Câu 1/ Em hiểu như thế nào về nghĩa của cụm từ “ Tim hát thành lời” trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm – Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4- Tập I.
. .
Câu 2/ Chỉ ra và (viết) các cặp từ trái nghĩa trong đoạn thơ sau:
Anh lên xe trời đổ cơn mưa
Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ.
Em xuống núi nắng về rực rỡ
Cái nhành cây gạt mối riêng tư.
. .
Phòng giáo dục và đào tạo quan sơn Bài khảo sát học sinh giỏi Trường tiểu học mường mìn Tiếng Việt lớp 5: Thời gian: 60 phút I. Phần kỹ năng Tiếng Việt: Câu 1/ Em hiểu như thế nào về nghĩa của cụm từ “ Tim hát thành lời” trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm – Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4- Tập I. ... Câu 2/ Chỉ ra và (viết) các cặp từ trái nghĩa trong đoạn thơ sau: Anh lên xe trời đổ cơn mưa Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ. Em xuống núi nắng về rực rỡ Cái nhành cây gạt mối riêng tư. ... Câu 3/ Xác định chủ ngữ, chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ (nếu có) trong các câu sau bằng cách gạch một gạch dưới các bộ phận của câu và điền tên bộ phận dưới chân các gạch đó. a. Sáng sáng, từ những vòm cây xà cừ trước ngõ, với khả năng kỳ diệu của mình, những chú chim thi nhau hót. b.Con tàu vẫn chưa rời bến mặc dù tất cả hành khách đã lên boong. Câu 4/ Cho các từ: bánh dẻo, bánh gai, bánh nướng, bánh cốm, bánh mặn, bánh cuốn, bánh rán, bánh ngọt, bánh nếp. Hãy xếp các từ trên thành 3 nhóm. Nêu căn cứ để xếp như vậy? ... ... Câu 5/ Tìm từ đồng nghĩa với từ “Vô tích sự” Câu 6/ Câu sau thuộc loại câu gì (khoanh vào chữ cái đầu dòng phương án em cho là đúng) Cô làm cho tôi trở thành người có trách nhiệm. a. Câu kể Ai là gì? b. Câu kể Ai thế nào? c. Câu kể Ai làm gì? Câu 7/ Từ kén trong các câu sau là danh từ, động từ hay tính từ? Gạch chân và ghi tên từ loại dưới các từ “kén” Công chúa đang kén phò mã. Một hôm, anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Tính nó kén lắm. Câu 8/ Gạch chân các từ đồng âm khác nghĩa trong bài ca dao sau: Bà già đi chợ Cầu Đông Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng? Thầy bói gieo quẻ nói rằng: Lợi thì có lợi nhưng răng không còn. II. Phần Văn học và Tập làm văn: Câu 9/ Cảm thụ văn học (3,0 điểm) Đoạn kết của bài “ Hạt gạo làng ta” sách Tiếng Việt lớp 5 – Tập I, nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết: Hạt gạo làng ta Gưỉ ra tiền tuyến Gửi về phương xa Em vui em hát Hạt vàng làng ta. Tại sao tác giẩ lại gọi hạt gạo là “hạt vàng” ? Viết đoạn văn ngắn (khoảng 4 – 5 câu) thể hiện suy nghĩ, tình cảm của đối với người làm ra lúa gạo. .... .... .... .... Câu 10/ Tập làm văn: (5,0 điểm) Tả người mẹ yêu quý của em và nói lên những suy nghĩ, tình cảm mà em muốn gửi gắm đến mẹ .
Tài liệu đính kèm: