Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 14 - Trường TH Đông Hưng 1

Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 14 - Trường TH Đông Hưng 1

I- Mục tiêu:Giúp HS :

 - Hiểu được quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.

 - Bước đầu thực hiên được phép chia một tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.

II- Đồ dùng dạy học

III- Các hoạt động dạy học

 

doc 21 trang Người đăng huong21 Lượt xem 832Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 14 - Trường TH Đông Hưng 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 
Ngày soạn: 19/11/2011
Sáng Thứ hai, ngày 21 tháng 11 năm 2011
Chào cờ đầu tuần
Toán
chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân
I- Mục tiêu:Giúp HS :
 - Hiểu được quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
 - Bước đầu thực hiên được phép chia một tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
II- Đồ dùng dạy học
III- Các hoạt động dạy học
GV
HS
 1. Kiểm tra: Không.
 2. Bài mới:(10 phút): GTB
* HD HS thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân
GV giới thiệu VD1 
YC nêu cách giải bài toán
HD HS thực hiện chia theo các bước trong SGK
(Chú ý bước viết dấu phẩy)
Giới thiệu VD2 Y/C nhận xét ( phép chia 43: 52 có thực hiện tương tự như phép chia 27 : 4 được không? Tại sao?
HD chuyển 43 thành 43,0 rồi chia
3. Thực hành:( 18 phút)
BT1: Gọi HS nêu yêu cầu
GV yc HS tự làm bài rồi chữa bài
Củng cố lại cách chia một số tự nhiên cho một sốtự nhiên mà thương tìm được là một STP
HD BT2, Gọi HS đọc bài toán 
GV tóm tắt bài toán, HD HS làm
GV chấm chữa một số bài
Nhận xét chốt lại cách giải toán 
HD BT3 HD HS làm rồi chữa
4. Củng cố – dặn dò
 -YC chốt lại cách chia 1STN cho 1 STN mà thương tìm được là một STP
 - Chuẩn bị tiết sau luyện tập
-VD1: HS nêu lại bài toán và nêu phép tính giải bài toán để có phép tính:
 27 : 4 = ? (m)
- HS đặt tính, thực hiện theo HD của GV
- Nêu cách thực hiện (SGK tr 67)
-VD2: HS nhận xét Phép chia này có số bị chia 43 bé hơn 52
- HS chuyển 43 thành 43,0 rồi thực hiện chia 43,0 : 52
*HS nêu cách chia một tự nhiên cho một số tự nhiên(SGK)
- 1 vài HS nêu lại kết luận(SGK tr 67)
- HS lấy VD minh họa
BT1 (67) 1 HS đọc y/c
- HS HS tự thực hiện rồi trình bày kết quả trên bảng nhóm, kết hợp trình bày cách làm
KQ: a) 2,5; 5,75; 24,5 
 b) 1,875; 6,25; 20,25
* Chốt lại: cách chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên...
BT2:1 HS đọc y/c, phân tích bài toán và cả lớp làm bài vào vở, HS làm trên bảng
 Bài giải 
 Số vải để may 1 bộ quần áo là:
 70 : 25 = 2,8 (m)
 Số vải để may 6 bộ quần áo là:
 2,8 6 = 16,8 (m)
 Đáp số: 16,8m
 BT 3 HS tự làm bài rồi chữa chung cả lớp 
*1- 2 HS nêu lại cách chia 1STN cho 1STN mà thương tìm được là 1STP
Tập đọc
Chuỗi ngọc lam
I - Mục tiêu
- Đọc trôi chảy, lưu loát, đọc đúng giọng đọc phù hợp với giọng đọc của bài .
- ND: Ca ngợi ba nhân vật là những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.
- HS có lòng nhân hậu bao dung với mọi người.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ 
III. Các hoạt động dạy- học:	
GV
HS
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài Trồng rừng ngập mặn.
2-3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: Giới thiệu tranh minh hoạ chủ điểm Vì hạnh phúc con người, giới thiệu các bài đọc trong chủ điểm. 
b. HD HS luyện đọc và tìm hiểu bài
-Hướng dẫn chia đoạn đọc: 2 đoạn
+ Đoạn 1: từ đầu đến đã cướp mất người anh yêu quý.
+ Đoạn 2: Còn lại
- GVgọi 1 HS giỏi đọc tiếp nối cùng GV
- Giới thiệu tranh minh hoạ bài đọc.
- GV HD học sinh luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài theo đoạn.( kết hợp luyện từ và giải nghĩa từ theo đoạn)
- GV YC HS đọc thầm, trao đổi với nhau theo cặp để trả lời câu hỏi SGK.
- GV nhận xét chốt lại ý đúng.
- Gợi ý cho HS suy nghĩ liên hệ giáo dục HS , nêu nội dung bài.
+ Tổ chức cho HS luyện đọc phân vai cả bài.
3. Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Nhắc nhở HS biết sống đẹp như các nhân vật trong bài để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn
2-3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- 1 HS giỏi đọc bài cùng GV.
* Đoạn 1: ( cuộc đối thoại giữa pi- e và cô bé)
- Từng tốp 3 HS đọc tiếp nối đoạn 1
+ Luyện từ: Pi- e, Gioan, chuỗi...
+ Giải nghĩa: lễ nô- en
- HS luyện đọc cặp.
- 1 HS đọc bài trước lớp.
- HS thảo luận theo cặp, trả lời các câu hỏi 1 SGK 
- Nhận xét bổ sung.
- 3HS đọc phân vai đoạn 1
* Đoạn 2: ( cuộc đối thoại giữa pi- e và chị cô bé)
- Từng tốp 3 HS đọc tiếp nối đoạn 2 kết hợp luyện đọc đúng các câu hỏi, câu cảm, nghỉ hơi đúng sau dấu ba chấm.
+ Giải nghĩa từ: giáo đường.
- HS luyện đọc cặp.
- HS thảo luận theo cặp, trả lời các câu hỏi 2,3,4 SGK 
- Nhận xét bổ sung.
+ nêu nội dung, ý nghĩa bài sau khi trả lời câu hỏi 4.
- 3HS đọc phân vai đoạn 2
- 2 HS đọc lại bài.
- Luyện đọc phân vai.
Khoa học
Gốm xây dựng : Gạch, ngói
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Kể tên một số đồ gốm .
- Phân biệt gạch, ngói với các loại đồ sành sứ.
- Kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng.
- Làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của gạch ngói.
II. Đồ dùng dạy học.
- Hình trang 56 - 57 ( SGK )
- Sưu tầm thông tin và tranh ảnh về đồ gốm nói chung và gốm xây dựng nói riêng.
- Một vài viên gạch, ngói khô, chậu nước.
III. Các hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra:
+ Kể tên một số vùng núi đá vôi, hang động của chúng.
+ Nêu lợi ích của đá vôi.
2. Bài mới: Giới thiệu, ghi bài:
a. HĐ1: Thảo luận
* Mục tiêu: Giúp HS: - Kể tên được một số đồ gốm.
 - Phân biệt được gạch, ngói với các loại đồ sành, sứ
* Cách tiến hành:
Bước 1:Tổ chức và hướng dẫn làm việc theo nhóm
Bước 2: Làm việc cả lớp, GV gọi các nhóm thuyết trình.
- GV nêu câu hỏi cả lớp thảo luận.
+ Tất cả các loại gốm đều được làm bằng gì?
+ So sánh sự khác nhau giữa gạch ngói và sành, sứ?
HS thảo luận theo nhóm 6; trình bày theo sáng kiến của nhóm mình.
- Các nhóm treo sản phẩm và cử người thuyết trình.
- Cả lớp thảo luận, trả lời câu hỏi.
+ Đất sét
- Gạch ngói, nồi đất... làm bằng đất sét đem nung nhiệt độ cao không tráng men.
- Sành, sứ là đồ gốm được tráng men.
b. HĐ2: Quan sát.
* Mục tiêu: HS nêu được công dụng của gạch, ngói.
* Cách tiến hành
- GV chia lớp thành nhóm 6.
- Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển, thư ký ghi lại kết quả.
- Tiếp theo các nhóm thảo luận câu hỏi: Để lợp mái nhà ở hình 5 ;6 người ta sử dụng loại ngói nào ở hình 4?
- GV chữa bài - Kết luận 
- HS thảo luận nhóm 6 quan sát trang 56- 57 SGK, hoàn thành vào bảng sau.
Hình
Công dụng
1
2a
2b
2c
4
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Nhóm khác nhận xét - bổ sung.
c. HĐ3: Thực hành.
* Mục tiêu: HS làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của gạch, ngói 
*Cách tiến hành:
GV hướng dẫn HS thực hành(SGV- 107)
GV nêu câu hỏi:
+ Điều gì sẽ xảy ra với viên gạch hoặc viên ngói 
+ Nêu tính chất của gạch ngói 
GV lưu ý: Khi vận chuyển gạch ngói.
Các nhóm thảo luận (nhóm 4)
- Đại diện các nhóm trình bày giải thích hiện tượng.
- HS trả lời.
3. Củng cố - dặn dò 
- GV tóm tắt nội dung bài 
- Dặn dò về nhà học bài , Chuẩn bị bài sau: Xi măng. 
Chiều Thứ hai,ngày 21 thnáng 11 năm 2011
Chính tả nghe – viết 
 Chuỗi ngọc lam
I- Mục tiêu :Giúp HS:
- Nghe- viết đúng chính tả, viết đẹp đoạn văn từ Pi- e ngạc nhiên đến cô bé mỉm cười rạng rỡ chạy vụt đi.. 
- Làm đúng BT chính tả phân biệt các tiếng có âm đầu tr/ch.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng nhóm, bút dạ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
GV
HS
1. Kiểm tra: 
2. Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài:
a. Hướng dẫn nghe viết:
- GV gọi 1 HS đọc bài .
+ Em hãy nêu nội dung đoạn văn?
-Hướng dẫn viết từ khó:
- Y/ cầu HS nêu từ ngữ khó viết, dễ lẫn trong khi viết chính tả.
- Y/ cầu HS viết các từ khó.
(GV đọc cho HS viết một số từ)
- Nhận xét, HD viết đúng chính tả.
- Viết chính tả:
- GV đọc cho HS viết bài.
-Soát lỗi chính tả:
- GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi.
- Thu chấm bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu phần a..
- HS tự làm bài. 
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu, 
- GV nhắc HS ghi nhớ những điều kiện BT đã nêu.
- Nhận xét chữa bài chung.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò về nhà tìm thêm 5 từ bắt đầu bằng tr/ ch
- 1 HS lên bảng viết những từ chỉ khác nhau ở âm đầu s/ x : VD: sương giá- xương xẩu; siêu nhân- liêu xiêu...
- Nhận xét.
- 2 HS trả lời.
- HS nêu trước lớp: Ngạc nhiên, Nô- en, Pi- e, trầm ngâm, Gioan, chuỗi, rạng rỡ.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vở nháp.
- HS nhận xét.
- HS nghe và viết bài.
- Dùng bút chì , đổi vở cho nhau để kiểm tra, soát lỗi, chữa bài.
Bài 2:
Tranh: tranh ảnh, bức tranh, tranh giành, tranh công, tranh việc, .
Chanh: quả chanh, chanh chua, chanh chấp, lanh chanh.
Bài 3: 1 HS đọc YC bài tập.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn Nhà môi trường 18 tuổi.
- 1 HS làm bảng lớp, dưới làm vào vở.
- Nhận xét, đọc lại mẩu tin đã được điền chữ đúng.
Về nhà hoàn thành tiếp bài tập.
Thể dục
học Động tác điều hoà
trò chơi " Thăng bằng " 
I- Mục tiêu:
- Ôn 7 động tác, học động tác thăng bằng. Yêu thực hiện cơ bản đúng động tác, chính xác các động tác đã học.
- Trò chơi " Thăng bằng ". Yêu cầu tham gia vào trò chơi tưong đối chủ động .
- GD ý thức trong tập luyện. 
II- Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị một còi, kẻ sân chơi.
III- Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
Phương pháp
1. Phần mở đầu: 6- 10'
- Tập hợp lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1-2'.
- Khởi động:
2.Phần cơ bản: 18- 22
a) Học động tác nhảy: 5-7’
b) Ôn 7 động tác đã học: 7’
c) Trò chơi: “Thăng bằng”(7’)
3. Phần kết thúc: 4-6' 
- Thả lỏng
- Củng cố bài 
- Lớp trưởng điều khiển: Tập hợp 4 hàng dọc rồi báo cáo.
- Chạy chậm vòng quanh sân tập,
chuyển thành đội hình vòng tròn .
- Đứng tại chỗ xoay các khớp
- Tập lại các động tác bài thể dục 1lần
- GV làm mẫu. Phân tích động tác, giới thiệu tranh.
- Cho HS tập theo.
- Cán sự đếm cho HS tập, GV sửa sai.
- Chia tổ tập luyện. Báo cáo kết quả tập luyện
- Tập hợp cả lớp ôn cả 7 ĐT. - Lần 1-2 GV điều khiển lớp tập chậm, có sửa chữa sai sót cho HS .
- HS luyện tập theo tổ.
- Thi các tổ
- GV nêu tên trò chơi
- Hướng dẫn cách chơi
- HS chơi thử.
- Tham gia chơi thật.
- Cho HS làm động tác thả lỏng
- HS nhắc lại nội dung.
- GV nhận xét đánh giá, dặn dò về nhà: Ôn 8 động tác của bài thể dục phát triển chung. 
Sáng Thứ tư, ngày 23 tháng 11 năm 2011
Toán
chia một số tự nhiên cho một số thập phân
I- Mục tiêu: Giúp HS :
- Nắm được quy tắc chia một số tự nhiên cho một số thập phân bằng cách đưa về phép chia các số tự nhiên.
- Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia một STN cho 1 số thập phân
II - Đồ dùng dạy học
III - Các hoạt động dạy học
GV
HS
 1. Kiểm tra:
 2. Bài mới:(10 phút)
Giới thiệu bài.
* Hướng dẫn HS thực hiện phép ch ... ải
 Số dầu ở cả hai thùng là:
 21 + 15 = 36 (l)
 Số chai dầu là:
 36 : 0,75 = 48 (chai)
 Đáp số: 48 chai.
BT4 HS tự làm bài rồi chữa trên bảng
 Nhận xét chữa bài chung, củng cố lại dạng toán (Tính chu vi HCN)
 Đáp số: 125 m
*1–2 HS những nội dung vừa luyện tập
Âm nhạc
Ôn tập 2 bài hát: Những bông hoa những bài ca, Ước mơ
Nghe nhạc
I. YấU CẦU: - Biết hỏt đỳng giai điệu và thuộc lời ca. 
-Biết gừ đệm theo phỏch bài hỏt và biết vận động phụ hoạ theo bài hỏt. 
-Nghe một ca khỳc thiếu nhi hoặc trớch đoạn nhạc khụng lời.
II. Chuẩn bị của giáo viên
	- Nhạc cụ quen dùng.
	- Đàn giai điệu, đệm đàn và hát bài Ca ngợi Tổ quốc.
III. Hoạt động dạy học
HĐ của GV 
HĐ của HS
* Nội dung 1: Ôn tập bài hát: Những bông hoa những bài ca.
- HS hát bài Những bông hoa những bài ca bằng cách hát đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm theo phách:
- HS hát bài bằng cách hát nối tiếp, đồng thời kết hợp gõ đệm theo phách:
- HS hát kết hợp vận động theo nhạc.
- Trình bày bài hát theo nhóm, hát két hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
Nội dung 2:Ôn tập bài hát: Ước mơ
- HS hát bài Ước mơ kết gõ đệm theo nhịp chia đôi (gõ phách mạnh và mạnh vừa của nhịp 44). Sửa lại những chỗ hát sai, thể hiện tính chất tha thiết, trìu mến của bài hát.
- HS trình bày bài hát bằng cách lĩnh xướng, đồng ca kết hợp gõ đệm:
+ Lĩnh xướng 1: Gió vờn ... dạo chơi.
+ Lĩnh xướng 2: Trên cành ... mong chờ.
+ Đồng ca: Em khao khát ... muôn nhà..
- HS hát kết hợp vận động theo nhạc.
+ 2 - 3 HS làm mẫu.
+ Cả lớp tập hát kết hợp vận động
- Trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
Nội dung 3:Nghe nhạc: Ca ngợi Tổ Quốc
- Giới thiệu bài hát: Nhạc sỹ Hoàng Vân đã sáng tác nhiều bài hát rất hay cho tuổi thiếu nhi, đó là những bài Em yêu trường em, Con chim vành khuyên, Mùa hoa phượng nở, Ca ngợi Tổ quốc ... Hôm nay các em sẽ nghe bài hát Ca ngợi Tổ quốc, đây là một trong số 50 ca khúc thiếu nhi hay nhất thế kỉ 20.
- Nghe lần thứ nhất: GV mở băng đĩa nhạc hoặc tự trình bày bài hát, khuyến khích HS nghe kết hợp các hoạt động.
- Trao đổi về bài hát:
+ HS nói cảm nhận về bài hát.
+ HS nói về những hình ảnh đẹp trong bài h
+ HS diễn tả lại một nét nhạc (huýt sáo, hoặc đọc bằng nguyên âm La).
- Nghe lần thứ hai: HS có thể nghe nhạc kết hợp với các hoạt động: hát hoà theo, vẽ tranh (đơn giản) diễn tả cảm nhận về bản nhạc, vận động theo nhạc như đu đưa, lắc lư, nhún nhảy, múa gõ nhịp ...
HS ghi bài
HS thực hiện
HS thực hiện
HS hát, vận động
5-6 HS trình bày
HS ghi bài
HS thực hiện
HS thực hiện
HS hát, vận động
4-5 HS trình bày
HS ghi bài
HS theo dõi
HS nghe bài hát
HS trả lời, thực hiện yêu cầu
HS kết hợp vận động
Luyện từ và câu
Luyện tập về Quan hệ từ
I - Mục đích yêu cầu
- Ôn tập, hệ thống kiến thức đã học về động từ, tính từ, quan hệ từ đã học.
- Sử dụng ĐT, TT, quan hệ từ để viết đoạn văn ngắn.
II - Đồ dùng dạy học
Bảng phụ ghi định nghĩa về TT, ĐT, quan hệ từ.
III – Các hoạt động dạy học
GV
HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- YC nêu định nghĩa về danh từ, đại từ
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. HD luyện tập.
BT1: Gọi HS đọc bài
- GV YC HS nhắc lại những kiến thức đã học về ĐT, TT, QHT
- Gắn bảng tờ phiếu đã chuẩn bị nội dung cần ghi nhớ.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
BT2: Gọi HS nêu YC bài tập.
- GV nhận xét chốt lại và cùng HS bình chọn đoạn văn hay nhất.
3. Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét tiết học, gọi HS nhắc lại ND luyện tập.
- YC HS viết đoạn văn tả người mẹ cấy lúa chưa đạt về nhà hoàn chỉnh.
-2-3 HS trả lời câu hỏi.
BT1: Một HS đọc yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm.
- HS trả lời câu hỏi.
ĐT: là những từ chỉ HĐ trạng thái sự vật, 
Tính từ: là những từ miêu tả đặc điểm tính chất, màu sắc, trạng thái
Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ, hoặc các câu với nhau, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các từ ngữ hoặc câu ấy.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn và trao đổi theo cặp để hoàn thành BT1
- HS nối tiếp nhau trình bày kết quả.
- Nhận xét, và đọc kết quả của bảng phân loại đúng. 
BT2: 1 HS đọc to YC bài tập.
- 2 HS đọc thành tiếng khổ thơ 2 của bài thơ Hạt gạo làng ta.
- Làm việc cá nhân.
- Trình bày kết quả bài làm của mình.
- Nhận xét, bình chọn đoạn văn hay.
- 1-2 HS nhắc lại ND luyện tập.
Sáng Thứ sáu ngày 25 tháng 11 năm 2011
Toán
chia một số thập phân cho một số thập phân
I- Mục tiêu
Giúp HS biết:
- Thực hiện phép chia một số thập phân cho một một số thập phân.
- Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia một số thập phân cho một số thập phân.
II- Đồ dùng dạy học
III- Các hoạt động dạy học
GV
HS
 1. Kiểm tra:
 2. Bài mới:(10 phút)
Giới thiệu bài.
* Hình thành quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân
GV giới thiệu VD1 
YC nêu phép tính giải bài toán 
HD HS thực hiện chuyển phép chia23,56 : 6,2 thành phép chia số thập phân cho số tự nhiên(SGK)
(Chú ý xác định số chữ số ở phần thập phân của số chia ...)
Giới thiệu VD2 Y/C nhận xét 
HD vận dụng cách làm ở VD1 để thực hiện
3. Thực hành:( 18 phút)
BT1: Gọi HS nêu yêu cầu
GV ghi phép chia phần a) lên bảng yc HS làm bài rồi chữa bài
- HD tình huống số chữ số ở phần thập phân của số bị chia ít hơn số chữ số ở phần TP của sốchia
Củng cố lại cách chia một số thập phân cho một STP
HD BT2, Gọi HS đọc bài toán 
GV tóm tắt bài toán, HD HS làm
GV chấm chữa một số bài
Nhận xét chốt lại cách giải toán 
HD BT3 HD HS làm rồi chữa
4. Củng cố – dặn dò
 -YC chốt lại cách chia 1STP cho 1 STP 
 - Chuẩn bị tiết sau.
-VD1: HS nêu lại bài toán và nêu phép tính giải bài toán để có phép tính:
 23,56 : 6,2 = ? (kg)
- HS thực hiện theo HD của GV
Ta có:23,56 : 6,2 = (23,56 10):(6,2 10)
 23,56 : 6,2 = 235,6 : 62
- Nêu cách thực hiện (SGK tr 71)
-VD2: HS thực hiện chia 82,55 : 1,27 tương tự VD1
*HS nêu cách chia một tự nhiên cho một số tự nhiên(SGK)
- 1 vài HS nêu lại kết luận(SGK tr 71)
BT1 (67) 1 HS đọc y/c
- 1 HS tự thực hiện trên bảng, kết hợp trình bày cách làm(HS khác làm vào nháp)
- Phần b,c HS tự làm rồi chữa
- Phần d HS thảo luận tình huống 17,4 : 1,45 chuyển thành 1740 : 145
KQ: a) 3,4 b)1,58 c) 51,52 d) 12
* Chốt lại: cách chia một số thập phân cho một số thập phân.
BT2:1 HS đọc y/c, phân tích bài toán và cả lớp làm bài vào vở, HS làm trên bảng
 Bài giải 
 1 lít dầu hỏa cân nặng là:
 3,42 : 4,5 = 0,76 (kg)
 8 lít dầu hỏa cân nặng là:
 0,76 8 = 6,08 (kg)
 Đáp số: 6,08kg
 BT 3 HS tự làm bài rồi chữa chung cả lớp
 Đáp số: 153 bộ quần áo; thừa 1,1m 
*1- 2 HS nêu lại cách chia 1STP cho 1STP
Tập làm văn
luyện tập làm biên bản cuộc họp
I. Mục tiêu
-Từ những hiểu biết đã có về biên bản cuộc họp, HS biết thực hành viết biên bản một cuộc họp.
- Rèn cho HS kĩ năng làm biên bản cuộc họp.
II. Đồ dùng dạy - học
- Bảng phụ viết gợi ý 1; dàn ý 3 phần của một biên bản cuộc họp
III. Các hoạt động dạy – học
GV
HS
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới
- Giới thiệu bài
- Hướng dẫn HS làm bài tập
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- GV nhắc HS trình bày biên bản đúng theo thể thức của một biên bản
- GV đính bảng nội dung gợi ý 3; dàn ý 3 phần của một biên bản cuộc họp ; gọi HS đọc lại
( GV chọn những HS cùng muốn viết biên bản cho một cuộc họp cụ thể nào đó vào một nhóm)
- GV chấm điểm một số biên bản viết tốt
3 . Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về sửa lại biên bản vừa lập ở lớp
- Về quan sát và ghi lại kết quả quan sát hoạt động của một người mà em yêu mến, chuẩn bị tiết sau làm văn tả người
- Nhắc lại ghi nhớ về văn làm biên bản cuộc họp
- HS đọc đề bài và các gợi ý trong SGK
- HS nói trước lớp chọn viết biên bản cho cuộc họp nào?
 Cuộc họp đó bàn vấn đề gì và diễn ra vào thời gian nào ?
- 1 HS đọc lại ghi gợi ý 3 và dàn ý 3 phần của 1 biên bản.
- HS làm biên bản theo nhóm(4 HS)
- Đại diện các nhóm trình bày . Cả lớp nhận xét . 
Tiếng anh
Giáo viên chuyên môn dạy
Khoa học
Xi măng
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: 
- Kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng
- Nêu tính chất và công dụng của xi măng.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Hình và các thông tin trang 58; 59 (SGK)
III. Các hoạt động dạy- học.
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi học sinh kể tên các đồ gốm, Nêu nguyên liệu làm đồ gốm.
- Khi sử dụng và vận chuyển đồ gốm cần lưu ý điểm gì?
2. Bài mới: Giới thiệu ghi bài:
a. HĐ1 : Thảo luận.
* Mục tiêu: HS kể được một số nhà máy xi măng ở nước ta.
* Cách tiến hành.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi các câu hỏi.
+ ở địa phương em, xi măng được dùng để làm gì?
+ Kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta?
- GV nhận xét - bổ sung.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi
+ Để trộn vữa xây nhà...
+ Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, NGhi Sơn, Bút Sơn, Hà Tiên,...
b. HĐ2: Thực hành xử lý thông tin.
*Mục tiêu: Giúp HS.
- Kể tên được các vật liệu được dùng để làm
- Nêu được tính chất, công dụng của xi măng.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập các câu hỏi ( SGK ) 
- GV bổ sung - kết luận.
+Nêu những vật liệu để làm ra xi măng?
- GVKL - Liên hệ thực tế gia đình, địa phương sử dụng xi măng làm gì?
- HS thảo luận nhóm 6 ( 8' )
- Gọi đại diện các nhóm trình bày mỗi nhóm 1 câu hỏi ).
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Đất sét, đá vôi, chất phụ thêm.
3. Củng cố- dặn dò:
- Tổ chức trò chơi "Đoán tên" Ví dụ: Tớ được làm bằng đá vôi và đất sét nghiền nhỏ rồi cho một số chất phụ thêm. Vậy tớ tên là gì ?
- Dặn dò: Về nhà học bài - chuẩn bị bài sau : Thuỷ tinh
Hoạt động tập thể
Kiểm điểm tuần 14
I. Mục tiêu
- HS thấy được ưu nhược điểm trong tuần.
- Rèn thói quen phê và tự phê.
- Giáo dục HS có ý thức vươn lên trong mọi hoạt động
II. Chuẩn bị
- Nội dung kiểm điểm tuần 14 và phương hướng tuần 15.
- Các tổ chuẩn bị nội dung sinh hoạt.
III. Nội dung:
GV
HS
1. ổn định tổ chức
- Chia tổ để sinh hoạt
2. Nội dung sinh hoạt
- GV tổ chức HS kiểm điểm theo tổ
- Tổ chức sinh hoạt cả lớp
- GV đánh giá chung, tuyên dương, phê bình.
- Đề ra phương hướng tuần sau.
- Tổ chức cho cả lớp vui văn nghệ.
- Dặn dò HS thực hiện tốt tuần sau.
- Cả lớp hát 1 bài. 
* HS kiểm điểm theo tổ
- Từng HS trong tổ kiểm điểm nêu rõ ưu khuyết điểm trong tuần.
- Thảo luận đóng góp ý kiến chung.
- Tổ trưởng tổ chức cho tổ mình thảo luận bổ sung ý kiến.
- Bình chọn cá nhân tiêu biểu của tổ.
* Sinh hoạt cả lớp.
-Tổ trưởng tổng hợp chung của tổ, báo cáo
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- HS phát biểu ý kiến chung.
- Bình xét thi đua.
* Tổ tiêu biểu:
* Cá nhân tiêu biểu:
+ Khen:
+ Chê:
+ Liên hoan văn nghệ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14.doc