Bài soạn lớp 2 - Đinh Hoàng Lĩnh - Tuần 3

Bài soạn lớp 2 - Đinh Hoàng Lĩnh - Tuần 3

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

 - Biết đọc liền mạch các từ, cụm từ trong câu; ngắt nghỉ hơI đúng và rõ ràng.

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng cứu người,giúp người. (Trả lời được các CH trong SGK)

B. CHUẨN BỊ

 - Tranh ảnh minh họa sách giáo khoa, phiếu thảo luận, bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 21 trang Người đăng huong21 Lượt xem 886Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 2 - Đinh Hoàng Lĩnh - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Thứ hai ngày 17 tháng 9 năm 2012
Tập đọc
Tiết 7+8: BẠN CỦA NAI NHỎ
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
 - Biết đọc liền mạch các từ, cụm từ trong câu; ngắt nghỉ hơI đúng và rõ ràng.
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng cứu người,giúp người. (Trả lời được các CH trong SGK)
B. CHUẨN BỊ 
 - Tranh ảnh minh họa sách giáo khoa, phiếu thảo luận, bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
TIẾT 1 :
1. Kiểm tra bài cũ :
 - Kiểm tra 2 học sinh . 
2. Bài mới 
 a) Phần giới thiệu :
 - GV giới thiệu bài và Ghi tựa bài lên bảng 
b) Luyện đọc đoạn 1 ,2 
 - Đọc mẫu diễn cảm đoạn 1 và 2 .
 - Gọi một em đọc lại đoạn 1 và 2 
* Hướng dẫn phát âm :
 - GV hdẫn đọc một số từ ngữ khó 
* Hướng dẫn ngắt giọng :
 - Yêu cầu đọc tìm cách ngắt giọng một số câu dài, câu khó ngắt thống nhất cách đọc các câu này trong cả lớp .
* Đọc từng đoạn : 
 - Yêu cầu tiếp nối đọc từng đoạn trước lớp 
 - Lắng nghe và chỉnh sửa cho học sinh .
 - Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm .
 - Hướng dẫn các em nhận xét bạn đọc .
* Thi đọc -Mời các nhóm thi đua đọc .
 - Yêu cầu các nhóm thi đọc cá nhân 
 - Lắng nghe nhận xét và ghi điểm .
TIẾT 2 :
c) Tìm hiểu nội dung đoạn 1 và 2 
 - Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi :
 - Nai Nhỏ xin phép cha đi đâu?
 - Khi đó cha Nai Nhỏ nói gì? 
 - Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 2.
 - Nai Nhỏ đã kể cho cha nghe về những hành động nào của bạn ? 
 - Vì sao cha của Nai nhỏ vẫn lo?
 - Bạn của Nai nhỏ có những điểm nào tốt?
 - Em thích bạn của Nai nhỏ ở điểm nào nhất? Vì sao?
* Luyện đọc lại cả bài :
 - Hướng dẫn đọc theo vai.
 - Chú ý giọng đọc từng nhân vật.
 - Nhận xét chỉnh sửa cho học sinh.
 đ) Củng cố dặn dò: 
- Theo em vì sao cha của Nai Nhỏ đồng ý cho Nai nhỏ đi chơi xa?
- Đọc bài “ Làm việc thật là vui“ và trả lời câu hỏi của giáo viên
- Lắng nghe- Nhắc lại tên bài.
- Lớp lắng nghe đọc mẫu. Đọc chú thích 
- Một em đọc lại 
- Rèn đọc các từ như : Chặn lối, chạy như bay,....
- Một lần khác , chúng con đang đi dọc bờ sông tìm nước uống thì thấy lão Hổ hung dữ đang rình sau bụi cây.
- Từng em nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp .- Ba em đọc từng đoạn trong bài .
- Đọc từng đoạn trong nhóm .Các em khác lắng nghe và nhận xét bạn đọc .
- Các nhóm thi đua đọc bài cá nhân 
- Một em đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi .
- Đi chơi cùng bạn 
- Cha không ngăn cản con. Nhưng con hãy kể cho cha nghe về bạn của con. 
- Lớp đọc thầm đoạn 2 và trả lời.
- HS suy nghĩ trả lời.
- Phát biểu theo suy nghĩ.
- 6 học sinh đọc theo vai chia thành hai nhóm để đọc.
- Vì Nai Nhỏ có một người bạn vừa dũng cảm vừa tốt bụng sẵn sàng giúp đỡ người khác.
	Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
Tiết 11: KIỂM TRA 
A. MỤC TIÊU:
 Kiểm tra kết quả ôn tập đầu năm học của HS, tập trung vào:
 - Đọc, viết số có hai chữ số; viết số liền trước, số liền sau.
 - Kĩ năng thực hiện phép cộng và phép trừ(không nhớ) trong phạm vi 100.
 - Giải bài toán bằng một phép tính đã học.
 - Đo và viết số đo độ dài đoạn thẳng.
B. ĐỀ BÀI: (40 phút)
Viết các số:
Từ 70 đến 80:
Từ 89 đến 95:....
 a) Số liền trước của 61là:.............................................
 b) Số liền sau của 99 là:..............................................
Tính:
 	 	42	84	60	66	 5
 	 + -	 +	 -	 +
 	 	 54 	31 25 	16 	 23 
Mai và Hoa làm được 36 bông hoa, riêng Hoa làm được 16 bông hoa. Hỏi Mai làm được bao nhiêu bông hoa?
Vẽ độ dài đoạn thẳng AB dài 1dm.
 C. CÁCH ĐÁNH GIÁ:
 - Bài 1: (4 điểm): Viết đúng mỗi phần được 1 điểm.
 - Bài 2: (2,5 điểm): Mỗi phép tính đúng cho 0,5 điểm.
 - Bài 3: (2,5 điểm): Mỗi phép tính đúng cho 0,5 điểm.
 - Bài 4: (1 điểm)
Thứ ba ngày 18tháng 9 năm 2012
Thể dục
Tự nhiên và xã hội
Tiết 3: HỆ CƠ
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
 - Nắm được tên và chỉ đựơc vị trí các vùng cơ chính: cơ đầu, cơ ngực, cơ lưng, cơ bụng, cơ tay, cơ chân.
 - Biết được sự co duỗi của bắp cơ khi cơ thể hoạt động.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh vẽ hệ cơ.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ : 
 - Gọi 3 em lên bảng trả lời nội dung bài “ Bộ xương”
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
*Hoạt động 1: Quan sát hệ cơ 
* Bước 1 : Làm việc theo cặp:
 - Yêu cầu quan sát hình vẽ sách giáo khoa chỉ và nêu tên một số cơ của cơ thể.
 - Yêu cầu các nhóm làm việc.
*Bước 2 : Hoạt động cả lớp .
 - Treo tranh vẽ bộ xương phóng to lên bảng.
 - Yêu cầu 2 em lên bảng chỉ và nêu tên một số cơ và vai trò của mỗi cơ.
* Giáo viên rút kết luận như sách giáo khoa 
*Hoạt động 2: Thực hành co duỗi tay 
* Bước 1 : Làm việc cá nhân và theo cặp :
 - Cho lớp quan sát hình 2 trang 9 và làm các động tác như hình vẽ, sờ, nắn để mô tả bắp cơ cánh tay khi co lại và khi duỗi tay ra xem có gì thay đổi. 
* Bước 2 : Hoạt động cả lớp .
 - Yêu cầu một số em lên trình diễn trước lớp, vùa làm vừa nói .
* Kết luận : 
*Hoạt động 3: Thảo luận làm gì để cơ được săn chắc 
 - Chúng ta phải làm gì để cơ được săn chắc?
 - Nêu kết luận như sách giáo khoa.
 - Mời nhiều em nhắc lại .
d) Củng cố - Dặn dò:
 - Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày để khỏe mạnh cơ phát triển tốt ta cần siêng năng tập thể dục. - Nhận xét tiết học 
- Ba em lên bảng chỉ tranh và kể tên, nêu vai trò của bộ xương đối với các hoạt động 
- Lắng nghe. Vài em nhắc lại tên bài
- Lớp mở sách quan sát hình vẽ hệ cơ.
- Mỗi nhóm 2 em ngồi quay mặt vào nhau nói cho nhau nghe một số cơ và vai trò của chúng.
- Quan sát tranh.
- Một số em lên thực hành chỉ tranh và nêu 
- Nhắc lại.
- Quan sát và thực hành co duỗi cơ tay.
- Hai em trong nhóm trao đổi với nhau.
- Một số đại diện lên thực hành co duỗi các cơ trả lời về sự thay đổi của cơ tay khi co, khi duỗi 
- Lớp theo dõi và nhận xét bạn .
- Ba em nhắc lại .
- Đi đứng, ngồi đúng tư thế giúp cho cơ phát triển tốt. Làm việc vừa sức, năng tập thể dục, ăn uống vui chơi điều độ ...
- Nhiều em nêu về những điều cần lưu ý để giúp cơ phát triển tốt .
- Hai em nêu lại nội dung bài học 
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
Tiết 12: PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 10
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
 - Biết cộng hai số có tổng bằng 10.
 - Biết dựa vào bảng cộng để tìm một số chưa biết trong phép cộng có tổng bằng 10.
 - Biết viết 10 thành tổng của hai số trong đó có 1 số cho trước.
 - Biết cộng nhẩm: 10 cộng với số có 1 chữ số.
 - Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào 12.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng gài , que tính - Mô hình đồng hồ . 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ :
 - Yêu cầu 2 em lên bảng trả lời câu hỏi bài cũ
 - Nhận xét đánh giá phần kiểm tra .
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
*) Giới thiệu 6 + 4 = 10 
 - Yêu cầu lấy 6 que tính .
 - GV: Gài 6 que tính lên bảng gài .
 - Yêu cầu lấy thêm 4 que tính.Đồng thời gài 4 que tính lên bảng gài và nói : Thêm 4 que tính 
 - Yêu cầu gộp và đếm xem có bao nhiêu que tính ? Hãy viết phép tính ?
 - Viết phép tính này theo cột dọc ?
 - Tại sao em viết như vậy ?
b) Luyện tập – Thực hành 
*Bài 1 : 
 - Yêu cầu đọc đề bài .
Viết lên bảng phép tính 9 + ...= 10 
 - 9 cộng mấy bằng 10 ?
 - Điền số mấy vào chỗ chấm ?
 - Yêu cầu lớp đọc phép tính vừa hoàn thành 
 - Yêu cầu tự làm bài sau đó gọi 1 em đọc chữa bài .
 - Mời em khác nhận xét .
*Bài 2: 
 - Yêu cầu nêu đề bài 
 - Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
 - Mời 1 em lên bảng làm bài .
 - Gọi học sinh nêu cách thực hiện 5 + 5 
*Bài 3 : 
 - Yêu cầu đọc đề bài 
 - Yêu cầu lớp tính nhẩm và ghi ngay kết quả vào sau dấu = gọi 1 em chữa bài miệng lớp chéo vở cho nhau để kiểm tra .
*Bài 4: Trò chơi Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
 - Sử dụng mô hình đồng hồ để quay kim đồng hồ .
 - Yêu cầu lớp chia thành 2 đội .
 - Lần lượt quay kim yêu cầu các đội đọc giờ trên đồng hồ 
 - Lớp ghi kết quả từng lần đọc vào vở .
c) Củng cố - Dặn dò:
 - Nhận xét đánh giá tiết học 
 - Dặn về nhà học và làm bài tập .
- Trả lời câu hỏi theo yêu cầu .
- Lắng nghe, nhắc lại tên bài. 
- Lấy 6 que tính để trước mặt .
- Lấy thêm 4 que tính 
- Đếm và đọc to kết quả 10 que tính .
- 6 + 4 = 10 
 6
 + 4 
 10
- 6 cộng 4 bằng 10 viết 0 vào cột đơn vị , viết 1 vào cột chục .
- Đọc đề bài 
- 9 cộng 1 bằng 10 .
- Điền số 1 vào chỗ chấm 
- Lớp làm vào vở 
- 1 em chữa bài miệng .
- Nhận xét, kiểm tra bài của mình 
- Một em nêu yêu cầu đề bài 
- Thực hiện vào vở và chữa bài .
- 5 cộng 5 bằng 10 viết 0 vào cột đơn vị , viết 1 vào cột chục .
- Đọc đề bài .
- HS thi đua tính nhẩm và nêu miệng kết quả.- Đổi vở ktra bài nhau.
- Lắng nghe để nắm luật chơi .
- Chia thành hai đội quan sát đồng hồ và đọc giờ trên đồng hồ sau 5 lần đội nào đọc đúng nhiều hơn thì đội đó thắng .
- Ghi kết quả vào vở .
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đạo đức
 Tiết 3: NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI
A. MỤC TIÊU:
 - Biết khi mắc lỗi cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.
 - Biết được vì sao cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.
 - Thực hiện nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.
 - Biết nhắc bạn bè nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Nội dung câu chuyện “ Cái bình hoa”. Các tấm biển ghi tình huống và cách ứng xử cho hoạt động 3 tiết 2 . Nội dung các ý kiến hoạt động 3 - tiết 1 . Giấy khổ lớn , bút dạ . Phiếu thảo luận cho hoạt động 2 ở tiết 1 và hoạt động 2 ở tiết ... ật
Tập làm văn
Bài : KỂ CHUYỆN THEO TRANH “ BẠN CỦA NAI NHỎ”
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
 - Biết sắp xếp các bức tranh theo đúng nộidung câu chuyện. Biết nói nội dung bức tranh bằng 2 hoặc 3 câu. Sắp xếp các câu thành câu chuyện hoàn chỉnh. Lập được bản danh sách các bạn trong nhóm theo mẫu.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Tranh minh họa bài tập 1,phiếu học tập , Thẻ có ghi các câu ở bài 2 .
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Kiểm tra bài cũ :
 - Gọi ba em lên bảng đọc bản tự thuật về mình 
 - Nhận xét cho điểm 
 2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài : 
b) Hướng dẫn làm bài tập :
*Bài 1 
 - Gọi 1 học sinh đọc bài tập .
Treo các bức tranh lên bảng và yêu cầu lớp quan sát và nhận xét.
 - Yêu cầu 3 em lên bảng treo thứ tự các bức tranh 
 - Gọi em khác nhận xét bạn treo đã đúng thứ tự các bức tranh chưa?
 - Gọi 4 em nói lại nội dung mỗi bức tranh bằng 1, 2 câu 
 - Sau mỗi em nói gọi em khác nhận xét bổ sung. 
 - Lắng nghe chỉnh sửa cho học sinh .
 - Gọi hai em lên bảng kể lại chuyện “ Đôi bạn” 
 - Ai có thể đặt tên khác cho câu chuyện này?
*Bài 2 
 - Mời một em đọc nội dung bài tập 2.
 - Mời hai đội chơi, mỗi đội cử 2 bạn lên bảng.
 - Yêu cầu dưới lớp quan sát nhận xét .
 - Yêu cầu đọc lại câu chuyện sau khi đã sắp xếp hoàn chỉnh .
 *Bài 3 :
 - Yêu cầu đọc đề bài.
 - Bài tập này giống bài tập đọc nào đã học?
 - Yêu cầu xếp tên các bạn theo đúng thứ tự bảng chữ cái . 
 - Mời một em đọc bài làm .
 - Lắng nghe và nhận xét bài làm học sinh .
c) Củng cố - Dặn dò:
 - Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung 
 - Lớp chúng ta vừa kể lại câu chuyện gì?
 - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
 - Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau 
- Ba em lần lượt trả lời trước lớp .
- Mình tên là . Quê mình ở Mình đang học lớp  trường 
- Lắng nghe.
- Một em nhắc lại tên bài 
- Một em đọc yêu cầu đề bài. 
- Quan sát các bức tranh.
- 3 em lên thảo luận về thứ tự các bức tranh.
- HS1 chọn tranh, HS2 đưa tranh cho bạn, HS 3 treo tranh lên bảng.
- Theo dõi nhận xét bạn .
- Đúng theo thứ tự 1 - 4 - 3 -2 
1. Hai chú Bê Vàng và Dê Trắng sống cùng nhau 2. Trời hạn , suối cạn , cỏ không mọc được .
3. Bê Vàng đi tìm cỏ quên mất đường về .
4. Dê Trắng đi tìm bạn luôn gọi Bê ! Bê !.
- Hai em kể lại 
- Bê Vàng và Dê Trắng - Tình bạn - Gắn bó ...
- Đọc đề bài .
- Lên bảng thực hiện theo yêu cầu 
Nhận xét thứ tự các câu văn : b - d - a - c .
- Hai em đọc lại các câu văn đã được sắp xếp .
- Đọc yêu cầu đề bài .
- Bản danh sách học sinh tổ 1 lớp 2 A.
- Lớp thực hiện làm vào vở.
- Một số em đọc.
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Hai em nhắc lại nội dung bài học 
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
Tiết 15: 9 CỘNG VỚI MỘT SỐ 9 + 5
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
 - Biết cách thực hiện phép cộng dạng 9 + 5. Lập được bảng 9 cộng với một số. 
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng gài - que tính.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ :
 - Gọi 2 em lên bảng sửa bài tập về nhà 
 - Yêu cầu thực hiện 32 + 8 và 8 + 12 nêu cách đặt tính 
 - 17 + 13 và 16 + 24 nêu cách đặt tính.
 - Giáo viên nhận xét đánh giá.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
* Giới thiệu phép cộng 9 + 5 
 - Yêu cầu lấy 9 que tính.
 - GV : Gài 9 que tính lên bảng gài .
 - Yêu cầu lấy thêm 5 que tính. Đồng thời gài 5 que tính lên bảng gài và nói: Thêm 5 que tính 
 - Yêu cầu gộp và đếm xem có bao nhiêu que tính? Hãy viết phép tính?
 - Viết phép tính này theo cột dọc?
 - Em làm thế nào ra 14 que tính?
* GV nêu: 9 que tính thêm 1 que tính là 10 que tính bó thành 1 chục, 1 chục que tính với 4 que tính là 14 que tính. Vậy 9 cộng 5 bằng 14.
* Hướng dẫn thực hiện tính viết .
 - Gọi 1 em lên bảng đặt tính và nêu cách đặt tính 
 - Mời một em khác nhận xét.
* Lập bảng công thức: 9 cộng với một số 
 - Yêu cầu sử dụng que tính để tính kết quả các phép cộng trong phần bài học.
 - Mời 2 em lên bảng lập công thức 9 cộng với một số.
 - Yêu cầu đọc thuộc lòng bảng công thức.
- Xóa dần các công thức trên bảng yêu cầu học thuộc lòng .
c. Luyện tập : 
 *Bài 1: 
 - Yêu cầu 1 em đọc đề bài.
 - Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở.
 - Yêu cầu đọc chữa bài.
 - Giáo viên nhận xét đánh giá
*Bài 2: 
 - Gọi một em nêu yêu cầu đề bài.
 - Bài toán có dạng gì ?
 - Ta phải lưu ý điều gì ?
 - Yêu cầu tự làm bài vào vở.
 - Nêu cách thực hiện : 9 + 8 , 9 + 7 
 - Yc lớp viết kết quả vào vở bài tập 
*Bài 4: 
 - Yêu cầu 1 em đọc đề .
 - Bài toán yêu cầu ta làm gì?
 - Bài toán cho biết gì về số cây?
 - Muốn biết tất cả có bao nhiêu cây ta làm như thế nào? 
 - Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
 - Tóm tắt : Có : 9 cây 
 Thêm : 6 cây 
 Tất cả có: ....cây ?
d) Củng cố - Dặn dò:
 - Muốn cộng 9 với 1 số ta làm như thế nào? 
 - Nhận xét đánh giá tiết học 
 - Dặn về nhà học và làm bài tập .
- Hai em lên bảng mỗi em làm 2 phép tính và nêu cách đặt tính và cách tính.
- Học sinh khác nhận xét .
- Lắng nghe. Vài em nhắc lại tên bài.
- Lấy 9 que tính để trước mặt .
- Lấy thêm 5 que tính 
- Gộp lại đếm và đọc to kết quả 14 que tính 
- Tách 5 que thành 1 và 4; 9 với 1 là 10, 10 với 4 là 14 que tính. 
- Thựchiện phép tính 9 + 5 
 9 9 cộng 5 bằng 14, viết 4 dưới
+ 5 5 và 9. Viết 1 ở hàng chục.
 14
- Tự lập công thức :
 9 + 2 = 11 * Lần lượt các tổ 
 9 +3 = 12 đọc đồng thanh các 
 9 + 4 = 13 công thức, đọc đồng 
...... thanh theo y/c của 
 GV
9 + 9 = 18 
- Một em đọc đề bài.
- Tự làm bài vào vở dựa vào bảng công thức 
- Đọc chữa bài: 9 cộng 2 bằng 11,...9 cộng 9 bằng 18.
- Em khác nhận xét bài bạn.
- Một em đọc đề bài sách giáo khoa.
- Tính viết theo cột dọc.
- Viết số sao cho đơn vị thẳng cột đơn vị , cột chục thẳng với chục. 
- Lớp thực hiện vào vở .
- Hai em nêu: 9 cộng 8 bằng 17 viết 7 thẳng cột với 8 và 9 viết 1 vào cột chục.
- Một em đọc đề 
- Tất cả có bao nhiêu cây.
- Có 9 cây thêm 6 cây.
Thực hiện phép tính cộng : 9 + 6 
- Một em lên bảng làm .
Giải : Số cây trong vườn có tất cả là :
 9 + 6 = 15 ( cây táo )
 ĐS: 15 cây táo 
- Một em khác nhận xét bài bạn .
- 3 em trả lời .
- Hai em nhắc lại nội dung bài vừa luyện tập .
- Về học bài và làm các bài tập còn lại .
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tập viết
Tiết 3: CHỮ HOA B
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : 
 Viết đúng chữ hoa B (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Bạn (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), bạn bè sum họp (3 lần)
B. CHUẨN BỊ : 
 - Mẫu chữ hoa B đặt trong khung chữ . Vở tập viết
C. LÊN LỚP :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi hai em lên bảng viết các chữ Ă , Â và 2 em viết chữ Ăn
 - Giáo viên nhận xét đánh giá .
2. Bài mới:
*Mở đầu : 
 - Giáo viên nêu yêu cầu và các đồ dùng cần cho môn tập viết ở lớp 2 .
a) Giới thiệu bài:
b)Hướng dẫn viết chữ hoa :
*Quan sát số nét quy trình viết chữ B:
 - Yêu cầu quan sát mẫu và trả lời :
 - Chữ hoa B cao mấy đơn vị, rộng mấy đơn vị chữ?
 - Chữ hoa B gồm mấy nét? Đó là những nét nào? 
 - Chỉ theo khung hình mẫu và giảng quy trình viết cho học sinh như sách giáo khoa. 
 - Viết lại qui trình viết lần 2 .
*Học sinh viết bảng con 
 - Yêu cầu viết chữ hoa B vào không trung và sau đó cho các em viết vào bảng con .
*Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng :
 - Yêu cầu một em đọc cụm từ .
*Quan sát , nhận xét :
 - Cụm từ gồm mấy tiếng? Là những tiếng nào?
so sánh chiều cao của chữ B và n 
 - Những chữ nào có chiều cao bằng chữ B? 
 - Nêu độ cao các con chữ còn lại .
 - Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ?
* Viết bảng : 
 - Yêu cầu viết chữ Bạn vào bảng 
* Hướng dẫn viết vào vở :
 - Theo dõi chỉnh sửa cho học sinh .
 d) Chấm chữa bài 
 - Chấm từ 5 - 7 bài học sinh .
 - Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm . 
đ) Củng cố - Dặn dò:
 - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
 - Dặn về nhà hoàn thành nốt bài viết trng vở .
- Lên bảng viết các chữ theo yêu cầu .
- Lớp thực hành viết vào bảng con .
- Lớp theo dõi giới thiệu 
- Vài em nhắc lại tên bài.
- Học sinh quan sát .
- Cao 5 ô li, rộng hơn 5 ô li một chút 
- Chữ B gồm 2 nét đó là nét lượn từ trái sang phải, nét móc dưới và một nét 
- Quan sát theo giáo viên hướng dẫn 
 giáo viên 
- Lớp theo dõi và cùng thực hiện viết vào không trung sau đó bảng con .
- Đọc : Bạn bè sum họp .
- Gồm 4 tiếng: Bạn, bè, sum, họp 
- Chữ B cao 2,5 li các chữ còn lại cao 1 ô li .
- Chữ h 
Chữ B cao 1,5 ô li các chữ còn lại cao 1 ô li 
- Khoảng cách đủ để viết một chữ o 
- Thực hành viết vào bảng .
- Viết vào vở tập viết như yêu cầu. 
- Nộp vở từ 5- 7 em để chấm điểm .
- Về nhà tập viết lại nhiều lần và xem trước bài mới: “ Ôn chữ hoa C ”
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu
	- HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần 3
	- Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều mình làm tốt
	- GD HS có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động
II Nội dung sinh hoạt
1 GV nhận xét ưu điểm :
	- Giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh sạch sẽ
	- Thực hiện tốt nề nếp lớp, xếp hàng ra vào lớp nhanh
- Trong lớp chú ý nghe giảng : 
- Có nhiều tiến bộ về đọc : 
	- Cần rèn thêm về đọc : 
2 Đề ra phương hướng tuần 4
	- Duy trì nề nếp lớp
	- Học tập
	- Lao dộng
	- Chuyên cần	
Duyệt BGH
	 Ngày duyệt : .
 Nội dung: 
 Phương pháp : .
 Hình thức :
P/ HT
 Trần Ngọc Hiển

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 3.doc