dùng: 
- Hình vẽ biểu diễn hình vuông cạnh dài 1cm
- Kẻ cột như phần b, SGK (chưa viết)
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra: 
- HS lên chữa bài 3b	
- Kiểm tra vở 1 số HS
- 1 HS lên bảng, lớp theo dõi, nhận xét
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi bài 
HĐ1: Giới thiệu đơn vị đo diện tích mi-li-mét vuông .	
- Hướng dẫn HS tự nêu mi-li-mét vuông là gì? cách ký hiệu
- Nêu được mi-li-mét vuông là S của 1 hình vuông cạnh 1mm: mm2 
- Quan hệ giữa mm2 và cm2.
- Hướng dẫn quan sát hình vẽ
- Tự rút ra nhận xét : 
1cm2 = 100mm2
1mm2 = cm2
HĐ2: Giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích 
- Dùng bảng phụ hướng dẫn 
- Hệ thống hoá thành bảng đơn vị đo diện tích (như SGK)
- dm2, cm2, mm2< m2ghi bên phải m2
dam2, hm2, km2 > m2 ghi bên trái m2
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài
- Nêu mối quan hệ 
HĐ3: Luyện tập, thực hành 	
Bài 1: a, Viết số đo
- Đọc số, viết số vào vở BT 
	 b, GV đọc số 	
Bài 2: 
- Đọc đề 
- Hướng dẫn HS thực hiện 2 phép biến đổi
- Cùng GV thực hiện:
+ Đổi từ lớn Ưbé: 7hm2 = ...........m2
+ Đổi từ đơn vị bé Ưlớn: 90 000m2 = .........hm2
- Yêu cầu làm phần còn lại
- 2 HS lên bảng làm, lớp nháp
- Chữa bài 
- Cách đổi? 
- HS nêu cách đổi Ưghi nhớ
3. Củng cố: 
- Nhận xét giờ
- Nghe, thực hiện
- Chuẩn bị bài sau
Toán* 
LUYệN TậP .
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- HS nắm được tên, ký hiệu, mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, khối lượng.
- Thực hiện được các bài đổi đơn vị đo độ dài, khối lượng. 
- Giúp HS chăm chỉ học tập. 
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
Hoạt động1 : Củng cố kiến thức.
a)Ôn tập bảng đơn vị đo độ dài, khối lượng 
H : Nêu lần lượt 7 đơn vị đo kề nhau ?
b)Ôn cách đổi đơn vị đo độ dài, khối lượng
- HS nêu các dạng đổi:
+ Đổi từ đơn vị lớn đến đơn vị bé 
+ Đổi từ đơnvị bé đến đơn vị lớn
+ Đổi từ nhiêu đơn vị lớn đến 1 đơn vị
+ Viết một đơn vị thành tổng các đơn vị đo.
- GV lấy VD ngay trong bài để HS thực hành và nhớ lại các dạng đổi.
Hoạt động 2: Thực hành
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài 
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm
a) 4m =  km
b)5kg = tạ 
c) 3m 2cm = hm	
d) 4yến 7kg = yến 
Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 3km 6 m =  m	
b) 4 tạ 9 yến = kg
c) 15m 6dm = cm	
d) 2yến 4hg =  hg
Bài 3: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm:
 a) 3 yến 7kg .. 307 kg
 b) 6km 5m .60hm 50dm
Bài 4: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi là 480m, chiều dài hơn chiều rộng là 4 dam. Tìm diện tích hình chữ nhật.
? Bài toán cho biết gì
? Bài toán hỏi gì
? Diện tích hình chữ nhật là bao nhiêu m2
3.Củng cố- dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn bài.
- HS nêu: 
Đơn vị đo độ dài : 
Km, hm, dam, m, dm, cm, mm.
Đơn vị đo khối lượng :
Tấn, tạ, yến, kg, hg, dag, g
Lời giải :
a) km.	b) tạ.
c)m	d)yến.
Lời giải:
3006 m
490 kg
1560 cm
204hg.
Bài giải:
 a) 3 yến 7kg < 307 kg
 b) 6km 5m = 60hm 50dm
Bài giải:
Đổi : 4 dam = 40 m.
Nửa chu vi thửa ruộng là :
 480 : 2 = 240 (m)
 Ta có sơ đồ : 
240m
Chiều dài	
Chiều rộng	 40 m
 Chiều rộng thửa ruộng là :
 (240 – 40) : 2 = 100 (m)
 Chiều dài thửa ruộng là :
 100 + 40 = 140 (m)
 Diện tích thửa ruộng là :
 140 100 = 1400 (m2)
 Đáp số : 1400 m2
- HS lắng nghe và thực hiện.
 Giáo dục tập thể(5) 
 Sơ Kết Tuần 5 
I. Mục đích - yêu cầu: 
	- HS thấy được ưu nhược điểm của bản thân, của lớp trong tuần vừa qua.
	- Phát huy ưu điểm, sửa chữa nhược điểm.
 - Duy trì mọi nề nếp
 - Phương hướng tuần sau.
II. Nội dung sinh hoạt:
1. Giới thiệu nội dung sinh hoạt:
2. Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần.
 - GV nhận xét chung.
*Ưu điểm:
- Nói chung các em đều ngoan, lễ phép.
- Có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập.
- Nghỉ học có giấy xin phép.
- Thực hiện tốt giờ ăn giờ ngủ.
- Trong lớp một số em hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài
* Nhược điểm 
- Đôi khi còn nói chuyện riêng trong giờ học
- Còn quên dụng cụ học tập
3. Vui văn nghệ:
4. Phương hướng tuần tới.
- Duy trì nề nếp lớp
- Phát huy ưu điểm, sửa chữa nhược điểm.
- HS nghe giáo viên nhận xét.
- Các nhóm tự kiểm điểm bản thân
- Báo cáo với GVCN
- Lớp trưởng nhắc nhở các bạn trong lớp thực hiện tốt các nề nếp.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP TUAN 5LAN.doc