Bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 25 - Trường TH Vĩnh Hòa

Bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 25 - Trường TH Vĩnh Hòa

I. Mục tiêu:

 - Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.

 - Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất tổ đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa chủ điểm, bài đọc, tranh ảnh về đền Hùng. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy học :

 

doc 28 trang Người đăng huong21 Lượt xem 688Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 25 - Trường TH Vĩnh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 25
?&@
Thứ hai ngày 04 tháng 03 năm 2013
TẬP ĐỌC: PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
I. Mục tiêu:
 - Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.
 - Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất tổ đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa chủ điểm, bài đọc, tranh ảnh về đền Hùng. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học : 
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Bài cũ: Hộp thư mật.
GV gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi:
GV nhận xét, cho điểm.
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài: 
* Hướng dẫn luyện đọc.
GV yêu cầu HS đọc bài.
GV hướng dẫn HS đọc đúng từ ngữ khó, dễ lẫn mà HS đọc chưa chính xác.
Yêu cầu HS đọc các từ ngữ trong sách để chú giải. GV giúp HS hiểu các từ này.
GV đọc diễn cảm toàn bài. 
*Tìm hiểu bài.
GV tổ chức cho HS trao đổi thảo luận, tìm hiểu bài dựa theo các câu hỏi ở SGK.
+ Bài văn viết về cảnh vật gì? Ở nơi nào?
+ Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng?
GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 – 3, trả lời câu hỏi.
+ Những cảnh vật nào ở đền Hùng gợi nhớ về truyền thuyết sự nghiệp dựng nước của dân tộc. Tên của các truyền thuyết đó là gì?
GV bổ sung:
	  Đền Hạ gợi nhớ sự tích trăm trứng.
	  Ngã Ba Hạc ® sự tích Sơn Tinh – Thuỷ Tinh.
	  Đền Trung ® nơi thờ Tổ Hùng Vương ® sự tích Bánh chưng bánh giầy.
	- GV gọi HS đọc câu ca dao về sự kiện ghi nhớ ngày giỗ tổ Hùng Vương? Em hiểu câu ca dao ấy như thế nào?
* GV chốt: Câu ca dao khuyên răn, nhắc nhở mọi người dân Việt hướng về cội nguồn, đoàn kết cùng nhau chia sẻ, ngọt bùi.
GV yêu cầu HS thảo luận trong nhóm để tìm hiểu ý nghĩa của câu thơ.
+ Gạch dưới từ ngữ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng?
*Rèn đọc diễn cảm. 
GV hướng dẫn HS xác lập kĩ thuật đọc diễn cảm bài văn.
GV đọc diễn cảm đoạn văn. Tổ chức cho HS thi đua đọc diễn cảm đoạn văn, bài văn.
Yêu cầu HS tìm nội dung của bài.
GV nhận xét.
3.Củng cố - dặn dò: 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Cửa sông”.
Nhận xét tiết học 
HS đọc bài rồi trả lời.
Lớp lắng nghe, nhận xét.
- Nghe nhắc lại tựa bài.
- HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm.
- HS luyện đọc các từ ngữ khó.
Nhiều HS luyện đọc thành tiếng (mỗi lần xuống dòng là một đoạn).
1 HS đọc – cả lớp đọc thầm. Các em nêu thêm từ ngữ chưa hiểu (nếu có).
- HS thảo luận theo cặp
- HS phát biểu.
+ Bài văn viết về cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, thờ các vị vua Hùng, tổ tiên dân tộc.
Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang
HS đọc thầm đoạn 2 – 3, trả lời câu hỏi.
+ Cảnh núi Ba Vì ® truyền thuyết Sơn Tinh – Thuỷ Tinh: sự nghiệp dựng nước.
Núi Sóc Sơn ® truyền thuyết Thánh Gióng: chống giặc ngoại xâm.
	Hình ảnh nước mốc đá thế ® truyền thuyết An Dương Vương: sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Giếng Ngọc ® truyền thuyết Chữ Đồng Tử và Tiên Dung: sự nghiệp xây dựng đất nước của dân tộc.
- 1 HS đọc:
Dù ai đi ngược về xuôi.
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
 HS nêu suy nghĩ của mình về câu ca dao, lớp nhận xét bổ sung.
- HS thảo luận rồi trình bày.
 HS gạch dưới các từ ngữ và phát biểu.
Có khóm hải đường  giếng Ngọc trong xanh.
Nhiều HS luyện đọc câu văn.
HS thi đua đọc diễn cảm.
- HS trao đổi nêu nội dung bài học.
+ Ca ngợi vẻ đẹp của đền Hùng và vùng đất Tổ đồng thời bày tỏ niềm thành kính của mỗi người đối với cội nguồn dân tộc.
- Nghe thực hiện ở nhà.
- Nghe rút kinh nghiệm.
* Bổ sung:
..........
........
.
KHOA HỌC: ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
I. Mục tiêu: Ôn tập về:
- Các kiến thức về phần Vật chất và năng lượng các kĩ năng quan sát,thí nghiệm. 
- Những kĩ năng về bào vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần Vật chất và năng lượng.
II. Đồ dùng dạy học: - Dụng cụ thí nghiệm.
 - Pin, bóng đèn, dây dẫn,
III. Các hoạt động dạy học: 
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Bài cũ: An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện.
GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Trả lời các câu hỏi ôn tập.
Làm việc cá nhân.
Chữa chung cả lớp, mỗi câu hỏi.
GV yêu cầu một vài HS trình bày, sau đó thảo luận chung cả lớp.
GV chia lớp thành 3 hay 4 nhóm.
-GV sẽ chữa chung các câu hỏi cho cả lớp.
- Đọc lại toàn bộ nội dung kiến thức ôn tập.
3. Củng cố- dặn dò: 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: Ôn tập: Vật chất và năng lượng (tt).
Nhận xét tiết học .
HS tự đặt câu hỏi mời bạn trả lời.
- Nghe nhắc lại tựa bài.
- HS trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trang 92, 93 trong SGK (HS chép lại các câu 1, 2, 3, vào vở để làm).
- Phương án 2:
-Từng nhóm bốc chọn tờ câu đố gồm khoảng 7 câu do GV chọn trong số các câu hỏi từ 1 đến 4 của SGK và chọn nhóm phải trả lời.
- Trả lời 7 câu hỏi đó cộng với 3 câu hỏi do nhóm đố đưa thêm 10 phút.
- HS đọc nội dung cần ghi nhớ phần ôn tập
- Nghe thực hiện ở nhà.
- Nghe rút kinh nghiệm.
* Bổ sung:
..........
........
.
 TOÁN 	KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KỲ
 (Theo đề chung của chuyên môn)
-------------------------------------------------
ANH VĂN: (GV bộ môn giảng dạy)
 BUỔI CHIỀU
MĨ THUẬT: (GV bộ môn giảng dạy)
Tiếng Việt: CHỦ ĐIỂM: NHỚ NGUỒN
 (Tiết 1 - Tuần 25 - Vở thực hành)
I/ Mục tiêu: 
-Giúp HS tìm hiểu câu chuyện: “Sự tích thành Cổ Loa ”, bài thơ “ Nhớ Bắc” và trả lời được các câu hỏi ở vở thực hành.
 II/ Các hoạt động dạy- học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Hướng dẫn HS đọc bài:
 - Yêu cầu HS đọc bài thơ: Nhớ Bắc
2/ Hướng dẫn HS dựa vào nội dung mẩu chuyện Sự tích thành Cổ Loa để làm các bài tập:
 - Yêu cầu HS làm bài 
- Nhận xét, sửa sai cho học sinh.
3/ Củng cố, dặn dò:
 -Dặn HS về đọc lại bài và hoàn thành bài tập.
1/HS đọc bài thơ:Nhớ Bắc và trả lời các câu hỏi:
Đáp án:
Nỗi nhớ miền Bắc của người đang ở miền Nam.
Thăm lại đất Bắc, nơi khởi đầu của dân tộc.
Người đi khai phá đất miền Nam luôn nhớ về miền Bắc.
Vì nhớ hồ Hoàn Kiếm, nhớ Cổ Loa.
2/ HS làm bài: 
a) Bằng cách lặp lại từ vua.
b) Bằng cách dùng từ nó thay cho lẫy nỏ.
- Nhận xét, sửa bài.
- Nghe thực hiện ở nhà.
* Bổ sung:
..........
........
.
KỸ THUẬT: LẮP XE BEN (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết lắp xe ben
- Lắp được xe ben đúng kỉ thuật, đúng quy định
- Rèn tính cẩn thận và bảo đảm an toàn
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế
*GDSDNL(Liên hệ): Khi sử dụng xe cần tiết kiệm xăng dầu.
II. Đồ dùng dạy học: -Tranh ảnh minh hoạ bài học
 -Bộ lắp ghép mô hình kỉ thuật
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Kiểm tra:
-Nêu các bước lắp xe ben.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:	
b) Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Lắp từng bộ phận
- GV cùng HS chọn đúng các chi tiết theo bảng SGK
- Xếp các chi tiết đã chọn vào hộp theo từng loại
 (1)- Lắp khung sàn xe và các giá đỡ.
 (2)- Lắp sàn ca binvà các thanh đỡ.
 (3)- Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau.
 (4)- Lắp trục bánh xe trước.
 (5)- Lắp ca bin
c) Lắp ráp xe ben:
- GV lắp ráp xe ben theo các bước như hình 1/SGK
Sau khi lắp ráp xong, kiểm tra sự chuyển động cuả xe
d) Hướng dẫn sắp xếp đồ dùng vào hộp
* Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
- Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá từng bộ phận.
3. Củng cố - Dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học
-Dặn chuẩn bị bài “Lắp xe ben”(tiết 3)
-HS nêu
- Nghe nhắc lại tựa bài.
- HS lắng nghe
- HS thảo luận và cùng thao tác với GV theo nhóm
- HS tiếp tục lắp ráp các bộ phận của xe ben
Bộ phận (2),(3),(4)
- Các nhóm trình bày sản phẩm sau khi lắp ráp.
- HS thu xếp đồ dùng vào hộp
- Nghe rút kinh nghiệm.
- Nghe thực hiện ở nhà.
* Bổ sung:
..........
........
.
Thứ ba ngày 05 tháng 3 năm 2013
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI
 BẰNG CÁCH LẶP TỪ NGỮ
I. Mục tiêu: 
- Hiểu thế nào là liên kết câu bằng phép lặp.
- Biết sử dụng phép lặp để liên kết câu.
II. Đồ dùng dạy học: Giấy khổ to viết sẵn nội dung BT2.
 - SGK, nội dung bài học.
III. Các hoạt động dạy học: 
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Bài cũ: Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng.
GV kiểm tra 2 – 3 HS làm bài tập 2, 3 phần luyện tập ở tiết trước.
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Phần nhận xét:
	Bài 1: GV yêu cầu HS đọc đề bài.
GV gợi ý:
  Câu (1) và (2) của ví dụ trên đều nói về sự vật gì?
GV chốt lại lời đúng.
	Bài 2: GV nêu yêu cầu đề bài.
GV gợi ý: Em đã viết nội dung của 2 câu ví dụ trên đều nói về đền Thờ. Vậy từ ngữ nào ở 2 câu giúp em biết điều đó?
GV bổ sung: 
Bài 3: Yêu cầu HS trao đổi theo cặp để thực hiện yêu cầu đề bài.
* GV chốt lại, bổ sung thêm: Nếu không có sự liên kết giữa các câu thì sẽ không tạo thành đoạn văn, bài văn.
c. Phần ghi nhớ:
-Yêu cầu HS đọc nôi dung phần ghi nhớ trong SGK.
d. Phần luyện tập:
	Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu
 - GV phát giấy cho 3 – 4 HS làm bài trên giấy.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng (tài liệu HD).
Bài 3: GV nêu yêu cầu đề bài.
GV phát giấy cho 3 – 4 HS làm bài.
GV nhận xét, kết luận.
3.Củng cố- dặn dò: 
Học bài.
Chuẩn bị: “Liên kết các câu trong bài bằng phép thế”.
- Nhận xét tiết học
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- Nghe nhắc lại tựa bài.
1/1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
HS làm việc cá nhân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
VD: Cả hai ví dụ đều nói về đền Thờ.
- Lớp nhận xét sửa bài.
2/ Cả lớp đọc thầm suy nghĩ trả lời câu hỏi.
VD: Từ “đền” giúp em nhận ra sự liên kết về nội dung giữa 2 câu trên.
- Lớp nhận xét bổ sung.
3/1 HS đọc yêu cầu của bài.
Cả lớp đọc thầm suy nghĩ. Từng cặp HS trao đổi để thử thay thế từ đền ở câu 2 bằng một trong các từ: nhà, chùa, trường, lớp rồi nhận xét kết quả của sự thay thế.
HS phát biểu ý kiến.
 - 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
HS minh hoạ nội dung ghi nhớ bằng cách nêu ví dụ cho các em tự nghĩ.
2/ 1 HS đọc yêu cầu đề bài 2.
HS làm bài cá nhân, các em đọc lại 2 đoạn văn chọn tiếng thích hợp điền vào ô trống.
HS làm bài trên giấy viết thời gian quy định dán bài lên bảng, đọc kết quả.
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
3/1HS đọc yêu cầu đề bài, cả lớp đọc thầm.
HS làm việc cá nhân các em viết đoạn văn có sử dụng câu “Uống nước nhớ nguồn”.
HS làm bài trên giấy và dán kết quả bài làm trên bảng lớp và đọc kết quả.
HS đọc lại phần ghi nhớ.
Thi đua 2 dãy tìm từ ngữ liên kết câu.
- Nghe thực hiện ở nhà.
- Nghe rút kinh nghiệm.
* Bổ sung:
..........
........
.
ÂM NHẠC: (GV bộ môn giảng dạy)
TOÁN: BẢNG ĐO ĐƠN VỊ THỜI GIAN
I. Mục tiêu:
- Tên gọi,kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học ... t ở đoạn 1 hay hơn vì sử dụng từ linh hoạt hơn .
c. Ghi nhớ:
GV yêu cầu HS đọc nội dung ghi nhớ.
d. Luyện tập:
	Bài 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT 1. 
- YC HS thảo luận theo nhóm 4.
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Cho HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. 
Chuẩn bị: “MRVT: Truyền thống”
Nhận xét tiết học. 
1 em làm lại BT2, 2 em làm BT3.
- Nghe nhắc lại tựa bài.
1/ 1 HS đọc yêu cầu của BT 1. Cả lớp theo dõi.
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- Học sinh trình bày.
+ Đoạn văn có 6 câu. Cả 6 câu đều nói về Trần Quốc Tuấn.
+ Các từ chỉ Trần Quốc Tuấn trong 6 câu trên lần lượt là: Hưng Đạo Vương, Ông, vị Quốc công Tiết chế, Vị Chủ tướng tài ba, Hưng Đạo Vương, Ông, Người.
2/1 HS đọc yêu cầu đề bài.
HS đọc thầm và so sánh đoạn văn của bài 1 và bài 2.
- Việc thay thế các từ ngữ đã dùng ở câu trước bằng những từ ngữ cùng nghĩa để liên kết câu được gọi là phép thay thế từ ngữ .
HS phát biểu ý kiến.
- 2 HS đọc: cả lớp đọc thầm.
HS nêu ví dụ để minh hoạ cho nội dung ghi nhớ.
1/1 HS nêu yêu cầu.
- HS trao đổi theo nhóm đôi.
- Đại diện một nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
 *Lời giải:
- Từ anh (ở câu 2) thay cho Hai Long (ở câu 1)
- Người liên lạc (câu 4) thay cho người đặt hộp thư (câu 2)
- Từ anh (câu 4) thay cho Hai Long ở câu 1.
- Từ đó (câu 5) thay cho những vật gợi ra hình chữ V (câu 4).
-Việc thay thế các từ ngữ trong đoạn văn trên có tác dụng liên kết câu và tránh lặp từ.
 - Nghe thực hiện ở nhà.
- Nghe rút kinh nghiệm.
* Bổ sung:
..........
........
.
TOÁN: LU YỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Rèn cho HS kĩ năng cộng, trừ số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài tập thực tiển.
* Bài tập cần làm: Bài1b,2,3.
II. Đồ dùng dạy học: SGK, Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học: 
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Bài cũ: 
GV nhận xét cho điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b.Luyện tập:
Bài 1: HSKG làm thêm BTa.
- Gọi HS đọc YC bài tập
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào bảng con.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 2: Tính
- GV hướng dẫn HS làm bài. 
- Cho HS làm vào vở 3 HS lên bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 3: Tính
- GV hướng dẫn HS làm bài. 
- Cho HS làm vào vở 3 HS lên bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét.
 Bài 4: Dành ch HS khá, giỏi
- Mời HS nêu cách làm. 
- Gọi HS nêu bài làm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Chuẩn bị: “Nhân số đo thời gian”.
Nhận xét tiết học.
HS lần lượt sửa bài 1, 2/ 44.
Lớp nhận xét.
- Nghe nhắc lại tựa bài.
1/ HS đọc đề – làm bài.
a)12 ngày = 288 giờ; b)1,6 giờ = 96 phút
3,4 ngày = 81,6 giờ ; 2 giờ15 phút = 135 phút
4ngày 12giờ =108giờ; 2,5 phút = 150 giây
 giờ = 30 phút ; 4 phút 25 giây = 265giây
Cả lớp nhận xét.
2/1 HS nêu yêu cầu. Làm bài, nhận xét sửa bài.
2 năm 5 tháng + 13 năm 6tháng =15 năm 11 tháng
4 ngày 21 giờ + 5 ngày 15 giờ = 10 ngày 12 giờ
13 giờ 34 phút + 6 giờ 35 phút = 20 giờ 9 phút
3/1 HS nêu yêu cầu.
4 năm 3 tháng - 2 năm 8 tháng = 1 năm 7 tháng
15 ngày 6 giờ - 10 ngày 12 giờ = 4 ngày 18 giờ
13 giờ 23 phút - 5 giờ 45 phút = 7 giờ 38 phút
4/HS đọc yêu cầu – làm bài.
Sửa bài. 
Nêu cách thực hiện.
- Nghe thực hiện ở nhà.
- Nghe rút kinh nghiệm.
* Bổ sung:
..........
........
.
THỂ DỤC: (GV bộ môn giảng dạy)
TẬP LÀM VĂN: TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
I. Mục tiêu: 
- Dựa trên câu chuyện “Thái sư Trần Thủ độ” đã nghe kể HS biết viết tiếp đoạn đối thoại chuyển một đoạn truyện thành một màn kịch với nội dung phù hợp.
 *GDKNS:-Thể hiện sự tự tin(đối thoại tự nhiên, hoạt bát, đúng mục đích, đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp).
-Kĩ năng hợp tác (hợp tác để hoàn chỉnh màn kịch)
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ chuyện kể “Thái sư Trần Thủ Độ”.
III. Các hoạt động dạy học: 
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Bài cũ: Viết bài văn tả đồ vật.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS luyện tập:
Yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV gọi 1 HS giỏi kể vắn tắt câu chuyện “Thái sư Trần Thủ Độ”.
GV hướng dẫn cho HS các bước chuyển câu chuyện thành kịch.
Chọn truyện hoặc đoạn truyện.
Xác định các nhân vật.
Xác định cảnh trí – thời gian – không gian mà câu chuyện đã diễn ra.
Xác định tình tiết, diễn biến các tình tiết trong chuyện.
Xác định các lời thoại của nhân vật.
c.Thực hành:
GV cho HS trao đổi trong nhóm.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS.
Ví dụ: Đoạn kịch tham khảo (sách tài liệu hướng dẫn).
3. Củng cố - dặn dò: 
Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở nội dung câu chuyện đã chuyển thành kịch.
Nhận xét tiết học. 
- Nghe nhắc lại tựa bài.
- 1 HS đọc – Cả lớp đọc thầm.
2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung phần gợi ý 1 – 2.
Cả lớp lắng nghe và xem tranh minh hoạ.
- HS dựa theo gợi ý 2: các em cùng trao đổi và viết nhanh ra nháp phần tiếp theo của màn 1 
Nhiều HS tiếp nối nhau đọc nàm kịch đã viết.
Cả lớp và GV nhận xét.
- Nghe thực hiện ở nhà.
- Nghe rút kinh nghiệm.
* Bổ sung:
..........
........
.
BUỔI CHIỀU
Tiếng Việt: CHỦ ĐIỂM: NHỚ NGUỒN
 (Tiết 2 - Tuần 25 - Vở thực hành)
I/ Mục tiêu: 
-Giúp HS củng cố về cách làm bài văn tả đồ vật theo dàn ý đã lập ở tuần 24
II/ Các hoạt động dạy- học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Hướng dẫn HS làm bài tập ở vở thực hành:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Hướng dẫn HS dựa vào dàn ý đã lập ở tuần trước viết bài văn tả đồ vật đã chọn vào vở thực hành.
- Lưu ý HS: Bài làm đảm bảo cấu tạo 3 phần MB, TB, KB. Dùng từ đặt câu, diễn đạt ý, lỗi chính tả, ... 
- Gọi vài HS đọc bài văn đã làm.
- Hướng dẫn lớp nhận xét.
- GV nhận xét đánh giá, chấm chữa bài.
3/ Củng cố, dặn dò:
 - Dặn HS về đọc lại bài và hoàn thành bài tập.
- HS nêu yêu cầu, lớp đọc thầm.
- HS đọc lại dàn ý đã làm ở tiết trước.
- HS nghe nắm cách làm bài.
- HS làm bài vào vở.
- Đọc bài văn đã làm cho cả lớp theo dõi, nhận xét, sửa bài.
- Nghe thực hiện ở nhà.
* Bổ sung:
..........
........
..
LUYỆN VIẾT: BÀI 7 (N)
I/ Mục tiêu:
1/ Giúp học sinh rèn luyện chữ viết
+ Viết đúng mẫu chữ hoa: C, H, P, B, T, N, M, K.
+ Viết đều nét Chiếc vòng bạc với mẫu chữ nghiêng.
+ Viết đúng khoảng cách giữa các chữ.
2/ Luyện viết giống chữ bài mẫu; đọc, ngẫm nghĩ và ghi nhớ nội dung tri thức trong bài viết.
3/ Rèn tính cẩn thận, ý thức “Giữ vở sạch –viết chữ đẹp” cho học sinh.
II/ Các hoạt động dạy-học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Giáo viên đọc:
+ Yêu câu HS đọc
2. Tìm hiểu đoạn viết:
- Số lượng câu trong đoạn viết.
- Các chữ được viết hoa.
3. Tìm hiểu cách viết:
- Độ cao của các nhóm con chữ.
- Độ rộng của các con chữ.
- Khoảng cách giữa các chữ.
4. Cách trình bày:
- Bài viết được trình bày trên mẫu chữ viết nào?
5. Luyện viết các chữ hoa:
Mẫu nghiêng 
C, H, P, B, T, N, M, K.
	Các từ viết hoa	
Pắc Bó, Bác, Tày, Nùng
6. Viết bài:
- Lưu ý HS cách trình bày, viết hoa các chữ cái tiếng đầu câu mỗi, tư thế ngồi, ...
7. Nhận xét bài viết:
- Chấm một số bài, nhận xét chung bài viết của HS. Về rèn luyện thêm.
+ Học sinh đọc đoạn viết ( 4 HS)
-Học sinh trả lời
+ Gồm 3 đoạn văn 14 câu .
+ 8 chữ cái hoa C, H, P, B, T, N, M, K.
- Học sinh trả lời, lớp bổ sung.
- Có đủ các nhóm chữ: 1 ly, 1,5 ly, 2 ly, 2,5 ly
+ khoảng cách giữa các chữ : 1 ô ly
+ Mẫu chữ: Nghiêng.
+ HS lắng nghe, quan sát nắm kĩ thuật viết.
+ Học sinh viết bài.
+ Nghe rút kinh nghiệm và thực hiện ở nhà.
* Bổ sung:
..........
........
..
Toán: LUYỆN TẬP THỰC HÀNH (Tiết 2 - Tuần 25 - Vở thực hành)
I. Mục tiêu:
I. Mục tiêu:
 - Củng cố về cộng, trừ số đo thời gian, vận dụng để giải toán có nội dung thực tế.
 - Làm được các bài tập ở vở bài tập thực hành.
 II. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Các hoạt động: 
Hướng dẫn Hs làm các bài tập ở vở thực hành
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu. 
- Hướng dẫn HS làm
- Nhận xét, sửa bài
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu. 
- Hướng dẫn HS làm
- Nhận xét chấm chữa bài.
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu. 
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chấm chữa bài.
Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu. 
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chấm chữa bài.
Bài 5: Đố vui
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chấm chữa bài.
2. Củng cố - dặn dò: 
- Ycầu HS nhắc lại nội dung luyện tập. 
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học 
- Xem trước bài tiết học sau
- Nhận xét tiết học 
1/ HS làm vào vở thực hành
4 năm 7 tháng + 2 năm 6tháng = 7 năm 1 tháng
5ngày 13giờ + 3ngày 21giờ = 9ngày10giờ
6giờ 30phút + 2giờ47phút = 9giờ 17phút
7phút 22giây + 3phút 35giây = 10phút 57giây
- Sửa bài, nhận xét.
2/ HS làm bài vào vở thực hành
45phút 24giây - 23phút 17giây = 22phút 7giây
16giờ 15phút - 12giờ 32phút = 7giờ 43phút
23ngày 14giờ - 2ngày 23giờ = 20ngày 15giờ
16năm 3tháng - 7 năm 5tháng = 8 năm 10 tháng
-Nhận xét, sửa bài
3/ HS làm bài 
An giải xong ba bài toán hết thời gian là:
45phút + 18phút= 1giờ 3phút
- Lớp nhận xét sửa bài.
4/ HS làm bài 
Thời gian Hùng đi ít hơn thời gian Hiền đi là:
1 giờ 7 phút – 45 phút = 22 phút
- Lớp nhận xét sửa bài.
5/HS làm bài rồi nêu kết quả và giải thích cách làm.
Số cần điền vào chỗ chấm là: 68 lần
- HS nhắc lại.
- Nghe thực hiện ở nhà.
- Nghe rút kinh nghiệm.
* Bổ sung:
..........
........
..
SINH HOẠT
I/ Mục tiêu: Đánh giá các hoạt động của lớp tuần qua đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
- Giáo dục HS tinh thần phê và tự phê.
II/ Hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Đánh giá các hoạt động tuần qua:
+ Yêu cầu lớp trưởng lên nhận xét các hoạt động trong tuần qua. Sau đó điều khiển lớp phê bình và tự phê bình.
+ GV đánh giá chung:
* Ưu điểm:
- Có tiến bộ trong học tập.
- Thực hiện tương đối tốt các nhiệm vụ được giao.
* Nhược điểm:	 
- Một số em còn nói chuyện riêng trong giờ học.	
- Phát biểu xây dựng bài còn hạn chế, lớp học trầm.
2/ Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc:
3/Phương hướng tuần tới:
- Duy trì các nề nếp đã có.
- Phổ biến kế hoạch tuần 26.
- Vệ sinh sạch sẽ.
- Đi học đúng giờ. 
- Thi đua học tập, dành nhiều điểm tốt tặng cô, mẹ,bà...
- Các tổ trưởng lên nhận xét các hoạt động trong tuần qua. Lớp trưởng tổng kết, nhận xét đánh giá chung.
- HS lắng nghe, nhận xét bổ sung thêm.
- Các tổ báo cáo:
* Lớp trưởng báo cáo đánh giá tình hình:
+ Học tập
+ Lao động Vệ sinh 
+ Nề nếp, đạo đức,.
+ Các phong trào thi đua
+ -------------------
+ ------------------
- Lớp bình bầu, tuyên dương các bạn: ....
- Tổ .. nhất
- Tổ .. nhì
- Tổ .. ba
- Cả lớp phát biểu ý kiến, xây dựng phương hướng.
- Theo dõi tiếp thu.
Duyệt của tổ chuyên môn
Duyệt của BGH
Kiểm tra ngày.thángnăm 2013
Tổ trưởng
Kiểm tra ngày.thángnăm 2013
Hiệu trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN L5 TUAN 25 TICH HOP.doc