Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 24 năm 2014

Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 24 năm 2014

I. Mục đích yêu cầu Giúp HS :

- Biết vận dụng công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài tập có liên quan đến yêu cầu tổng hợp.

- BT1,2(cột 1);

II. Các hoạt động dạy-học.

 

doc 19 trang Người đăng huong21 Lượt xem 931Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 24 năm 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
 Ngày soạn: 01.03.2014
Ngày giảng: Thứ hai ngày 03 tháng 03 năm 2014
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2:Toán 
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục đích yêu cầu Giúp HS : 
- Biết vận dụng công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài tập có liên quan đến yêu cầu tổng hợp.
- BT1,2(cột 1);
II. Các hoạt động dạy-học.	
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Muốn tính thể tích HLP ta làm thế nào?
+Tínhthểtích HLPcócạnh 1,5m.
2. Dạy bài mới:Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn HS luyện tập: 
Bài 1 : Củng cố về quy tắc tính diện tích toàn phần và thể tích hình lập phương.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- GV yêu cầu HS giải bài toán, 
-Nhận xét, ghi điểm
Bài 2: 
- GV yêu cầu HS nêu quy tắc tính diện tích xung quanh, thể tích của hình hộp chữ nhật.
- GV yêu cầu HS tự giải bài toán. Cho HS trao đổi bài làm với bạn kiểm tra và nhận xét bài của bạn.
- GV gọi vài HS nêu kết quả. 
GV đánh giá bài làm của HS.
3. Củng cố.Dặn dò
- Học bài và làm lại BTT
- Nhân xét tiết học
- HS làm bài vào vở, 1HS lên bảng làm. Cả lớp nhận xét, chữa bài:
Diện tích một mặt của HLP là:
2,5 × 2,5 = 6,25 (cm2).
Diện tích toàn phần của HLP là:
6,25 × 6 = 37,5 (cm2).
 Thể tích của HLP là:
 2,5 × 2,5 × 2,5= 15,625(cm3).
Bài 2. Viết số đo thích hợp :
HHCN
(1)
Chiều dài
11cm
Chiều rộng
10cm
Chiều cao
6cm
S mặt đáy
110cm2
Diện tích xq
252cm2
Thể tích
660cm3
. 
Tiết 3: Tập đọc 
LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê- ĐÊ
I. Mục đích yêu cầu: 
- Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
- Hiểu nội dung của bài : Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa ; - --Giáo dục thái độ tôn trọng pháp luật.
II. Đồ dùng dạy-học : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
III. Các hoạt động dạy-học:
1. Kiểm tra bài cũ : Chú đi tuần, 
2. Bài mới: Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
HĐ 1:Hướng dẫn HS luyện đọc:
- GV đọc bài văn 
-Gọi 1 hs khá, giỏi đọc bài
-Bài văn có thể chia làm mấy đoạn ?
- Mời 3 HS nối tiếp nhau đọc bài. 
- Hướng dẫn học sinh phát âm đúng 
- Gọi 3HS đọc nối tiếp lần 2 và giúp hs hiểu nghĩa một số từ khó trong SGK.
- Cho HS luyện đọc theo cặp .
- Mời 1 HS đọc cả bài.
-GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu bài văn.
HĐ 2:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài 
+ Người xưa đặt ra tục lệ để làm gì ?
+ Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội ?
+ Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng ?
+ Hãy kể tên của một số luật của nước ta hiện nay mà em biết ?
-Bài văn muốn nói lên điều gì ?
HĐ 3:Luyện đọc diễn cảm :
- Mời 3 HS nối tiếp nhau luyện đọc lại 3 đoạn của bài tìm giọng đọc. 
- GV hướng dẫn HS đọc một đoạn 1:
-YC HS luyện đọc theo cặp, thi đọc.
3. Củng cố Dặn dò
+ Học qua bài này em biết được điều gì ?. 
- VN đọc lại bài, học thuộc nội dung bài.
- HS đọc bài, trả lời.
- HS lắng nghe.
- 1 hs khá, giỏi đọc bài
- 3 học sinh đọc nối tiếp. HS luyện đọc các từ : luật tục, tang chứng, nhân chứng, dứt khoát  
-1 em đọc chú giải sgk.
-HS luyện đọc theo cặp .
-1 HS đọc cả bài.
- 3 học sinh đọc, mỗi em một đoạn, tìm giọng đọc.
- HS lắng nghe.
HS luyện đọc theo cặp, thi đọc.
 Tiết 4: CHÍNH TẢ (Nghe - viết) 
NÚI NON HÙNG VĨ
I. Mục đích yêu cầu
- Nghe-viết đúng chính tả bài: Núi non hùng vĩ. 
- Tìm được các tên riêng trong đoạn thơ (BT 2)
- GDHS rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.
II.Đồ dùng dạy-học : Bút dạ và một tờ giấy khổ to để các nhóm HS làm BT3
III. Các hoạt động dạy-học 	
1. Kiểm tra bài cũ : viết lại những tên riêng trong đoạn thơ Cửa gió Tùng Chinh
2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài 
HĐ 1: Hướng dẫn HS nghe-viết:
- GV đọc bài chính tả Núi non hùng vĩ. 
- GVgọi HS nêu nội dung chính của bài
- Gọi 2 HS lên bảng viết, dưới lớp luyện viết vào giấy nháp. 
*- GV đọc cho HS viết bài. 
- GV đọc bài cho HS soát lỗi. 	
- GV chấm, chữa bài, nêu nhận xét. 
HĐ2 : Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 2 : Gọi hs đọc đề bài.
- Gọi một HS đọc nội dung BT2. Cả lớp theo dõi trong SGK.
GV kết luận bằng cách viết lại các tên riêng:
Bài tập 3 : 
- GV treo tờ phiếu viết sẵn bài thơ có đánh số thứ tự (1,2,3,4,5)lên bảng, mời một HS đọc lại các câu đó bằng thơ. 
- GV chia lớp thành 5 nhóm . Phát cho mỗi nhóm bút dạ và giấy khổ to. Các nhóm đọc thầm lại bài thơ, suy nghĩ, trao đổi, giải đố, viết lần lượt, đúng thứ tự tên các nhân vật lịch sử vào giấy 
- HS thi đọc thuộc lòng các câu đố.
3. Củng cố .Dặn dò:
 -Gọi hs nêu cách viết hoa tên người (tên người dân tộc), tên địa lí.
-Dặn HS về nhà viết lại tên 5 vị vua, HTL.
2 HS 
- HS đọc thầm lại bài chính tả. 
- HS luyện viết những từ dễ viết sai
-HS viết bài. 
-HS đổi vở cho nhau để soát lỗi .
- HS đọc thầm đoạn thơ,-nói các tên riêng đó, nêu cách viết hoa các tên riêng đó. 
.
- Một HS đọc nội dung BT3:
- Các đại diện dán bài lên bảng lớp, lần lượt trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét
- HS cả lớp nhẩm thuộc lòng các câu đố.
-HS nêu.
Tiết 5: KĨ THUẬT
LẮP XE BEN (Tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu
- Chọn đúng và đầy đủ các chi tiết để lắp xe ben.
- Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn, có thể chuyển động được.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe ben.
II. Đồ dùng dạy-học-Mẫu xe ben đã lắp sẵn.-Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy-học.
1. Kiểm tra dụng cụ học tập của hs.
2. Bài mới. - Giới thiệu bài 
HĐ 1: Quan sát, nhận xét mẫu.
- Cho hs quan sát mẫu xe ben đã lắp sẵn.
- Hướng dẫn học sinh quan sát toàn bộ và quan sát kĩ từng bộ phận
H: Để lắp được xe ben theo em cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy kể tên các bộ phận đó.
HĐ 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
a) Hướng dẫn chọn các chi tiết. Gọi 2 hs lên gọi tên và chọn từng loại chi tiết theo bảng sgk
b) Lắp từng bộ phận.
* Lắp khung sàn xe và các giá đỡ (H2-sgk)
- Yêu cầu hs quan sát kĩ hình 2 sgk để trả lời :
- Để lắp khung sàn và các giá đỡ, em cần phải chọn các chi tiết nào ?
- Gọi HS trả lời câu hỏi và chọn các chi tiết.
- Gọi 1 em khác lên lắp khung sàn xe.
* GV tiến hành lắp các giá đỡ theo thứ tự: Lắp 2 thanh chữ L vào hai thanh thẳng 3 lỗ, sau đó lắp tiếp vào hai lỗ cuối của hai thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài
* Lắp sàn ca bin và các thanh đỡ H3-SGK
H: Để lắp được sàn ca bin và các thanh đỡ, ngoài các chi tiết ở hình 2 em còn phải chọn thêm các chi tiết nào?
*GV tiến hành lắp tấm chữ L vào đầu của hai thanh thẳng 11 lỗ cùng với thanh chữ U dài
*Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau (H.4-SGK)
- Yêu cầu học sinh quan sát hình, sau đó gọi 1 hs lên bảng thực hiện:
- Dựa vào hình 4, em hãy lắp bánh xe, trục dài trục ngắn1, vòng hãm vào thanh thẳng 7 lỗ theo đúng thứ tự.
- GV nhận xét và hướng dẫn lắp tiếp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau. Lưu ý cho hs biết vị trí, số lượng vòng hãm ở mỗi trục bánh xe
* Lắp trục bánh xe trước (H.5a-SGK)
- Gọi 1 hs lên lắp trục bánh xe trước
* Lắp ca bin (H.5b-SGK)
- Gọi 1 -2 hs lên lắp
c) Lắp ráp xe ben. (H.1-SGK)
- GV tiến hành lắp ráp xe theo các bước ở SGK
*Lắp ca bin:
+ Lắp 2 tấm bên của chữ U vào hai bên tấm nhỏ.+ Lắp tấm mặt của ca bin vào hai tấm bên của chữ U.+ Lắp tấm sau của chữ U vào phía sau.
- Gọi hs lên lắp tiếp các bước còn lại.
- Kiểm tra sản phẩm : Kiểm tra mức độ nâng lên, hạ xuống của thùng xe.
d) HD tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp
3. Củng cố - Dặn dò:
- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau học tiếp.
- Nhận xét tiết học.
- Hs quan sát mẫu xe ben đã lắp sẵn.
- 2 hs lên bảng gọi tên và chọn từng loại chi tiết theo bảng ở sgk.
- Hs quan sát kĩ hình 2 sgk để trả lời các câu hỏi:
-2 thanh thẳng 11 lỗ, 2 thanh thẳng 6 lỗ, 2 thanh thẳng 3lỗ, 2 thanh chữ L dài, 1 thanh chữ U dài
- 1 em khác lên lắp khung sàn xe
- Quan sát gv lắp.
- Thêm 1 tấm lớn, một thanh chữ U dài
- Quan sát gv lắp.
- Quan sát và xung phong lên bảng lắp.
- 1 hs lên lắp.
- Lớp quan sát và bổ sung bước lắp của bạn.
- 1 hs lên lắp trục bánh xe trước, dưới lớp quan sát, nhận xét.
- 2 hs lên lắp
- Lớp quan sát và bổ sung bước lắp của bạn.
-HS quan sát.
- HS lên lắp tiếp các bước còn lại.
- HS quan sát.
Tiết 6: Toán 
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
- Ôn lại kt đã học cho học sinh.
- Giả một số bài toán nâng cao.
II. Lên lớp 
Bài 1: Hai hình tròn có tổng hai bán kính bằng 7,9 cm, hiệu hai chu vi bằng 6,908 cm. Tìm diện tích của mỗi hình tròn.
Bài 2: Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 9 cm, chiều rộng 6 cm, diện tích xung quanh là 150 cm2. Tính chiều cao của hình hộp chữ nhật đó.
Bài 3: Người ta sơn tất cả các mặt một cái thùng hình hộp chữ nhật có diện tích đáy là 0,4 m2, tổng số đo chiều dài và chiều cao là 1,4 m, chiều cao bằng chiều dài. Hỏi phần diện tích được sơn là bao nhiêu ?
Bài 4: Hình tròn A có chu vi là 50,24 cm, hình tròn B có chu vi là 31,4 cm. Hỏi diện tích hình tròn A gấp mấy lần diện tích hình tròn B ?
Ngày giảng: Thứ ba ngày 04 tháng 03 năm 2014
Tiết 1: TOÁN 
LUYỆN TẬP CHUNG.
I. Mục đích yêu cầu: Giúp HS củng cố:
- Biết tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán. 
- Biết tính thể tích một hình lập phương trong mối quan hệ với thể tích của một hình lập phương khác.
II. Các hoạt động dạy-học:
1. bài cũ:Gọi 2 HS lên bảng viết công thức tính thể tích hlp và HHCN	
2. bài mới:Giới thiệu -ghi đầu bài.
HĐ 1:Bài 1: 
Gọi hs đọc đề bài tập.
- GV hướng dẫn HS tự tính nhẩm 15% của 120 theo cách tính nhẩm của bạn Dung (như trong SGK) 
- Yêu cầu hs nêu cách tính nhẩm.
- GV nhận xét chốt lại.
a) Cho HS nêu yêu cầu của bài tập. 	
- Hướng dẫn học sinh nêu nhận xét, sau đó tự làm bài vào vở.
- Gọi 1 em lên bảng làm
-Nhận xét, ghi điểm.
b) Gọi hs đọc đề bài.
- Cho HS tự làm vào vở rồi chữa bài. 
- Nhận xét, ghi điểm.
HĐ 2 : Bài 2: Gọi hs đọc đề bài.
-Hướng dẫn, gợi ý:
-Muốn tính tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào?
-Muốn tính thể tích của HLP ta làm thế nào ?
-Cho cả lớp làm vào vở. 1 HS lên bảng 
-Nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố.Dặn dò
- Dặn HS về nhà ôn lại bài
-Nhận xét tiết học
a. 17,5% của 240 là42
b. Vậy: 35% của 520 là 182
a. Tỉ số thể tích của hlp lớn và hlp bé là . Như vậy TSPT thể tích của hlp lớn và của hlp bé là:
3 : 2 = 1,5 1,5 = 150%
b) Thể tích của hlp lớn là:
64 × = 96 (cm3).
.
Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRẬT TỰ – AN NINH	
I.Mục đích yêu cầu:
- Làm được BT 1 ; BT 4.
- Giáo dục ý thức giữ trật tự, yêu thích Tiếng Việt.
II.Đồ dùng dạy-học:
-Từ điển từ đồng nghĩa TViệt, sổ tay từ ngữ TViệt tiểu học 
III. Các hoạt động dạy-học
1. Kiểm tra bài cũ:- Mời 1 học sinh làm BT1 (phần Ltập) tiết LTVC trước.
2.  ...  hoạt động dạy-học:
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi 3 HS đọc đoạn văn đã viết lại (sau tiết trả bài).
2. Dạy bài mới:- Giới thiệu bài.
Hướng dẫn HS làm bài luyện tập :
Bài tập 1. Gọi hs đọc yêu cầu của bài
- Mời hai HS nối tiếp nhau đọc to, rõ nội dung BT1, đọc cả bài văn 
- GV giới thiệu một chiếc áo quân phục; giải nghĩa thêm từ ngữ : Vải Tô Châu : 
- YC cả lớp đọc lại yêu cầu của bài; trao đổi theo cặp để trả lời lần lượt các câu hỏi. GV nhắc HS nói rõ bài văn mở bài theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp; kết bài kiểu mở rộng hay không mở rộng.
a) Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài.Phần thân bài miêu tả như thế nào?
b) Tìm các hình ảnh nhân hoá, so sánh 
- GV dán lên bảng lớp tờ giấy ghi kiến thức cần ghi nhớ về bài văn tả đồ vật; 
- Mời 2HS đọc lại, cả lớp theo dõi.
Bài tập 2.- Mời HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hỏi HS đã chọn đồ vật để quan sát ở nhà theo lời dặn của cô như thế nào.
- Đề bài yêu cầu gì ?
- hs nối tiếp nhau đọc đoạn văn đã viết.
- GV nhận xét, chấm điểm.
3. Củng cố Dặn dò
- Mời học sinh đọc lại ghi nhớ.
- Dặn HS viết lại đoạn văn (BT2) . 
- 3 học sinh đọc bài.
Bài tập 1. Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.
- 1 học sinh đọc bài văn, 1 học sinh đọc chú giải, câu hỏi
- HS quan sát, lắng nghe.
- Đại diện cặp phát biểu ý kiến.
Bài tập 2.Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em.
- HS suy nghĩ , viết đoạn văn .
- Nhiều HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn đã viết. 
- Học sinh đọc lại ghi nhớ.
Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG CẶP TỪ HÔ ỨNG
I. Mục đích yêu cầu :
- Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng thích hợp (ND Ghi nhớ).
- Làm được BT 1, 2 của mục III.
- Giáo dục học sinh biết sử dụng đúng các cặp từ chỉ quan hệ.
II. Đồ dùng dạy-học: 
III. Các hoạt động dạy-học:
1. Kiểm tra bài cũ: 2HS làm lại bài tập 3, 4 của tiết luyện từ và câu : MRVT : Trật tự –An ninh. 
2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài
HĐ 1: nhận xét, ghi nhớ : Phần này GV chỉ lướt qua
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập1: Gọi HS đọc yêu cầu 
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT1, cho hs làm bài cá nhân – các em gạch 1 gạch chéo phân cách 2 vế câu, gạch 1 gạch dưới cặp từ hô ứng nối 2 vế câu.
- GV dán bảng 2 tờ phiếu, gọi 2HS lên bảng làm bài, trình bày kết quả. 
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu 
- Cách thực hiện tương tự ở BT1. GV lưu ý HS : có một vài phương án điền các cặp từ hô ứng thích hợp vào chỗ trống ở một số câu.
- GV mời 3,4 HS lên bảng làm bài tập trên phiếu.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, 
3. Củng cố.Dặn dò.
- Gọi hs đọc lại ghi nhớ 
- Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học 
- 2 HS lên bảng làm.
- Cả lớp nhận xét.
-HS đọc yêu cầu của BT1, làm bài cá nhân – các em gạch 1 gạch chéo phân cách 2 vế câu, gạch 1 gạch dưới cặp từ hô ứng nối 2 vế câu.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: 
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
- HS làm bài tập.
Tiết 4: ĐẠO ĐỨC 
EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (tiết 2 )
I. Mục đích yêu cầu.
- Biết Tổ quốc của em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế. hiểu biết về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc 
- Có ý thức học tập và rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
II. Đồ dùng dạy-học :	 Tranh, ảnh về đất nước, con người Việt Nam 
III. Các hoạt động dạy-học:
1. bài cũ Em hiểu biết gì về đất nước Việt Nam?
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1( SGK ).Gọi hs đọc đề bài.
- GV cho hs hoạt động nhóm 4, giao nhiệm vụ: đọc mốc thời gian ở bài tập 1, thảo luận để giới thiệu một sự kiện, một bài hát , bài thơ, tranh , ảnh, nhân vật lịch sử liên quan đến một mốc thời gian hoặc một địa danh của Việt Nam đã nêu trong bài tập 1.
+ Nhóm 1: Về sự kiện ngày 2/9/1945
+ Nhóm 2: Về ngày 7/5/1954.
+ Nhóm 3: Ngày 30/4/1975.
+ Nhóm 4: Về sông Bạch Đằng.
+ Nhóm 5: Về Bến Nhà Rồng.
+ Nhóm 6: Về cây đa Tân Trào.	 
Hoạt động 2: Đóng vai 
Bài tập 3: Gọi 1 học sinh đọc bài tập.
- GV yêu cầu HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch và giới thiêu với khách du lịch về một trong các chủ đề : văn hoá, kinh tế, lịch sử, danh lam thắng cảnh, con người Việt Nam trẻ em Việt Nam, việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam.
Hoạt động 3: Triển lãm nhỏ 
Bài tập 4.Gọi 2 học sinh nêu bài tập.
- GV yêu cầu HS trưng bày tranh vẽ theo nhóm về đất nước, con người Việt Nam.
- GV nhận xét về tranh vẽ của HS, tuyên dương .
3. Củng cố 4.Dặn dò
- Mời học sinh đọc lại ghi nhớ.
- Dặn HS chuẩn bị bài : Em yêu hoà bình.
- Từng nhóm thảo luận theo sự hướng dẫn của nhóm trưởng.
- Đại diên nhóm lên trình bày về một mốc thời gian hoặc một địa danh
+ Các nhóm chuẩn bị đóng vai. Thư kí ghi các ý kiến, cả nhóm thảo luận.
 - Đại diện các nhóm lên đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu trước lớp.
- HS trưng bày tranh vẽ.
- Lắng nghe.
 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 28 tháng 02 năm 2014
Tiết 1: ĐỊA LÝ 
ÔN TẬP
I. Mục đích – yêu cầu: 
- Tìm được vị trí châu Á, châu Âu trên bản đồ.
- Khái quát đặc điểm châu Á, Âu về : diện tích, địa hình, dân cư, hoạt động kinh tế.
- GDHS yêu thích học tập bộ môn.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Phiếu học tập vẽ lược đồ trống châu Á, châu Âu.
- Bản đồ Tự nhiên Thế giới .
III. Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Em hãy nêu những nét chính về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, các sản phẩm chính của Liên Bang Nga.
-Vì sao Pháp sản xuất được nhiều nông sản ?Kể tên một số sản phẩm của ngành công nghiệp Pháp.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài : 
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
 Hđ1: Trò chơi : “Đối đáp nhanh’’
- GV chọn 2 đội chơi, mỗi đội 7 HS, đứng thành 2 nhóm ở hai bên bảng, giữa bảng treo bản đồ tự nhiên thế giới.
-Hướng dẫn cách chơi và tổ chức chơi: 
+ Đội 1 ra một câu hỏi về một trong các nội dung vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ, các dãy núi lớn, các đồng bằng lớn, các con sông lớn của châu Á, hoặc châu Âu.
+ Đội 2 nghe xong câu hỏi nhanh chóng dùng bản đồ tự nhiên thế giới để trả lời đội 1. Nếu đúng được bảo toàn số bạn chơi, nếu sai bạn trả lời sai bị loại khỏi cuộc chơi.
+ Mỗi đội được hỏi 7 câu hỏi 
+ Trò chơi kết thúc khi hết lượt nêu câu hỏi, đội nào còn nhiều thành viên hơn là đội đó thắng cuộc.
- GV tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng .
Hđ2: So sánh một số yếu tố tự nhiên và xã hội giữa châu Á và châu Âu.
- GV yêu cầu HS kẻ bảng như bài 2 trang 115-SGK vào vở và tự làm bài 
- GV nhận xét và kết luận 
3. Củng cố Dặn dò:
- GV tổng kết nội dung .
- Dặn HS về nhà ôn các kiến thức đã học . 
Lần lượt gọi 3 em
- Các đội chơi.
- Các câu hỏi có thể là:
+ Chỉ và nêu vị trí, giới hạn châu Á, châu Âu.
+ Kể tên các dãy núi lớn ở châu Á, châu Âu.
+ Kể tên các đồng bằng lớn ở châu Á, châu Âu.
+ Kể tên các sông lớn ở châu Á, châu Âu.
+ Nêu đặc điểm về địa hình châu Á, châu Âu.
-Cả lớp theo dõi và nhận xét.
-1HS lên bảng làm bài trên bảng .
Tiêu chí
Ch Á
ChÂu
Diện tích 
b
a
Khí hậu 
c
d
Địa hình 
e
g
Chủng tộc
i
h
HĐ kinh tế
k
l
Tiết 2: TOÁN 
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. 
- GDHS yêu thích môn học.
II.Các hoạt động dạy-học
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS nêu cách tính diện tích diện tích,thể tích của HHCN, HLP.
2. Dạy bài mới:-Giới Ghi đầu bài. 
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- Bài toán cho biết gì ? hỏi gì ?
- Cho hs làm bài vào vở gọi 1 HS lên bảng làm bài
- Nhận xét chốt lại kết quả đúng và ghi điểm.	 
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu bài.
-Gợi ý, hỏi:
- Muốn tính diện tích, thể tích hình lập phương ta làm thế nào ?
-Cho hs làm bài vào vở gọi 1 HS lên bảng làm bài
3. Củng cố.Dặn dò
-Nêu lại kiến thức vừa Luyện tập
- Chuẩn bị bài sau kiểm tra 1 tiết.
1m = 10dm; 50cm = 5 dm; 60cm = 6dm.
a) Dtxq của bể kính là: 180 (dm2)
Dt đáy của bể kính là: 50(dm2)
Dt kính dùng làm bể cá là: 230(dm2)
b) T tích trong lòng bể là:300(dm3)
c) T tích nước có trong bể là: 225 (dm3)
Bài 2:	Giải
 a) Diện tích xung quanh của hlp là:
1,5 × 1,5 × 4 = 9 (m2)
b) Diện tích toàn phần của hlp là: 
1,5 × 1,5 × 6 = 13,5 (m2)
 Đáp số: a) 9m2 ; b) 13,5m2; 
Tiết 3: TẬP LÀM VĂN 
ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT
I.Mục đích – yêu cầu: 
- Lập được dàn ý bài văn miêu tả đồ vật.
- Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập một cách rõ ràng, đúng ý.
II. Đồ dùng dạy – học:
- 3 bảng phụ cho 3 học sinh lập dàn ý.
III. Các hoạt động dạy -học :
1. bài cũ Mời học sinh đọc đoạn văn tả hình dáng, công dụng đồ vật gần gũi.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
Bài tập 1:
a) Chọn đề bài:
- Mời 1 học sinh đọc 5 đề bài 
- GV gợi ý: Các em cần chọn trong 5 đề văn đã cho 1 đề phù hợp với mình. Có thể chọn tả quyển sách Tiếng Việt lớp 5, tập 2 (hoặc chiếc đồng hồ báo thức); có thể chọn tả đồ vật trong nhà em yêu thích (cái ti vi, bếp ga, giá sách, lọ hoa, bàn học) ; một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em, 
b) Lập dàn ý: .
- Mời học sinh nói đề bài mình chọn.
- YC học sinh dựa vào gợi ý 1 viết dàn ý ra giấy nháp. GV phát bảng phụ cho 3 HS làm.
- YC học sinh làm bảng phụ dán lên bảng lớp. GV cùng học sinh nhận xét, hoàn chỉnh dàn ý. 
- YC học sinh tự sửa bài.
Bài tập 2:
Mời học sinh đọc yêu cầu bài và gợi ý 2.
- YC học sinh dựa vào dàn ý đã lập, trình bày miệng bài văn của mình.
- Gv nhận xét về cách chọn đồ vật để tả, cách sắp xếp các phần trong dàn ý,
- cả lớp chọn người trình bày hay nhất. .
3. Củng cố. Dặn dò
- HS đọc.
- HS đọc.
- học sinh đọc gợi ý 1 trong SGK và nói đề bài mình chọn.
Vài học sinh đọc.
Bài tập 2 Tập nói trong nhóm, nói trước lớp theo dàn ý đã lập:
- HS tập nói trong nhóm. trước lớp theo dàn ý đã lập:
- Cả lớp cùng GV nhận xét, chọn người trình bày hay nhất.
Tiết 4: Sinh hoạt lớp 
TUẦN 24
* Sơ kết tuần 24
- Cho lớp trưởng báo cáo việc theo dõi nề nếp sinh hoạt của lớp trong tuần. 
- Ban cán sự lớp và tổ trưởng bổ sung.
- GV nhận xét chung, bổ sung.
* Kế hoạch tuần 25
- Tiếp tục duy trì sĩ số và nề nếp trong tuần, khắc phục một số hạn chế ở tuần trước.
- Học chương trình tuần 25 theo thời khoá biểu. 
-Vừa học vừa ôn để chuẩn bị thi giữa học kì 2.
-15 phút đầu giờ cần tăng cường hơn việc kiểm tra bài cũ, đọc và làm theo báo Đội.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông – Giữ vững an ninh học đường.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 
- Học tập và rèn luyện nghiêm túc hơn.Vâng lời, giúp đỡ ông bà, cha mẹ. - Nộp đầy đủ các khoản tiền quy định.
- Tích cực ôn luyện chuẩn bị cho kì thi học sinh giỏi các cấp

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 24 lop 5.doc