Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 6 - Trường Tiểu học Ngọc Châu

Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 6 - Trường Tiểu học Ngọc Châu

I. MỤC TIÊU:

- Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích .

- Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải bài toán có liên quan

- HS làm bài 1a (2 số đo đầu), 1b (2 số đo đầu) , 2, 3 (cột 1), 4.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

doc 21 trang Người đăng huong21 Lượt xem 669Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 6 - Trường Tiểu học Ngọc Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 
Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2010 
Toán 
Tiết 21: Luyện tập (tr 28)
i. mục tiêu:
- Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích .
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải bài toán có liên quan
- HS làm bài 1a (2 số đo đầu), 1b (2 số đo đầu) , 2, 3 (cột 1), 4.
II. hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên các đơn vị đo diện tích và nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
 B, Bài mới - Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của tiết học.
- Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: HSTB nêu yêu cầu:(Đổi ra mét vuông)
GV viết 6m35dm= ... m và yêu cầu HS tìm cách đổi.
- GV giảng lại cách đổi, yêu cầu HS làm bài vào vở 2 phép đổi đầu tiên.
- HSKG làm thêm phép đổi còn lại
- GV củng cố cách làm.
 Bài 2: Cho HS tự làm.
- Gọi 1 số em nêu cách làm.
Bài 3: HSTB nêu yêu cầu: (Điền dấu vào chỗ chấm)
* GV chốt cách trình bày
 Bài 4: HSTB đọc đầu bài.
- GV hướng dẫn HSTB tìm cách giải
- HSKG tự phân tích đề và làm vào vở.
- GV chữa bài cùng HS.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS trao đổi nhóm đôi, đại diện nhóm nêu cách đổi trước lớp.
- 1 HS làm bảng lớp. HS làm bài vào vở. 
- HS chữa bài.
- HS thực hiện phép đổi, sau đó chọn phương án đúng. (Đáp án B)
- Một số HS giải thích cách làm.
- HS tự làm vào nháp , 1 HS làm bảng
- Nhận xét 
- HS đọc và phân tích đề bài.
- 1 số em nêu cách làm.
- HS cả lớp làm vở, 1 em chữa bài.
(Đáp số: 24m).
C.Củng cố:
- GV củng cố tiết học, tuyên dương những HS học tốt.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau: Xem lại các đơn vị đo diện tích đã học, mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích đó.
Tập đọc
 Sự sụp đổ của chế độ A - pác - thai (tr.54)
I. Mục tiêu - Đọc đúng từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài.
- Hiểu nội dung: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK.)
II. Hoạt động dạy và học 
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra 2 đến 3 em đọc thuộc lòng đoạn thơ cần học hoặc cả bài thơ Ê-mi-li, con... và trả lời câu hỏi 2, 4 trong SGK
B . Bài mới: - Giới thiệu bài: Cho HS thấy mục tiêu của tiết học.
 - Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc: GVgiới thiệu tranh minh họa và ảnh trong bài.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài, lớp đọc thầm và chia đoạn
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn: 
* GV giới thiệu với HS về Nam Phi.
Ghi bảng: a-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la để HS luyện đọc.
- GV giải thích để HS hiểu các số liệu thống kê có trong bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài:
- Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào?
-Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?
- Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai được đông đảo người dân trên thế giới ủng hộ?
- Hãy giới thiệu về vị tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới?
-Theo em ý nghĩa của bài này là gì?
- GV chốt kiến thức đúng.
c) Đọc diễn cảm: 
- Đọc nối tiếp đoạn:
- Thi đọc diễn cảm:
* GV nhận xét, đánh giá.
- HS xem tranh.
- 1 em đọc bài, cả lớp đọc thầm và chia đoạn. 
-
- HS đọc nối tiếp đoạn:
+ Lần 1: 3 em đọc và sửa lỗi phát âm.
+ Lần 2: 3 em, đọc đúng các
 số liệu thống kê.
- Đọc theo cặp: đọc và sửa lỗi cho nhau.
- HS đọc thầm đoạn 2, trả lời.
- HS đọc đoạn 3, trả lời (đứng lên đòi bình đẳng).
- HS thảo luận nhóm, trả lời.
- HS dựa vào SGK và hiểu biết của mính để trả lời.
- 1 số HS trả lời.
- HS ghi vở.
- Lần 1: 3 HS đọc, nêu cách đọc đoạn
- Lần 2: 3 HS đọc.
- 3 đến 4 em thi đọc, chọn đoạn hay để đọc.
- HS nhận xét, bình chọn bạn đọc hay
3. Củng cố: - GV cho HS biết thêm 1 số thông tin về chế độ phân biệt chủng tộc a-pác-thai và tổng thống đầu tiên của Nam Phi: Nen-xơn Man-đê-la.
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em học tốt.
 - Dặn HS đọc và tìm hiểu trước bài: “Tác phẩm của Si-le và tên phát xít”.
lịch sử
Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước (tr 14)
 I- Mục tiêu:
-Biết ngày 5-6-1911 tại bến Nhà Rồng( TP Hồ Chí Minh), với lòng yêu nước thương dân sâu sắc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
*HSKG: Biết vì sao Nguyễn Tất Thành lại quyết định ra đi tìm đường mới để cứu nước vì không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước trước đó.
II- Đồ dùng dạy học:
- Chân dung Nguyễn Tất Thành.
- Truyện "Búp sen xanh của nhà văn Sơn Tùng".
- HS hiểu về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành
III- Các hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ
B.Bài mới:Hoạt động 1
Quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để giải quyết yêu cầu.
- Chia sẻ với các bạn trong nhóm thông tin, tư liệu em tìm hiểu được về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành.
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả tìm hiểu trước lớp.
- GV nhận xét phần tìm hiểu các kết quả tìm hiểu của HS, sau đó nêu một số nét chính về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành.
HS thảo luận nhóm 
+ Cả nhóm cùng thảo luận, chọn lọc thông tin dể viết vào phiếu thảo luận của nhóm.
Hoạt động 2: Mục đích ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành
- GV yêu cầu HS đọc SGK từ "Nguyễn Tất Thành khâm phục....quyết định phải tìm con đường mới để cứu nước cứu dân" và trả lời các câu hỏi sau.
+ Mục đích ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành là gì?
+ Nguyễn Tất Thành hương đi về hướng nào? Vì sao ông không đi theo các bậc tiền bối yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh?
- GV Lần lượt nêu từng câu hỏi trên và gọi HS trả lời.
HS dựa vào SGK thảo luận cặp đôi 
Đại diện nhóm trình bày 
- GV giảng: Với mong muốn tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, Bác Hồ thân yêu của chúng ta đã quyết tâm đi về phương Tây. Bác đi gặp những khó khăn gì? Ngời đã làm thế nào để vượt qua những khó khăn đó? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài.
Hoạt động 3
ý chí quyết tâm ra đi tìm đờng cứu nước của Nguyễn Tất Thành
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm cùng thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
+ Nguyễn Tất Thành đã lường trước được những khó khăn nào khi ở nước ngoài?
+ Người đã định hướng giải quyết các khó khăn như thế nào?
+ Những điều đó cho thấy ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Người như thế nào? Theo em, vì sao Người có được quyết tâm đó?
+ Nguyễn Tất Thành ra đi từ đâu, trên con tàu nào, vào ngày nào?
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
 HS thảo luận nhóm 
+ GV cử 1 HS làm chủ toạ, yêu cầu điều khiển các bạn báo cáo kết quả thảo luận.
+ GV theo dõi và làm trọng tài cho HS khi cần thiết.
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS.
- GV nêu kết luận: Năm 1911, với lòng yêu nước, thương dân Nguyễn Tất Thành đi từ cảng Nhà Rồng quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
C- Củng cố dặn dò.
	- GV tóm tắt ý chính của bài.
	- Đánh giá nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị giờ sau.
KHOA HỌC
Tiết 11: Dựng thuốc an toàn
I. Mục tiêu: Theo chuẩn KT, KN:
 Sau bài học HS nhận thức được sự cần thiết phải dùng thuốc an toàn:
- Xác định khi nào nên dùng thuốc.
- Nêu những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và khi mua thuốc.
- Nêu tác hại của việc dùng không đúng thuốc, không đúng cách và không đúng liều lượng, không dùng thuốc quá hạn sử dụng.
- Giáo dục ý thức dùng thuộc phải theo chỉ dẫn của bác sĩ. Để thuốc ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, xa tầm tay của trẻ em. 
II. Đồ dùng dạy – học
- Có thể sưu tầm một số vỏ đựng và bản hướng dẫn sử dụng thuốc. Một số thẻ từ.
- Hình trang 24, 25 SGK
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ:
Vì sao em phải nói " không " với các chất gây nghiện?
- HS trả lời
- HS khác nhận xét
- GV đánh giá, nhận xét.
2 - Bài mới 
* Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
Mục tiêu: Khai thác vốn hiểu biết của HS về tên một số thuốcvà trường hợp cần sử dụng thuốc đó.
Bước 1: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp để hỏi và trả lời câu hỏi SGK.
HS thảo luận cặp đôi 
Bước 2: Gơi mở một số cặp lên hỏi và trả lời nhau trước lớp.
HS trình bày trước lớp 
GV giảng thêm: Khi bị bệnh, chúng ta cần dùng thuốc để chữa trị, tuy nhiên nếu sử dụng thuốc không đúng có thể làm bệnh nặng hơn, thậm chí gây chết người.
Hoạt động 2: Thực hành làm bài tập trong SGK
Mục tiêu: 	- Xác định khi nào nên dùng thuốc.
- Nêu những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và khi mua thuốc.
- Nêu tác hại của việc dùng không đúng thuốc, không đúng cách và không đúng liều lượng.
Bước 1: .GV giao nhiệm vụ cho học sinh 
Bước 2: 
HS làm bài tập trang 24
Chỉ định một số HS nêu kết quả làm bàI tập cá nhân.
( Đáp án: 1 - d ; 2 - c ; 3 - a ; 4 - b )
Kết luận: Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết, dùng đúng thuốc, đúng cách và đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ. Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
Mục tiêu: Giúp HS không chỉ biết cách sử dụng thuốc an toàn mà còn biết cách tận dụng giá trị dinh dưỡngcủa thức ăn để phòng tránh bệnh tật.
Bước 1: .GV giao nhiệm vụ , hướng dẫn học sinh Yêu cầu mỗi nhóm đưa thẻ từ đả chuẩn bị sẵn và hướng dẫn cách chơi.
Bước 2: Tiến hành chơi
Quản trò lần lượt đọc từng câu hỏi trong mục trò chơi – tr25. 
(Đáp án: Câu 1. Thứ tự ưu tiên cung cấp vi-ta-min : Thức ăn – uống – tiêm.
Thứ tự ưu tiêm phòng bệnh còi xương cho trẻ là: ăn phối hợp nhiều loại thức ăn có chứa can-xi và vi-ta-min ; uống can-xi ; tiêm )
HS theo dõi 
Các nhóm thảo luận nhanh và viết lựa chọn vào thẻ rồi giơ lên.
 Trọng tài quan sát xem nhóm nào giơ nhanh và đúng.
3. Củng cố- dặn dò: 
HS trả lời 4 câu hỏi trong mục thực hành- tr24
Về nói với bố mẹ những gì đã học trong bài.
TỰ HỌC*
I, Muc tiêu: - Củng cố kĩ năng đổi đơn vị đo diện tích và giải toán có văn liên quan
 đến đơn vị đo diên tích. - Luyện viết bài 2
II, Nội dung
a, Môn Toán
- HS hoàn thành các bài tập của buổi sáng và của ngày thứ hai
- GV hướng dẫn HSTB hoàn thành phần còn lại của BT1,3 trang 28,29, và BT 3,4 trang 29
- HSKG làm thêm bài :
 Một cửa hàng buổi sáng bán được số gạo cửa hàng có, buổi chiều bán được số gạo còn lại và 70kg thì vừa hết. Hỏi cả sáng và chiều cửa hàng đó bán được bao nhiêu ki-lô-gam?
b, Môn Tiếng Việt
- Luyện viết bài số 2 trong vở Luyện viết chữ đẹp
*Lưu ý : khoảng cách giữa các chữ và cách đáng dấu thanh .
 Hoạt động ngoài giờ lên lớp*
Tìm hiểu về ngày thành lập Hội liên hiệp
 phụ nữ ViệtNam 20-10
I- Mục tiêu
- HS hiểu về truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Vịêt Nam.
- Tìm hiểu một số tấm gương phụ nữ Việt Nam tiêu biểu. 
II:Chuẩn bị:
-Sưu tầm tranh ảnh về phự nữ tiêu biểu trong các thời kì 
II- Các hoạt động dạy học:
 1-Tìm hiểu về ngày thành lập Hội liên hiệp phụ  ... 
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a,16hm2=.......dam2
 75dam2=.........m2
 27m2=.........dm2
 c, 4hm25dam2=.....dam2
5m215cm2=.........cm2
b,2500dam2=.......hm2
74000m2=..........dam2
40700dm2=...........m2
d,
5042m2=.....dam2....m2
705000m2=......hm2....dam2
Bài 2:Thửa ruộng thứ nhất có diện tích 15dam245m2, thửa ruộng thứ hai có diện tích bằng thửa ruộng thứ hai. Hỏi cả hai thửa ruộng có diện tích bao nhiêu mét vuông?
Bài 3: Có 2 xe ô tô, mỗi xe chở 3 tấn 600 kg gạo và 3 xe ô tô mỗi xe chở 4tấn 250 kg gạo. Hỏi trung bình mỗi xe chở được bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
- HS tự làm và chữa bài
- NX
- HS đọc và phân tích đề
- GV hướng dẫn HSTB tóm tắt và giải toán.
-HSKG tự làm bài và chữa bài.
- Đáp số:1236kg
-HS đọc và phân tích đề
-GV hướng dẫn HSTB tóm tắt và giải toán.
- HSKG tự làm và chữa bài
Đáp số:3990 kg
B, Củng cố và nhận xét giờ học
Tiếng Việt *
Luyện tập
I, Mục tiêu - Luyện tập về từ đồng âm 
II, Các hoẠt động dạy học
a, Nội dung: 
Bài 1:Em hãy viết tiếp vào chỗ ..... để có nhận xét đúng
a, Từ đồng âm là những từ ...........
Ví dụ: Bài 2: Cho các câu sau:
a, Của không ngon nhà đông con cũng hết.
b, Thịt để trong tủ lạnh đã đông lại rồi.
c, Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy.
d, Đông qua xuân tới, cây lại nở hoa.
Nghĩa của từ đông ở dưới phù hợp với nghĩa của từ "đông" trong câu nào ở trên? Chọn một trong các chữ cái a,b,c,d ghi vào chỗ trống để trả lời 
-"đông" là một từ chỉ phương hướng, ngược với hướng tây, là nghĩa của từ " đông" trong câu ......
-"đông" là trạng thái chất lỏng chuyển sang dạng chất rắn, là nghĩa của từ "đông"trong câu .....
-"đông" là từ chỉ số lượng nhiều, là nghĩa của từ "đông"trong câu .....
-"đông" chỉ một mùa trong năm, sau mùa thu, là nghĩa của từ "đông"trong câu .....
Bài 3: Đặt câu để từ hay được sử dụng với các nghĩa sau: 
- giỏi( thú vị):.......................................................
- biết:........................................................................
- hoặc: ........................................................................
- thường xuyên:.........................................................
- HS tự điền và nhẩm thuộc 
- HS đọc và nêu yêu cầu bài
- Thảo luận nhóm đôi để lựa chọn phương án đúng
-trình bày và nhận xét
-HS đặt câu để phân biệt từ đồng âm khác nghĩa
b,Củng cố, nhận xét :
Thứ sáu ngày 8 tháng 10 năm 2010
toán 
Tiết 25: Luyện tập chung (tr32 )
i.mục tiêu: Biết:
- So sánh các phân số, tính giá trị biểu thức với phân số.
- Giải bài toán Tìm hai số khi hiệu và tỉ số của hai số đó.
- HS làm bài 1,2( a,d),4.HSKG làm thêm phần còn lại của bài 2 và bài 3.
ii.hoạt động dạy và học:
A.Kiểm tra bài cũ:
- 1 HS làm bài 4.
- Hỏi về bảng đơn vị đo diện tích và mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
 B. Bài mới:: 
Bài 1: HSTB đọc và nêu yêu cầu đề(Xếp phân số theo thứ tự từ bé đến lớn)
- GV gợi ý để HS nhớ cách làm.
* GV chốt cách so sánh phân số và xếp thứ tự.
Bài 2: Tính(HS làm phần a,c)
- HSKG làm thêm phần b,c 
- Lưu ý HS thứ tự thực hiện các phép tính.
* Củng cố cho HS 4 phép tính về phân số.
Bài 4: HSTB đọc và phân tích đề
-GV hướng dẫn HS xác định dạng toán.
-HSKG tự làm bài
Bài 3:HSKG làm nếu còn thời gian Gọi 1 em đọc đề bài.
- NX
- 1 HS đọc yêu cầu và tự làm vào vở.
- 1HS làm bảng và trình bày cách làm
- NX cách trình bày
Đáp án
a) b) 
- HS tự làm vở. 1 em làm bảng lớp.
- 1số em nêu bài làm, sau đó nhận xét bài làm trên bảng.
(Đáp số:)
- HS đọc và phân tích đề 
- HS vẽ sơ đồ, vận dụng loại toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó để giải.
Đáp số: Con 10 tuổi; Bố 40 tuổi.
- HS làm bài vào nháp, trình bày bài làm
- HS nhận xét bài làm.
Đáp số: 15000 m
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS học tốt.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau: yêu cầu HS xem lại về tìm thành phần chưa biết; tìm số trung bình cộng của nhiều số.
kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (tr.48)
I. mục tiêu: - Kể được một câu chuyện( được chứng kiến, tham gia hoặc đã nghe, đã đọc) về tình hữa nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước hoặc nói về một nước được biết qua truyền hình, phim ảnh.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ viết sẵn tiêu chuẩn đánh giá.
III. hoạt động dạy và học
A. Kiểm tra bài cũ:
 - 1 HS kể lại câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc có nội dung ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh.
B. Bài mới:
- Giới thiện bài: GV nêu mục tiêu giờ học.
 - Hướng dẫn HS kể chuyện:
a) Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu đề
- GV chép đề cả hai đề lên bảng.
- Đề bài thuộc thể loại gì?
- Gọi HS đọc phần gợi ý.
- Hướng dẫn HS lập dàn ý cho câu chuyện định kể.
b) Thực hành kể chuyện:
- Cho HS kể chuyện theo cặp:
* GV đến từng nhóm giúp đỡ, hướng dẫn các em.
- Thi kể chuyện trước lớp:
- GV có thể nêu thêm câu hỏi về nội dung câu chuyện để HS vừa kể trả lời.
- GV nhận xét, hướng dẫn HS đánh giá câu chuyện theo tiêu chuẩn đánh giá.
- 1 HS đọc đề, cả lớp đọc thầm.
- HS trả lời.
- 2 HS đọc nối tiếp đọc 2 gợi ý trong SGK, cả lớp đọc thầm.
- HS lập dàn ý (chỉ cần gạch đầu dòng các ý sẽ kể).
- HS các nhóm đôi kể cho nhau nghe câu chuyện của mình.
- Các nhóm cử bạn có câu chuyện hay, lời kể hấp dẫn, thi kể chuyện.
- HS thi kể chuyện.
- HS khác có thể nêu câu hỏi về nội dung, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.
- HS nhận xét, đánh giá các câu chuyện, bình xét bạn kể hay nhất, bạn đặt câu hỏi hay nhất, bạn có câu chuyện thú vị nhất.
3. Củng cố: 
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS học tốt, có tiến bộ.
 - Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau: Xem trước tranh minh họa và các yêu cầu của bài kể chuyện trang 68.
tập làm văn
Luyện tập tả cảnh (tr.62)
I. mục tiêu: - Nhận biết cách quan sát khi tả cảnh trong hai đoạn trích (BT1)
- Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một cảnh sông nước (BT2)
II. hoạt động dạy và học
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 1 hoặc 2 HS đọc lại Đơn xin gia nhập đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam.
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
- Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1: 
Gọi 1 HS đọc từng đoạn văn. Sau đó hướng dẫn các em trả lời câu hỏi trong SGK.
* GV chốt lại: Muốn viết được câu văn hay, có hình ảnh cần sử dụng nhiều giác quan và có những liên tưởng phong phú khi quan sát.
Bài tập 2: 
- Cho HS quan sát tranh, ảnh.
- Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của đề bài.
- Cho HS lập dàn ý cho bài văn.
- Tổ chức cho HS trình bày bài.
- GV nhận xét.
- HS đọc đoạn văn a, b.
- Trả lời các câu hỏi.
- 1 HS đọc đầu bài.
- HS quan sát tranh ảnh.
- HS dựa vào sự hướng dẫn của GV, cùng với việc đã quan sát được, lập dàn ý cho bài văn.
- 1 số em trình bày kết quả,
- HS khác nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố: - GV nhận xét tiết học, khen những em có dàn ý hay, liên tưởng tốt; động viên những em có tiến bộ.
 - Nhắc HS về nhà hoàn chỉnh dàn bài. Xem trước bài sau ( trang 70)
KHOA HỌC 
Tiết 12 :Phũng bệnh sốt rột
 I. Mục tiêu : Theo chuẩn KT, KN: 
Sau bài học, HS biết nguyên nhân và cách phòng bệnh sốt rét:
- Nhận biết một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét, tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét.
- Tự bảo vệ mình và những người trong gia đình mình bằng cách ngủ màn(màn đã được tẩm chất phòng muỗi), mặc quần áo dài để không cho muỗi đốt khi trời tối.
 ** GD học sinh ý thức trong việc giữ VS môi trường, không cho muỗi sinh sản.
II. Đồ dùng dạy – học 	-Thông tin và hình trang 26, 27 SGK
III. Hoạt động dạy học chủ yếu 
1. Kiểm tra bài cũ:
Vì sao phải dùng thuộc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ ?
- HS nêu 
- HS khác nhận xét
- GV đánh giá, nhận xét.
2- Bài mới:
Mở bài: GV nêu câu hỏi : Trong lớp ta có bạn nào đã nghe nói về bệnh sốt rét? Nếu có, hãy nêu những gì bạn biết về bệnh này.
 Hoạt động 1: Làm việc với SGK
Mục tiêu: 	HS nhận biết được một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét.
	 -Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét.
GV chia nhóm (4 nhóm) .
1-Nêu một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét.
2- Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?
3- Tác nhân gây bệnh sốt rét là gì?
4- Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào?
Lưu ý : Các dấu hiệu SGV tr58
Quan sát và đọc lời thoại của các nhân vật trong các hình1-2.
- Các nhóm thảo luận câu hỏi của nhóm mình
- Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình.
- Các nhóm bổ sung.
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận 
Mục tiêu: Giúp HS : 	- Biết làm cho nhà ở và nơi ngủ không có muỗi.
	- Tự bảo vệ mình và những người trong gia đình mình bằng cách ngủ màn(đặc 
biệt là màn đã được tẩm chất phòng muỗi), mặc quần áo dài để không cho muỗi đốt khi trời tối.
	- Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
 Chia 5 nhóm
1.Muỗi a-nô-phen thường ẩn náu và đẻ trứng ở những chỗ nào trong nhà và xung quanh nhà?
 2. Khi nào thì muỗi bay ra để đốt người?
 3. Bạn có thể làm gì để tiêu diệt muỗi trưởng thành?
 4.** Bạn có thể làm gì để ngăn chặn muỗi sinh sản?
 5. Bạn có thể làm gì để ngăn chặn muỗi đốt người?
3- Củng cố dặn dò.
- Các nhóm nhận câu hỏi và thảo luận nội dung câu hỏi của nhóm mình.
- Thảo luận cả lớp. Từng đại diện nhóm trả lời, nếu tốt thì chỉ bất kì 1 bạn ở nhóm 2 trả lời câu hỏi tiếp theo. Nếu HS của nhóm nào trả lời chưa đầy đủ thì HS khác của nhóm đó phải bổ sung.
- Đọc phần :Bóng đèn toả sáng
(Lưu ý: Gợi ý các câu trả lời SGV tr60. GV cần phân biệt “tác nhân” và “nguyên nhân” gây bệnh)
- GV tóm tắt ý chính của bài – Nhắc nhở HS có ý thức bảo vệ MT ngăn chặn muỗi
	- Đánh giá nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị giờ sau. 
 TỰ HỌC*
I, Mục tiêu: - củng cố kĩ năng đổi đơn vị đo diện tích và giải toán có văn
 - Củng cố kĩ năng viết văn miêu tả.
II, Nội dung:
a, Môn Toán
- GV giúp HSTB hoàn thành một số bài tập trong SGK BT4 trang 30, BT 3, 4 trang trang 31và BT 3 trang 32
- HSKG làm thêm bài:
1, Người ta trồng ngô trên một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều rộng 60m,chiều dài bằng chiều rộng .
a, Tính diện tích thửa ruộng đó .
b, Biết rằng ,trung bình cứ 100m2 thu hoạch được 30kg 
2,Một khu rừng hình chữ nhật có chu vi 7km 5hm, chiều rộng bằng chiều dài. Tính diện tích khu rừng đó với đơn vị đó là mét vuông, là héc ta.
b, Môn Tiếng Việt
 *Tập làm văn: - Dựa vào dàn bài vừa lập của buổi sáng HS viết bài văn tả dòng sông hay một vùng biển
* Luyện viết bài 2: Chỳ ý sửa cho HS lỗi sai chớnh tả và kỹ thuật viết cỏc con chữ cú nột khuyết
* Củng cố : Nhận xét giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 1.doc