I. Mục tiêu:
- Đọc phát âm chính xác các tên của người dân tộc: Y Hoa, già Rok (Rốc); biết đọc diễn cảm với giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn.
- Hiểu nội dung: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành (Trả lời được các câu hỏi SGK)
- Kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.
*TGHCM (Liên hệ): Công lao của Bác với đất nước và tình cảm của nhân dân với Bác.
II. Chuẩn bị: Tranh SGK phóng to. Bảng viết đoạn 1 cần rèn đọc.
III. Các hoạt động:
TUẦN 15 Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2012 Tiết 1 TẬP ĐỌC: BUÔN CHƯ-LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO I. Mục tiêu: - Đọc phát âm chính xác các tên của người dân tộc: Y Hoa, già Rok (Rốc); biết đọc diễn cảm với giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn. - Hiểu nội dung: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành (Trả lời được các câu hỏi SGK) - Kính trọng và biết ơn thầy cô giáo. *TGHCM (Liên hệ): Công lao của Bác với đất nước và tình cảm của nhân dân với Bác. II. Chuẩn bị: Tranh SGK phóng to. Bảng viết đoạn 1 cần rèn đọc. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Bài cũ: - Đọc khổ thơ 1, em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì? - Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng”? 2. Bài mới: a. Giới thiệu: Buôn Chư Lênh đón cô giáo - Ghi bảng tựa bài. b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc - GV chia đoạn (4 đoạn ) và HD cách đọc - GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS . Hướng dẫn đọc các từ khó: chật ních, Chư Lênh, Rok, thật sâu - Gọi HS đọc phần Chú giải, Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa từ mới, từ khó.. - GV đọc diễn cảm toàn bài *Hướng dẫn tìm hiểu bài + Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì? + Người dân Chư Lênh đón cô giáo trân trọng và thân tình như thế nào ? + Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý "cái chữ" ? + Tình cảm của cô giáo Y Hoa đối với người dân nơi đây như thế nào ? + Yêu cầu HS khá giỏi trả lời câu hỏi: Tình cảm của người Tây Nguyên đối với cô giáo và cái chữ nói lên điều gì ? - Nhận xét, chốt lại ý đúng sau mỗi câu trả lời. + Bài văn cho em biết điều gì ? - GV Chốt nội dung, ghi bảng, gọi HS đoc. *Luyện đọc diễn cảm + Treo bảng phụ ghi đoạn 3 và hướng dẫn đọc: giọng phù hợp với nội dung từng đoạn. + Đọc mẫu, cho HS luyện đọc. + Tổ chức thi đọc diễn cảm. + Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt. 3. Củng cố - dặn dò: - Gọi HS nêu lại nội dung bài. - Hiểu biết và nắm được khoa học, con người sẽ thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu. Vì vậy, các em phải cố gắng học tập cho tốt để cuộc sống luôn vươn lên. - Chuẩn bị: “Về ngôi nhà đang xây”. - Nhận xét tiết học - 2 HS đọc, trả lời các câu hỏi. - Lớp nhận xét. - Quan sát tranh và lắng nghe, nhắc lại tựa bài. -1 HS khá giỏi đọc. - HS luyện đọc nối tiếp theo đoạn. + Đoạn 1: Từ đầu đến khách quý. + Đoạn 2: Từ “Y Hoa nhát dao” + Đoạn 3: Từ “Già Rok cái chữ nào” + Đoạn 4: Còn lại. - HS nêu những từ phát âm sai của bạn, luyện phát âm đúng. - HS đọc phần chú giải và tìm hiểu từ ngữ khó, mới. - HS khá giỏi đọc lại toàn bài - Lắng nghe. + Cô giáo đến buôn để mở trường dạy học. + Nhà sàn chật ních; họ mặc quần áo như đi hội, trải đường đi + Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. Mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết. Y Hoa viết xong, bao nhiêu tiếng cùng hò reo. + Cô giáo Y Hoa rất yêu qúy người dân ở buôn làng, cô rất xúc động, tim đập rộn ràng khi viết cho mọi người xem cái chữ. + Cho thấy : · Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết. · Người Tây Nguyên hiểu rằng : chữ viết mang lại sự hiểu biết, ấm no cho mọi người. *ND: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành. - Vài HS nhắc lại nội dung bài học. - 4 HS khá giỏi tiếp nối nhau đọc diễn cảm toàn bài. Lớp đọc thầm tìm giọng đọc phù hợp. - Lắng nghe GV đọc mẫu, nắm cách đọc. - Luyện đọc diễn cảm trong nhóm. - HS thi đua đọc diễn cảm. - Nhận xét bình chọn nhóm bạn đọc hay. - Vài HS nhắc lại nội dung bài học. - HS nghe thực hiện. - Nghe rút kinh nghiệm. Tiết 2 TOÁN: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Biết chia một số thập phân cho một số thập phân (BT1a, b, c). - Vận dụng để tìm x và giải các bài toán có lời văn (BT2a, BT3). - HS khá giỏi làm thêm 4 bài tập. II. Chuẩn bị: Phấn màu, bảng phụ. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Bài cũ: Gọi 1 học sinh nêu quy tắc chia số thập phân cho số thập phân. - Gọi 1 học sinh thực hiện tính phép chia: 75,15 : 1,5 =...? - Giáo viên nhận xét ghi điểm . 2. Bài mới: a.Giới thiệu bài: Ghi tựa bài b.Luyện tập: - Bài 1: Rèn kĩ năng thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân - Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài . - Cho học sinh cả lớp làm vào vở. - Gọi 1 học sinh lên bảng làm và trình bày cách làm. + Nhận xét, chấm chữa bài. - Bài 2: Rèn kĩ năng vận dụng để tìm x. - Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài . - Cho học sinh tự làm bài và trình bày cách làm. - Học sinh làm bài vào vở và gọi 1hs lên bảng làm. - Gv nhận xét, chấm chữa bài. - Bài 3: Rèn KN giải các bài toán có lời văn + Gọi HS đọc yêu cầu bài. + Hướng dẫn HS phân tích đề, tóm tắt đề, tìm cách giải. Tóm tắt: 5,2 lít dầu nặng : 3,952kg ? lít dầu nặng: 5,32kg - HS làm bài vào vở và gọi 1hs lên bảng làm. - Gv nhận xét, chấm chữa bài. - Bài 4: Yêu cầu Hs đọc đề .Hướng dẫn dành cho HS khá giỏi. - GV hỏi : Để tìm số dư của 218 : 3,7 chúng ta phải làm gì? - Hướng dẫn HS đặt tính và tính để xá định số dư của phép chia. - GV nhận xét và cho điểm HS. 3. Tổng kết - dặn dò: - Yêu cầu nêu lại quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân. - Chuẩn bị: “Luyện tập chung”. - Nhận xét tiết học. - HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu. - Lớp nhận xét. - Nghe nhăc lại tựa bài. 1/HS đọc đề nắm yêu cầu - Cả lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng làm và trình bày cách làm, lớp nhận xét sửa bài. a) 17,55 : 3,9 = 4,5 b) 0,603 : 0,09 = 7,9 c) 0,3068 : 0,26 = 1,18 2/ Học sinh đọc yêu cầu của bài. - Học sinh làm bài và trình bày cách làm. a) x ´ 1,8 = 72 x = 72 : 1,8 x = 40 b) x = 3,57 c) x = 14,28 Cách làm : Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết. 3/ HS đọc đề, phân tích đề, tóm tắt đề, tìm cách giải. - Học sinh làm bài vào vở và 1hs lên bảng làm. Lớp nhận xét sửa bài. Số kí-lô-gam 1lít dầu nặng là: 3,952 : 5,2 = 0,76 (kg) Số lít dầu cân nặng 5,32kg là: 5,32 : 0,76 = 7 (lít) Đáp số: 7 lít 4/ 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK - Chúng ta phải thực hiện phép chia 218 : 3,7 - HS đặt tính và thực hiện phép tính - Nếu lấy hai chữ số ở phần thập phân của thương thì 218 : 3,7 = 58,91 (dư 0,033) - Hs nhắc lại, lớp nghe khắc sâu kiến thức, - Nghe thực hiện ở nhà. - Nghe rút kinh nghiệm. Tiết 3 KHOA HỌC: THỦY TINH I. Mục tiêu: - Nhận biết một số tính chất của thuỷ tinh. - Nêu được công dụng của thủy tinh. - Nêu được một số cách bảo quản các đồ dùng bằng thuỷ tinh. *GDBVMT (Liên hệ): Từ việc nêu tính chất và công dụng của thuỷ tinh. GV liên hệ về ý thức bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên hợp lí tránh sự suy thoái tài nguyên . II. Chuẩn bị: Hình vẽtrong SGK trang 54, 55 + Vật thật làm bằng thủy tinh. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Bài cũ: Xi măng. - Nêu công dụng và tính chất của xi măng. - Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu: Thủy tinh - Ghi bảng tựa bài. b. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận . - Mục tiêu: HS phát hiện được một số tính chất và công dụng của thủy tinh thông thường. - Cách tiến hành: + Yêu cầu thảo luận và trả lời các câu hỏi theo nhóm đôi: . Kể tên một số đồ dùng được làm bằng thủy tinh. . Những đồ dùng bằng thuỷ tinh khi va chạm mạnh vào vật rắn sữ thế nào? . Nêu nhận xét về những đồ dùng bằng thủy tinh. + Nhận xét, kết luận: Thủy tinh trong suốt, cứng nhưng giòn, dễ vỡ. * Hoạt động 2: Thực hành xử lí thông tin - Mục tiêu: + Kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất thủy tinh. + Nêu tính chất và công dụng của thủy tinh chất lượng cao. - Cách tiến hành: - Chia lớp làm 2 nhóm. + Thuỷ tinh có tính chất gì? + Tính chất và công dụng của thuỷ tinh chất lượng cao? + Cách bảo quản đồ dùng? + Yêu cầu trình bày kết quả. + Nhận xét, kết luận: Thủy tinh được chế tạo từ cát trắng và một số chất khác. Loại thủy tinh chất lượng cao được dùng để làm các đồ dùng và dụng cụ trong y tế, phòng thí nghiệm, những dụng cụ quang học chất lượng cao. - BVMT: Từ việc nêu tính chất và công dụng của thuỷ tinh. GV liên hệ về ý thức bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên hợp lí tránh sự suy thoái tài nguyên . 4. Củng cố - dặn dò. - Nhắc lại nội dung bài học. - Chuẩn bị: Cao su.- Nhận xét tiết học . - HS trả lới cá nhân. - Lớp nhận xét. - Nhắc tựa bài. Hoạt động nhóm đôi, lớp. - HS quan sát các hình trang 54 và dựa vào các câu hỏi trong SGK để hỏi và trả lời nhau theo cặp. - Một số HS trình bày trước lớp kết quả làm việc theo cặp. - li, cốc, bóng đèn, kính đeo mắt, ống đựng thuốc tiêm, cửa kính - Khi va chạm mạnh vào một vật rắn sẽ dễ vỡ. + Trong suốt, cứng, dễ vỡ. - Nghe nhắc lại khắc sâu kiến thức - Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận các câu hỏi trang 55 SGK. Đại diện mỗi nhóm trình bày một trong các câu hỏi trong SGK, các nhóm khác bổ sung. + Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ, không cháy, không hút bẩn và không bị axit ăn mòn. + Rất trong; chịu được nóng, lanh; bèn, khó vỡ, ược dùng làm chai, lọ trong phòng thí nghiệm, đồ dùng y tế, kính xây dung. + Cần nhẹ tay, tránh va chạm mạnh - Nghe nhắc lại khắc sâu kiến thức. - HS liên hệ trình bày, lớp nhận xét bổ sung. - Vài HS nhắc lại, lớp nghe khắc sâu kiến thức. - Nghe thực hiện yêu cầu. Tiết 4 ĐẠO ĐỨC: TÔN TRỌNG PHỤ NỮ (tiết 2) I. Mục tiêu: - Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoà xã hội. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện tôn trọng phụ nữ. *HS khá, giỏi: Biết vì sao phải tôn trọng phụ nữ; biết chăm sóc giúp đỡ chị em gái và phụ nữ. * GDKNS: Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với phụ nữ) - Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới phụ nữ. - Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bà mẹ, chị em gái, cô giáo, các bạn gái và những người phụ nữ khác ngoài xã hội. *TGHCM (Liên hệ): Bác Hồ là người rất coi trọng phụ nữ. II. Chuẩn bị: - Sưu tầm các bài thơ, bài hát, ca ngợi người phụ nữ nói chung và phụ nữ VN nói riêng. III. Các hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: - Tại sao chúng ta phải tôn trọng phụ nữ? - Giáo viên nhận xét đánh giá. 2/ Bài mới: a. Giới thiệu: - Ghi bảng tựa bài. b. Luyện tập thực hành: Hoạt động 1: Xử lí tình huống *KNS: kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới phụ nữ và kĩ năng giao tiếp - Gv cho học sinh hoạt động nhóm. -Yêu cầu các nhóm thảo luận hai tình huống trong bài 3 sách giáo khoa. - Nêu cách xử lí ... ống rất hạnh phúc. Lời giải: Yếu tố quan trọng nhất để tạo một gia đình hạnh phúc đó là : Mọi người sống hoà thuận. - HS viết bài. - HS trình bày trước lớp. - HS lắng nghe và thực hiện. Tiết 4 Luyện tập toán : LUYỆN TẬP I.Mục tiêu. - Củng cố về phép chia số thập phân - Rèn kĩ năng trình bày bài. - Giúp HS có ý thức học tốt. II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập. III.Các hoạt động dạy học. Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ôn định: 2. Kiểm tra: Muốn chia một số thập phân cho một số thập phân, ta làm thế nào? 3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài. Bài tập 1: Đặt tính rồi tính: a) 7,2 : 6,4 b) 28,5 : 2,5 c) 0,2268 : 0,18 d) 72 : 6,4 Bài tập 2: Tính bằng 2 cách: a)2,448 : ( 0,6 x 1,7) b)1,989 : 0,65 : 0,75 Bài tập 3: Tìm x: a) X x 1,4 = 4,2 b) 2,8 : X = 2,3 : 57,5 Bài tập 4: (HSKG) Một mảnh đất hình chữ nhật có diện tích 161,5m2, chiều rộng là 9,5m. Tính chu vi của khu đất đó? 4. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau. - HS trình bày. - nêu yêu cầu bài tập - tự làm bài, nêu cách làm và kết quả Lời giải: a) 1,125 b) 11,4 c) 1,26 d) 11,25 - nêu yêu cầu bài tập - áp dụng cách chia 1 số cho 1 tích - tự làm bài, nêu cách làm và kết quả Lời giải: a) 2,448 : ( 0,6 x 1,7) = 2,448 : 1,02 = 2,4 Cách 2: 2,448 : ( 0,6 x 1,7) = 2,448 : 0,6 : 1,7 = 4,08 : 1,7 = 2,4 b) 1,989 : 0,65 : 0,75 = 3,06 : 0,75 = 4,08 Cách 2: 1,989 : 0,65 : 0,75 = 1,989 : ( 0,65 x 0,75) = 1,989 : 0,4875 = 4,08 - nêu yêu cầu bài tập - xác định thành phần của x, cách tìm - tự làm bai, nêu cách làm và kết quả Lời giải: a) X x 1,4 = 4,2 X = 4,2 : 1,4 X = 3 b) 2,8 : X = 2,3 : 57,5 2,8 : X = 0,04 X = 2,8 : 0,04 X = 70 Lời giải: Chiều dài mảnh đất đó là: 161,5 : 9,5 = 17 (m) Chu vi của khu đất đólà: (17 + 9,5) x 2 = 53 (m) Đáp số: 53 m. - HS lắng nghe và thực hiện. Buổi chiều Tiết 1 Âm nhạc : ÔN TẬP TĐN SỐ 3, SỐ 4. KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC. I/ Mục tiêu: HS ôn tập đọc nhạc, hát lời bài TĐN số 3, số 4 và kết hợp gõ nhịp và đánh nhịp. HS đọc và nghe kể chuyện Nghệ sĩ Cao Văn Lầu, qua đó các em biết một tài năng âm nhạc của dân tộc. II/ Chuẩn bị: Đàn, nhạc gõ, bảng phụ chép bài TĐN số3, số 4. III/ Các hoạt động dạy và học. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Phần mử đầu:Giới thiệu nội dung bài học. 2/ Phần hoạt động : a/ Nội dung 1: Ôn tập TĐN số 3, số 4 - Hoạt động 1: GV đệm đàn cho HS đọc và ghép lời bài TĐN số 3 đồng thời kết hợp gõ đệm theo phách. Tập đọc nhạc và đánh nhịp 2/4. b/ Nội dung 2: Kể chuyện âm nhạc. - Hoạt động 1:GV kể câu chuyện nhạc sĩ Cao Văn Lầu cho HS nghe, đồng thời nêu một số câu hỏi về nội dung câu chuyện để HS trả lời. + Nghệ sĩ Cao Văn Lầu sinh năm nào? Tại đâu? + Cậu bé Lầu được học chữ nho do ai dạy? + Khi đến trường học chữ quốc ngữ do nhà nghèo nhưng với bản chất thông minh, ham học ông được cha gữi đến học với ông thầy đàn tên là gì? +Cậu bé Lầu dược học các môn học gì? + Trong đám bạn bè cùng học Cao Văn Lầu là người như thế nào? + Lớn lên ông Lầu làm việc ở đâu ? + Tác phẩm nổi tiếng của ông là bài hát gì & ra đời trong khoảng thời gian nào? + Theo nghệ sĩ Ba Du kể thì bản Dạ cổ hoài lang ra đời trong hoan cảnh nào? + Bản Dạ cổ hoài lang có nhạc điệu như thế nào? Nội dung bài hát nói lên điều gì? GV nêu thêm:Do vậy bài Dạ cổ hoài lang đã đi vào lịch sử dân tộcvô giá). + Nghệ sĩ Cao Văn Lầu mất vào ngày tháng năm nào? - Hoạt động 2: Cho HS nghe băng bài Dạ cổ hoài lang ( nếu có ). GV có thể hát cho HS nghe. 3/ Phần kết thúc: Cho HS đọc lại 2 bài TĐN. GV nhận xét chung - HS nghe. - HS thực hiện theo h/dẫn của GV. - HS nghe. - 1892 – tại Gia Định - cha dạy - Nhạc Khị - đàn tranh, đàn kìm, đánh trống và ca. - người học giỏi nhất, nổi tiếng là người hát hay đàn giỏi. - Ở Tòa sứ Bạc Liêu.. tài tử ở đây. - bản Dạ cổ hoài lang, khoảng năm 1919-1920 . -Trong khoảng thời gian 1919-1920 ở Huếlấy tên là Dạ cổ hoài lang. - Có nhạc điệu buồnđược nâng lên thành nỗi đau chung của tất cả người dân Nam Bộ. - 13- 8- 1976 - HS lắng nghe, ghi nhớ. HS thực hiện. Tiết 2 ĐỊA LÍ: THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH I. Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch của nước ta: + Xuất khẩu: khoáng sản, hàng dệt may, nông sản, thủy sản, lâm sản; nhập khẩu: máy móc, thiết bị, nguyên và nhiên liệu, ... + Ngành du lịch nước ta ngày càng phát triển. - Nhớ tên một số điểm du lịch Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, - HS khá giỏi nêu được vai trò của thương mại đối với sự phát triển kinh tế; những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch: nước ta có nhiều phong cảnh đẹp, vườn quốc gia, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội, ; các dịch vụ du lịch được cải thiện. II. Chuẩn bị: - Bản đồ Hành chánh Việt Nam. - Tranh, ảnh về các chợ lớn, các trung tâm thương mại và ngành du lịch. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Bài cũ: “Giao thông vận tải”. + Nước ta có những loại hình giao thông vận tải nào ? + Giao thông vận tải có vai trò như thế nào trong đời sống của nhân dân ta ? - Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: “ a. Giới thiệu: Thương mại và du lịch - Ghi bảng tựa bài. b. Phát triển các hoạt động: Hoạt động 1: Hoạt động thương mại ở nước ta có đặc điểm gì? - Yêu cầu tham khảo SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi: + Thương mại gồm những hoạt động nào? + Những địa phương nào có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước ? + Kể tên những mặt hàng xuất, nhập khẩu nổi tiếng của nước ta ? - Yêu cầu HSKG: Nêu vai trò của ngành thương mại đối với sự phát triển kinh tế. - Nước ta buôn bán với những nước nào? - Nhận xét, chốt lại ý đúng. v Hoạt động 2: Ngành du lịch - Yêu cầu quan sát bản đồ, tham khảo SGK và thảo luận các câu hỏi sau theo nhóm đôi: + Vì sao trong những năm gần đây, khách du lịch đến nước ta đã tăng lên ? + Kể tên các trung tâm du lịch lớn của nước ta. - Yêu cầu HSKG: Nêu điều kiện để phát triển ngành du lịch của nước ta ? - Yêu cầu chỉ bản đồ và trình bày kết quả. - Nhận xét, chốt lại ý đúng. - Ghi bảng nội dung ghi nhớ và yêu cầu đọc lại. 3. Củng cố - dặn dò: - Cho các nhóm trưng bày tranh ảnh về du lịch và thương mại (các ngành nghề và các khu du lịch nổi tiếng của Việt Nam). - Chuẩn bị: Ôn tập. - Nhận xét tiết học. - 2 HS trả lời, lớp theo dõi nhận xét. - Nghe nhắc lại tựa bài. - Tham khảo mục 1 SGK và thảo luận câu hỏi: - Trao đổi, mua bán hàng hóa ở trong nước và nước ngoài. + Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. + Xuất khẩu: khoáng sản, hàng dệt may, nông sản, thủy sản, lâm sản; nhập khẩu: máy móc, thiết bị, nguyên và nhiên liệu, ... Ngành thương mại là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. - Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Xin-ga-po - Nghe nhắc lại. - Quan sát bản đồ, tham khảo SGK, thảo luận với bạn ngồi cạnh, trình bày, lớp nhận xét bổ sung. + Đời sống được nâng cao, các dịch vụ du lịch được cải thiện. + Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, + Nước ta có nhiều phong cảnh đẹp, vườn quốc gia, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội, ; các dịch vụ du lịch được cải thiện. - HS trình bày, chỉ bản đồ về các trung tâm thương mại lớn nhất ở nước ta. - HS nhắc lại. - Các nhóm trưng bày thuyết trình sản phẩm, lớp nhận xét bình chọn. - Nghe thực hiện ở nhà. - Nghe rút kinh nghiệm. Tiết 3 LTT : LUYỆN TẬP I.Mục tiêu. - Học sinh thạo cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số - Giải được bài toán về tỉ số phần trăm dạng tìm số phần trăm của 1 số - Rèn kĩ năng trình bày bài. - Giúp HS có ý thức học tốt. II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập. III.Các hoạt động dạy học. Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ôn định: 2. Kiểm tra: 3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài. - Cho cả lớp thực hiện 1 bài vào nháp, 1 HS lên bảng làm: 0,826 và 23,6 - GV sửa lời giải, cách trình bày cho HS Bài tập 1: Tìm tỉ số phần trăm của: a) 0,8 và 1,25; b)12,8 và 64 Bài tập 2: Một lớp có 40 học sinh, trong đó có 40% là HS giỏi. Hỏi lớp có ? HS khá - GV hướng dẫn HS tóm tắt : 40 HS: 100% HS giỏi: 40 % HS khá: ? em - Hướng dẫn HS làm 2 cách Cách 2: Số HS khá ứng với số %là: 100% - 40% = 60% (số HS của lớp) = Số HS khá là: 40 x = 24 (em) Đáp số: 24 em. Bài tập 3: Tháng trước đội A trồng được 1400 cây tháng này vượt mức 12% so với tháng trước. Hỏi tháng này đội A trồng ? cây 4. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau. - HS trình bày. + 0,826 : 23,6 = 3,5 = 350% - nêu yêu cầu bài tập - nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số - tự làm bài và nêu kết quả Lời giải: a) 0,8 : 1,25 = 0,64 = 64 % b) 12,8 : 64 = 0,2 = 20 % - đọc đề toán và nêu dữ kiện bài toán - xác định loại toán : Tìm 1 số khi biết số phần trăm của số đó Lời giải: Cách 1: 40% = . Số HS giỏi của lớp là: 40 x = (16 em) Số HS khá của lớp là: 40 - 16 = 24 (em) Đáp số: 24 em. - đọc đề toán và nêu dữ kiện bài toán - xác định loại toán : Tìm 1 số khi biết số phần trăm của số đó Lời giải: Số cây trồng vượt mức là: 1400 : 100 x 12 = 168 (cây) Tháng này đội A trồng được số cây là: 1400 + 168 = 1568 (cây) - HS lắng nghe và thực hiện. Tiết 4 Thể dục : Bài thể dục phát triển chung Trò chơi “ thỏ nhảy” I. Mục tiêu. - Chơi trò chơi “thỏ nhảy”. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động nhiệt tình. - Ôn bài thể dục phát triển chung .yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác II. Địa điểm –Phương tiện . - Sân thể dục - Thầy: giáo án, sách giáo khoa, đồng hồ thể thao, còi . - Trò: sân bãi, trang phục gọn gàng theo quy định . III . Nội dung – Phương pháp thể hiện . Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức Mở đầu 6 phút 1. nhận lớp * 2. phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học 2phút ******** ******** 3. khởi động: 3 phút đội hình nhận lớp - học sinh chạy nhẹ nhàng từ hàng dọc thành vòng tròn, thực hiện các động tác xoay khớp cổ tay, cổ chân, hông, vai , gối, 2x8 nhịp đội hình khởi động cả lớp khởi động dưới sự điều khiển của cán sự P Phần Cơ bản 18-20 phút - Chơi trò chơi thỏ nhảy - Ôn 8 động tác thể dục đã học - Thi đua giữa các tổ 10 phút 2x8 GV điều khiển trò chơi yêu cầu các em chơi nhiệt tình, vui vẻ, đoàn kết GV cho H/s ôn tập chung cả lớp Cho các tổ thi đua biểu diễn * ******** ******** ******** III. kết thúc. - Tập chung lớp thả lỏng. - Nhận xét đánh giá buổi tập - Hướng dẫn học sinh tập luyện ở nhà: Ôn 8 động tác của bài thể dục phát triển chung. 5-7 phút * ********* *********
Tài liệu đính kèm: