Bài soạn lớp 5 (chuẩn) - Tuần 22

Bài soạn lớp 5 (chuẩn) - Tuần 22

A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )

-Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật.

-Hiểu nội dung: Bố con ộng Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

B .CHUẨN BỊ :

 - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc diễn cảm.

C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

 

doc 39 trang Người đăng huong21 Lượt xem 469Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 (chuẩn) - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày  tháng  năm 20 
Tập đọc – tiết 43
- Tên bài dạy : LẬP LÀNG GIỮ BIỂN
 	( chuẩn KTKN : 36; SGK: 36)
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
-Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật.
-Hiểu nội dung: Bố con ộng Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
B .CHUẨN BỊ :
 - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc diễn cảm. 
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.Bài cũ: 
- Gọi HS phân vai đọc lại bài “Tiếng rao đêm”, trả lời câu hỏi SGK.
- Nhận xét, cho điểm.
- 4 HS thực hiện đọc theo kiểu phân vai.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
 A .GTB: Lập làng giữ biển.
- Nghe giới thiệu.
- Giáo viên ghi tựa. 
 B. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
 a.Luyện đọc 
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
- Yêu cầu HS quan sát tranh, nhận xét
- 1 HS đọc, lớp theo dõi SGK
- Quan sát tranh, nhận xét
- Chia đoạn:
 + Đoạn 1 : Từ đầu  Người ông như toả ra hơi muối.
 + Đoạn 2 : Tiếp theo  thì để cho ai ?
 + Đoạn 3 : Tiếp theo  quan trọng nhường nào.
 + Đoạn 4 : Còn lại.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn , kết hợp luyện đọc từ khó và giải nghĩa từ.
- GV theo dõi uốn nắn.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
-GV đọc diễn cảm cả bài
 b.Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm lại bài để trả lời câu hỏi trong SGK.
- Lần lượt từng câu hỏi GV gọi 1 HS đọc rồi mời 1 HS khác trả lời.
- Nhận xét chung, chốt lại
+ Câu 1: Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì?(HS Yếu). Bố Nhụ nói “ Con sẽ họp làng” chứng tỏ bố Nhụ là ai?
+ Câu 2: Việc lập làng mới ngoài đảo có lợi ích gì?
+ Câu 3: Tìm những chi tiết cho thấy ông Nhụ suy nghĩ kĩ..
+ Câu 4: nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào ?
- Yêu cầu HS nêu nội dung chính của bài.
- Nhận xét, chốt lại
GDMT:GD HS biết yêu quý giữ gìn và bảo vệ những gì thiên nhiên ban tặng.
c. Đọc diễn cảm 
 - Hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc đúng, rồi gọi HS phân vai đọc. 
- Giáo viên đọc diễn cảm đoạn 4.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm đoạn 4. Khuyến khích HS TB, Yếu đọc trôi trải được một đoạn của bài.
-Đánh dấu trong SGK.
- Lần lượt học sinh nối tiếp đọc từng đoạn ( lượt 1 HS TB, yếu.Đọc xong kết hợp luyện đọc từ khó; lượt 2 HS khá giỏi, đọc xong kết hợp giải nghĩa từ)
- Luyện đọc theo cặp
-1,2 cặp đọc trước lớp 
- Nghe.
- Đọc thầm lại bài và trả lời câu hỏi
- Lần lượt đọc và trả lời từng câu hỏi trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung
 - Bàn về việc họp làng để di dân ra đảo,. Bố Nhụ phải là cán bộ lãnh đạo làng, xã.
- Ngoài đảo có đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần.
- Ông bước ra võng, ngồi xuống võng, hai má phập phồng như người xúc miệng khan.
- Nhụ đi, sau đó cả nhà sẽ đi, Nhụ tin về kế hoạch của bố và mơ về làng mới.
- Lần lượt 4 học sinh đứng lên và nêu (
- HS phân vai đọc lại bài.
- Nghe
- Luyện đọc diễn cảm trong nhóm .
- Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 4
-GV nhận xét tuyên dương.
- Đại diện 3 nhóm thi đọc diễn cảm.
-Học sinh nhận xét 
3. Củng cố: 
-Y/c HS nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tuyên dương.
- HS nhắc lại
- Chuẩn bị: “Cao Bằng” 
- Nhận xét tiết học 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày....... tháng ..... năm 20....
Tập đọc - Tiết: 44
- Tên bài dạy : CAO BẰNG
 	( chuẩn KTKN : 36; SGK: 41)
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
-Đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ.
-Hiểu nội dung: Ca ngợi mảnh đất biên cương và con người Cao Bằng. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3; thuộc ít nhất 3 khổ thơ).
-HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4 và thuộc được toàn bài thơ (câu hỏi 5).
B .CHUẨN BỊ :
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc diễn cảm. 
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.Bài cũ: Lập làng giữ biển
- Yêu cầu HS phân vai đọc lại bài và trả lời câu hỏi 
- Y/c HS đọc đoạn và trả lời câu hỏi 1,2
- HS đọc phân vai trả lời câu hỏi.
- 2 HS yếu.
- Giáo viên nhận xét cho điểm. 
- Lớp nhận xét - bổ sung.
2. Bài mới:
 A .Giới thiệu bài mới: Cao Bằng
- Nghe giới thiệu.
 B. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
 a.Luyện đọc 
- Goi 1 HS đọc cả bài.
- Cho HS quan sát tranh minh họa trong SGK.
-1Học sinh đọc cả bài,lớp theo dõi.
- Quan sát nêu nội dung tranh.
 - Hướng dẫn học sinh luyện đọc từngkhổ thơ. Kết hợp luện đọc từ khó và giải nghĩa từ.
- Giáo viên nhận xét cách đọc, sửa sai cho HS 
- Lần lượt học sinh nối tiếp đọc từng khổ thơ ( lượt 1 HS TB, yếu.Đọc xong kết hợp luyện đọc từ khó; lượt 2 HS khá giỏi, đọc xong kết hợp giải nghĩa từ)
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV nhận xét.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1,2 cặp đọc trước lớp.
- Theo dõi
 b.Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm lại bài để trả lời câu hỏi trong SGK.
- Lần lượt từng câu hỏi GV gọi 1 HS đọc rồi mời 1 HS khác trả lời.
- Nhận xét, chốt lại.
- Đọc thầm lại bài và trả lời câu hỏi
- Lần lượt đọc và trả lời từng câu hỏi trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung
+ Câu1:Những từ ngữ, chi tiết..Cao Bằng?(HS yếu)
- Phải vượt đèo Gió, đèo Giang, đèo Cao Bắc.
- Câu 2:Tác giả sử dụng từ ngữ..sự đôn hậu của người Cao Bằng?
- Khách vừa mới đến được mời thứ hoa quả rất đặc trưng của Cao Bằng là mận,
+Câu 3: Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người Cao Bằng?
+Câu 4: Qua khổ thơ cuối tác giả muốn nói lên điều gì?
- Y/C HS nêu nội dung chính của bài
- Khổ thơ 4: tình yêu nước của người Cao Bằng cao như núi không đo được hết; Khổ thơ 5 tình yêu nước của người Cao Bằng trong trẻo, sâu sắc như sông như suối.
- Cao bằng có vị trí rất quan trọng..
- Nhận xét, chốt lại
- Nhận xét
- Đọc lại
 c. Đọc diễn cảm và học thuộc lòng: 
- GV đọc diễn cảm 3 khổ đầu rồi hướng dẫn HS đọc diễn cảm khổ thơ này. Khuyến khích HS TB, Yếu đọc trôi trải được các khổ thơ của bài.
- Nghe và luyện đọc diễn cảm 3 khổ đầu trong nhóm
- Cho HS thi đọc diễn cảm 
-GV nhận xét tuyên dương.
-Y/c HS nhẫm HTL ít nhất 3 khổ thơ. Khuyến khích HS khá giỏi học thuộc cả bài .
- Nhận xét, tuyên dương
- 3 HS thi đọc diễn cảm.
-Học sinh nhận xét 
- Nhẫm HTL. 
- Xung phong đọc thuộc lòng 
- Nhận xét.
3. Củng cố: 
-Y/c HS nhắc lại nội dung bài.
-Nhận xét tuyên dương.
- Dặn HS HTL bài, chuẩn bị bài: “ Phân xử tài tình”
- HS nhắc lại
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày..... tháng ..... năm 20....
Chính tả - Tiết 22
- Tên bài dạy : Nghe-viết: HÀ NỘI
 	( chuẩn KTKN : 36; SGK: 37)
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
-Nghe-viết đúng bài CT; không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng hình thức thơ 5 tiếng, rõ 3 khổ thơ.
-Tìm được danh từ riêng là tên người, tên địa lí Việt Nam (BT2); Viết được 3 đến 5 tên người, tên địa lí theo yêu cầu của BT3.	 
B .CHUẨN BỊ :
- 	Bảng phụ viết sẵn quy tắc viết hoa.
- Bảng nhóm để HS làm BT.
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hỗ trợ đặc biệt
1)Bài cũ :
- HS yếu viết laị những tiếng có âm đầu là gi / r / d hoặc thanh hỏi, thanh ngã
2) Bài mới : viết một đoạn trích của bài thơ Hà Nội.
a)Hướng dẫn học sinh viết chính tả
- GVọc lại đoạn thơ 
+ Nội dung bài thơ nói gì ?
- GV nêu từ khó cần viết 
- GV nhắc nhở học sinh trước 
khi viết chính tả.
- GV đọc bài chính tả.	
- GV chấm một số tập học 
sinh đến lượt và những học sinh yếu rồi nhận xét về bài viết củahọc sinh
+ Bài thơ là lời một bạn nhỏ mới đến thủ đô, thấy Hà Nội có nhiều thứ lạ, nhiều cảnh đẹp.
- HS phân tích từ khó đó
- Cả lớp viết vào bảng con các từ khó.
- HS viết bài chính tả vào vở
- HS đổi tập cho nhau bắt lỗi.
b)Bài tập chính tả:
* Bài tập 2 : 	
+ Danh từ tên riêng của người .
+ Danh từ tên riêng của tên địa lí.
+ Nêu quy tắc viết danh từ riêng tên người, tên địa lí Việt Nam 
- Học sinh thảo luận nhóm đôi.
+ Nhụ.
+ Bạch Đằng Giang, Mõm Cá Sấu.
+ Khi viết danh từ riêng tên người, tên địa lí Việt Nam cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên.
Giáo viên gọi những học sinh học yếu nêu ý kiến của mình trước.
* Bài tập 3 : 
- Học sinh đọc lại đề bài.
- Các nhóm lần lượt đọc lại câu hỏi của nhóm mình.
- Các nhóm thảo luận.
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Học sinh nhắc lại cách trình bày bài tho có nhiều khổ thơ.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày..... tháng ..... năm 20....
Luyện từ và câu - Tiết 43
- Tên bài dạy : NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
 	( chuẩn KTKN : 36; SGK: 38)
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
-Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện – kết quả, giả thiết-kết quả (ND Ghi nhớ).
-Biết tìm các vế câu và quan hệ từ trong câu ghép (BT1); tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo câu ghép (BT2); Biết thêm vế câu để tạo thành câu ghép (BT3).
B .CHUẨN BỊ :
- 
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hỗ trợ đặc biệt
1) Bài cũ :
- Học sinh cho ví dụ câu ghép có 
dùng quan hệ nguyên nhân – kết 
quả. 
HS yếu nhắc lại cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ 
2) Bài mới : Nối các vế câu ghép bằng một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ thể hiện điều kiện – kết quả, giả thiết – kết quả.	
a) Nhận xét :
Không dạy
b) Ghi nhớ :
c) Luyện tập :
* Bài tập 2 :
- Các nhóm thảo luận.
. Câu a : Nếu, nếu mà, nếu nhưthì
. Câu b : Hễthì
. Câu c : Nếu, giáthì
* Bài tập 3 :
Câu a : Hễthì ( là ) cả nhà vui mừng.
. Câu b : Nếuthì việc này khó thành công.
. Câu c : Giá mà ( giá như ) Nếu mà ( nếu như)
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Học sinh đọc lại ghi nhớ
- Giáo viên nhận xét tiết học.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : Thứ  ngày....... tháng ..... năm 20....
Luyện từ và câu-Tiết 44
 - Tên bài dạy : NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
 	( chuẩn KTKN : 37; SGK: 44)
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
-Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tương phản (ND Ghi nhớ).
-Biết phân tích cấu tạo của câu ghép (BT1,mục III); thêm được một vế câu ghép để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản; biết xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu ghép trong mẫu chuyện (BT3).
B .CHUẨN BỊ :
- 	Bảng phụ ghi phần ghi nhớ.
- Bảng nhóm để HS làm BT.
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hỗ trợ đặc biệt
1) Bài cũ :
- HS cho ví dụ câu ghép có dùng quan hệ điều kiện – kết quả, giả thiết – kết quả.
HS học yếu nhắc 
lại cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ điều kiện – kết quả, 
2) Bài mới : nối các vế câu ghép bằng một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ
a) Nhận xét :
Không dạy
b) Ghi nhớ :
c) Luyện tập :
* Bài tập 1 :
- GV hướng dẫn cách thực hiện.
- GV qui định thời gian vàtheo dõi.
- Các nhóm thảo luận.
. Mặc dù giặc Tâ ... ỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Học sinh lần lượt nối tiếp nhau đọc lại ghi nhớ.
- Về nhà xem lại bài .
- Giáo viên nhận xét tiết học.
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày  tháng  năm 20..
Đạo đức - Tiết 22
- Tên bài dạy : UBND XÃ (PHƯỜNG) EM (tt)
 	( chuẩn KTKN : 85; SGK: 31)
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
- Bước đầu biết vai trò quan trọng của Ủy ban nhân dân xã (phường) đối với cộng đồng.
-Kể được một số công việc của Ủy ban nhân dân xã (phường) đối với trẻ em trên địa phương.
-Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng Ủy ban nhân dân xã (phường).
-Có ý thức tôn trọng Ủy ban nhân dân xã (phường).
- Tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng do Ủy ban nhân dân xã (phường) tổ chức.
B .CHUẨN BỊ :
- 
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1) Bài cũ 
+ Vì sao chúng ta cần phải tôn trọng UBND xã? 
+ Chúng ta cần thể hiện sự tôn trọng UBND xã như thế nào ? 	
+ UBND xã luôn chăm sóc và bảo vệ quyền lợi của người dân.
+ Đến đó không làm ồn ào
2) Bài mới : Luyện tập về UBND xã 
Hoạt động 1 : Xử lí tình huống bài tập2.
* Mục tiêu :- Học sinh biết lựa chọn các hành vi phù hợp và tham gia các công tác xã hội do UBND xã tổ chức.
* Cách tiến hành 
- GV giao nhiện vụ cho mỗi nhóm 
- GV nhận xét và tuyên dương những xử lí tình huống hay.
- GV tóm lại : 
. Tình huống a nên vận động các bạn tham gia kí tên.
. Tình huống b nên đăng kí sinh hoạt hè.
. Tình huống c nên bản với gia đình 
chuẩn bị đồ dùng, quần áo,..ủng hộ trẻ em vùng bị lũ lụt.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày bảng phụ của nhóm mình.
- Nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến
 b) Hoạt động 2 : bài tập 4 sgk.
(Không làm bài tập 4- giảm tải)
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Học sinh đọc lại ghi nhớ.
- Về nhà xem lại bài .
- Giáo viên nhận xét tiết học.	
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày....... tháng ..... năm 20....
Khoa học - Tiết 43
 - Tên bài dạy : SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CỦA CHẤT ĐỐT (tt)
 	( chuẩn KTKN : 92; SGK: 35)
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
- Nêu được một số biện pháp phòng chóng cháy, bỏng, ô nhiễm khi sử dụng năng lượng chất đốt.
- Thực hiện tiết kiệm năng lượng chất đốt.
*TICH HOP GD SU DUNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ: (TP)
- Công dụng của một số loại chất đốt
- Sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.
*GD kĩ năng sống:
-Kĩ năng biết cách tìm tòi, xử lí, trình bày thông tin về việc sử dụng chất đốt.
-Kĩ năng bình luận, đánh giá về các quan điểm khác nhau về khai thác và sử dụng chất đốt.
B .CHUẨN BỊ :
- 
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1) Bài cũ :
+ Hãy kể tên một số chất đốt thường dùng. 
Trong đó chất đốt nào ở thể khí, thể rắn, thể lỏng ?	
+ Nêu tên một số chất lỏng được lấy ra từ dầu mỏ .	
+ Thể lỏng :Dầu lửa, xăng.
Thể khí : ga,
Thể rắn : Than, củi, rơm, rạ,.
+ Xăng, dầu hoả, dầu đ- ê – zen, dầu nhờn...
2) Bài mới : sử dụng năng lượng của chất đốt.
a) Hoạt động 1 : Thảo luận.
- Giáo viên giới thiệu tranh ở sgk.
- GV qui định thời gian và theo dõi.
+ Khí đốt tự nhiên được khai thác từ đâu ?	
+ Sử dụng khí sinh học có lợi gì ?
+ Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than.
+ Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên có phải là các nguồn năng lượng vô tận không ?
Kể tên một số nguồn năng lượng khác có thể thay thế chúng.
+ Quan sát hình 9,10, 11, 12 và cho biết bạn và gia đình bạn có thể làm gì để tránh lãng phí chất đốt.
+ Cần làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt ?
- Các nhóm thảo luận.
+ Khai thác từ các mỏ.
+ Giải quyết thiếu hụt của chất đốt và cải thiện môi trường ở nông thôn.
+ Vì cây xanh là lá phổi của trái đất, cây xanh có nhiệm vụ điều hoà trái đất
+ Không phải là nguồn năng lượng vô tận.
Năng lượng mặt trời, gió, nước chảy,
+ Giữ nhiệt nước uống, đun nước vừa sôi, dùng bếp đun cải thiện, tránh ùn tắc giao thông,
+ Thật cẩn thận, khi sử dụng chất đốt ta phải trông coi,.
b) Hoạt động 2 : Nhóm đôi.
+ Vì sao chất đốt khi cháy có thể ảnh 
hưởng đến môi trường ?
+ Các chất đốt khi cháy đều sinh ra khí cac- bô – nic và nhiều loại khí khác và chất độc 
làm ô nhiễm môi trường.
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Học sinh đọc lại mục bạn cần biết.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
- Giáo viên nhận tiết học.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày .... tháng ..... năm 20 ...
Khoa học - Tiết 44
- Tên bài dạy : SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ VÀ 
 NĂNG LƯỢNG NƯỚC CHẢY
 	( chuẩn KTKN : 92; SGK: 90)
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy trong đời sống và sản xuất.
- Sử dụng năng lượng gió: điều hòa khí hậu, làm khô, chạy động cơ gió,
- Sử dụng năng lượng nước chảy: quay guồng nước, chạy máy phát điện, 
*TICH HOP GD SU DUNG NANG LUONG TIET KIEM VA HIEU QUA: (TP)
	- Tác dụng của năng lượng gió, năng lượng nước chảy trong tự nhiên.
- Những thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy.
B .CHUẨN BỊ :
- Bộ thiết bị tua pin và bóng đèn (TBDH Khoa học 5).
- Tranh ảnh về sử dụng năng lượng của gió, nước chảy.
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1) Bài cũ :
+ Khi chất đốt bị đốt sẽ cung cấp gì ?	
+ Sẽ cung cấp năng lượng để đun nóng, thắp sáng,
2) Bài mới : sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy.
Hoạt động 1 : Thảo luận về năng lượng gió.
* Mục tiêu :
- HS trình bày được tác dụng của gió trong tự nhiên
- HS kể được một số thành tựu trong việc khai thác và sử dụng năng lượng gió.
* Cách tiến hành :
+ Vì sao có gió ?
+ Nêu một số ví dụ về tác dụng của năng lượng gió trong tự nhiên.
+ Con người sử dụng gió trong những việc gì ?
+ Liên hệ thực tế ở địa phương em.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận 
của nhóm mình.
b)Hoạt động 2 : Năng lượng nước chảy thực hiện tương tự như hoạt động 1.
c)Hoạt động 3 : Thực hành làm quay tua bin:
- GV giới thiệu từng bộ phận của tua bin.
- GV hướng dẫn cách thực hành.
- GV thực hành đổ nước làm quay tua bin.
- Học sinh quan sát.
- Lần lượt từng học sinh lên thực hành.
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Học sinh đọc lại mục bạn cần biết.
- Về nhà xem lại bài.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ . ngày....... tháng ..... năm 20....
Địa lí - Tiết 22
- Tên bài dạy : CHÂU ÂU
 	( chuẩn KTKN : 120; SGK: 109)
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
- Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Âu: Nằm ở phía tây châu Á, có ba phía giáp biển và đại dương.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu Âu:
+ 2/3 diện tích là đồng bằng, 1/3 diên tích là đồi núi.
+ Châu Âu có khí hậu ôn hòa.
+ Dân cư chủ yếu là người da trắng.
+ Nhiều nước có nền kinh tế phát triển.
- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Âu.
- Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Âu trên bản đồ (lược đồ).
- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Âu.
B .CHUẨN BỊ :
- Bản đồ tự nhiên thế giới.
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1) Bài cũ :
2) Bài mới : châu Âu.
a) Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm đôi
+ Quan sát hình 1 cho biết châu Au giáp với những châu lục, biển và đại dương nào?
+ Cho biết diện tích của châu Au và so sánh với châu Á.
-Kết luận: Châu Au có diện tích thứ 5 của các châu lục và bằng 1 / 4 diện tích châu Á
- Học sinh thảo luận nhóm đôi.
+ Châu Au giáp với phía tây của châu Á, ba phía giáp với biển và đại dương.
+ Châu Au có diện tích thứ 5 của các châu 
lục và bằng 1 / 4 diện tích châu Á.
b) Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm
ghi bảng : Đặc điểm tự nhiên.
+ Hãy đọc tên đồng bằng, dãy núi, sông lớn của châu Au.
+ Cho biết đồng bằng và dãy núi lớn của châu Au.
+ Cho biết cảnh thiên nhiên của hình a, b, c, d chụp ở nơi nào ?
- Các nhóm thảo luận.
+ Dãy núi : U – ran, Xcan – đi – na – vi,..
Đồng bằng : Tây Au, Trung Au, Đông Au,
Sông lớn : Đa – nuyp, Von – ga,
 c) Hoạt động 3 : Giáo viên ghi : Dân cư và hoạt động kinh tế của châu Au.
+ Cho biết dân số châu Au và so sánh 
với châu Á.
+ Kể tên một số hoạt động kinh tế của các nước châu Au.
+ Dân số đứng thứ 4 trong các châu lục và bằng 1 / 5 dân số châu Á.
+ Thu hoạch lúa mì, nhà máy sản xuất hoá chất, máy bay, ô tô, hàng điện tử, .
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Học sinh đọc lại tóm tắt bài ở sgk.
- Học sinh lên tìm vị trí, giới hạn của châu Au trên quả địa cầu.
- Về nhà xem lại bài.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày....... tháng ..... năm 20....
Kĩ thuật - Tiết 22
- Tên bài dạy : LẮP XE CẦN CẨU
 	( chuẩn KTKN : 146; SGK: 76)
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
-Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp xe cần cẩu.
-Biết cách lắp và lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn và có thể 
- Với HS khéo tay:
Lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Xe lắp chắc chắc, chuyển động dễ dàng; tay quay, dây tời
*TICH HOP GD SU DUNG NANG LUONG TIET KIEM VA HIEU QUA (LH):
- Chọn loại xe tiết kiệm năng lượng để sử dụng. Khi sử dụng xe cần tiết kiệm xăng dầu.
- Lắp thiết bị thu năng lượng mặt trời để tiết kiệm xăng, dầu.
B .CHUẨN BỊ :
- 	Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 5.
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1) Bài cũ :
2) Bài mới : lắp xe cần cẩu.
a) Hoạt động 1 : Quan sát và nhận xét mẫu.
- Giáo viên giới thiệu xe chở hàng lắp ráp sẵn
+ Xe cần cẩu theo em cần mấy bộ phận ?
+ Đó là những bộ phận nào ?
- Học sinh quan sát.
+ Năm bộ phận 
+ Giá đỡ cẩu, cần cẩu, ròng rọc, dây tời và trục bánh xe.
-Lớp nhận xét và bổ sung ý kiến của mình.
b) Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- Giáo viên chia lớp ra nhóm
- Giáo viên phát cho mỗi nhóm một bộ 
lắp ghép mô hình kĩ thuật và hướng dẫn cách thực hiện
- Giáo viên cùng học sinh chọn đủ các chi tiết theo bảng ở sgk.
-Giáo viên qui định thời gian và theo 
dõi.
- Các nhóm báo cáo dụng cụ thực hành của 
nhóm mình xem có đủ không.
- Các nhóm thực hành lắp ráp các bộ phận : giá cẩu, cần cẩu vgà các bộ phận khác.
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
+Liên hệ:
- Chọn loại xe tiết kiệm năng lượng để sử dụng. Khi sử dụng xe cần tiết kiệm xăng dầu.
- Lắp thiết bị thu năng lượng mặt trời để tiết kiệm xăng, dầu.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết tới hoàn thành xe cẩu.
- Giáo viên nhận xét tiết học.	
Contents

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan lop 5 tuan 22.doc