Bài soạn khối 5 - Tuần 29

Bài soạn khối 5 - Tuần 29

I. MỤC TIÊU:

-Có hiểu biết ban đầu, đơn giản về tổ chức Liên Hiệp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.

 -Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hiệp Quốc đang làm việc tại nước ta.

*HSK,G: Kể được một số việc làm của các cơ quan Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam hoặc ở địa phương

*BVMT:Liên hệ: Một số hoạt động của Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam và trên thế giới.

 

doc 47 trang Người đăng huong21 Lượt xem 958Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn khối 5 - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUAÀN 29 Ngày tháng năm 2010
ÑAÏO ÑÖÙC
Tiết 29 EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC (Tiết 2) 
KTKN:86. SGK:42 
I. MỤC TIÊU:
-Có hiểu biết ban đầu, đơn giản về tổ chức Liên Hiệp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
 -Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hiệp Quốc đang làm việc tại nước ta.
*HSK,G: Kể được một số việc làm của các cơ quan Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam hoặc ở địa phương
*BVMT:Liên hệ: Một số hoạt động của Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam và trên thế giới.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Ảnh trong bài.
- Sưu tầm tranh, ảnh, bài báo về các hoạt động của Liên Hợp Quốc và các cơ quan của Liên Hợp Quốc ở địa phương và ở Việt Nam. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
@ Kiểm tra bài cũ:
GV hỏi HS: Em hiểu gì về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này ?
Nhận xét
@ Dạy bài mới:
1/ Hoạt động 1: Chơi trò chơi Phóng viên (bài tập 2, SGK).
* Mục tiêu: HS biết tên một vài cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam; biết một vài hoạt động của các cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam và địa phương em.
 * Cách tiến hành:
- GV phân công một số HS thay nhau đóng vai phóng viên (có thể là phóng viên báo Thiếu niên Tiền phong, phóng viên đài truyền hình, phóng viên đài phát thanh,) và tiến hành phỏng vấn các bạn trong lớp về các vấn đề có liên quan đến tổ chức Liên Hợp Quốc như:
+ Liên Hợp Quốc được thành lập khi nào?
+ Trụ sở Liên Hợp Quốc đóng ở đâu?
+ Việt Nam đã trở thành thành viên Liên Hợp Quốc từ khi nào?
+ Bạn hãy kể tên một cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam mà bạn biết.
+ Bạn hãy kể một việc làm của Liên Hợp Quốc mang lại lợi ích cho trẻ em.
+ Bạn hãy kể một hoạt động của cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam hoặc ở địa phương mà bạn biết
- GV nhận xét, kết luận.
2/ Hoạt động 2: Triển lãm nhỏ
* Mục tiêu: Củng cố bài. 
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn các nhóm HS trưng bày tranh, ảnh, bài báo,về Liên Hợp Quốc đã sưu tầm được xung quanh lớp học.
- GV nhận xét, kết luận. 
@ Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài cho tiết sau “ Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên”.
HS trình bày: 
+ Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay.
+ Từ khi thành lập, Liên Hợp Quốc đã có nhiều hoạt động vì hòa bình, công bằng và tiến bộ xã hội.
+ Việt Nam là một thành viên của Liên Hợp Quốc.
- HS tham gia trò chơi.
+ Liên Hợp Quốc được thành lập vào ngày 24 tháng 10 năm 1945.
+ Trụ sở Liên Hợp Quốc tại Niu I-oóc.
+ Ngày 20 tháng 9 năm 1977, Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc và trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức này.
- Cả lớp cùng đi xem, nghe giới thiệu và trao đổi.
Duyệt :
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Tổ trưởng Hiệu trưởng
TUAÀN 29 Ngày tháng năm 2010
TOAÙN 
Tiết 141 ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ (tiếp theo) 
KTKN:75. SGK: 149 
I. MỤC TIÊU:
Biết xác định phân; biết so sánh, sắp xếp các phân số theo thứ tự.
BT cần làm:1,2,4,5a.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
@ Dạy bài mới:
-Giới thiệu bài,ghi tên bài
* Bài 1: GV cho HS tự làm bài. Sau đó, GV chữa bài.
* Bài 2: GV cho HS tự làm bài. Sau đó, GV chữa bài.
* Bài 3: GV cho HS tự làm bài. Sau đó, GV chữa bài.
* Bài 4: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
* Bài 5: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
- Miệng:
D. 
- Miệng: 
B. Đỏ (Vì số viên bi là 20 x = 5 (viên bi), đó chính là 5 viên bi đỏ).
- KKHSK,G:
Phân số bằng phân số ; ; 
Phân số bằng phân số 
- Làm vở:
a) = = 
 = = 
Vậy: > (Vì >)
b) = = 
 = = 
Vậy: < (Vì <)
c) >1 (vì tử số lớn hơn mẫu số)
 1 > (vì tử số bé hơn mẫu số)
Vậy: > (Vì >1 >)
- Làm bảng: 
a) ; ; 
b) ; ; (vì > ; > )
Duyệt :
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Tổ trưởng Hiệu trưởng
TUAÀN 29 Ngày tháng năm 2010
TAÄP ÑOÏC
Tieát 57 MỘT VỤ ĐẮM TÀU 
KTKN:44. SGK: 108 
I. MỤC TIÊU:
-Biết đọc diễn cảm bài văn.
 -Hiểu ý nghĩa: Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng cuả Ma-ri-ô. (Trả lời được các câu hỏi SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh họa chủ điểm và bài đọc trong SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
@ Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu chủ điểm và bài đọc:
Từ hôm nay, các em học một chủ điểm mới - chủ điểm Nam và Nữ. Những bài học trong chủ điểm này giúp các em hiểu về sự bình đẳng nam nữ và vẻ đẹp riêng về tính cách của mỗi giới. Trong bài tập đọc mở đầu chủ điểm - truyện Một vụ đắm tàu, các em sẽ làm quen với hai nhân vật tiêu biểu cho hai giới: Đó là cậu bé Ma-ri-ô mạnh mẽ, cao thượng và cô bé Giu-li-ét-ta tốt bụng, dịu hiền. Ghi bảng
2/ Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a)Luyện đọc: 
- GV yêu cầu:
+ Hai HS giỏi tiếp nối nhau đọc bài văn.
+ Một HS đọc phần chú thích và giải nghĩa sau bài (Li-vơ-pun, bao lơn). 
- GV viết lên bảng các từ: Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta. GV đọc mẫu, hướng dẫn cả lớp đọc đồng thanh.
- GV yêu cầu từng tốp 5 HS tiếp nối nhau đọc 5 đoạn của bài văn (2 -3 lượt):
+ Đoạn 1: Từ đầu đến về quê sống với họ hàng.
+ Đoạn 2: Từ Đêm xuống đến băng cho bạn.
+ Đoạn 3: Từ Cơn bão dữ dội đến Quang cảnh thật hỗn loạn.
+ Đoạn 4: Từ Ma-ri-ô đến đôi mắt thẫn thờ, tuyệt vọng.
+ Đoạn 5: Phần còn lại.
GV kết hợp sửa lỗi phát âm, giọng đọc cho HS.
- GV cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV gọi một, hai HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn.
b) Tìm hiểu bài:
GV hỏi: 
-1.Nêu và hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta. 
GV nêu: Đây là hai bạn nhỏ người I-ta-li-a, rời cảng Li-vơ-pun ở nước Anh về I-ta-li-a.
-2. Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương ? 
-3 Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu bé ?
-4 Hãy nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật chính trong truyện.
GV: Ma-ri-ô mang những nét tính cách điển hình của nam giới, Giu-li-ét-ta có những nét tính cách điển hình của phụ nữ. Là HS, ngay từ nhỏ, các em cần có ý thức rèn luyện để là nam - phải trở thành một nam giới mạnh mẽ, cao thượng; là nữ - phải trở thành một phụ nữ dịu dàng, nhân hậu, sẵn lòng giúp đỡ mọi người.
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- GV yêu cầu một tốp 5 HS tiếp nối nhau luyện đọc diễn cảm 5 đoạn của bài văn. GV hướng dẫn HS đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn.
- GV chọn và hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn cuối bài (Từ Chiếc xuồng cuối cùng được thả xuống đến hết) theo cách phân vai.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn đã chọn.
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà đọc trước bài “Con gái ”.
- HS quan sát tranh minh họa chủ điểm, tranh minh họa bài đọc trong SGK.
-Ghi vở
- 2 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Cả lớp đồng thanh đọc.
- Các tốp HS tiếp nối nhau đọc.
- Nhóm 2.
- 1 - 2 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS lắng nghe và chú ý giọng đọc của GV.
- HSY: Ma-ri-ô: bố mới mất, về quê sống với họ hàng. Giu-li-ét-ta: đang trên đường về nhà gặp lại bố mẹ.
-HSTB: Thấy Ma-ri-ô bị sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dụi, Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng vết thương cho bạn.
- Nhóm 4: Ma-ri-ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì bạn.
- HSG:
+ Ma-ri-ô là một bạn trai rất kín đáo (giấu nỗi bất hạnh của mình, không kể với bạn), cao thượng đã nhường sự sống của mình cho bạn.
+ Giu-li-ét-ta là một bạn gái tốt bụng, giàu tình cảm: hoảng hốt, lo lắng khi thấy bạn bị thương; ân cần, dịu dàng chăm sóc bạn; khóc nức nở khi nhìn thấy Ma-ri-ô và con tàu đang chìm dần.
- Một tốp 5 HS đọc tiếp nối.
- Cả lớp luyện đọc.
- HS thi đọc diễn cảm.
- Ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.
Duyệt :
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Tổ trưởng Hiệu trưởng
TUAÀN 29 Ngày tháng năm 2010
LÒCH SÖÛ
 Tieát 29 HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 
KTKN: 108. SGK: 58
I. MỤC TIÊU:
 Biết tháng 4-1976, Quốc hội chung cả nước được bầu và họp vào cuối tháng 6 đầu tháng 7-1976:
 +Tháng 4-1976 cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước.
 +Cuối tháng 6, đầu tháng 7-1976 Quốc hội đã họp và quyết định: tên nước, Quốc huy, Quốc kì, Quốc Ca, Thủ đô, và đổi tên thành phố Sài Gòn-Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Ảnh tư liệu về cuộc bầu cử và kì họp Quốc hội khóa VI, năm 1976.
- Phiếu học tập của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
@ Kiểm tra bài cũ:
GV yêu cầu HS nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng ngày 30-4-1975.
Nhận xét,đánh giá.
@ Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Từ trưa 30-4-1975, miền Nam đã được giải phóng, đất nước ta thống nhất về mặt lãnh thổ. Nhưng chúng ta chưa có nhà nước chung do nhân dân cả nước bầu ra. Nhiệm vụ đặt ra là phải thống nhất về mặt nhà nước, tức là phải lập ra Quốc hội chung trong cả nước. Ghi bảng
- GV nêu các nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Cuộc bầu cử Quốc hội thống nhất (Quốc hội khóa VI) diễn ra như thế nào?
+ Những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI.
+ Ý nghĩa cuộc bầu cử và kì họp đầu tiên của Quốc hội khóa VI.
2. Hoạt động 1:
- GV nêu thông tin về cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước ta (6-01-1946), từ đó nhấn mạnh ý nghĩa của lần bầu cử Quốc hội khóa VI.
- GV nêu rõ không khí tưng bừng của cuộc bầu cử Quốc hội khóa VI.
3. Hoạt động 2:
- GV cho HS tìm hiểu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI, năm 1976.
- GV yêu cầu các nhóm trao đổi, tranh luận đi tới thống nhất các ý: tên nước, quy định Quốc kì, Quốc ca, Quốc huy, chọn Thủ đô, đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định, bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Chính phủ.
4. Hoạt động 3:
- GV yêu cầu HS thảo luận làm rõ ý: Những quyết định của kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI thể hiện điều gì?
- GV kết luận: Việc bầu Quốc hội thống nhất và kì họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất có ý nghĩa lịch sử trọng đại. Từ đây nước ta có bộ máy Nhà nước chung thống nhất, tạo điều kiện để cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.
5. Hoạt động 4:
- GV nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử của Quốc hội khóa VI.
- GV cho HS nêu cảm nghĩ về cuộc bầu cử Quốc hội khóa VI và kì họp đầu tiên của Quốc hội thống n ... tấn = 5,36 tấn
d) 657 g = 0,657 kg
Duyệt :
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Tổ trưởng Hiệu trưởng
TUAÀN 29 Ngày tháng năm 2010
TAÄP LAØM VAÊN
Tieát 58 TRẢ BÀI VĂN TẢ CÂY CỐI 
KTKN: 45. SGK:116 
I. MỤC TIÊU:
Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cây cối; Nhận biết và sửa được lỗi trong bài của mình; viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại đoạn văn cho hay hơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Bảng phụ ghi 5 đề bài của tiết Kiểm tra viết (Tả cây cối, tuần 27); một số lỗi điển hình cần chữa chung trước lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
@ Kiểm tra bài cũ:
GV yêu cầu một, hai tốp HS phân vai đọc lại hoặc diễn một trong hai màn kịch (Giu-li-ét-ta hoặc Ma-ri-ô) cả nhóm đã hoàn chỉnh.
@ Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Nhận xét kết quả bài viết của HS:
- GV mở bảng phụ đã viết 5 đề văn của tiết Kiểm tra viết (Tả cây cối); hướng dẫn HS xác định rõ yêu cầu của đề bài (nội dung, thể loại); một số lỗi điển hình.
a) Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp
- Những ưu điểm chính.
- Những thiếu sót, hạn chế.
b) Thông báo điểm số cụ thể
3. Hướng dẫn HS chữa bài:
GV trả bài cho từng HS.
a) Hướng dẫn HS chữa lỗi chung
- GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết trên bảng phụ.
- GV gọi một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi.
- GV cho HS trao đổi về bài chữa trên bảng. GV chữa lại cho đúng.
b) Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài
- GV yêu cầu HS đọc lời nhận xét của GV, phát hiện thêm lỗi trong bài làm và sửa lỗi. Đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát việc sửa lỗi.
- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
c) Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay
- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo của HS.
- GV cho HS trao đổi, thảo luận để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
d) HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn
- GV yêu cầu mỗi HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt, viết lại cho hay hơn.
- GV cho HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn vừa viết. GV chấm điểm những đoạn văn viết hay.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- GV yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại cả bài văn. Cả lớp đọc trước nội dung tiết TLV tuần 30 (Ôn tập về tả con vật); chọn quan sát trước hình dáng, hoạt động của con vật.
1, 2 tốp HS thực hiện yêu cầu.
- HS nhìn bảng phụ.
- Cả lớp tự chữa lỗi trên nháp.
- Cả lớp trao đổi về bài chữa.
- HS đọc và sửa lỗi theo nhóm 2.
- HS lắng nghe.
- HS trao đổi, thảo luận.
- HS chọn và viết lại đoạn văn.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn vừa viết.
Duyệt :
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Tổ trưởng Hiệu trưởng
TUAÀN 29 Ngày tháng năm 2010
KEÅ CHUYEÄN
Tieát 29 LỚP TRƯỞNG LỚP TÔI 
KTKN: 45. SGK: 112
I. MỤC TIÊU:
-Kể được từng đoạn câu chuyện và bước đầu kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời một nhân vật.
-Hiểu và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
*HSK,G:kể được toàn bộ câu chuyện theo lời của một nhân vật (BT2)
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Tranh minh họa truyện trong SGK.
- Bảng phụ ghi tên các nhân vật trong câu chuyện; các từ ngữ khó.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
@ Kiểm tra bài cũ:
GV yêu cầu HS kể lại câu chuyện nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo.
@ Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi kể về một lớp trưởng nữ tên là Vân. Khi Vân mới được bầu làm lớp trưởng, một số bạn nam không phục, cho rằng Vân thấp bé, ít nói, học chưa thật giỏi. Nhưng dần dần, Vân đã khiến các bạn rất nể phục. Các em hãy lắng nghe câu chuyện để biết Vân đã làm gì để chinh phục được lòng tin của các bạn.
2. GV kể chuyện Lớp trưởng lớp tôi (2 -3 lần):
- GV kể lần 1. GV mở bảng phụ giới thiệu tên các nhân vật trong câu chuyện (nhân vật “tôi”, Lâm “voi”, Quốc “lém”, lớp trưởng Vân); giải nghĩa một số từ ngữ khó: hớt hải (từ gợi tả dáng vẻ hoảng sợ lộ rõ ở nét mặt, cử chỉ), xốc vác (có khả năng làm được nhiều việc, kể cả việc nặng nhọc), củ mỉ cù mì (lành, ít nói và hơi chậm chạp),
- GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa trong SGK.
- GV kể lần 3.
3. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
GV cho một HS đọc 3 yêu cầu của tiết KC. GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu:
a) Yêu cầu 1:
- GV cho một HS đọc lại yêu cầu 1.
- GV yêu cầu HS quan sát lần lượt từng tranh minh họa truyện, kể lại với bạn bên cạnh nội dung từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- GV cho HS xung phong kể lại lần lượt từng đoạn câu chuyện theo tranh (kể vắn tắt, kể tỉ mỉ).
- GV bổ sung, góp ý nhanh; cho điểm HS kể tốt.
b) Yêu cầu 2, 3:
- GV cho một HS đọc lại yêu cầu 2, 3.
- GV hướng dẫn: Truyện có 4 nhân vật: nhân vật “tôi”, Lâm “voi”, Quốc “lém”, lớp trưởng Vân. Nhân vật “tôi” đã nhập vai nên các em chỉ chọn nhập vai nhân vật Quốc, Lâm, Vân – xưng “tôi”, kể lại câu chuyện theo cách nhìn, cách nghĩ của 1 trong 3 nhân vật đó.
- GV mời 1 HS làm mẫu: nói tên nhân vật em chọn nhập vai; kể 2, 3 câu mở đầu.
- GV yêu cầu từng HS “nhập vai” nhân vật, KC cùng bạn bên cạnh; trao đổi về ý nghĩa câu chuyện, về bài học mình rút ra.
- GV cho HS thi KC. Mỗi HS nhập vai kể xong câu chuyện đều cùng các bạn trao đổi, đối thoại.
- GV nhận xét, tính điểm, cuối cùng bình chọn người thực hiện bài tập KC nhập vai đúng và hay nhất, người trả lời câu hỏi đúng nhất.
4. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân; đọc trước nội dung của tiết KC đã nghe, đã đọc ở tuần 30 để tìm được câu chuyện về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
- HS tiếp nối nhau KC trước lớp. 
- HS lắng nghe.
- HS vừa lắng nghe GV kể vừa quan sát từng tranh minh họa trong SGK.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Nhóm 2.
- Một số HS kể lại lần lượt từng đoạn câu chuyện theo tranh trước lớp:
Ÿ Tranh 1: Vân được bầu làm lớp trưởng, mấy bạn trai trong lớp bình luận sôi nổi. Các bạn cho rằng Vân thấp bé, ít nói, học không giỏi, chẳng xứng đáng làm lớp trưởng.
Ÿ Tranh 2: Không ngờ, trong giờ trả bài kiểm tra môn Địa lí, Vân đạt điểm 10. Trong khi đó, bạn trai coi thường Vân học không giỏi, chỉ được 5 điểm.
Ÿ Tranh 3: Quốc hốt hoảng vì đến phiên mình trực nhật mà lại ngủ quên. Nhưng vào lớp đã thấy lớp sạch như lau, bàn ghế ngay ngắn. Thì ra lớp trưởng Vân đã làm giúp. Quốc thở phào nhẹ nhõm, biết ơn Vân.
Ÿ Tranh 4: Vân có sáng kiến mua kem về “bồi dưỡng” cho các bạn đang lao động giữa buổi chiều nắng. Quốc tấm tắc khen lớp trưởng, cho rằng lớp trưởng rất tâm lí.
Ÿ Tranh 5: Các bạn nam bây giờ rất phục Vân, tự hào về vân - một lớp trưởng nữ không chỉ học giỏi mà còn gương mẫu, xốc vác trong mọi công việc của lớp.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS lắng nghe.
- 1 HS thực hiện yêu cầu: Tôi là Quốc, học sinh lớp 5A. Hôm ấy, sau khi lớp bầu Vân làm lớp trưởng, mấy đứa con trai chúng tôi rất ngao ngán. Giờ giải lao, chúng tôi kéo nhau ra góc lớp, bình luận sôi nổi,
- Nhóm 2.
- HS thi KC trước lớp.
- Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện nhập vai hay nhất và bạn trả lời câu hỏi đúng nhất trong tiết học.
Duyệt :
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Tổ trưởng Hiệu trưởng
MÓ THUAÄT
(Tieát 29) Tập nặn tạo dáng: ĐỀ TÀI NGÀY HỘI
(SGK/88)
I. MỤC TIÊU:
- HS hiểu được nội dung của một số ngày lễ hội.
- HS biết cách nặn và sắp xếp các hình nặn theo đề tài.
- HS yêu mến quê hương và trân trọng các phong tục tập quán.
II. CHUẨN BỊ:
- Sưu tầm tranh ảnh về ngày hội.
- Sưu tầm một số hình nặn của nghệ nhân về đề tài ngày hội.
- Đất nặn,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài:
GV cho HS xem tranh ảnh về ngày hội để lôi cuốn HS vào nội dung bài học.
2. Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài
- GV yêu cầu HS kể về những ngày hội ở quê hương hoặc những lễ hội mà em biết.
- GV gợi ý để HS nhớ lại các hoạt động trong những dịp lễ hội.
- GV yêu cầu HS xem tranh ảnh về lễ hội và tóm tắt: Trong những dịp lễ hội thường có nhiều hoạt động giàu ý nghĩa và những trò chơi rất vui. Lễ hội ở mỗi vùng miền thường mang những nét đặc sắc khác nhau.
- GV yêu cầu một số HS chọn nội dung và nêu các hình ảnh sẽ nặn.
3. Hoạt động 2: Cách nặn
- GV yêu cầu HS chọn nội dung và tìm các hình ảnh chính, phụ để nặn.
- GV nhắc HS nhớ lại cách nặn đã học và nặn mẫu một hình nặn cho HS quan sát các thao tác:
+ Nặn từng bộ phận rồi ghép dính lại hoặc nặn hình từ một thỏi đất.
+ Nặn thêm các hình ảnh phụ và chi tiết.
+ Tạo dáng và sắp xếp theo đề tài.
- GV yêu cầu HS quan sát hình gợi ý ở SGK để các em nắm được cách nặn.
- GV hướng dẫn HS: tìm và nặn các chi tiết đặc trưng cho ngày hội như: khăn, áo, cờ, trống,và tạo các dáng sinh động cho hình nặn. Nên nặn nhiều dáng người và các hình ảnh khác rồi sắp xếp theo nội dung để tạo không khí tưng bừng, vui tươi của ngày hội.
4. Hoạt động 3: Thực hành
- GV cho HS nặn theo nhóm. 
- GV cho các nhóm thi đua xem nhóm nào nặn nhanh, nặn đẹp để tạo không khí học tập sôi nổi, hứng thú.
- GV quan sát, gợi ý, hướng dẫn bổ sung cho từng nhóm để HS hoàn thành bài ở lớp.
- GV gợi ý cho HS chỉnh sửa các dáng người sao cho rõ nội dung hoạt động và tạo được sự hài hòa, liên kết trong nhóm hình nặn.
5. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV tổ chức cho HS quan sát, nhận xét một số bài nặn về: 
+ Hình nặn (rõ đặc điểm).
+ Tạo dáng (sinh động, phù hợp với các hoạt động).
+ Sắp xếp các hình nặn (rõ nội dung đề tài).
- GV yêu cầu HS xếp loại bài theo cảm nhận riêng.
- GV nhận xét chung về tiết học, khen ngợi các nhóm có bài nặn đẹp. Chọn một số bài để làm ĐDDH.
6. Dặn dò:
Sưu tầm một số đầu báo, tạp chí, báo tường,để chuẩn bị cho bài học sau “Trang trí đầu báo tường”.
- HS xem tranh.
- HS phát biểu: Hội Đền Hùng (Phú Thọ), hội chọi trâu (Đồ Sơn), hội Lim (Bắc Ninh), hội làng,
- Đấu vật, chọi gà, kéo co, đua thuyền, múa rồng, chơi đu,
- HS xem tranh và lắng nghe.
- Một số HS trả lời.
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS quan sát hình trong SGK.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm trao đổi, tự chọn nội dung, tìm hình ảnh rồi phân công mỗi thành viên trong nhóm nặn một vài hình để sắp xếp theo đề tài.
- Các nhóm HS thi đua nặn hình.
- Các nhóm HS nặn rồi sắp xếp hình nặn, theo đề tài.
- HS quan sát và nhận xét bài nặn.
- HS xếp loại bài nặn.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA T 29 CKNKTGT Tich hop.doc