Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 21

Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 21

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Đọc lưu loát bài văn. Hiểu ND: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước.

2. Kĩ năng: Đọcdiễn cảm bài văn- giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng; lúc trầm lắng, tiếc thương. Phân biệt lời các nhân vật.

3 . Thái độ: Giáo dục HS tôn trọng và noi gương những danh nhân lịch sử.

B.Chuẩn bị:

I. Đồ dùng dạy - học:

1. Học sinh: Chuẩn bị bài.

2. Giáo viên: Tranh minh hoạ.

 

doc 35 trang Người đăng huong21 Lượt xem 885Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
Thứ hai ngày 9 tháng 1 năm 2012
Tiết 1: GDTT: 
CHÀO CỜ
-----------------------------------------------------
Tiết 2: TIN HỌC 
GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY
---------------------------------------------------
Tiết 3:TẬP ĐỌC(41):
TRÍ DŨNG SONG TOÀN
A. Mục tiêu:	
1. Kiến thức: Đọc lưu loát bài văn. Hiểu ND: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước.
2. Kĩ năng: Đọcdiễn cảm bài văn- giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng; lúc trầm lắng, tiếc thương. Phân biệt lời các nhân vật.
3 . Thái độ: Giáo dục HS tôn trọng và noi gương những danh nhân lịch sử.
B.Chuẩn bị:
I. Đồ dùng dạy - học:
1. Học sinh: Chuẩn bị bài.
2. Giáo viên: Tranh minh hoạ.
II. Phương pháp dạy- học: Kết hợp linh hoạt các PP khác.
C.Các hoạt động dạy- học : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ :
- HS đọc bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng, trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét cho điểm.
II.Bài mới: Giới thiệu bài.
*Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
1. Luyện đọc: 
- Gọi 1HS khá - giỏi đọc bài.
- GV chia 4 đoạn. 
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- Sửa lỗi khi HS ngắt nghỉ sai .
- Luyện đọc từ khó: khóc lóc, cúng giỗ, cống nạp, và các DT riêng .
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- Giải nghĩa từ khó : trí dũng song toàn, thám hoa, đồng tụ, Giang Văn Minh, Liễu Thăng. 
- HS luyện đọc đoạn trong nhóm 2. 
- 2HS đọc thi cả bài trước lớp.
- GV đọc mẫu cả bài.
2.Tìm hiểu bài:
- Giang Văn Minh đã làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng ?
- Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh?
- Vì sao vua Minh sai người ám hại Giang Văn Minh ?
- Vì sao lại nói ông là người trí dũng song toàn?
- Nêu ý nghĩa của truyện?
3.Luyện đọc diễn cảm:
- Từ ý từng đoạn HS nêu cách đọc diễn cảm bài văn?
- Thi đọc đoạn 1,2.
- Đọc theo nhóm 5 với hình thức phân vai.
- Gọi HS đọc bài .
 - Em hãy nêu ý chính của bài ?
III.Củng cố, dặn dò:
 - NX tiết học.
- 1HS đọc bài. Cả lớp đọc thầm theo.
- 4 đoạn. 
Đoạn 1: Từ đầu đến mời ông đến hỏi cho ra nhẽ.
 Đoạn 2: Tiếp cho đến đền mạng Liễu Thăng.
 Đoạn 3: Tiếp cho đến sai người ám hại ông.
 Đoạn 4: Đoạn còn lại.
- 4HS đọc.
- Cả lớp đọc thầm theo.
- 4 HS đọc.
- HS luyện đọc đoạn theo cặp.
- HS lắng nghe.
+....vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ 5 đời .....
+ 2 lần gặp Vua- 2 nội dung:...
+ Vua mắc mưu Giang Văn Minh phải bỏ lệ góp giỗ nên ghét ông. ....
+... vì Giang Văn Minh vừa mưu trí, vừa bất khuất. Giữa triều đình nhà Minh, ông dùng mưu ....
* Ý nghĩa: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
- HS nêu.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn.
 - Về nhà đọc lại bài và trả lời câu hỏi.
- Chuẩn bị bài: Tiếng rao đêm.
-------------------------------------------------------------
Tiết 4: TOÁN (101): 
LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH 
A. Mục tiêu:	
1. Kiến thức: HS củng cố được kĩ năng thực hành tính diện tích của một số hình được cấu tạo từ các hình đã học như hình chữ nhật, hình vuông, ...
2. Kỹ năng: Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích các hình để giải các bài tập có liên quan.
3. Thái độ: GD HS tích cực, tự giác học toán. 
B.Chuẩn bị:
I. Đồ dùng dạy - học:
1. Học sinh: thước kẻ, êke .
2. Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu, giấy khổ to, bút dạ. 
II. Phương pháp dạy- học: Kết hợp linh hoạt các PP khác.
C.Các hoạt động dạy- học : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho 2 HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
2. Ví dụ:
- GV vẽ hình lên bảng.
- Có thể chia hình trên bảng thành những hình như thế nào?
( Thành 2 hình vuông và một hình chữ nhật).
- Em hãy XĐ kích thước của mỗi hình mới tạo thành?
- Cho HS tính diện tích mỗi hình nhỏ.
- Tính diện tích cả mảnh đất như thế nào?
(Bài giải SGK - 103)
3. Luyện tập:
* Bài tập 1 (104): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào vở, hai HS làm vào bảng nhóm.
- Yêu cầu 2 HS treo bảng nhóm.
- GV nhận xét.
* Bài tập 2 (104): 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Chia nhóm, giao việc giới hạn thời gian
- Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, biểu dương nhóm làm bài đúng, nhanh.
III. Củng cố, dặn dò: 
- GV tóm tắt nội dung bài học
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
- 2 HS nêu 
- Lắng nghe
- Quan sát hình vẽ và trả lời
- HS xác định kích thước mỗi hình
+ 2 hình vuông có cạnh 20 cm.
Độ dài cạnh DC là:
 25 + 20 + 25 = 70(m)
Diệntích hình chữ nhật ABCD là:
 70 ´ 40,1 = 2807(m2)
Diện tích của hai hình vuông EGHK và MNPQ là:
 20 ´ 20 ´ 2 = 800(m2)
Diện tích mảnh đất là:
 2807+ 800 = 3607(m2)
 ĐS: 3607m2
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm. 
- Nghe hướng dẫn cách làm.
- HS làm vào vở, 2 HS làm vào bảng nhóm.
- Hai HS treo bảng nhóm.
Bài giải:
C1: Chia mảnh đất thành 2 HCN sau đó tính:
Diện tích HCN thứ nhất là:
(3,5 + 4,2 + 3,5) ´ 3,5 = 39,2 (m2)
Diện tích HCN thứ hai là:
6,5 ´ 4,2 = 27,3 (m2)
Diện tích cả mảnh đất là:
39,2 + 27,3 = 66,5 (m2)
 Đáp số: 66,5 m2
 C2: Chia mảnh đất thành một hình chữ nhật và hai hình vuông, rồi tính tương tự.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm. 
- Nghe hướng dẫn cách làm.
- Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung
C1: Diện tích hình chữ nhật to là:
 (50 + 30) ´ (100,5 - 40,5) = 4800 (m2)
 Diện tích 2 hình chữ nhật bé là:
 40,5´ 30 ´ 2 = 2430 (m2)
 Diện tích cả mảnh đất là:
 4800 + 2430 = 7230 (m2)
 Đáp số : 7230 m2
C2: HS suy nghĩ và tự làm.
- Nghe, ghi nhớ
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba tháng 10 tháng 1 năm 2012
Tiết 1: TOÁN (102): 
LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH (tiếp theo)
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành tính diện tích của các hình đã học
như hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang,...
2. Kỹ năng: Làm được các bài tập trong SGK.
3. Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác, khoa học.
B.Chuẩn bị:
I. Đồ dùng dạy - học:
1. Học sinh: 
2. Giáo viên: 
II. Phương pháp dạy- học: Kết hợp linh hoạt các PP khác.
C.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho 2 HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
- Nhận xét, ghi điểm.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. VÝ dô: 
- GV vẽ hình lên bảng.
- Có thể chia hình trên bảng thành những hình như thế nào?
(Thành hình chữ nhật ABCD và hình tam giác ADE)
- GV đưa ra bảng số liệu. Em hãy XĐ kích thước của mỗi hình mới tạo thành?
- Cho HS tính diện tích mỗi hình nhỏ.
- Tính diện tích cả mảnh đất như thế
nào?
- Gọi HS nêu miệng cách làm
- GV cùng lớp nhận xét chốt lại bài làm đúng
3. Luyện tập:
*Bài tập 1:(105) Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- GV hướng dẫn HS giải.
- Cho HS làm vào vở, hai HS làm vào bảng nhóm.
- Yêu cầu 2 HS treo bảng nhóm.
- GV cùng lớp nhận xét.
*Bài tập 2: (106): Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Chia nhóm, giao việc giới hạn thời gian
- Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, biểu dương nhóm làm bài đúng, nhanh. 
III. Củng cố, dặn dò: 
- GV tóm tắt nội dung bài học. 
- GV nhận xét giờ học 
- 2 HS nêu 
- Nghe
- Quan sát hình vẽ và nêu
- HS xác định các kích thước theo bảng số liệu 
- HS tính diện tích 
- Nêu cách tính 
- HS nêu miệng cách làm 
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm. 
- Nghe hướng dẫn cách giải.
- HS làm vào vở, 1 HS làm bảng nhóm.
- 2 HS treo bảng nhóm.
Bài giải
Diện tích hình chữ nhật AEGD là
84 ´ 63 = 5292(m2)
Diện tích hình tam giác BAE là:
84 ´ 28 : 2 = 1176 (m2)
Đọ dài cạnh BG là : 
28 + 63 = 91(m)
Diện tích tam giác BGC:
91 ´ 30 : 2 = 1365 (m2)
Diện tích mảnh đất là :
 5292+1176+ 1365 = 7833(m2)
 Đáp số: 7833 m2
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bài giải
Diện tích ACM:
24,5 ´ 20,8 : 2 = 254,8 (m2)
Diện tích MBCN:
(20.8+ 38) ´37,4 : 2 = 1099,56 (m2)
Diện tích CND:
38 ´ 25,3 : 2 = 408,7 (m2)
Diện tích cả mảnh đất là:
254,8 +1099,56 + 408,7= 1763,06 (m2)
 Đáp số: 1763,06 m2
- Nghe, ghi nhớ
-----------------------------------------------------------
Tiết 3: LỊCH SỬ:
NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT
Những điều đó học liên quan đến bài học.
Những KT cần hình thành cho HS.
- Những sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 đến năm 1954.
- Âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta.
- Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ -Ne –Vơ năm 1954 .
A. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: HS nắm được âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta.
2. Kỹ năng: Biết đôi nét về tình hình nước ta sau hiệp định Giơ -Ne –Vơ năm 1954 .
3. Thái độ: Giáo dục HS lòng tự hào về truyền thống dân tộc.
B.Chuẩn bị:
I. Đồ dùng dạy - học:
1. Học sinh: 
2. Giáo viên: Bản đồ hành chính Việt Nam, các hình minh họa trong .
II. Phương pháp dạy- học: Kĩ thuật khăn trải bàn và kết hợp linh hoạt các PP khác.
C. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: (3'): Khởi động: 
- Gọi 2 hs trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ.
- Nhận xét cho điểm.
Hoạt động 2: (25'): Nội dung hiệp định Giơ-ne-vơ.
- Yc hs đọc sgk và tìm hiểu các vấn dề :
+ Tìm hiểu nghĩa của các khái niệm : Hiệp định , Hiệp thương , tổng tuyển cử , tố cộng , diệt cộng , thảm sát .
+ Tại sao có hiệp định Giơ-ne-vơ?
+ Hiệp dịnh thể hiện điều gì của nhân dân ta ?
- Tổ chức cho hs trình bày ý kiến 
- Nhận xét kết luận 
Hoạt động 3: (5'): Âm mưu phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ của Mĩ -Diệm.
-Tổ chức cho hs cùng làm việc theo nhóm , thảo luận và trả lời câu hỏi 
+ Mĩ có âm mưu gì?
+ Nêu dẫn chứng về việc đế quốc Mĩ cố tình phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ.
+ Những việc làm của đế quốc mĩ đã gây ra hậu quả gì cho dân tộc ta ?
+ Muốn xoá bỏ nỗi đau chia cắt nhân dân ta đã làm gì ?
- Ghi bảng câu trả lời của hs 
3. Ý nghĩa: 
* Kĩ thuật “Khăn trải bàn” nhóm 5. 
+ Vì sao nhân dân ta chỉ còn con đường duy nhất là đứng lên cầm súng đánh giặc?
+Nếu không cầm súng đánh giặc thì đất nước, nhân dân ta sẽ ra sao?
+Cầm súng đứng lên đánh giặc thì điều gì sẽ xảy ra?
+Sự lựa chọn (cầm súng đánh giặc) của nhân dân ta thể hiện điều gì?
Hoạt động 4: (2'): 
- Cho h ... HS trả lời
- HS làm viẹc theo nhóm 5.
- Đại diện mỗi nhóm trả lời.
- Các nhóm nhận xét. 
 - Dán KQ lên bảng. 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận theo nội dung câu hỏi.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận kết quả của nhóm mình. Các nhóm khác bổ xung. 
- Chiếu sáng phơi khô các đồ vật , lương thực, thực phẩm,làm muối, ... 
- Chẳng hạn máy tính bỏ túi ,...( nếu có).
- HS chơi trò chơi.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 2: ĐẠO ĐỨC:( 21)
UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG EM)
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS bài này, HS biết vai trò quan trọng của Uỷ ban nhân dân (UBND xã (phường) đối với cộng đồng. Kể được một số công việc của Uỷ ban nhân dân (UBND xã (phường) đối với trẻ em trên địa phương.
 2. Kỹ năng: Thực hiện các quy định của UBND xã (phường); tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng do UBND xã (phường) tổ chức.
3. Thái độ: GD HS tôn trọng UBND xã (phường).
B. Chuẩn bị:
I. Đồ dùng dạy - học:
1. Học sinh: Sách, vở.
2. Giáo viên: Ảnh trong bài phóng to.
II. Phương pháp dạy học: Kết hợp 
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ :
- HS nêu bài học tiết trước.
- GV nhận xét đánh giá.
II. Bài mới: Giới thiệu bài
*Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện Đến Uỷ ban nhân dân phường.
- 2 HS đọc truện trong SGK.
- GV nêu câu hỏi.
- HS Thảo luận cả lớp theo các câu hỏi.
- GV kết luận: UBND xã (phường) giải quyết nhiều công việc quan trọng đối với người dân ở địa phương. Vì vậy, mỗi người dân đều phải tôn trọng và giúp đỡ Uỷ ban hoàn thành công việc.
- GV mời 1 - 2 HS đọc phần Ghi nhớ SGK.
Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm HS.
- GV kết luận: UBND xã (phường) làm các việc : b,c,đ,e,h,i...
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày ý kiến. Cả lớp trao đổi, bổ sung.
 Hoạt động 3: Làm bài tập 3 SGK.
- GV giao nhiệm vụ cho HS.
- GV gọi HS lên trình bày ý kiến.
- GV kết luận: ....
- HS làm việc cá nhân.
- HS lên bảng trình bày.
+ b, c: là việc làm đúng .
+ a: là hành vi không nên làm. 
Hoạt động tiếp nối:
Tìm hiểu về UBND xã (phường) tại nơi mình ở; các công viên chăm sóc bảo vệ trẻ em mà UBND xã (phường) đã làm.
III. Củng cố, dặn dò: 
- GV tóm tắt bài.
- Nhận xét tiết học. Giờ sau: học tiếp.
Tiết 3: LUYỆN VIẾT: (Nghe - viết)
 NHÀ TÀI TRỢ ĐẶC BIỆT CỦA CÁCH MẠNG
I. MỤC TIÊU:
Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
Viết được bài chính tả với tốc độ nhanh.
Giáo dục HS ý thức rèn chữ viết đẹp, giữ vở sạch.
II. CHUẨN BỊ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ của GV
HĐ của HS
1 Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc bài viết.
- Cho HS đọc thầm lại bài.
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con
- Gọi 1 HS nêu lại tư thế ngồi viết đúng 
- GV đọc từng câu cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- Nhận xét chung.
c. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai.
- Lắng nghe
- HS theo dõi SGK.
- HS đọc thầm lại bài
- HS viết bảng con.
- 1 HS nêu 
- HS viết bài.
- HS soát bài.
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 2: ĐỊA LÍ (21): 
 CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM
Những điều đã học liên quan đến bài học.
Những KT cần hình thành cho HS.
- Các nước giáp với là VN:Cam-pu-chia, Lào và Trung Quốc. 
- Teân goïi , vò trí ñòa lí caùc nöôùc laùng gieàng cuûa VN: Cam-pu-chia, Laøo vaø Trung Quoác 
- Trình baøy keát quaû nhaän thöùc baèng lôøi noùi. 
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Dựa vào lược đồ bản đồ đọc tên và nêu được vị trí địa lí của Cam Pu Chia , Lào, Trung Quốc. Hiểu và nêu được Cam Pu Chia và Lào là hai nước nông nghiệp , mới phát triển công nghiệp. Biết tên các nước láng giềng của Việt Nam, nền kinh tế của các nước này.
2. Kỹ năng: Trình bày kết quả nhận thức bằng lời nói. 
3. Thái độ: GD HS ham học hỏi địa lí thế giới.
B. Chuẩn bị:
I. Đồ dùng dạy - học:
1. Học sinh: Tranh ảnh sưu tầm.
2.Giáo viên: Bản đồ. Giấy khỏ to kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 để học sinh làm bài tập 2.
 Tranh ảnh tư liệu 
II. Phương pháp dạy học: Kết hợp linh hoạt với các PP khác.
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trũ
Hoạt động 1: (3'): Khởi động: 
-Dân cư Châu Á có đặc điểm gì?
-GV nhận xét cho điểm.
Hoạt động 2:(30'): 1. Thảo luận.
1 Lào,Cam-pu-chia:
-Làm việc cá nhân, nhóm hoặc theo cặp.
-GV yêu cầu từng HS quan sát hình 3 ở bài 17 và hình 5 ở bài 18, nhận xét Cam-pu-chia thuộc khu vực nào của châu Á, giáp nhứng nước nào? Đọc đoạn văn về Cam-pu-chia trong SGK để nhận biết về địa hình và các ngành sản xuất chính của nước này.
*Kết luận: Cam-pu-chia nằm ở Đông Nam Á, giáp Việt Nam, đang phát triển nông nghiệp và chế biến nông sản.
-GV yêu cầu HS làm việc tương tự như 3 bước tìm hiểu về Lào, sau đó hoàn thành bảng theo gợi ý SGV..
2. Trung Quốc. 
- GV yêu cầu HS quan sát ảnh trong SGK và nhận xét ....
- GV giải thích cho HS biết ở hai nước này có nhiều người theo đạo Phật, trên khắp đất nước có nhiều chùa.
- Bước 1: HS làm việc với 5 bài 18 và gợi ý trong SGK. HS cần trao đổi để rút ra nhận xét: Trung Quốc có diện tích lớn, dân số đông, Trung Quốc là nước láng giềng ở phía Bắc nước ta.
- Bước 2: Đại diện nhóm HS trình bày kết quả trước lớp.
- Bước 3: Giáo viên bổ sung: Trung Quốc là nước có diện tích lớn thứ ba trên thế giới ...
-Bước 4: GV cho HS cả lớp quan sát hình 3 và hỏi HS nào biết về Vạn lí Trường Thành của Trung Quốc.
- Bước 5: GV cung cấp thông tin về một số ngành sản xuất nổi tiếng của TQ ...
- Kết luận: Trung quốc có diện tích lớn ....
Hoạt động 3: (2'): 
- GV tóm tắt bài.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Châu Âu.
- HS trả lời.
- HS kẻ bảng theo gợi ý của GV (xem ở hoạt động 2), hoặc ghi lại kết quả đã tìm hiều.
- Trao đổi với bạn về kết quả làm việc cá nhân.
- HS giỏi nêu tên các nước có chung biên giới với hai nước.
- HS quan sát và nhận xét.
-Làm việc theo nhóm.
-Đại diện nhóm HS trình bày kết quả trước lớp.
 Tiết 2: KĨ THUẬT:
VỆ SINH PHÒNG BỆNH CHO GÀ
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nêu được mục đích, tác dụng và một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà.Biết cách phòng bệnh cho gà ở gia đình và địa phương.
2. Kỹ năng: Biết liên hệ thực tế để nêu một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà ở gia đình hoặc địa phương.
	3. Thái độ: Giáo dục HS biết ứng dụng nội dung bài học vào thực tế cuộc sống.
B. Chuẩn bị:
I. Đồ dùng dạy - học:
1. Học sinh: Tranh ảnh sưu tầm.
2.Giáo viên: - Phiếu học tập, tranh minh hoạ nội dung bài.
II. Phương pháp dạy học: Kết hợp linh hoạt với các PP khác.
C. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Bài cũ: 
- KT 1 - 2 HS nêu lại nội dung ghi nhớ giờ trước.
- Nhận xét, đánh giá
II. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài
2. Dạy bài mới
 * HĐ1: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc vệ sinh phòng bệnh cho gà
- Cho HS đọc mục 1(SGK)
+ Kể tên các công việc vệ sinh phòng bệnh cho gà?
- Gọi HS trả lời, yêu cầu lớp nhận xét, bổ sung
- Nhận xét, chốt lại nội dung
+ Thế nào là vệ sinh phòng bệnh cho gà? Tại sao phải vệ sinh phòng bệnh cho gà?
- Tổ chức cho HS thảo luận câu hỏi trên theo nhóm 2.
- Yêu cầu một số HS báo cáo kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, kết luận:
* HĐ2: Tìm hiểu cách vệ sinh phòng bệnh cho gà
a) Vệ sinh dụng cụ cho gà ăn, uống
- Cho HS đọc mục 2a và đặt câu hỏi để HS kể tên các dụng cụ cho gà ăn, uống và nêu cách vệ sinh dụng cụ ăn uống của gà.
- Gọi HS trả lời câu hỏi
- GV cùng lớp nhận xét chốt lại nội dung:
b) Vệ sinh chuồng nuôi
+ Nếu như không thường xuyên làm vệ sinh chuồng nuôi thì không khí trong chuồng nuôi sẽ như thế nào?
- Gợi ý để HS liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi
- GV nhận xét , tóm tắt tác dụng, cách vệ sinh chuồng nuôi gà theo nội dung SGK.
c) Tiên thuốc, nhỏ thuốc phòng dịch cho gà
- Yêu cầu HS đọc mục 2c và quan sát hình 2 nêu tác dụng của việc nhỏ thuốc phòng dịch cho gà và trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV nhận xét và tóm tắt tác dụng của việc nhỏ thuốc, tiêm phòng bệnh cho gà.
* HĐ3: Đánh giá kết quả học tập
- Phát phiếu học tập cá nhân sau đó HD học sinh cách làm bài.
- Cho HS làm bài cá nhân sau đó đổi chéo phiếu để đánh giá kết quả lẫn nhau.
- Gọi HS báo cáo kết quả.
- GV nhận xét, đánh gia kết quả học tập của HS.
III. Củng cố, dặn dò: 
- Gọi 3 HS đọc nội dung ghi nhớ SGK.
- Tóm tắt nội dung bài học, liên hệ thực tế giáo dục HS. 
- Nhận xét giờ học. HD chuẩn bị bài giờ sau.
- 2 HS nêu nội dung ghi nhớ
- HS đọc mục 1(SGK)
- Trả lời câu hỏi do GV nêu
- Nghe, ghi nhớ
- Thảo luận nhóm 2
- Một số HS báo cáo kết quả 
- HS đọc mục 2a và kể tên 
- Nghe, ghi nhớ
- Trả lời câu hỏi do GV nêu
- HS đọc mục 2c và quan sát hình 2 
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Làm bài trên phiếu học tập.
- Đổi phiếu, chấm chéo.
- Báo cáo kết quả.
- 3 HS đọc ghi nhớ.
- Lắng nghe, ghi nhớ
Tiết 2: HĐNG:
CÁCH CHỌN THỨC ĂN ĐỂ NẤU MỘT BỮA ĂN BỔ DƯỠNG
I .MỤC TIÊU :
 Biết phân loại thức ăn làm bốn nhóm và hiểu thành phần dinh dưỡng xơ bản của từng nhóm. Biết lựa chọn thức ăn để tạo ra một bữa ăn có đủ chất dinh dưỡng.
 Góp phần hình thành kĩ năng làm việc cùng nhau trong nhóm.
 Tích cực trong giờ học.
II. CHUẨN BỊ : một số thực phẩm và rau quả
III. HỆ THỐNG VIỆC LÀM : 
HĐ của GV
HĐ của HS
Việc 1: Động não 5-10 phút .
- GV viết từ thức ăn lên bảng. Giao nhiệm vụ cho HS tạo các mối liên hệ với các từ này.
Việc 2: Phân loại thức ăn (15 phút ).
- GV hỏi xem thức ăn nào mà các em thích nhất viết những món ăn yêu thích của các em lên bảng. Giải thích cho HS về tầm quan trọng của các món ăn em yêu thích
- HD HS tự phân loại các thức ăn đó: Thức ăn chia làm bốn loại chính:
+ Chất bột
+ Chất béo
+ Vitamin và chất sợi
+ Protit và khoáng
Việc 3: Lên kế hoạch và nấu một bữa ăn đủ chất bổ dưỡng (20- 25 phút ).
- GV thông báo với HS rằng cả lớp sẽ nấu một bữa ăn bổ dưỡng và sau đó sẽ cùng ăn. Thông báo hiện trong thức ăn chuẩn bị sẵn gồm những nguyên vật liệu gì.
- Chia HS thành ba nhóm, mỗi nhóm 4 em thảo luận và viết ra giấy các món ăn mà các em cho rằng đó là bổ dưỡng.
- Gọi HS trình bày
- Gv giúp HS chuẩn bị nguyên liệu.
Việc 4: Ăn uống và dọn dẹp:
- Gv phân công công việc cho từng nhóm, HD HS dọn đồ ăn, bày dọn. 
- GV nhận xét tiết học .
- Nghe và nhận nhiệm vụ
- HS TL
- Nghe
- Nhận nhóm và thảo luận
- HS trình bày
- Nghe.
- Nghe
________________________________
Tiết 3: HĐ ĐỘI:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 21 CKTKN TC MT.doc