Bài soạn lớp 4 - Trường tiểu học Nghĩa Khánh - Tuần 12

Bài soạn lớp 4 - Trường tiểu học Nghĩa Khánh - Tuần 12

I. Mục tiêu :

 - Hiểu công lao sinh thành, dạy dỗ của ông bà và bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.

 - Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống.

 - Giáo dục học sinh biết kính trọng, chăm sóc ông bà, cha mẹ.

II. Chuẩn bị: GV :truyện kể, tranh minh họa.

III. Hoạt động dạy – học:

 

doc 36 trang Người đăng HUONG21 Lượt xem 1063Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 4 - Trường tiểu học Nghĩa Khánh - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 12 Thø 2 ngµy 10 th¸ng 11 n¨m 2008
 ĐẠO ĐỨC HIẾU THẢO VỚI ÔNG BA,Ø CHA MẸ (T1)
I. Mục tiêu :
 - Hiểu công lao sinh thành, dạy dỗ của ông bà và bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.
 - Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống.
 - Giáo dục học sinh biết kính trọng, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
II. Chuẩn bị: GV :truyện kể, tranh minh họa.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra : “Tiết kiệm thời giờ “
Học sinh kiểm tra bằng phiếu cá nhân- một em lên bảng làm .
Đánh dấu (+) vào „ những việc em đã làm :
„ Em đã có thời gian biểu.
„ Em luôn thực hiện đúng thời gian biểu.
„ Thỉnh thoảng em ngủ quên hoặc mải chơi quên cả giờ học.
„ Những ngày nghỉ hè, suốt ngày em ngồi xem ti vi và chơi điện tử. 
2.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề.
HĐ1 : Thảo luận tiểu phẩm Phần thưởng.
- Giáo viên kể câu chuyện : Phần thưởng.
-Yêu cầu học sinh thể hiện theo vai: Người dẫn chuyện, cháu, bà.
- Thực hiện thảo luận nhóm hai em với thảo luận tìm hiểu về nội dung của truyện kể. 
 - Quan sát nhóm hai em thực hiện hỏi – đáp.
- Yêu cầu học sinh trình bày nội dung thảo luận.
H . Em có nhận xét gì về việc làm của Hưng?
H Theo em bà của Hưng sẽ cảm thấy thế nào trước việc làm của bạn?
H . Chúng ta phải đối xử với ông bà, cha mẹ như thế nào? Vì sao?
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày.
 + GV theo dõi, chốt các ý :
+ Bạn Hưng rất yêu quí bà, biết quan tâm chăm sóc bà.
+ Bà bạn Hưng sẽ rất vui.
 - Hưng là một đứa cháu hiếu thảo.
+ Với ông bà cha mẹ, chúng ta phải kính trọng, quan tâm chăm sóc, hiếu thảo. Vì ông bà, cha mẹ là người sinh ra, nuôi nấng và yêu thương chúng ta.
 Rút ghi nhớ: SGK
- Yêu cầu mỗi cá nhân trả lời các câu hỏi sau để rút ra ghi nhớ.
H .Đối với ông bà, cha mẹ, mỗi chúng ta phải làm gì ?
Tìm những câu thơ nói về đạo làm con của mỗi người?
- Yêu cầu học sinh trình bày.
- Giáo viên theo dõi, rút ra ghi nhớ .
HĐ 2 : Luyện tập 
+ Bài 1 :
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm bàn.
 - Yêu cầu các nhóm trình bày, giáo viên tổng kết các ý kiến, chốt ý . 
Giáo viên chốt :Việc làm của các bạn Loan ( tình huống b), Hoài (tình huống d), Nhâm (tình huống đ), thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ; việc làm của bạn Sinh (tình huống a) và bạn Hoàng (tình huống c) là chưa quan tâm đến ông bà cha mẹ.
Bài tập 3:
- Thực hiện thảo luận nhóm hai em.
- Quan sát nhóm hai em thực hiện hỏi – đáp.
- Yêu cầu học sinh trình bày nội dung thảo luận.
4. Củng cố - Dặn dò: Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ. Giáo viên nhận xét tiết học. Học bài. Chuẩn bị bài luyện tập thực hành.
Theo dõi.
Kể lại câu chuyện.
- Hs thảo luận theo nhóm hai em.
- 5 Cặp thực hiện trình bày trước lớp.
Cả lớp theo dõi nhận xét,
 bổ sung
Học sinh nhắc lại 
Trả lời các câu hỏi .
Nhắc lại ghi nhớ.
- Thực hiện thảo luận theo nhóm bàn.
- Đại diện nhóm trình bày,
 các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
1 học sinh nhắc lại.
- Học sinh thảo luận theo nhóm hai em.
- 5 Cặp thực hiện trình bày trước lớp.
 -Cả lớp theo dõi nhận xét,
 bổ sung
 Thø 3 ngµy 11 th¸ng 11 n¨m 2008 
KHOA HỌC SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN 
 CỦA NƯỚC TRONG THIÊN NHIÊN
I. Muc tiêu
- Hệ thống hoá kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên dưới dạng sơ đồ.
	- Vẽ và trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
	-Bảo vệ nguồn nước sạch.
II. Chuẩn bị : Giáo viên : hình trang 48,49 SGK. Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
	 Học sinh : Chuẩn bị giấy A4, bút chì đen và màu.,
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ : 
H. Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?
H. Nêu ghi nhớ của bài.
2.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề bài lên bảng. 
HĐ1 : Hệ thống hoá kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
Mục tiêu : Biết chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
 - Yêu cầu cả lớp quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên ( quan sát từ trên xuống dưới, từ trái sang phải) và liệt kê các cảnh được vẽ trong sơ đồ.
- GV giới thiệu :
	+ Các đám mây : mây trắng và mây đen.
	+ Giọt mưa từ đám mây đen rơi xuống.
	+Dãy núi, từ một quả núi có dòng suối nhỏ chảy ra, dưới chân núi phía xa là xóm làng với những ngôi nhà và cây cối.
	+ dòng suối chảy ra sông, sông chảy ra biển.
	+ Bên bờ sông là đồng ruộng và ngôi nhà.
	+ Các mũi tên.
- GV treo sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Yêu cầu nhóm 6 em quan sát và trả lời câu hỏi :
H. Chỉ vào sơ đồ nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên?
- Yêu cầu các nhóm trình bày nhận xét.
- GV chốt : Nước đọng ở ao hồ, sông, biển không ngừng bay hơi, biến thành hơi nước. Hơi nước bốc lên cao, gặp lạnh, ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ, tạo thành các đám mây. Các giọt nước ở trong đám mây rơi xuống đất, tạo thành mưa.
HĐ2 : Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
Mục tiêu: Học sinh biết vẽ và trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
Yêu cầu học sinh đọc và quan sát hình 49 SGK và thực hiện vẽ vào khổ giấy A4 theo nhóm hai.
 Mây đen mây trắng 
 Mưa Hơi nước
 Nước
- Yêu cầu các nhóm trình bày ý tưởng của nhóm mình.
- Nhận xét tuyên dương các nhóm vẽ đẹp, đúng, có ý tưởng hay.
- Gọi 2 học sinh lên ghép các tấm thẻ có ghi chữ vào sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trên bảng.
4. Củng cố- Dặn dò: Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ “sự bay hơi và ngưng tụ của nước trong tự nhiên.”
Dặn về nhà và chuẩn bị bài mới.	
-Học sinh nhắc lại đề
- Thực hiện quan sát và liệt kê các cảnh được vẽ trong sơ đồ.
- Quan sát và trả lời câu hỏi theo nhóm.
- Nhóm 6 em quan sát và cử thư ký ghi kết quả. 
 - 3-4 Nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Quan sát, theo dõi.
- 2-3 Học sinh nhắc lại.
- Quan sát hình minh hoạ 
và thảo luận, vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 2 Học sinh thực hiện.
1 Em đọc, lớp theo dõi.
Nghe và ghi bài.
 Thø 4 ngµy 12 th¸ng 11 n¨m 2008
LỊCH SỬ CHÙA THỜI LÝ 
I.Mục tiêu:
Học xong bài, HS biết:
	-Đến thời Lý, đạo phật phát triển thịnh đạt nhất. 
	-Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi. Chùa là công trình kiến trúc đẹp. 
	-HS yêu đất nước và bảo vệ đất nước.
II.Đồ dùng dạy học:
	-Aûnh chụp phóng to chùa Một Cột, chùa Keo 
	-Phiếu học tập của HS.
III.Hoạt động:
Hoạt động dạy
Hoạt động học.
1.Kiểm tra: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long. 
H: Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô? 
H:Em biết Thăng Long còn có những tên gọi nào khác nữa? 
H: Nêu bài học? 
2. Bài mới. Giới thiệu bài, ghi đề. 
HĐ1:Làm việc nhóm.
-Yêu cầu HS dựa vào SGK thảo luận. 
H: Vì sao nói : “Đến thời Lý,đạo Phật trở nên thịnh đạt nhất?” 
HĐ 2 : Làm việc cá nhân
-GV treo bảng phụ ghi nội dung phiếu 
-GV đưa ra một số phản ánh vai trò, tác dụng của chùa dưới thời nhà Lý. Qua đọc SGK và vận dụng hiểu biết của bản thân, điền dấu vào ô trống sau những ý đúng :
 Chùa là nơi tu hành của các nhà sư.
 Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo Phật. 
 Chùa là trung tâm văn hóa của làng xã. 
 Chùa là nơi tổ chức văn nghệ. 
GV nhận xét, sửa bài. (ý 1 và ý 2) 
HĐ3 : Làøm việc cả lớp. 
-GV treo tranh ảnh về chùa Một Cột, chùa Keo, tượng Phật A-di-đà. 
-Yêu cầu HS mô tả. 
Bài học : SGK. 
3- Củng cố – dặn dò:
GV nhận xét tiết học. Giáo dục HS lòng yêu nước và bảo vệ đất nước.
-Nhận xét giờ học. 
 Về học bài chuẩn bị bài “Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai.” 
HS thảo luận theo nhóm bàn. 
Đại diện các nhóm trình bày, cá nhân nhận xét, bổ sung. 
Nhiều vua đã từng theo đạo phật. Nhân dân theo đạo phật rất đông. Kinh thành Thăng Long và các làng xã có rất nhiều chùa. 
HS làm việc cá nhân
1 Em lên bảng điền vào ô trống. 
Đổi chéo bài chấm đúng sai. 
HS quan sát. 
Vài em nêu. 
HS đọc bài học
 Thø 5 ngµy 13 th¸ng 11 n¨m 2008
 ĐỊA LIÙ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I.Mục tiêu: Học xong bài này ,HS biết:
+ Chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. Trình bày một số đặc điểm của đồng bằng Bắc Bộ về hình dạng, sự hình thành, địa hình, diện tích, sông ngòi và nêu được vai trò của hệ thống đê ven sông.
+ Tìm kiến thức, thông tin ở các bản đồ, lược đồ, tranh ảnh.
+ Có ý thức tìm hiểu về ĐBBB, bảo vệ đê điều, kênh mương.
II.Đồ dùng dạy - học:
-Bản đồ tự nhiên VN,lược đồ miền Bắc hoặc địa hình bắc bộ
-Bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy –học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ: 
+Kể tên một số dân tộc ở Tây Nguyên?
+Kể tên một số địa danh nổi tiếng ở Đà Lạt?
+Tại sao phải bảo vệ rừng ở trung du Bắc Bộ?
2.Bài mới: Giới thiệu bài – ghi bảng.
Hoạt động 1: Vị trí và hình dạng của ĐBBB
- Treo bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam và yêu cầu H chú ý lên bản đồ
- GV chỉ bản đồ và nói cho HS biết ĐBBB: Vùng ĐBBB có hình dạng tam giác với đỉnh ở Việt Trì và cạnh đáy là đường bờ biển .
- Sau đó yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí ĐBBB trên bản đồ và nhắc lại hình dạng của đồng bằng này.
- Phát cho HS lược đồ câm lấy từ SGK.
- Yêu cầu HS dựa vào kí hiệu, xác định và tô màu ...  36 x 23
- Yêu cầu HS áp dụng tính chất một số nhân với một tổng để tính.
- GV nêu : để tránh phải thực hiện nhiều bước tính như trên, người ta tiến hành đặt tính và thực hiện tính nhanh theo cột dọc.
- Yêu cầu HS dựa vào cách đặt tính nhân với số có một chữ số để đặt tính 36 x 23
- GV nhận xét và nêu cách đặt tính đúng.
- Hướng dẫn HS thực hiện phép nhân.
 + Tìm tích riêng thứ nhất.
 + Tìm tích riêng thứ hai.
 + Tích riêng thứ hai được viết lùi sang bên trái một cột so với tích riêng thứ nhất .
- Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện lại phép nhân.
- Gọi 1- 2 HS nêu lại từng bước nhân .
Hoạt động2: Luyện tập
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS thực hiện vào nháp, gọi lần lượt HS lên bảng làm bài. 
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và sửa bài theo đáp án sau :
Bài 1:Đặt tính rồi tính:
 86 33 157 1122
 x 53 x 44 x 24 x 19 
 258 132 628 10098
Bài 2:
Với a= 13 thì 45 x a = 45 x 13 = 585
Với a = 26 thì 45 x a = 45 x 26 =1170
Với a = 39 thì 45 x a = 45 x 39 =1755
Bài 3:
 Giải: 
 Số trang 25 quyển vở cùng loại có:
 48 x 25 = 1200 ( quyển vở)
 Đáp số: 1200 ( quyển vở)
4.Củng cố -Dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại cách nhân với số có hai chữ số.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà làm bài luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe và nhắc lại đề bài.
- HS áp dụng tính chất một số nhân với một tổng để tính.
 36 x 23 = 36 x(20 +3)
 = 36 x 20 + 36 x 3
 = 720 + 108 
 = 828
- Hs làm việc theo cặp( Bạn kể cho bạn bên cạnh nghe, rồi ngược lại )
- Một HS lên bảng đặt tính, cả lớp đặt tính vào nháp.
- Thực hiện cá nhân đọc lời giải và trả lời.
 Bạn nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe và lần lượt nhắc lại.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Mỗi cá nhân thực hiện bài làm trên nháp, cá nhân lên bảng làm bài.
- Nhận xét bài làm trên bảng.
- Theo dõi và sửa bài( nếu sai)
-3 HS lên bảng thực hiện 
-HS nhận xét bổ xung
- 1 HS nhắc lại cách nhân với số có hai chữ số.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU TÍNH TỪ
I.Mục đích, yêu cầu:
-Biết được một số tính từ thể hiện mức độ của đặc điểm tính chất.
-Biết cách dùng các tính từ biểu thị mức độ của đăïc điểm, tính chất.
II. Đồ dùng dạy-học:
 -Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy-học:
Ho¹t ®«ng d¹y
Ho¹t ®éng häc
1.Bài cũ:
H:Đặt một câu nói về ý chí nghị lực ? 
H:Thế nào gọi là tính từ ? 
2.Bài mới:Giới thiệu bài -ghi bảng.
HĐ1:Tìm hiểu ví dụ.
Bài 1.
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm.
-Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
H: Em có nhận xét gì về các từ chỉ đặc điểm của tờ giấy?
* Mức độ đặc điểm của tờ giấy được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép: trắng tinh, hoặc từ láy trăng trắng, tính từ trắng đã cho ban đầu.
Bài 2:Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-HS thảo luận theo nhóm.
=> Có ba cách thể hiện mức độ đặc điểm, tính chất:
* Tạo ra từ ghép hoặc từ láy với tính từ đã cho.
* Thêm các từ rất, qua, lắmvào trước hoăïc sau tính từ.
* Tạo ra phép so sánh
=> Ghi nhớ.
H:Hãy lấy ví dụ về các cách thể hiện?
HĐ2:Thực hành.
Bài 1:Gọi HS làm bài.
-Yêu cầu HS làm bài vào vở.
-GV sửa bài.
Bài 2: Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm.
Bài 3: Đặt câu-yêu cầu HS đặt câu và đọc câu mình đặt –lớp nhận xét.
4/ Củng cố- dặn dò: Nhận xét tiết học.
-HS đọc yêu cầu .
-Thực hiện thảo luận theo nhóm- trình bày kết quả thảo luận- lớp nhận xét bổ sung.
a/ Tờ giấy này trắng: Mức độ trắng bình thường.
b/ Tờ giấy này trăng trắng : Mức độ trắng ít.
c/ Tờ giấy này trắng tinh: Mức độ trắng cao.
-Ở mức độ trắng trung bình thì dùng từ trắng. Ở mức độ trắng ít thì dùng từ trăng trắng. Ở mức độ trắng cao thì dùng từ ghép trắng tinh.
-HS đọc yêu cầu bài.
-Làm việc theo sự chỉ dẫn của nhóm trưởng.
* Ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng cách:
+Thêm từ rất vào trước tính từ trắng = rất trắng.
+Tạo ra từ ghép so sánh bằng cách ghép từ hơn, nhất với tính từ trắng= trắng hơn, trắng nhất.
-tim tím, tím biếc,rất tím, đỏ quá, cao nhất, cao hơn ,to hơn.
-HS làm bài vào vở.
-1 HS lên bảng thực hiện –lớp nhâïn xét.
+Những từ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất: Thơm đậm, ngọt, rất xa, thơm lắm, trắng ngà trắng ngọc, trắng ngà ngọc, đẹp hơn, lộng lẫy hơn, tinh khiết hơn.
-Thực hiện theo nhóm.
-Các nhóm trình bày bài làm của mình lên bảng- lớp nhận xét.
* Đỏ:
Cách 1:(tạo từ ghép,từ láy với tính từ đỏ):đo đỏ, đỏ rực, đỏ hồng, đỏ chót, đỏ chói, đỏ chét, đỏ chon chót, đỏ tím, đỏ sậm, đỏ tía, đỏ thắm, đỏ hon hỏn
Cách 2:(Thêm các từ rất, quá ,lắm vào trước hoạc sau tính từ): rất đỏ, đỏ lắm, đỏ quá, quá đỏ, đỏ cực,đỏ vô cùng.
* Cao: Cao cao, cao vút, cao chót vót, cao vơiø vợi, cao vòi vọi
-Cao hơn ,cao nhất, cao như núi, cao hơn núi.
* Vui.
-Vui vui, vui vẻ, vui sướng, sung sướng, mừng vui, vui mừng,
- rất vui, vui lắm, vui quá
-vui hơn, vui nhất, vui như Tết, vui hơn Tết
-HS đặt câu.
 Thứ sáu ngày23 tháng 11 năm 2007
TOÁN LUYỆN TẬP
I Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
Thực hiện phép nhân với số có hai chữ số.
Aùp dụng nhân với số có hai chữ số để giải các bài toán có liên quan.
GD HS tính toán cẩn thận chính xác.
II. Hoạt động dạy-học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:- Gọi HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn làm thêm ở tiết trước và kiểm 
tra vở bài tập về nhà của một số HS khác
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài – ghi đề 
* Hướng dẫn HS luyện tập
 Bài 1: GV yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính
- Gọi HS nêu cách tính
- 2 HS lên bảng làm, dưới lớp theo dõi bài làm của bạn và nhận xét.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở 
- HS nêu cách tính:
- HS nhận xét và đối chiếu bài làm của mình với bài sửa trên bảng
Bài2 - GV kẻ bảng số như bài tập lên bảng. Yêu cầu HS nêu nội dung của từng dòng trong bảng.
H: Làm thế nào để tìm được số điền vào ô trống trong bảng?
H: Điền số nào vào ô trống thứ nhất? 
+ GV yêu cầu HS tự làm tiếp các phần còn lại của bài tập 
Bài 3: GV gọi 1HS đọc đề bài. 
 Bài giải
Số lần tim người đó đập trong 1 giờ là:
 75 x 60 = 4500(lần)
Số lần tim người đó đập trong 24 giờ là: 
 4500 x 24 = 108000(lần)
 Đáp số: 108000 lần 
+ GV nhận xét và ghi điểm cho HS 
Bài 4: GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài. Bài giải
Số tiền bán 13 kg đườngloại 5200đồng/ 1 kg : 5200 x 13 = 67600(đồng)
Số tiền bán 18 kg đường loại 5500 đồng 1 kg là: 5500 x 18 = 99000 (đồng) 
Số tiền cả hai loại đường bán được là:
 67600 + 99000 = 166600(đồng)
 Đáp số: 166600 đồng
Bài 5: GV tiến hành tương tự như trên
 4.Củng cố – dặn dò:GV nhận xét tiết học và hướng dẫn bài làm thêm ở nhà.
- HS trả lời 
- Dòng trên cho biết giá trị của m, dòng dưới là giá trị của biểu thức m x78
- Thay giá trị của m vào biểu thức m x 78 để tính giá trị của biểu thức này, được bao nhiêu viết vào ô tương ứng
* HS với m= 3 thì ax78 = 3 x 78 = 234, vậy điền số 234 vào ô trống thứ nhất.
- HS làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
- 1 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm vào vở
- Nhận xét bạn làm trên bảng
-1HS đọc đề
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở
- Nhận xét đối chiếu bài của mình với bài của bạn làm trên bảng.
- Một số em làm bài xong trước nộp bài lên để chấm 
- HS làm bài 
TẬP LÀM VĂN KỂ CHUYỆN (KIỂM TRA VIẾT)
I. Mục đích yêu cầu:
- HS thực hành viết một bài văn kể chuỵên.
- Bài viết đúng nội dung, yêu cầu của đề bài, có nhân vật, sự kiện, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc)
	 - Lời kể tự nhiên, chân thật, dùng từ hay, giàu trí tượng và sáng tạo.
II. Đồà dùng dạy học
 -Bảng lớp viết dàn y ùvắn tắt của bài văn kể chuyện.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Kiểm tra 
GV kiểm tra giấy bút chuẩn bị của HS 
-Hoạt động 2 : Đề bài
GV ra 3 đề để gợi ý cho HS biết
Đề 1:
- Kiểm tra cả lớp
+ Gọi 3 HS lần lượt đọc từng đề 
+ Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu	
 Đề 2:
+ Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An – đâyrây- ca bằng lời của cậu bé An-đrây-ca.
Đề 3:
+ Kể lại câu chuyện “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi bằng lời của chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa. 
* GV hướng cho HS làm đề1 vì đề 1 gắn với chủ điểm đã học.
 Hoạt động 3: Thực hành viết bài. Cho HS viết bài
- GV theo dõi nề nếp làm bài của HS
- Thu chấm một số bài và nhận xét 
- HS thực hành viết bài
SINH HOẠT LỚP
 I/ Mục tiêu: Tổng kết các hoạt động tuần 12. Lên kế hoạch hoạt động tuần 13.
	- Giáo dục HS tính tự giác và tinh thần tập thể.
 II/ Các hoạt động chủ yếu:
	Hoạt động 1: Nhận xét tổng kết các hoạt động tuần 12.
	- Nền nếp và chuyên cần: Duy trì và thực hiện tốt.
	- Về học tập: Nhìn chung có sự chuẩn bị bài và học bài ở nhà tương đối tốt tuy nhiên vẫn còn hiện tượng quên vở khi đến lớp.
	- Các hoạt động khác: Tham gia văn nghệ tích cực 
Hoạt động 2: Tiếp tục duy trì nền nếp và chuyên cần. Tổng kết phong trào ủng hộ người nghèo. Học bài và làm bài đầy đủ ở lớp, ở nhà. Các tổ tổng kết báo cáo.
 Kế hoạch tuần 13 :
 -Khắc phục những nhược điểm.Tiếp tục duy trì nề nếp dạy học.Học bài và làm bài đầy đủ
 -Tham gia các hoạt động ngoài giờ. Chấp hành nghiêm luật giao thông.	

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12.doc