Bài kiểm tra môn: Phương pháp dạy Tiếng Việt

Bài kiểm tra môn: Phương pháp dạy Tiếng Việt

Đề bài:

Câu 1: Trình bày mục tiêu, tính chất, nhiệm vụ của việc dạy chính tả ở trường tiểu học hiện nay ?

Câu 2: Nêu các nguyên tắc, các phương pháp, các biện pháp dạy học chủ yếu ?

Câu 3: Nêu quy trình dạy chính tả ? Vận dụng để soạn một giáo án chính tả?

Bài làm:

Câu 1: Mục tiêu, tính chất, nhiệm vụ của việc dạy chính tả ở trường tiểu học hiện nay:

 * Môn chính tả ở trường tiểu học có vị trí rất quan trọng, nó góp phần rèn luyện 2/4 kĩ năng cơ bản là (nghe và viết ).

 * Giúp các em biết được quy tắc viết tiếng Việt, có thói quen viết đúng tiếng Việt văn hóa, sử dụng nó làm công cụ giao tiếp, tư duy học tập các môn học khác. Góp phần nâng cao trình độ văn hóa, kĩ năng viết, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học.

 

doc 6 trang Người đăng huong21 Lượt xem 792Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra môn: Phương pháp dạy Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Cao đẳng Ngô Gia Tự- Bắc Giang
Khoa: Tiểu học-Mầm non
Họ tên: Chu Huy Công
Lớp: Sư phạm Tiểu học K29B
Bài Kiểm Tra
Môn: Phương pháp dạy tiếng Việt.
______________________
Đề bài:
Câu 1: Trình bày mục tiêu, tính chất, nhiệm vụ của việc dạy chính tả ở trường tiểu học hiện nay ?
Câu 2: Nêu các nguyên tắc, các phương pháp, các biện pháp dạy học chủ yếu ?
Câu 3: Nêu quy trình dạy chính tả ? Vận dụng để soạn một giáo án chính tả?
Bài làm:
Câu 1: Mục tiêu, tính chất, nhiệm vụ của việc dạy chính tả ở trường tiểu học hiện nay:
 * Môn chính tả ở trường tiểu học có vị trí rất quan trọng, nó góp phần rèn luyện 2/4 kĩ năng cơ bản là (nghe và viết ).
 * Giúp các em biết được quy tắc viết tiếng Việt, có thói quen viết đúng tiếng Việt văn hóa, sử dụng nó làm công cụ giao tiếp, tư duy học tập các môn học khác. Góp phần nâng cao trình độ văn hóa, kĩ năng viết, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học.
 a. Mục tiêu:
 - Mục tiêu chủ yếu là rèn cho học sinh viết đúng chính tả tiếng Việt, hình thành cho các em kĩ năng sủ dụng tiếng Việt vào hoạt động giao tiếp và học tập.
 - Cung cấp cho các em một số kiến thúc và chữ viết (tên gọi, hình dáng, kích cỡ,cấu tạo, vị trí của dấu thanh, các quy tắc viết chính tả).
 - Góp phần rèn luyện cho các em các thao tác tư duy, phân tích,so sánh, khái quát tổng hợp.
 - Cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về Tự nhiên- Xã hội, con người,
 - Góp phần giáo dục lòng yêu nước, ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
b. Tính chất:
 - Phân môn chính tả mang tính chất thực hành vì không có tiết học lý thuyết riêng.
 - Tất cả các quy tắc, chư viết đều được học qua hoạt động thực tiễn viết chữ (nghe viết, nhớ lại các bài đã học thuộc lòng để viết chính tả. ).
C. Nhiệm vụ:
 - Cung cấp cho học sinh những quy tắc viết chính tả tiếng Việt, rèn kĩ năng nghe, thói quen viết đúng chính tả.
 - Góp phần rèn luyện đạo đức cho học sinh, tính kỉ luật cho học sinh, lòng yêu quý tiếng Việt, có ý thức giư gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Câu 2: Các nguyên tắc, các phương pháp, các biện pháp dạy học chủ yếu:
 1.Các nguyên tắc dạy học chính tả:
 a. Đặc điểm đối tượng khi dậy học chính tả : 
 - Trong dạy học, giáo viên phải khảo sát đối tượng học sinh để nắm được các kĩ năng viết, các lỗi phát âm, các lỗi chính tả . 
Từ đó đề ra phương pháp, cách thức tổ chức dạy học cho phù hợp.
 - Căn cứ vào vốn hiểu biết, vốn kiến thức, khả năng phát âm, kiến thức của học sinh để lựa chọn phương pháp dạy dọc phù hợp.
 b. Nguyên tắc phát triển tư duy.
 - Trước khi cho học sinh viết chính tả phải cho học sinh tìm hiểu lai nội dung của bài, của đoạn.
 - Trong giờ dạy Chính tả cần cho học sinh phân tích đối chiếu để các em biết chọn những tiếng, những từ đúng.
 - Sau bài viết chính tả cần chọn bài tập bắt buộc phù hợp để phát triển tư duy cho học sinh.
 c. Nguyên tắc phát triển lời nói:
 - Phải đặt đơn vị ngôn ngữ cần xem xét (cách viết chính tả) vào trong hoạt động hành chức. Trong giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt phải lựa trọn tình huống, phù hợp.
 - Cần cho học sinh so sánh các đoạn văn hay nhầm lẫn, để các em thấy được những lỗi sai thường gạp. Để các em tránh các lỗi sai, viết đúng.
 - Phải cho học sinh thực hành thường xuyên, liên tục, trình bày chữ viết trong tất cả các môn học.
 d. Nguyên tắc phối hợp phương pháp tích cực với phương pháp tiêu cực trong dạy học chính tả:
 -Phương pháp tích cực : là phương pháp giúp học sinh hình thành một cách có ý thức hoặc không có ý thức những kháI niệm nói đúng và viết đúng.
 -Phương pháp tiêu cực : là phương pháp giúp học sinh phát hiện ra các lỗi và sửa các lội đó.
 +Giáo viên cần có sự kết hợp hai phương pháp trên trong dạy học chính tả.
 +Hiện nay,giao sviên thường chú ý đến phương pháp dạy học tích cực (là phương pháp giúp học sinh hình thành một cách có ý thức hoặc không có ý thức những kháI niệm nói đúng và viết đúng).
2. Các phương pháp dạy học chính tả:
 Trong dạy học chính tả thường sử dụng một số phương pháp như sau:
 - Phương pháp trực quan: (giáo viên cho học sinh trực quan, quan sát chữ mẫu).
 - Phương pháp đàm thoại: (Giáo viên giúp học sinh so sánh các phụ âm, âm vần dễ lẫn).
 - Phuong pháp luyện tập: (Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập).
 - Phương pháp phân tích ngôn ngữ: Bao gồm 2 thao tác cơ bản là phân tích và tổng hợp.
3. Các biện pháp dạy học chính tả:
 Trong dạy học chính tả, càn sử dụng một số biện pháp sau:
 a. Học sinh chuẩn bị:
 - Giáo viên gọi học sinh đọc bài chính tả.
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét các hiện tượng chính tả trong bài.
- Giáo viên cho học sinh luyện viết một số từ, tiếng khó do ảnh hưởng của phương ngữ.
 b. Đọc chính tả cho học sinh:
 - Giáo viên đọc toàn bài cho học sinh nghe.
 - Giáo viên đọc bài cho học sinh nghe- viết theo từng câu ngắn, cụm từ. Mỗi câu, cụm từ đọc ba lần:
 + Lần 1: Giáo viên đọc chậm để học sinh nghe- viết.
 + Lần 2-3: Giáo viên đọc nhanh hơn để học sinh nào chưa viết kịp thì nghe và viết nốt.
 c. Chấm chưa bài chính tả cho học sinh:
 -Giáo viên chọn chữa, chấm một số bài cho hoc sinh (1 bàn, 1 tổ /1 tiết ) theo quy tắc luân phiên.
 - Giáo viên nhận xét và đưa ra hướng khắc phục lỗi chính tả viết sai cho cả lớp.
 - Giáo viên hướng dẫn để học sing tự sửa lỗi cho mình và cho bạn, bằng cách là dùng bút chì gạch chân các từ viết sai và viết lại ra lề ( để các em nhận biết các lỗi sai, bảo học sinh lấy sách giáo khoa ra đối chiếu, giáo viên đọc lại và chỉ ra các lỗi sai cho học sinh).
 d. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:
 - Hướng dận học sinh trả lời các câu hỏi.
 - Giáo viên chữa một số bài làm mẫu.
 - Cho học sinh làm bài vào bảng con, vào vở. 
 - Giáo viên chữa toàn bộ bài tập.
 - Giáo viên nêu một số nhận xét đánh giá.
Câu 3: Trong dạy chính tả, cần tuân theo quy trình sau:
 1. ổn định tổ chức lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ.
 3. Dạy bài mới :
 3.1. Giáo viên giới thiệu bài mới.
 Giáo viên nêu yêu cầu của bài viết chính tả và bài tập chính tả ân, vần.
 3.2 Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu lại nội dung bài chính tả.
 - Giáo viên cho học sinh đọc lại bài chính tả sẽ viết, tìm hiểu nội dung chính của bài.
 - Hướng dẫn học sinh nhận xét các hiện tượng chính tả cần lưu ý trong bài.
 - Cho học sinh luyện viết các từ khó hoặc dễ lẫn.
 3.3 Giáo viên hướng dẫn học sinh cách viết bài chính tả.
 - Giáo viên đọc cho học sinh nghe một lần trước khi viết.
 - Giáo viên đọc cho học sinh nghe- viết từng câu ngắn hay từng cụm từ khó.
 - Giáo viên đọc lại toàn bài lần cuối cho học sinh soát lại bài chính tả vừa viết.
 3.4 Giáo viên thu chấm, chữa bài chính tả.
 - Mỗi giờ chính tả, giáo viên chọn thu chấm một số bài của học sinh:( Thu chấm lần lượt theo bàn, theo dãy, theo ngăn/ tiết.)
 - Giáo viên nhận xét đưa ra các lỗi mà học sinh hay mắc phảI, đưa ra hướng khắc phục cho cả lớp.
 - Giáo viên hướng dẫn để học sing tự sửa lỗi cho mình và cho bạn, bằng cách là dùng bút chì gạch chân các từ viết sai và viết lại ra lề ( để các em nhận biết các lỗi sai, bảo học sinh lấy sách giáo khoa ra đối chiếu, giáo viên đọc lại và chỉ ra các lỗi sai cho học sinh).
 3.5 Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. 
 - Hướng dận học sinh trả lời các câu hỏi.
 - Giáo viên chữa một số bài làm mẫu.
 - Cho học sinh làm bài vào bảng con, vào vở. 
 - Giáo viên chữa toàn bộ bài tập.
 - Giáo viên nêu một số nhận xét đánh giá.
 4. Củng cố, dặn dò.
 - Giáo viên dặn dò học sinh làm bài tập ở nhà.
Ap dụng quy trình trên soạn một giáo án chính tả(Lớp3- tuần 3)
Chính tả (nghe viết)
	Tiết 5: 	 Chiếc áo len
I. Mục tiêu:
1.Rèn kĩ năng viết chính tả
- Nghe – viết chính xác đoạn 4 ( 63 chữ) của bài: Chiếc áo len.
- Làm các bài tập chính tả phân biệt cách viết các phụ âm đầu hoặc thanh dễ lẫn ( tr /Ch hoặc thanh hỏi/ thanh ngã).
2. Ôn bảng chữ :
- Điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trồng trong bảng chữ ( học thêm tên chữ do hai chữ cái ghép lại: Kh).
- Thuộc lòng 9 chữ tiếp theo trong bảng chữ.
II. Đồ dùng dạy học:
- 3 hoặc 4 băng giấy viết nội dung bài tập 2.
- Bảng phụ kẻ bảng chữ và tên chữ ở bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học:
A. KTBC: - GV đọc: Xào rau; rà xuống, ngày sinh...
	1 HS lên bảng viết + lớp viết bảng con. 
B. Dạy bài mới:
1. Pt bài – ghi đầu bài 
2. Hướng dẫn nghe viết 
1 HS đọc đoạn viết.
a. Hướng dẫn chuẩn bị:
- Vì sao Lan ân hận ?
- Vì em đã làm cho mẹ phải lo lắng, làm cho anh phải nhường....
- Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ?
- Các chữ đầu đoạn, đầu câu, tên riêng của người.
- Lời Lan muốn nói với mẹ được đặt trong câu gì?
- Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
b. Luyện viết tiếng khó:
- GV đọc: nằm, cuộn tròn,chăn bông...
- GV nhận xét – sửa sai cho HS 
c. GV đọc bài viết.
. HS nghe đọc – viết bài vào vở.
- GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS.
d. Chấm chữa bài:
- GV đọc lại bài 
- HS dùng bút chì soát lỗi.
- GV thu nhỏ vở chấm bài 
- GV nhận xét bài viết. 
3. Hướng dẫn làm bài tập.
a. Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu BT
- GV phát 3 băng giấy cho 3 HS.
- 3 HS lên bảng làm thi trên băng giấy.
- Lớp làm vào vở.
- Lớp nhận xét
- GV nhận xét – chốt lại lời giải đúng 
b. Bài 3:
- HS nêu yêu cầu BT 
- GV yêu cầu HS 
- 1HS làm mẫu: gh – giehat.
- 1HS lên bảng làm + lớp làm vào vở.
- Lớp nhìn lên bảng đọc 9 chữ và tên chữ .
- HS thi đọc tại lớp.
- GV nhận xét.
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau.
(YÙ kieỏn goựp yự)
--------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docbaikiemtrachinhtadoc.doc