Giáo án Tổng hợp các môn khối 5 - Tuần 6

Giáo án Tổng hợp các môn khối 5 - Tuần 6

 I/ MỤC TIÊU:

 - Đọc trôi chảy toàn bài; đọc đúng các từ phiên âm (a-pác- thai), tên riêng (Nen-xơn Man-đê-la) các số liệu thống kê (1/5, 9/10, 3/4, ).

 - Hiểu ý nghĩa bài: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.

KNS: Kĩ năng nhận thức (Phản đối phân biệt chủng tộc)

 TCTV: Giúp Hs hiểu các từ: công lí, sắc lệnh, tổng tuyển cử, đa sắc tộc,

 * Sửa lỗi phát âm cho HS dân tộc.

 II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh ở SGK, bảng phụ viết đoạn 3-luyện đọc

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 17 trang Người đăng huong21 Lượt xem 940Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn khối 5 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 26 tháng 9 năm 2011
Tập đọc
SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC -THAI
 I/ MỤC TIÊU:
 - Đọc trôi chảy toàn bài; đọc đúng các từ phiên âm (a-pác- thai), tên riêng (Nen-xơn Man-đê-la) các số liệu thống kê (1/5, 9/10, 3/4, ). 
 - Hiểu ý nghĩa bài: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.
KNS: Kĩ năng nhận thức (Phản đối phân biệt chủng tộc)
 TCTV: Giúp Hs hiểu các từ: công lí, sắc lệnh, tổng tuyển cử, đa sắc tộc,
 * Sửa lỗi phát âm cho HS dân tộc.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh ở SGK, bảng phụ viết đoạn 3-luyện đọc
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 Hoạt động của thầy 
Hoat động của trò
1/Bài cũ: (5’)
- Gọi HS đọc bài Ê-mi-li, con  và trả lời câu hỏi 2, 4 ở Sgk
2/Bài mới: *Giới thiệu bài:(1’) 
*HĐ 1: Luyện đọc: (11’)
- Gọi 1Hs khá đọc bài 
- Giới thiệu về đất nước Nam Phi
- Chia đoạn (3 đoạn) cho đọc nối tếp đoạn
 kết hợp luyện đọc (Gọi Hs yếu,HS dân tộc), giải nghĩa từ 
-Cho Hs luyện đọc nhóm đôi 
-Gv đọc diễn cảm toàn bài 
*HĐ 2: Tìm hiểu bài:(10’) 
-Yêu cầu HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.
? Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào? (đoạn 2) 
? Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ nạn phân biệt chủng tộc? (đoạn 3) 
? Hãy giới thiệu vị tổng thống đầu tiên của Nam Phi? 
*HĐ3: Luyện đọc diễn cảm:(8’)
-Gv gắn bảng phụ ghi sẵn đoạn 3, hướng dẫn Hs đọc -Gv đọc mẫu 
-Cho Hs thi đọc diễn cảm theo nhóm, đọc trước lớp- Cho Hs nhận xét 
 -Gv nhận xét, tuyên dương những em đọc tốt. 
 3/Củng cố -dặn dò: (2’)
-Gọi Hs nhắc lại nội dung bài, Gv chốt ý liên hệ giáo dục: Phản đối phân biệt chủng tộc.
-Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. 
 -Nhận xét tiết học. 
-2 Hs TB khá đọc, lớp theo dõi.
–Hs lắng nghe, ghi đề bài.
-Lớp đọc thầm
–Hs lắng nghe.
-Hs đọc nối tiếp theo dãy toàn bài (3 lần)
-Hs luyện đọc từ khó, đọc chú giải. 
- Đọc theo nhóm bàn toàn bài
-Hs nghe.
-Người da đen phải làm việc nặng nhọc, bẩn thỉu; bị trả lương thấp, ... 
- Người da đen ở Nam Phi đã đứng lên đòi bình đẳng,... 
- Tổng thống là một luật sư da đen có tên là Nen-xơn Man-đê-la,...
-Lắng nghe, nhận xét cách đọc: cảm hứng ca ngợi, sáng khoái, nhấn mạnh các từ: bất bình, dũng cảm và bền bỉ, yêu chuộng tự do và công lí, 
-Hs luyện đọc N2.
- 2, 3 em đọc trước lớp, lớp nhận xét.
1 Hs TB nhắc, lớp theo dõi. 
-Hs lắng nghe.
Toán
 LUYỆN TẬP
I/MỤC TIÊU:
 Giúp Hs:
 -Củng cố về mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích.
 -Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải các bài toán liên quan.
	* Bài tập cần làm: Bài 1a,b(2 cột đầu), Bài2, Bài3(cột 1), Bài 4. 
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Bảng phụ, bảng nhóm.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 Hoạt động của thầy 
Hoat động của trò
 1/ Bài cũ : (5’)
-Cho Hs lên bảng giải bài 2-VBT. 
2/ Bài mới: *Giới thiệu bài: (1’) 
 *HĐ1: Hướng dẫn Hs làm bài tập.(26’)
 Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài
-Cho HS nêu lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.(a, b)
GV hướng dẫn mẫu.(viết số đo d/t có 2 đ/v đo thành 1 đ/v đo) 
- Cho HS làm bài vào bảng con, 2 em TB yếu lên bảng làm.
- Gv chốt lại cách làm bài.
 Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu đúng.
 -Cho Hs làm việc theo nhóm bàn. 
 HD Hs đổi rồi chọn kết qủa đúng.
-Gọi HS TB nêu kết quả.
Bài 3: Cho HS làm bài vào vở, Cho 2 Hs TB, khá làm vào bảng phụ. (hướng dẫn HS đổi rồi so sánh để điền dấu). 
 Gắn bảng phụ chữa bài – HS so sánh kết quả.
Gv giúp đỡ Hs yếu.
 Bài 4: Gọi Hs đọc đề bài, em khác nêu tóm tắt.
- Gọi HS nêu cách giải.
- Y/cầu cả lớp làm bài vào vở, Cho 1 Hs khá làm vào bảng phụ
 – Gắn bảng cho cả lớp chữa bài. 
 *HĐ2: Củng cố -dặn dò: (3’) 
-Cho Hs TB nhắc lại bảng đơn vị đo diện tích, -Dặn Hs về làm bài ở Vbt , chuẩn bị tiết sau.
–2 em lên giải, lớp theo dõi,chữa bài
-Hs nghe.
-1 em đọc, lớp theo dõi.
-2 em nêu.
 6m2 35 dm2 = 6m2 + m2 = m2
- Hs tự làm rồi chữa bài.
- 2 Hs cùng bàn thảo luận làm bài.
-Đổi: 3cm2 5mm2 = 305mm2
- Câu đúng là câu B
- Hs làm bài cá nhân, rồi chữa bài.
 + 61 km2 . . . . 610 hm2
 Đổi: 61km2 = 6100hm2 
 So sánh: 6100hm2 > 610hm2
-1 em đọc, lớp theo dõi.
-Hs tìm hiểu đề bài, rồi tự làm bài. 
Diện tích 1 viên gạch lát nền là:
40 x 40 = 1600 (cm2)
Diện tích căn phòng là:
1600 x 150 = 240 000 (cm2)
240 000cm2 = 24m2
Đáp số: 24m2 
-1 Hs nhắc lại, lớp theo dõi.
–Hs lắng nghe.
Lịch sử
QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
I/ MỤC TIÊU: Hs biết:
 - Nguyễn Tất Thành chính là Bác Hồ kính yêu. 
 - Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài là do lòng yêu nước, thương dân, mong muốn tìm con đường cứu nước.
 * HS khá giỏi: Biết vì sao Nguyễn Tất Thành lại quyết định ra đi tìm con đường mới để cứu nước: không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước trước đó.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Ảnh trong SGK, tư liệu, bản đồ hành chính Việt nam.
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 Hoạt động của thầy 
Hoat động của trò
1. Bài cũ: (5’)
-Cho 2 Hs nêu ghi nhớ, trả lời câu hỏi Sgk/13.
2/ Bài mới: *Giới thiệu bài:(1’)
*HĐ1: Vài nét về tiểu sử của Nguyễn Tất Thành : (8’)
- Gọi 1 HS giỏi đọc bài trong Sgk
-Cho Hs thảo luận N2, trình bày kết quả. 
 ? Nguyễn Tất Thành là ai?
? Em biết gì về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành ?
- GV giới thiệu thêm. 
*HĐ2: Mục đích ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành :(18’)
 -Yêu cầu Hs đọc Sgk, thảo luận N4. 
(HS khá giỏi) Vì sao NTT muốn tìm con đường cứu nước mới? 
Trước tình hình đó NTT quyết định làm gì?
-Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài để làm gì? 
-Nguyễn Tất Thành đã biết trước được những khó khăn gì?
? Theo em Nguyễn Tất Thành có thể làm gì để kiếm sống và đi ra nước ngoài?
-Gv chốt ý.
- GV treo bản đồ HS xác định vị trí TP-HCM -Cho HS xem tranh bến cảng Nhà Rồng đầu thế kỉ XX, và trình bày sự kiện ngày 5/6/1911.
-Vì sao bến cảng Nhà Rồng được công nhận là di tích lịch sử?
3.Củng cố-Dặn dò: (3’)
-Gv chốt nội dung bài, liên hệ giáo dục
? Bác Hồ là người ntn? Nếu không có việc Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, thì nước ta sẽ ntn?
-Dặn Hs về học bài, chuẩn bị bài sau.
- Lớp theo dõi, nhận xét
–Hs lắng nghe.
- Hs đọc, lớp theo dõi.
-Hs trả lời câu hỏi, lớp nhận xét.
- NTT chính là Bác Hồ kính yêu 
-NTT sinh ngày19/5/1890....
-Hs thảo luận, trình bày, lớp nhận xét
-Yêu nước, thương dân, có ý chí đánh đuổi giặc Pháp. NTT không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước tiền bối.
+  để xem xét nước Pháp và các nước khác họ làm thế nào để trở về giúp đồng bào ta,
+ Không có tiền, lúc đau ốm không có ai. . . .
+ . . . kiếm tiền từ hai bàn tay (dùng đôi tay để lao động kiếm tiền mà sống và đi ra nước ngoài)
-Hs chỉ vị trí Tp HCM, ...xem tranh
- Hs theo dõi, lắng nghe.
- Là nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
-2 Hs đọc bài học
-Suy nghĩ và hành động vì đất nước, vì dân. Đất nước không được độc lập, ND ta vẫn chịu cảnh nô lệ.
–Hs lắng nghe.
Khoa học: 
DÙNG THUỐC AN TOÀN
I/ MỤC TIÊU: 
Nhận thức được sự cần thiết phải sử dụng thuốc an toàn:
 -Xác định được khi nào thì nên dùng thuốc.
 -Nêu được những điểm cần lưu ý khi phải dùng thuốc và khi mua thuốc.
 -Nêu được tác hại của việc dùng không đúng thuốc, không đúng cách và không đúng liều lượng. 
 KNS: Kĩ năng tự phản ảnh kinh nghiệm bản thân; Kĩ năng xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu để dùng thuốc an toàn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình trang 24, 25 (SGK)
 Sưu tầm một số vỏ đựng thuốc và bản hướng dẫn sử dụng thuốc.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Bài cũ: (5’) Gv nêu câu hỏi cho HS trả lời.
-Hãy nêu cách từ chối khi có người rủ em dùng thuốc lá, rượu, bia hay ma tuý?
2 Bài mới: *Giới thiệu bài:(1’)
*HĐ1: Trao đổi kinh nghiệm: (6’)
-Cho hỏi đáp theo cặp: Bạn đã dùng thuốc chưa và dùng vào lúc nào? 
-Nhận xét, kết luận : khi bị bệnh, ta cần dùng thuốc. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng có thể làm bệnh nặng thêm, gây chết người.
*HĐ2: Làm bài tập trong SGK: (10’)
-Yêu cầu làm bài tập ở trang 24 
Cho Hs đọc vài bản hướng dẫn sử dụng thuốc.
-Gv KL: Chỉ cần dùng thuốc khi cần thiết, (như Sgk).
*HĐ3: Trò chơi :“Ai nhanh, ai đúng”(10’)
-GV chuẩn bị thẻ ghi (a; b; c;) của bài 1, 2. 
-Lớp chia làm 2 đội, mỗi đội hai nhóm, mỗi 
nhóm chọn 3 bạn. Cử 3 em làm trọng tài, 1 em đọc câu hỏi. 
Tổ chức cho Hs chơi. Trước khi chơi cho Hs quan sát hình/trang 25
-Gv nhận xét đánh giá.
 3. Củng cố-Dặn dò: (3’)
-Cho Hs trả lời lại 4 câu hỏi/ trang 24.
Gv chốt ý, liên hệ giáo dục: sử dụng thuốc an toàn.
 -Nhận xét giờ học:
-2 Hs trả lời, lớp theo dõi
–Hs lắng nghe
- Trao đổi theo cặp .
- 2, 3 cặp trình bày trước lớp.
–Hs lắng nghe
-Làm bài cá nhân một số em nêu kết quả:
 Đáp án bài tập (1-d; 2-c; 3-a; 4 –b) 
- 2, 3 Hs sưu tầm được đứng lên đọc.
-Hs nghe.
- Hs hình thành nhóm.
-Quản trò đọc câu hỏi các nhóm thảo luận ghi thứ tự lựa chọn, rồi giơ lên.
-Trọng tài xác định nhóm nào giơ nhanh và đúng nhất.
Kết thúc đội nào nhanh- đúng thì đội đó thắng. Đáp án: Bài 1: c, a, b ; Bài 2: c, b, a.
- 4 Hs TB trả lời, lớp theo dõi.
–Hs lắng nghe
Thứ ba ngày 27 tháng 9 năm 2011
Toán: HÉC –TA
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS : 
 - Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo diên tích héc -ta ; quan hệ giữa héc -ta và mét vuông
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích (trong mối quan hệ với héc- ta) và vận dụng để giải các bài toán có liên quan.
 * Bài tập cần làm: Bài 1a(2 dòng đầu), 1b(cột đầu), Bài2. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng con, bảng nhóm.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 Hoạt động của thầy 
Hoat động của trò
1/ Bài cũ : (5’) 
 Gọi Hs lên bảng giải bài 3 (tiết trước). 2/ Bài mới: *Giới thiệu bài:(1’)
 *HĐ1:Giớí thiệu đơn vị diện tích héc- ta: (5’)
-Giới thiệu héc-ta (như trong Sgk)
-Giới thiệu: 1 héc- ta bằng 1héc-tô- mét-vuông và héc- ta viết tắt là ha 
- Cho Hs tự phát hiện mối quan hệ giữa héc-ta và mét vuông 
Cho Hs yếu nhắc lại. 
 *HĐ2: Luyện tập. (23’)
 Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu
 Gọi 1 HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích. 
 Cho HS làm bài bảng con, 2 em TByếu lên bảng làm và chữa bài theo từng cột (khi chữa yêu cầu Hs nêu cách làm).
Bài 2: Rèn kĩ năng đổi đ.vị đo gắn với thực tế
 Cho HS tự làm vào vở nháp và nêu kết quả.
-Gọi 1 em TB yếu lên bảng làm.
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.
-Hướng dẫn Hs so sánh để điền chữ Đ hay S .
-Yêu cầu Hs nháp, nêu kết quả (cho Hs khá giỏi nêu cách làm)
Bài 4: Y/cầu HS tự đọc đề bài, tóm tắt và giải bài vào vở, 1 em khá- giỏi làm bài vào bảng phụ.
 Cho HS gắn bài bảng phụ và chữa bài.
- Gv giúp đỡ Hs.
 GV nhận xét chốt ý.
3/ Củng cố -dặn dò: (2’)
- Cho nhắc lại qua ... , (tìm chiều rộng, tính diện tích, tính số thóc thu được, đổi đ.v đo đúng với yêu cầu)
- Hs tự làm, rồi chữa bài.
....
 Đáp số: a) 3200m2.
 b)16 tạ thóc.
 - Hs tìm hiểu đề, nêu cách giải.
 -Hs làm vào vở nháp, 1 em lên bảng làm.
 .......Diện tích của mảnh đất đó là:
x 30 = 1500 (m2)
Đáp số 1 500m2
1 Hs khá đọc, lớp theo dõi.
- 2 Hs cùng bàn thảo luận, Hs khá giỏi nêu kết quả. 
 Khoanh vào C.
-Hs nghe.
Luyện từ và câu
ÔN TẬP TỪ ĐỒNG ÂM 
 I/ MỤC TIÊU:
 - Củng cố các kiến thức, kĩ năng đã học về từ đồng âm 
 - Nhận diện được một số từ đồng âm trong giao tiếp. Biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: VBT, bảng nhóm; ghi sẵn BT1,4 lên bảng.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Bài cũ: (5’)
- Gọi Hs nêu khái niệm về từ đồng âm.
2/ Bài mới: *Giới thiệu bài: (1’)
*HĐ1: Phân biệt nghĩa của từ đồng âm: (15’) 
Bài 1: GV treo bảng ghi sẵn BT1.
Gọi HS đọc yêu cầu, nội dung bài.
Cho Hs làm bài vào vở, 1 Hs TB yếu lên bảng làm, rồi cho cả lớp chữa bài.
Nối các cụm từ có từ đồng âm (in đậm) với nghĩa của nó cho phù hợp.
Bài 2: Tương tự bài 1.
Gọi HS đọc yêu cầu.
Y/cầu Hs trao đổi theo nhóm bàn.
-Gọi Hs nêu kết quả.
-Gv nhận xét, giảng giải chốt ý đúng.
*HĐ2: Đặt câu với từ đồng âm: (10’)
Bài 3: 
-Cho HS đặt câu phân biệt nghĩa của 2 từ sao. Cho HS làm vào VBT- 2 HS khá làm vào bảng nhóm. Có thể đặt 1 câu chứa 2 từ đồng âm. 
-Cho Hs gắn bảng nhóm, chữa bài.
 -Gọi HS đọc câu vừa đặt, lớp nhận xét.
 3/ Củng cố -dặn dò: (3’)
-Cho HS nhắc lại k/n về từ đồng âm.
-Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. 
2 Hs TB nêu, lớp theo dõi.
–Hs lắng nghe.
-1 Hs giỏi đọc, lớp theo dõi. 
- Hs làm bài cá nhân.
a. một trăn nghìn đồng
b. đồng lúa
c. từ đồng nghĩa
d. chuông đồng
1. có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
2. tên 1 kim loại có màu gần như màu đỏ
3. đơn vị tiền VN.
4. khỏang đất rộng, bằng phẳng để trồng trọt
1 Hs đọc, lớp theo dõi.
-Thảo luận cặp, làm vào vở.
- Viết vào chỗ chấm nghĩa của từ đồng âm trong mỗi câu sau:
Bữa trưa nay mẹ cho cả nhà ăn món giá xào: ..
Bố xếp những quyển sách lên giá :.
Em hoa ngồi ngay ngắn bên bàn và bắt đầu viết:..
Cả lớp sôi nổi bàn về việc chuẩn bị cho cuộc thi văn nghệ sắp tới: ..
-Hs làm bài cá nhân, nêu kết quả.
VD: Sao trên trời nhiều vô kể.
Bà đang sao thuốc bắc trên bếp.
- Lớp theo dõi chữa bài.
- 3 em nêu, lớp theo dõi chữa bài.
-2 Hs TByếu nhắc lại, lớp theo dõi.
–Hs lắng nghe
Tập làm văn: LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
I/ MỤC TIÊU:
 	Biết cách viết một lá đơn đúng quy định về thể thức, đủ nội dung cần thiết và trình bày lí do, nguyện vọng rõ ràng.
KNS: Kĩ năng ra quyết định; Kĩ năng thể hiện sự cảm thông. 
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh ảnh về liên quan đến nạn nhân chất độc màu da cam
 VBT, bảng lớp viết những điều cần chú ý/trang 60.
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Bài cũ: (5’)
 - Kiểm tra vở của Hs viết đoạn văn tả cảnh ở nhà
 2/ Bài mới: *Giới thiệu bài:(1’)
 *HĐ1: Hướng dẫn luyện tập: (26’)
Bài 1: Cho đọc bài Thần Chết mang tên 7 sắc  và trả lời câu hỏi.
- GV giới thiệu Tranh ảnh liên quan đến nạn nhân chất độc màu da cam và cho Hs trả lời câu hỏi.
Gv theo dõi giúp đỡ Hs yếu.
Gv nhận xét chốt ý đúng.
Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu và điểm cần Chú ý về thể thức của một lá đơn. (Gv gắn phần chú ý đã ghi sẵn)
-Cho Hs thực hành viết đơn.
Gv theo dõi giúp đỡ Hs yếu.
Cho cả lớp, GV nhận xét theo yêu cầu:
+ Đơn viết có đúng thể thể thức không?
+ Trình bày có sáng không?
+ Lí do, nguyện vọng viết có rõ không?
- GV chấm một số đơn, nhận xét về kĩ năng viết đơn của HS.
- GV đọc lá đơn mẫu cho HS nghe. 
*HĐ2 : Củng cố dặn dò: (3’)
- Cho Hs nêu những quy định hình thức viết đơn 
-Dặn Hs về hoàn chỉnh bài ở VBT.
-Nhận xét tiết học.
-Hs lấy bài làm ra.
–Hs lắng nghe.
-1 Hs khá đọc, lớp đọc thầm theo.
-Hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
-Hậu quả đã phá huỷ hơn 2 triệu héc ta rừng, làm xói mòn và khô cằn đất, ....
-Chúng ta cần động viên, thăm hỏi, giúp đỡ...
-2 Hs khá đọc , lớp theo dõi .
-HS viết đơn, nối tiếp nhau đọc đơn
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
 Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
 Đăk lăk, ngày 29 tháng 9 năm 2011
 Đơn xin gia nhập đội tình nguyện
giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam
Kính gửi: Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ Thị trấn Ead Răng
Em tên là 
Sinh ngày
Học sinh lớp 
Sau khi nghe giới thiệu về hoạt động của Đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam thuộc Hội Chữ thập đỏ của Thị trấn Ead Răng
-1 Hs TB nêu, lớp theo dõi
-Hs nghe.
 Thứ sáu ngày 30 tháng 9 năm 2011
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I/ MỤC TÊU :
 - Thông qua những đoạn văn hay, học được cách quan sát khi tả cảnh sông nước.
 - Biết ghi lại kết quả quan sát và lập dàn ý cho bài văn tả cảnh sông nước cụ thể.
* TCTV: giải nghĩa từ Liên tưởng.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ,VBT.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Bài cũ: (5’) 
-Gọi Hs nói về dàn bài của văn tả cảnh.
2/ Bài mới: *Giới thiệu bài:(1’)
*HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập:(13’)
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và đọc đoạn văn.
Gv giải nghĩa từ : Liên tưởng.
-Cho HS trao đổi theo cặp và hoàn thành câu trả lời vào VBT.
Gv theo dõi giúp đỡ nhóm yếu.
 -Gọi HS trình bày bài đã làm
-Gv KL: Khi viết văn tả cảnh cần chú ý q/sát kĩ tìm những hình ảnh đẹp, nên sử dụng phép liên tưởng để người đọc cảm nhận được hồn của cảnh.
 *HĐ2: Học sinh lập dàn ý: (13’)
Bài 2: Cho Hs đọc yêu cầu bài tập. 
-Cho HS xem tranh minh họa về cảnh sông nước.
-Yc HS lập dàn bài vào VBT, 1 Hs khá giỏi làm bài vào bảng nhóm
Gv theo dõi giúp đỡ Hs yếu
 Gọi vài em đọc dàn ý - lớp nhận xét.
 Gắn bài bảng nhóm , HS đọc lớp n/ xét
 -GV bổ sung thêm. 
 3/ Củng cố -dặn dò: (2’)
-Cho HS nêu lại cấu tạo bài văn tả cảnh .
-Dặn HS nào chưa hoàn thành về làm tiếp và chuẩn bị bài sau.
-1 Hs TB khá nêu, lớp theo dõi.
-Hs nghe.
-2 Hs khá giỏi đọc, lớp theo dõi.
-Các nhóm thảo luận theo yêu cầu.
+Tả sự thay đổi màu sắc của mặt biển.
+T/gỉả đã q/sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau: khi bầu trời xanh thẳm, .... 
-3 em báo cáo k/ quả, lớp n/ xét bổ sung
-Hs lắng nghe.
-2 Hs khá đọc, lớp theo dõi.
- Hs quan sát tranh
-Hs làm bài cá nhân.
-2 em đọc, lớp nhận xét bổ sung.
-1 Hs TByếu nêu, lớp theo dõi.
-Hs nghe.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: Củng cố về:
 -So sánh phân số, tính giá trị của biểu thức với phân số.
 	-Giải bài toán liên quan đến tìm một phân số của một số, tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó.	 
	* Hs yếu không yêu cầu làm phải được bài 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng con và bảng nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1/ Bài cũ : (5’)
-Gọi 2 Hs TB yếu lên làm bài 1, 2/Vbt (tiết trước)
 2/ Bài mới: *Giới thiệu bài:(1’)
 *HĐ 1: Luyện tập: (26’)
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài 
- Cho HS làm bài vào bảng con, 2 Hs làm bài bảng nhóm và chữa bài (Câu a-Hs yếu, câu b-Hs TB )
- Cho Hs nêu cách so sánh phân số (Hs yếu).
Bài 2: Tính:
- Cho HS tự làm rồi chữa bài.
-Gv cho Hs nhận xét, chữa bài (Gọi Hs yếu nêu lại cách cộng, trừ, nhân, chia phân số).
Bài 3: Giải toán.
-Cho HS đọc đề toán và tự làm vào vở, 1 HS khá giỏi giải vào bảng nhóm, rồi chữa bài.
- Gv theo dõi giúp đỡ Hs.
-Gv cho Hs chữa bài và nêu cách tìm một phân số của một số
Bài 4: Thực hiện như bài 3.
- Gọi Hs nêu cách giải toán dạng hiệu- tỉ.
- Cho lớp làm bài vào vở, gọi 1 Hs yếu lên bảng làm rồi chữa bài.
Cho Hs chữa bài, Gv chốt cách giải.
 *HĐ2: Củng cố -dặn dò: (3’)
-Cho Hs nhắc lại cách giải các dạng toán vừa học.
-Dặn Hs về làm bài ở VBT và c/bị bài sau. 
-2 em làm, lớp theo dõi, chữa bài.
–Hs lắng nghe.
-1 em đọc, lớp theo dõi.
-Hs làm bài cá nhân.chữa bài
-2 em nêu, lớp theo dõi.
-Hs làm vở, 2 Hs TByếu lên bảng làm
-Hs làm bài, rồi chữa bài.
5 ha = 50 000m2
Diện tích hồ nước là:
50 000 x 15 000 (m2)
Đáp số: 15 000 m2
- 1 Hs TB nêu, lớp theo dõi.
- Hs làm bài cá nhân.
- 1 Hs TB nêu, lớp theo dõi.
 Đáp số: Bố: 40 tuổi
 Con: 10 tuổi.
-2 Hs TB nêu, lớp theo dõi.
-Hs nghe.
Địa lí
ĐẤT VÀ RỪNG
I/ MỤC TIÊU:
 	- Chỉ được trên bản đồ (lược đồ) vùng phân bố của đất phe- ra- lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn.
 	 - Nêu được một số đặc điểm cuả đất phe- ra- lít, đất phù sa; rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn.
- Biết vai trò của đất và rừng dối với đời sống của con người.
 * Hs khá giỏi thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bản đồ tự nhiên Việt Nam, VBT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Bài cũ :(5’)
- Nêu đ/ điểm, vai trò vùng biển nước ta?
2/ Bài mới: *Giới thiệu bài:(1’)
*HĐ1: Các loại đất chính ở nước ta:(10’)
-Gọi HS đọc yêu cầu SGK và hoàn thành bài tập sau
Tên loại đất 
Vùng phân bố
Một số đặc điểm
Phe- ra-lít
Phù sa
. . . . . . . . . 
. . . . . . . . . .
 . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . .
-GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện mục 1.
-Gọi HS lên chỉ bản đồ Địa lí Tự nhiên VN vùng phân bố hai loại đất chính ở nước ta.
-Cho Hs nêu một số biện pháp bảo vệ và cải tạo đất mà em biết? (Hs khá giỏi)
*HĐ2: Rừng ở nước ta:(10’)
-Cho HS quan sát hình 1,2,3 SGK và hoàn thành bài tập sau: (Kẻ sẵn bảng sau vào vở)
Rừng
Vùng p/bố
Đặc điểm
Rừng rậm nh.đới
Rừng ngập mặn
- Gọi Hs trình bày kết quả.
-Gv sữa chữa giúp Hs hoàn thiện mục 2. 
Rừng rậm nhiệt đới tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi và rừng ngâp mặn thường thấy ở ven biển.
 *HĐ3: Vai trò của rừng:(7’)
Gv nêu câu hỏi cho Hs trả lời.
 Nêu vai trò của rừng đối với đời sống con người?
Để bảo về rừng, nhà nước và người dân phải làm gì? 
- Địa phương em làm gì để bảo vệ rừng?
 Vì sao phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lí. (Hs khá giỏi)
Gv chốt lại HĐ3.
-GV hỏi để rút ra bài học, gọi Hs đọc lại bài học.
3/Củng cố -dặn dò: (2’) 
-Gv chốt bài, liên hệ giáo dục về bảo vệ rừng.
-Dặn Hs về học bài, chuẩn bị bài sau.
-2 Hs trả lời, lớp theo dõi
–Hs lắng nghe.
+ Hoàn thành bài tập 1 trong vở bài tập.
-Đại diện một số HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- 2 HS TB khá lần lượt lên chỉ.
-Bón phân hữu cơ, làm ruộng bậc thang,
-Hs thảo luận theo N2, làm bài vào vở.
-Đại diện nhóm trình bày kết quả, lớp nhận xét bổ sung.
-Hs trả lời.
 -cho ta nhiều sản vật quý, điều hoà khí hậu 
 -Khuyến khích trồng rừng, 
 -Khuyến cáo nhân dân không phá rừng làm nương rẫy bừa bãi, ...
-2 Hs TB đọc bài học Sgk.
-Hs nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docGANTUAN 6 KNS GIAM TAI.doc