Bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 5 - Trường TH Nguyễn Đình Chiểu

Bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 5 - Trường TH Nguyễn Đình Chiểu

I-Mục tiêu:

- Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.

- Hiểu nội dung: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt nam.( trả lời được các câu hỏi 1,2,3)

II-Chuẩn bị:

-GV: Tranh phóng to (SGK) - Tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ: cầu Mỹ Thuận, nhà máy thuỷ điện Hòa Bình.

- HS: Vẽ tranh (SGK). Sưu tầm tranh ảnh.

 

doc 29 trang Người đăng huong21 Lượt xem 684Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 5 - Trường TH Nguyễn Đình Chiểu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày 19 tháng 9 năm 2011
Buổi sáng
	Tiết 1 : Chào cờ
Tiết 2 : Tập đọc
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I-Mục tiêu:
- Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.
- Hiểu nội dung: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt nam.( trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
II-Chuẩn bị:
-GV: Tranh phóng to (SGK) - Tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ: cầu Mỹ Thuận, nhà máy thuỷ điện Hòa Bình. 
- HS: Vẽ tranh (SGK). Sưu tầm tranh ảnh.
III- Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định : 
- Hát 
2. Bài cũ: Bài ca về trái đất
- Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi.
- Hình ảnh trái đất có gì đẹp?
- Giống như quả bóng xanh bay giữa bầu trời xanh, có tiếng chim bồ câu và những cánh hải âu vờn trên sóng.
- Bài thơ muốn nói với em điều gì?
- Phải chống chiến tranh, giữ cho trái đất bình yên và trẻ mãi.
- Giáo viên ghi điểm, nhận xét
- Học sinh nhận xét 
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
Phương pháp: Thực hành 
- Luyện đọc 
- Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc trơn chia đoạn
- Học sinh lắng nghe 
- Chia 2 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu . giản dị, thân mật 
+ Đoạn 2: Còn lại
- Sửa lỗi đọc cho học sinh
- Dự kiến: “tr - s”
 Học sinh gạch dưới từ có âmtr - s
- Giáo viên đọc toàn bài, nêu xuất xứ
- Lần lượt học sinh đọc từ đoạn.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài 
- Hoạt động nhóm, lớp
Phương pháp: Thảo luận nhóm, đàm thoại
- Tìm hiểu bài
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1
- Học sinh đọc đoạn 1
+ Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu?
- Dự kiến: Công trường, tình bạn giữa những người lao động. 
+ Tả lại dáng vẻ của A-lếch-xây?
- Học sinh tả lại dáng vẻ của A-lếch-xây bằng tranh.
- Học sinh nêu nghĩa từ chất phác.
+ Vì sao người ngoại quốc này khiến anh phải chú ý đặc biệt?
- Dự kiến: Học sinh nêu lên thái độ, tình cảm của nhân vật
+ Có vóc dáng cao lớn đặc biệt
+ Có vẻ mặt chất phác
+ Dáng người lao động
+ Dễ gần gũi 
- Giáo viên chốt lại bằng tranh của giáo viên: Tất cả từ con người ấy gợi lên ngay từ đầu cảm giác giản dị, thân mật.
- Nêu ý đoạn 1
- Những nét giản dị thân mật của người ngoại quốc
- Tiếp tục tìm hiểu đoạn 2
- Học sinh lần lượt đọc đoạn 2
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi các câu hỏi sau: 
- Học sinh nhận phiếu + thảo luận + báo cáo kết quả 
+ Cuộc gặp gỡ giữa hai bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?
- Học sinh gạch dưới những ý cần trả lời- Dự kiến: ánh mắt, nụ cười, lời đối thoại như quen thân
- Giáo viên chốt: Cuộc gặp gỡ giữa hai bạn đồng nghiệp (VN và Liên Xô trước đây) diễn ra rất thân mật. Giáo viên chốt lại
- Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 2
- Tình cảm thân mật thể hiện tình hữu nghị giữa Nga và Việt Nam
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm, rút đại ý. 
- Hoạt động nhóm, cá nhân, cả lớp
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại
- Rèn đọc diễn cảm
- Học sinh lần lượt đọc từng đoạn
- Rèn đọc câu văn dài “ Anh nắng  êm dịu”
- Nêu cách đọc - Nhấn giọng từ trong đoạn
Ánh nắng ban mai nhạt loãng/ rải trên vùng đất đỏ công trường/ tạo nên một hòa sắc êm dịu.//
- Học sinh lần lượt đọc diễn cảm câu, đoạn, cả bài
- Cả tổ cử đại diện thi đọc diễn cảm
-Nêu ý nghĩa.
 Giáo viên chốt lại
- Ca ngợi tình hữu nghị, hợp tác của nhân dân ta và nhân dân các nước.
- Giáo viên giới thiệu tranh ảnh về những công trình hợp tác
- Học sinh quan sát, trưng bày thêm tranh ảnh sưu tầm của bản thân.
5 . Củng cố - dặn dò:
- Thi đua: Chọn đọc diễn cảm 1 đoạn em thích nhất 
- Học sinh thi đua đọc diễn cảm (2 dãy)
 Giáo viên nhận xét, tuyên dương
- Chuẩn bị: “ Ê-mi-li-con”
- Nhận xét tiết học
=======œ›&›======
Tiết 3 : Toán 
ÔN TẬP : BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
I. Mục tiêu :
- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.
- Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài .
II. Chuẩn bị:
-Bảng đơn vị đo độ dài
II. Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ : 
GV nhận xét bài về nhà của HS
 2HS làm bài
 2.Bài mới :
a. Giới thiệu bài:
b, Hướng dẫn HS làm bài
Bài 1 : 
Gv treo bảng phụ 
-1m bằng bao nhiêu dm ?
-1m bằng bao nhiêu dam ?
-Gv vừa nói vừa viết, đặt câu hỏi và viết kết quả vào bảng phụ như SGK/22.
b) Nhận xét: 
Hai đơn vị đo độ dài liền nhau thì đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng mấy phần đơn vị lớn.
- Bài 1:
-1m = 10 dm
-1m = .dam
Hai đơn vị đo độ dài liền kề nhau thì :
- Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé.
-Đơn vị bé bằng đơn vị lớn
Bài 2 : Gọi HS đọc yêu cầu bài
a) Chuyển đổi từ các đơn vị lớn ra các đơn vị nhỏ hơn liền kề.
c) Chuyển đổi từ các đơn vị nhỏ ra các đơn vị lớn hơn. (dưới dạng phân số)
GV gọi HS nhận xét, chữa bài
Bài 2: Viết số hoặc phân số thích hợp
2 HS làm bảng, cả lớp làm vào vở
 135 m = ... dm 1 mm = ... cm
342 dm = ... cm 1 cm = ... m
15 cm = ... mm 1 m = ... km
Bài 3 : Gọi HS đọc yêu cầu bài
GV nêu: Chuyển đổi từ các số đo có 2 tên đơn vị đo sang các số đo có 1 tên đơn vị đo và ngược lại.
GV chấm, chữa bài
Bài 3: HS đọc YC
HS làm vào vở., 2 HS làm bảng
4km 37m = ... m ; 354 dm = ... m ... dm
8m 12cm = ...cm ; 3040 m = ... km ... m
3.Củng cố, dặn dò : 
Nhận xét tiết học
Dặn HS làm bài 4 SGK
HS lắng nghe và ghi nhớ
=======œ›&›======
Tiết 4 : Khoa học
Buổi chiều
Tiết 1 : Lịch sử
Tiết 2 : Đạo đức
Tiết 3 : Toán củng cố 
LUYỆN TẬP.
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Nhận diện được 2 dạng toán : Quan hệ ti lệ
- Biết cách giải 2 dạng toán đó.
- Áp dụng để thực hiện các phép tính và giải toán . 
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
Hoạt động1 : Củng cố kiến thức.
Gọi HS nhắc lại cách giải:
+ Rút về đơn vị
+ Tìm tỉ số.
- Cho HS nêu cách giải tổng quát với các dạng bài tập trên.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Mua 20 cái bút chì hết 16000 đồng . Hỏi mua 21 cái bút chì như vậy hết bao nhiêu tiền ? 
- Gv đưa bài toán ra 
- HS đọc bài toán , tóm tát bài toán 
- HS tìm cách giải 
Bài 2: Có một nhóm thợ làm đường , nếu muốn làm xong trong 6 ngày thì cần 27 công nhân . Nếu muốn xong trong 3 ngày thì cần bao nhiêu công nhân? 
Bài 3 : Cứ 10 công nhân trong một ngày sửa được 37 m đường . Với năng suất như vậy thì 20 công nhân làm trong một ngày sẽ sửa được bao nhiêu m đường? 
Bài 4 : (HSKG)
 Có một số quyển sách, nếu đóng vào mỗi thùng 24 quyển thì cần 9 thùng. Nếu đóng số sách đó vào mỗi thùng 18 quyển thì cần bao nhiêu thùng?
4.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- HS nêu 
 Lời giải 
 1 cái bút mua hết số tiền là:
 16 000 : 20 = 800 (đồng) 
 Mua 21 cái út chì hết số tiền là:
 800 x 21 = 16800 ( đồng )
 Đáp số : 16800 đồng
 Lời giải 
3 ngày kém 6 ngày số lần là :
 6 : 3 = 2 (lần)
Làm xong trong 3 ngày cần số công nhân là : 27 x 2 = 54 (công nhân)
 Đáp số : 54 công nhân
 Bài giải 
20 công nhân gấp 10 công nhân số lần là :
 20 : 10 = 2 (lần)
20 công nhân sửa được số m đường là :
 37 x 2 = 74 (m)
 	Đáp số : 74 m.
 Bài giải 
 Số quyển sách có là :
 	24 x 9 = 216 (quyển)
 Số thùng đóng 18 quyển cần có là :
 216 : 18 = 12 (thùng).
 Đáp số : 12 thùng.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Thứ ba ngày 20 tháng 9 năm 2011
Buổi sáng
	Tiết 1 : Chính tả ( Nghe – viết )
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. Mục tiêu :
- Viết đúng bài CT, biết trình bày đúng đoạn văn.
- Tìm được các tiếng có chứa uô, ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh: trong các tiếng có uô, ua (BT2); tìm được tiếng thích hợp có chứa uô hoặc ua để điền vào 2 trong số 4 câu thành ngữ ở BT3.
Yêu thích sự phong phú của Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị :
- 2 tờ phiếu đã phô-tô-cóp-pi phóng to mô hình cấu tạo tiếng
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: 
Gọi HS đọc từ, YC HS viết và nêu cách điền dấu thanh
- 1 HS đọc tiếng bất kì để 2 HS lên viết trên mô hình
- GV nhận xét, cho điểm
2. Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài: 
HĐ 2: HD HS nghe-viết: 
- GV đọc bài chính tả một lượt
- Cho HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai
- HS lắng nghe
- 2HS đọc lại bài viết, lớp đọc thầm.
- HS luyện viết trên bảng con, một HS lên bảng lớp viết
- HS đọc lại từ khó.
- GV đọc cho HS viết
- HS viết chính tả
- GV đọc lại 1 lượt toàn bài chính tả
-HS rà soát lỗi
- GV chấm 5-7 bài
- HS đổi vở cho nhau, sửa lỗi ra lề
- GV nhận xét chung
HĐ 3: Làm bài tập chính tả: 
Hướng dẫn HS làm BT2
*HS đọc yêu cầu đề .
1HS đọc đoạn:Anh hùng Núp ở Cu- ba
- HS làm việc cá nhân, một vài em trình bày.
- GV nhận xét và chốt lại quy tắc đánh dấu thanh
- Lớp nhận xét
 Hướng dẫn HS làm BT3
HS đọc yêu cầu đề 
- HS làm việc cá nhân, một vài em 
trình bày.
* Muôn người như một.
*Chậm như rùa.
*Ngang như cua. 
 *Cày sâu cuốc bẫm.
- GV nhận xét và chốt lại 
- Lớp nhận xét
3. Củng cố, dặn dò: 
- Cho HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi uô/ua
- 3 HS nhắc lại
- GV nhận xét tiết học
=======œ›&›======
Tiết 2 : Toán 
ÔN TẬP : BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
I. Mục tiêu :
-Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo khối lượng thông dụng. 	
- Biết chuyển đổi các số đo khối lượng và giải các bài toán với các số đo khối lượng
- Có niềm yêu thích, đam mê môn toán.
II.Chuẩn bị :
- Bảng phụ .
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ:
2. Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài : 
HĐ 2: Thực hành: 
Bài 1: GV treo bảng phụ
Giúp HS nhắc lại quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng (chủ yếu là các đơn vị liền nhau hoặc các đơn vị thường được sử dụng trong đời sống). 
H. Hai đơn vị đo khối lượng liền nhau gấp, kém nhau mấy lần?
 2HS lên làm BT 4.
- Bài 1:HS quan sát bảng và làm bài
HS trả lời: 10 lần
Bài 2: Gọi HS đọc YC bài
Bài 2: Viết số thích hơp vào chỗ chấm
a), b) Chuyển đổi từ các đơn vị lớn ra các đơn vị bé hơn và ngược lại. 
2 HS làm bảng, cả lớp làm vào vở
18 yến = ... kg 430 kg = ... yến
200 tạ = ... kg 2500 kg = ... tạ
35 tấn = ... kg 16000 kg = ... tấn
c), d) Chuyển đổi từ các số đo có hai tên đơn vị đo sang các số đo có một tên đơn vị đo và ngược lại. 
c) 2kg 326g = .....g ; 4008g = ... kg ...g 
6kg 3g = .... g ; 9050kg = ... tấn ... kg
Bài 4: Gọi HS đọc bài toán:
-B ... c đơn vị đo diện tích: Đê-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông.
- Biết đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông. 
- Biết mối quan hệ giữa đề-ca-mét vuông và mét vuông, héc-tô-mét vuông và đề-ca-mét vuông; 
- Biết chuyển đổi đơn vị đo diện tích (trường hợp đơn giản). 
II.Chuẩn bị:
GV chuẩn bị trước hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1 dam, 1hm (thu nhỏ).
III.. Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 
Gọi 2 HS làm bài 3
GV nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới:
H Đ 1: Giới thiệu bài: 
H Đ 2: Giới thiệu đơn vị đo điện tích đề-ca-mét vuông:
2 HS làm bài
a) Hình thành biểu tượng về đề-ca-mét vuông
- GV yêu cầu HS nhắc lại những đơn vị đo diện tích đã học; “Mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1m”, ..
HS nêu: “Mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1m”, “.... rồi tự nêu được: “Đề-ca-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1dam”.
- GV cho HS tự nêu cách đọc và viết kí hiệu đề-ca-mét vuông (dam2) 
 HS đọc và nêu cách viết:
đề-ca mét vuông viết là: dam2
b) Phát hiện mối quan hệ giữa đề-ca-mét và mét vuông
- GV chỉ vào hình vuông có cạnh dài 1dam giới thiệu: chia mỗi cạnh của hình vuông thành 10 phần bằng nhau. Nối các điểm chia để tạo thành các hình vuông nhỏ. 
- HS quan sát hình vẽ và rút ra nhận xét: hình vuông 1dam2 gồm 100 hình vuông 1m2.
Vậy nhìn vào hình ta thấy 1 đê-ca mét vuông bằng bao nhiêu mét vuông?
HS nêu: 1dam2 = 100m2
H Đ 3: Giới thiệu đơn vị đo điện tích héc-tô-mét vuông :
Tương tự như phần 1. 
Hec-tô mét vuông viết tắt là: hm2
1 hm2 = 100 dam2 = 100 00 m2
Tương tự như phần 1.
HĐ 4: Thực hành: 
Bài 1: Gv viết các số, yêu cầu HS lần lượt đọc các số đo diện tích
GV nhận xét
Bài 1: HS lần lượt đọc
Một số em nhận xét 
Bài 2: GV đọc các số đoc diện tích, yêu cầu HS viết vào vở
Gv chấm, nhận xét
Bài 2: HS luyện viết số đo diện tích với đơn vị dam2, hm2. 
a, 271 dam2 b, 18954 dam2 
c, 603 hm2 d, 34 620 hm2 
Bài 3: a, Gọi HS nêu YC bài
- Bài 3:Viết số thích hợp vào chỗ chấm 
Gọi 3 HS lên bảng làm bài 
HS làm bài vào vở
Nhận xét, chữa bài
2 dam2 = 200 m2 3 dam2 15 m2 = .... m2
30hm2 = 3000dam2;12hm25dam2 = ... dam2
 b) GV hướng dẫn cách làm (như trong SGK) rồi cho HS tự làm bài. 
100 m2 = 1 dam2; 1m2 = dam2
 3m2 = dam2
GV chấm, chữa bài
 Hs thực hiện vào vở
27m2 = dam2 1dam2 = hm2
8dam2 = hm2 ; 15dam2 = hm2
3. Củng cố dặn dò :
Nhận xét tiết học
Dặn HS về nhà làm bài 4 SGK trang 27
HS lắng nghe và nghi nhớ . 
=======œ›&›======
Tiết 4 :Tiếng việt củng cố
LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
I.Mục tiêu:
- Học sinh biết trình bày số liệu thống kê, biết được tác dụng của các số liệu thống kê.
- Biết thống kê đơn giản với các số liệu về từng tổ trong lớp mình, trình bày được kết quả thống kê theo biểu bảng.
- Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn. 
II. Chuẩn bị : phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Giáo viên nêu yêu cầu của giờ học.
 - Cho HS nhắc lại kiến thức về báo cáo thống kê. 
H: Các số liệu thống kê được trình bày dưới những hình thức nào? 
H: Nêu tác dụng của các số liệu thống kê?
- Giáo viên nhận xét và cho HS vận dụng làm bài tập.
- Nêu số liệu.
- Trình bày bảng số liệu.
- Giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin, dễ so sánh.
Bài tập: Thống kê số HS trong lớp theo mẫu sau:
Tổ
Số HS
HS 
nữ
HS Nam
HS giỏi
HS khá
HS TB
HS yếu
HS KT
Tổ 1
8
4
4
1
5
2
0
1
Tổ 2
10
4
6
2
6
2
0
0
Tổ 3
8
4
4
2
4
2
0
0
Tổng số HS
26
12
14
5
15
6
0
1
- Cho HS làm theo nhóm.
- Giáo viên quan sát hướng dẫn, chú ý các nhóm làm yếu. 
- Gọi các nhóm trình bày.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt ý đúng.
4.Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên hệ thống bài. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS làm theo nhóm.
- Các nhóm trình bày.
- HS lắng nghe và thực hiện 
Buổi chiều
=======œ›&›======
	Gv bộ môn dạy
Thứ sáu ngày 23 tháng 9 năm 2011
Buổi sáng
	Tiết 1 : Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
 - Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh ( về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu,); nhận biết được lỗi trong bài cà tự sửa được lỗi.
- HS yêu thích và bảo vệ cảnh đẹp thiên nhiên ở địa phương.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi các đề bài đã kiểm tra. Viết( văn tả cảnh) cuối tuần 4.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: 
- GV chấm vở 4-5 HS bảng thống kê của tiết học trước.
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Nhận xét chung: 
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn đề bài của tiết kiểm tra.
- HS đọc thầm lại đề 1 lần.
- GV nhận xét kết quả bài làm:
Ÿ Ưu điểm:
 Về nội dung:
 Về hình thức trình bày:
Ÿ Hạn chế:
 Về nội dung:
 Về hình thức trình bày:
- Thông báo điểm cụ thể của từng HS.
- HS chú ý lắng nghe.
Hoạt động 2: Chữa lỗi: 
a) Hướng dẫn từng HS sửa lỗi 
- GV trả bài cho HS.
- HS nhận bài.
- Phát phiếu học tập cho từng HS.
- HS làm việc cá nhân đọc lời phê của GV, xem những chỗ mắc lỗi và viết vào phiếu các lỗi.
- Cho HS đổi bài cho bạn để sửa lỗi.
- HS đổi bài cho bạn và soát lỗi.
b) Hướng dẫn lỗi chung 
- GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết trên bảng lớp.
- Một vài HS lên bảng lần lượt chữa lỗi. HS còn lại tự chữa lên nháp.
- GV chữa trên bảng cho đúng.
- Cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
- HS chép kết quả đúng vào vở.
c) Hướng dẫn HS học tập những đoạn bài văn hay. 
- GV đọc những đoạn, bài văn hay.
- HS trao đổi, thảo luận để tìm ra được cái hay, cái đẹp học tập.
- GV chốt lại những ý hay cần học tập.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS làm bài tốt.
- Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại.
- Dặn HS về chuẩn bị bài cho tiết sau.
=======œ›&›======
Tiết 2 : Toán
MI - LI - MÉT VUÔNG. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH
I.Mục tiêu:
- Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mi-li-mét vuông. Biết quan hệ mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông. 
- Biết tên gọi, kí hiệu, mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong Bảng đơn vị đo diện tích. 
- HS tích cực, tự giác làm bài
II.Chuẩn bị:
- Hình vẽ biểu diễn hình vuông, có cạnh dài 1cm như trong phần a) của SGK 
- Một bảng có kẻ sẵn các dòng, các cột như trong phần b) của SGK những chưa viết chữ và số. 
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ:
 GV nhận xét, ghi điểm
2 HS làm bài 4
16 dam2 91m2 = 16 dam2
32dam25m2 = 32 m2
2.Bài mới:
H. Nêu những đơn vị đo diện tích đã học 
Giới thiệu bài: 1’: “Để đo những diện tích rất bé người ta còn dùng đơn vị mi-li-mét vuông”. 
HS nêu: (cm2, dm2, m2, dam2, hm2, km2).
Lắng nghe
H Đ 1: Giới thiệu Mi-li mét vông:
GV hướng dẫn HS để tự nêu được: “Mi-li-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm”. 
HS lắng nghe và nhắc lại. 
HS nêu cách viết kí hiệu mi-li-mét vuông: mm2 
- GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ, từ đó, HS tự phát hiện ra mối quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông. 
1cm2 = 100mm ;
 1mm2 = cm2
HĐ 2.Bảng đơn vị đo diện tích: 
- GV hướng dẫn HS hệ thống hóa các đơn vị đo diện tích đã học thành bảng đơn vị đo diện tích (Như SGK) GV viết vào bảng
.+ HS nêu các đơn vị đo diện tích đã học theo thứ tự: mm 2 ,cm2, dm2, m2, dam2, hm2, km2
Gọi HS nhìn vào bảng và nêu 
Đơn vị chính để đo diện tích là mét vuông. Những đơn vị bé hơn mét vuông là dm2, cm2, mm2 , những đơn vị lớn hơn mét vuông là dam2, hm2, km2 
GV giới thiệu thêm: 1km2 = 100hm2 
- GV giúp HS quan sát bảng đơn vị đo diện tích vừa thành lập, nêu nhận xét: 
+ Mỗi đơn vị đo diện tích gấp 100 lần đơn vị bé hơn tiếp liền. 
+ Mỗi đơn vị đo diện tích bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền
 HS đọc lại bảng đơn vị diện tích để ghi nhớ bảng này.
HĐ3. Thực hành: 
Bài 1: Hs nêu yêu cầu bài
-Bài 1:Thực hiện
a,GV viết bảng, YC HS đọc số đo diện tích
b, GV đọc, HS viết vào vở 
GV gọi HS chữa bài
a, HS đọc
b, 168 mm2 2 310 mm2
Bài 2: Nhằm rèn cho HS kĩ năng đổi đơn vị đo. 
Bài 2a: Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé 
5cm2 = 500 cm2 12km2 = 1200hm2
1hm2 = 10000m2 7hm2 = 700 00m2
 Bài 3: GV hướng dẫn 
1mm2= cm2 1dm2= m2
Bài 3: HS làm vào vở
 8mm2 = cm2 7dm2 = m2
 29mm2 = cm2 34dm2 = m2
3. Củng cố dặn dò : 
Nhận xét tiết học
Dặn HS làm bài 2 SGK trang 28
- Nhắc lại phần bài học.
=======œ›&›======
Tiết 3 : Thể dục 
Tiết 4 : Luyện từ và câu
TỪ ĐỒNG ÂM
I. Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là từ đồng âm (ND Ghi nhớ).
- Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm (BT1, mucIII) ; đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm ( 2trong số 3 từ ở BT2); bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui và các câu đố.
-Thấy được sự phong phú, đa dạng của Tiếng Việt
II. Chuẩn bị:
- Các mẩu chuyện, câu đố vui, ca dao, tục ngữ có từ đồng âm.
- Một số tranh ảnh nói về các sự vật, hiện tượng, hoạt động có tên gọi giống nhau.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
1. Kiểm tra: 
-3 HS nộp vở
- GV chấm vở viết đoạn văn tả cảnh bình yên của một miền quê hoặc một thành phố mà em biết.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
Hs lắng nghe
Hoạt động 2: Phần Nhận xét: 
- Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2.
HS đọc yêu cầu đề 
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
 .Đọc kĩ các câu văn ở BT 1 và xem dòng nào ở BT 2 ứng với câu văn ở BT 1
- HS làm bài cá nhân, trình bày kết quả
+Dòng 1 của BT2 ứng với câu 1 của BT1
+Dòng 2 của BT2 ứng với câu 2 của BT1
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
- HS nhận xét.
Hoạt động 3: Phần Ghi nhớ: 
Gọi HS đọc ghi nhớ
- 3 HS đọc và tìm ví dụ
Hoạt động 4: Luyện tập: 
a) Hướng dẫn HS làm BT 3.
- HS đọc yêu cầu đề 
 - HS đọc kĩ các câu a, b, c. 
 Phân biệt nghĩa của các từ đồng âm trong các cụm từ của câu a, b, c.
- GV nhận xét và chốt lại
b) Hướng dẫn HS làm BT 4.
 - HS đọc yêu cầu đề 
- HS làm bài. Một số HS trình bày
 Tìm nhiều từ cờ, nước và bàn có nghĩa khác nhau và đặt câu với các từ vừa tìm được.
+Cờ đỏ sao vàng là quốc kì của nước ta.
+Cờ vua là môn thể thao đòi hỏi trí thông minh.
+Nước giếng nhà em rất trong.
+ Nước ta có hình chữ S.
+ Cái bàn học của em rất đẹp.
 +Tổ em họp để bàn về việc làm báo tường.
- Cả lớp nhận xét
- GV nhận xét và chốt lại.
3. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà tập tra Từ điển học sinh để tìm từ đồng âm.
 HS lắng nghe và ghi nhớ
=======œ›&›======

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 5 T5 KNS.doc