Bài soạn lớp 5 - Hà Thị Kim Nhung - Trường Tiểu học Điêu Lương - Tuần 12

Bài soạn lớp 5 - Hà Thị Kim Nhung - Trường Tiểu học Điêu Lương - Tuần 12

I/ Mục tiêu:

1- Đọc trôi chảy, lưu loát và diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả.

2- Thấy được vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả. Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả.

II/ Đồ dùng dạy học:

-Tranh, ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III/ Các hoạt động dạy học:

 

doc 14 trang Người đăng huong21 Lượt xem 825Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Hà Thị Kim Nhung - Trường Tiểu học Điêu Lương - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Thứ hai ngày 22 tháng 11 năm 2010
 Tập đọc ($23):
 Mùa thảo quả
I/ Mục tiêu:
1- Đọc trôi chảy, lưu loát và diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả.
2- Thấy được vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả. Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Tranh, ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ:
HS đọc trả lời các câu hỏi về bài Tiếng vọng của nhà văn Nguyễn Quang Thiều.
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
-Mời 1 HS giỏi đọc.
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
-Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
-Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
-Cho HS đọc đoạn 1: Trả lời câu hỏi 1-2 SGK.
+) Rút ý1: mùi thơm đặc biệt quyến rũ.
-Cho HS đọc đoạn 2:Trả lời câu hỏi 3-SGK.
+)Rút ý 2:Thảo quả phát triển nhanh.
-Cho HS đọc đoạn 3 .Trả lời câu hỏi 4 SGK.
+)Rút ý3:Vẻ đẹp của rừng thảo quả.
-Nội dung chính của bài là gì?
c)Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-Mời HS nối tiếp đọc bài.
-Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
-Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2 trong nhóm.
-Thi đọc diễn cảm.
-1 em đọc.
-Đọc nối tiếp 3 đoạn(3 lượt).
-Đọc nhóm đôi.
-1 em đọc.
-Nghe.
-HSKG nêu. 
-Nghe.
-1 em đọc. Vài em trả lời.
-Lớp NX.
-Nghe.
-Lớp đọc thầm.
-Vài em nêu.
-Nghe.
-HS nêu.
-HS đọc.
-HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
-HS luyện đọc diễn cảm.
-HS thi đọc.
 	3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học.
	-Chuẩn bị bài sau.
Toán
$56: nhân một Số tvới 10, 100, 1000,...
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
	-Nắm được quy tắc nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,...
	-Củng cố kĩ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
	-Củng cố kĩ năng viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
II/ Đồ dùng dạy học: Thước
 III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: Muốn nhân một STP với một số tự nhiên ta làm thế nào?
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
	2.2-Kiến thức:
a) Ví dụ 1:
-GV nêu ví dụ: 27,867 x 10 = ?
-Cho HS tự tìm kết quả.
-Nêu cách nhân một số thập phân với 10?
 b) Ví dụ 2:
-GV nêu ví dụ, cho HS làm vào bảng con.
-GV nhận xét, ghi bảng.
-Cho 2-3 HS nêu lại cách làm.
c) Nhận xét:
-Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,...ta làm thế nào?
-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần nhận xét.
-HS đổi ra đơn vị cm sau đó thực hiện phép nhân ra nháp.
-HS nêu.
-HS thực hiện đặt tính rồi tính:
 Làm bảng con. 
-HS nêu.
-HS nêu.
-HS đọc phần nhận xét SGK
	2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (57): Nhân nhẩm
*Bài tập 2 (57): Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là cm.
 -Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào nháp. 
-Chữa bài. 
*Bài tập 3 (57):K-G
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-HD HS tìm hiểu bài toán, làm vào vở.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và giáo viên nhận xét.
-Làm miệng.
-1 em nêu.
-2 em nêu.
-Làm nháp.
-Chữa bài- NX.
-Đọc bài, tìm hiểu yêu cầu đề bài.
-Làm vở.
-Chữa bài.
 Đáp số: 9,3 kg
	3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học
 Lịch sử
$12: Vượt qua tình thế hiểm nghèo
I/ Mục tiêu:
	Học xong bài này, HS biết:
-Tình thế “ nghìn cân treo sợi tóc” ở nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
-Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, đã vượt qua tình thế “ nghìn cân treo sợi tóc như thế nào.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Các tư liệu liên quan đến bài học.Hình SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ:
-Cho HS nêu những sự kiện chính của nước ta từ năm 1858 đến năm 1945.
2-Bài mới:
2.1-Hoạt động 1( làm việc cả lớp )
-GV giới thiệu bài, Nêu nhiệm vụ học tập.
2.2-Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm)
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu những khó khăn của nước ta ngay sau Cách mạng tháng Tám:K-G nêu.
+Vì sao nói: ngay sau CM tháng Tám, nước ta ở trong tình thế “ nghìn cân treo sợi tóc”?
-GV chia lớp thành 3 nhóm, thảo luận :
-Vì sao Bác Hồ gọi đói và dốt là giặc?
-Nếu không chống 2 thứ giặc này thì điều gì sẽ xảy ra?
-Để vượt qua tình thế hiểm nghèo, Bác đã lãnh đạo nd ta làm gì?
-Nêu ý nghĩa việc vượt qua tình thế hiểm nghèo?
-Cho HS thảo luận trong thời gian từ 5 đến 7 phút.
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, chốt ý đúng rồi ghi bảng.
2.3-Hoạt động 3 (làm việc cá nhân)
-HS quan sát hình 3-SGK:
+Em có nhận xét gì về tinh thần “diệt giặc dốt của nhân dân ta”?
-Nghe.
-Hoạt động nhóm đôi.
a) nguyên nhân của tình thế hiểm nghèo:
-Các lực lượng thù địch bao vây, chống phá CM.Lũ lụt, hạn hán, nạn đói, hơn 90% đồng bào mù chữ.
b) Diễn biến của việc vượt qua tình thế hiểm nghèo:
-Bác Hồ kêu gọi lập “hũ gạo cứu đói”, “ngày đồng tâm”...Dân nghèo được chia ruộng.Phong trào xoá nạn mù chữ được phát động khắp nơi.
-Đẩy lùi quân Tưởng, nhân nhượng với Pháp.
c) Kết quả, ý nghĩa:
Từng bước đẩy lùi “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”
-HS quan sát ảnh và nêu những nhận xét của mình theo những câu hỏi gợi ý của GV.
3-Củng cố, dặn dò:
-GV cho HS đọc phần ghi nhớ, nhắc lại nội dung chính của bài.	
 Thứ ba ngày 23 tháng 11 năm 2010
 Toán
$57: Luyện tập 
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
-Rèn luyện kĩ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
-Rèn kĩ năng nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,...
II/ Đồ dùng dạy học : Thước
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ:
-Nêu cách nhân một số thập phân với một số tự nhiên? Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000 ta làm thế nào?
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (58): Tính nhẩm
G làm phần b.
*Bài tập 2 (58): Đặt tính rồi tính
TB làm phần a, b.
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-Cho HS làm vào bảng con.
*Bài tập 3 (58): Cả lớp.
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải.
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
 *Bài tập 4 (58): Tìm số tự nhiên x
HSG làm.
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS tìm cách giải bài toán: Lần lượt thử từ x = 0, khi kết quả lớn hơn 7 thì dừng lại.
-Cho HS làm ra nháp.
-Chữa bài. 
-Làm miệng.
-Làm bảng con.
-Làm theo yêu cầu của GV.
 Đáp số: 70,48 km.
-2 em nêu.
-theo dõi.
-Làm theo HD của GV.
 *Kết quả:
 x = 0 
 x = 5
3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học.
	 -Nhắc HS về học kĩ lại nhân một số thập phân với một số tự nhiên, nhân một số thập phân với 10, 100, 1000...
 Khoa học
$23: Sắt, gang, thép
I/ Mục tiêu:
	Sau bài học, HS có khả năng:
-Nêu nguồn gốc của sắt, gang, thép và một số tính chất của chúng.
-Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm từ gang hoặc thép.
-Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng gang, thép có trong gia đình. 
II/ Đồ dùng dạy học:
-Thông tin và hình trang 49, 48 SGK.
-Một số tranh ảnh hoặc đồ dùng được làm từ gang, thép trong gia đình.
III/ Các hoạt động dạy học:
1-Giới thiệu bài: 
 GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2-Nội dung: 
2.1-Hoạt động 1: Thực hành xử lí thông tin
*Mục tiêu: nêu được nguồn gốc của sắt, gang, thép và một số tính chất của chúng.
*Cách tiến hành:
-HS đọc các thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi:
+Trong tự nhiên, sắt có ở đâu?
+Gang, thép đều có thành phần nào chung?
+Gang và thép khác nhau ở điểm nào?
-GV kết luận: SGV-Tr, 93.
-HS đọc và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
-HS trình bày(TB chỉ nêu được 1 số đặc điểm của sắt, gang , thép).
-Nghe.
	2.2-Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
*Mục tiêu:	-Kể được tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng ,cách bảo quản một số đồ dùngbằng gang, thép.
-GV giảng: Sắt là một kim loại được sử dụng dưới dạng hợp kim.
-Cho HS quan sát hình trang 48, 49 SGK theo nhóm đôi và nói xem gang và thép được dùng để làm gì?
-Đại diện từng nhóm trình bày ,Các nhóm khác nhận xét, bổ sung(TB chỉ nêu được vài công dụng).
+Kể tên một số dụng cụ, máy móc đồ dùng làm từ gang và thép mà em biết?Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng gang, thép có trong nhà bạn?
-GV kết luận: (SGV – tr. 94)
-HS quan sát hình SGK.
-Thảo luận nhóm đôi.
-Đại diện nhóm báo cáo.
-Lớp NX.
-HS nêu.
-HS kể thêm.
-HS nêu KL trong SGK.
3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
 Luyện từ và câu (Tiết 23)
 Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường
I/ Mục tiêu:
-Nắm được nghĩa của một số từ ngữ về môi trường ; biết tìm từ đồng nghĩa.
-Biết ghép một tiếng gốc Hán (bảo) với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ ghi sẵn các từ ngữ tả bầu trời ở BT 1.
-Vở BT.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1-Kiểm tra bài cũ:
- HS nhắc lại kiến thức về quan hệ từ và làm bài tập 3, tiết LTVC trước.
2- Dạy bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2.2- Hướng dẫn HS làm bài tập.
*Bài tập 1:
- 1 HS đọc văn. Cả lớp đọc thầm .
-Cho HS trao đổi nhóm 2.
-GV treo hai bảng phụ ghi sẵn nội dung 2 phần a, b.
-Mời 2 HS lên bảng làm.
-Cả lớp và GV nhận xét. 
*Bài tập 2:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm việc theo nhóm 4 ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm.
-Mời đại diện nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét.
-GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
*Bài tập 3:
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-GV hướng dẫn:
+Tìm từ đồng nghĩa với từ bảo vệ, sao cho từ bảo vệ được thay bằng từ khác nhưng nghĩa của câu không thay đổi.
-GV cho HS làm vào vở BT.
-Cho một số HS đọc câu văn đã thay.
-HS khác nhận xét.
-1 em đọc-lớp đọc thầm.
-làm việc nhóm đôi.
-Đại diện nhóm nêu.
b) 1a-2b 2a-1b 3a-3b
-Làm theo yêu cầu của GV.
-K-G nêu được nghĩa của mỗi từ ghép được.
-Làm theo yêu cầu của GV.
*Lời giải: 
-Chúng em giữ gìn môi trường sạch đẹp.
	3-Củng cố, dặn dò: 
 -GV nhận xét giờ học.
	 -Dặn HS ghi nhớ những từ ngữ đã học trong bài.
 Kể chuyện (Tiết 12)
Kể chuyện đã nghe đã đọc
I/ mục tiêu:
	Rèn kĩ năng nói:
-HS kể lại được câu chuyện đã nghe hay đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường.
-Hiểu và trao đổi được cùng bạn bè về ý nghĩa của câu chuyện, thể hiện nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Một số truyện có nội dung bảo vệ môi trường.
III/ Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ: 
HS kể lại 1-2 đoạn truyện Người đi săn và con nai, nêu ý nghĩa câu chuyện.
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2-Hướng dẫn HS kể chuyện:
a) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề:
-Mời một HS đọc yêu cầu của đề.
-GV ... 
	 -Dặn HS về xem lại bài để hiểu kĩ về quan hệ từ.
 Thứ năm ngày 25 tháng 11 năm 2010
Toán (Tiết 59)
 Luyện tập
I/ Mục tiêu:
Giúp HS:
-Nắm được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001...
-Củng cố về nhân một số thập phân với một số thập phân.
-Củng cố kỹ năng đọc,viết các số thập phân và cấu tạo của số thập phân.
II/ Đồ dùng dạy học : Thước
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ:
Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000 ta làm thế nào?
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (60): 
a)Ví dụ:
*GV nêu ví dụ 1: 142,57 x 0,1 = ?
-Cho HS tự tìm kết quả bằng cách đặt tính và tính vào bảng con.
-Nêu cách nhân một số thập phân với 0,1?
 *GV nêu ví dụ 2: 531,75 x 0,01 = ? 
( Thực hiện tương tự như VD 1)
-Muốn nhân một số thập phân với 0,01 ta làm thế nào?
*Nhận xét:
-Muốn nhân một số thập phân với 0,1 ; 0,01 ; 0,001...ta làm thế nào?
b)Tính nhẩm
*Bài tập 2 (60): Đặt tính rồi tính
(K-G hoàn thành bài tập này,động viên HS TB cùng làm).
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-Cho HS làm vào bảng con.
-Mời 4 HS lên chữa bài. 
-HS khác nhận xét, bổ sung.
 *Bài tập 3 (60): (K-G)
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải.
-Cho HS làm vào vở.
-Chấm, chữa bài.NX.
Đặt tính rồi tính.
-HS nêu.
-HS thực hiện đặt tính rồi tính tương tự như VD1
-HS nêu.
-HS nêu.
-HS đọc phần nhận xét SGK
-Làm miệng.
-Làm bảng con.
-1 em nêu.
-Thảo luận nhóm đôi.
-Làm vở.
-Chấm, chữa bài.
-NX.
 Đáp số: 198 km
3-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học,Về làm VBT.
 Địa lí (Tiết 12)
công nghiệp 
I/ Mục tiêu: 
Học xong bài này, HS:
-Nêu được vai trò của công nghiệp và thủ công nghiệp.
-Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
-Kể được tên sản phẩm của một số ngành công nghiệp.
-Xác định trên bản đồ một số địa phương có các mặt hàng thủ công nổi tiếng.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Tranh ảnh về một số ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và sản phẩm của chúng.
-Bản đồ hành chính Việt Nam.
III/ Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ: -Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 11.
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài:
 a) Các ngành công nghiệp:
2.2-Hoạt động 1: (Thảo luận nhóm 4)
-Cho HS đọc mục 1-SGK.
-Cho HS thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi:
+Kể tên các ngành công nghiệp nước ta? 
+Kể tên sản phẩm của một số ngành công nghiệp?
+Quan sát hình 1 và cho biết các hình ảnh đó thể hiện ngành công nghiệp nào?
+Hãy kể một số sản phẩm công nghiệp xuất khẩu mà em biết?
-GV kết luận: SGV-Tr.105
+Ngành công nghiệp có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất?
 b) Nghề thủ công:
 2.3-Hoạt động 2: (làm việc cả lớp)
- HS quan sát hình 2 và đọc mục 2-SGK.
+Em hãy kể tên một số nghề thủ công nổi tiếng của nước ta mà em biết?
+Nghề thủ công nước ta có vai trò và đặc điểm gì?
-GV kết luận: SGV-Tr.106.
-Nêu 1 số nghề thủ công ở địa phương em?
-Nêu và chỉ bản đồ 1 số làng nghề thủ công nổi tiếng của nước ta.
-làm việc nhóm 4.
-Đại diện nhóm báo cáo.
-Lớp NX, bổ sung.
-HS quan sát và trả lời.
-Cung cấp máy móc cho sản xuất, các đồ dùng cho đời sống và xuất khẩu.
-lớp quan sát, đọc mục 2-SGK:Trả lời câu hỏi.
-K-G nêu.
-Nghe.
-K-G nêu.
-K-G nêu.
3-Củng cố, dặn dò:
	GV nhận xét giờ học. Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
 Chính tả (nghe – viết)
$12: Mùa thảo quả
I/ Mục tiêu:
Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn của bài Mùa thảo quả. 
Ôn lại cách viết những từ ngữ có âm đầu s/x hoặc âm cuối t/c.
II/ Đồ dùng daỵ học:
-Bảng phụ .
-Vở BT.
III/ Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ.
HS viết các từ ngữ theo yêu cầu bài tập 3a hoặc 3b, tiết chính tả tuần 11.
2.Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hướng dẫn HS nghe -viết:
- GV Đọc bài.
- Khi thảo quả chín rừng có những nét gì đẹp?
- Cho HS đọc thầm lại bài.
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: nảy, lặng lẽ, mưa rây, rực lên, chứa lửa, ...
- GV đọc từng câu (ý) cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- GV thu một số bài để chấm- nhận xét.
- HS theo dõi SGK.
- HS trả lời.
- HS viết bảng con.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
-TB sai không quá 5 lỗi.
2.3- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
* Bài tập 2 (114):
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- GV cho HS làm bài: Tổ 1, 2 ý a. Tổ 3 ý b. 
-Cách làm: làm bảng phụ.
- Mời đại diện 3 tổ trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
* Bài tập 3 (115):
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS thi làm theo nhóm 4 bài 3a vào bảng nhóm, - Mời đại diện nhóm trình bày.
- HS nhận xét. GV đánh giá.
-1 em nêu.
-Làm việc theo tổ.
-Đại diện nhóm nêu.
-Lớp NX.
-1 em nêu.
-Hoạt động nhóm 4.
-2 em nêu.
3-Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về nhà luyện viết .
 Tập làm văn (tiết 24)
 Luyện tập tả người(Quan sát và lựa chọn chi tiết)
I/ Mục tiêu:
1-Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc vè ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu (Bà tôi; Người thợ rèn,)
2-Hiểu: khi quan sát, viết một bài văn tả người,phải chọn lọc để đưa vào bài văn những chi tiết tiêu biểu, nổi bật gây ấn tượng . từ đó biết vận dụng đã có để quan sát và ghi lại kết quả quan sát ngoai hình của một người thường gặp.
II/ Đồ dùng dạy học:VBT.
III/ Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ:
-Một HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết TLVtrước ( về cấu tạo 3 phần của bài văn tả người).
2-Dạy bài mới:
2.1-Giới thiệu bài:
2.2-Hướng dẫn HS luyện tập:
*Bài tập 1:
-Mời 1 HS đọc bài Bà tôi, cả lớp đọc thầm.
-Cho HS trao đổi nhóm 2: Ghi lại những đặc điểm ngoại hình của người bà trong đoạn văn.
-Mời đại diện một số nhóm trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
-GV ghi vắn tắt đặc điểm của bà. Một HS đọc.
-GV: Tác giả đã ngắm bà rất kĩ, đã chọn lọc những chi tiết tiêu biểu về ngoại hình của bà để miêu tả. Bài văn vì thế ngắn gọn mà sống động, khắc hoạ rất rõ hình ảnh của người bà trong tâm trí bạn đọc, đồng thời bộc lộ tình yêu của đứa cháu nhỏ đối với bà qua từng lời tả.
*Bài tập 2:
(Cách tổ chức thực hiện tương tự như bài tập 1)
-GV kết luận: SGV-Tr.247
*Nêu tác dụng của việc quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả?
-HS đọc.
-HS trao đổi nhóm hai.
-Đại diện nhóm trình bày.
-HS đọc.
-TB nêu dược vài đặc điểm ngoại hình người bà.
-Nghe.
-TB nêu vài chi tiết về hoạt động của bác thợ rèn.
-Chọn lọc chi tiết khi miêu tả sẽ làm cho đối tượng này không giống đối tượng khác ; bài viết sẽ hấp dẫn, không lan man, dài dòng.
3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà quan sát và ghi lại có chọn lọc kết quả quan sát một người em thường gặp.
 Khoa học(Tiết 24)
đồng và hợp kim của đồng
I/ Mục tiêu:
	Sau bài học, HS có khả năng:
-Nêu một số tính chất của đồng và hợp kim của đồng.	
-Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng đồng và hợp kim của đồng.Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng có trong gia đình. 
II/ Đồ dùng dạy học:
-Thông tin và hình trang 50, 51 SGK.
-Một số tranh ảnh hoặc đồ dùng được làm từ đồng và hợp kim của đồng
III/ Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ: HS nêu phần Bạn cần biết (SGK-Tr.49)
2.Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2-Hoạt động 1: Làm việc với vật thật
*Mục tiêu: HS quan sát và phát hiện một vài tính chất của đồng.
*Cách tiến hành:
-GV chia lớp làm 4 nhóm để thảo luận.
-Cho HS quan sát các đoạn dây đồng, mô tả màu sắc, độ sáng, tính cứng, tính dẻo... 
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận: SGV-Tr, 96.
-HS thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV.
-HS trình bày(TB nêu được vài tính chất của đồng)
	2.2-Hoạt động 2: Làm việc với SGK 
*Mục tiêu: HS nêu được tính chất của đồng và hợp kim của đồng
*Cách tiến hành:
-Cho HS làm việc cá nhân: Đọc SGK
-Mời một số HS trình bày.
-Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận: SGK-Tr.96.
-HS trình bày.
2.4-Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận.
*Mục tiêu: -HS kể được tên một số đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng.
 -HS nêu được cách bảo quản một số đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng.
*Cách tiến hành:
-GV cho HS thảo luận nhóm 4.
-GV yêu cầu HS:
+Chỉ và nói tên các đồ dùng bằng đồng trong các hình trang 50, 51 SGK. 
+Kể tên một số đồ dùng khác được làm bằng đồng và hợp kim của đồng mà em biết?
+Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng có trong nhà bạn?
-Mời đại diện các nhóm trình bày
-GV kết luận: (SGV - tr. 97)
-Cho HS nối tiếp đọc phần bóng đèn toả sáng.
-HS thảo luận nhóm 4 theo hướng dẫn của GV.
-TB kể được 1 vài công dụng của đồng và hợp kim của đồng.
-HS kể thêm.
-HS nêu.
3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
 Thứ sáu ngày 26 tháng 11 năm 2010
Toán ( Tiêt 60)
 Luyện tập
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
-Củng cố về nhân một số thập phân với một số thập phân.
 -Bước đầu sử dụng được tính chất kết hợp của phép nhân số thập phân trong thực hành tính. 
-II/Đồ dùng dạy học: Thước. 	
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ:
Muốn nhân một số thập phân với một số thập phân ta làm thế nào?
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài:
 GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (61): 
a) Tính rồi so sánh giá trị của (a x b) x c và a x (b x c).
 -Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào nháp. 
-Chữa bài. Cho HS rút ra T/ C kết hợp của phép cộng các số thập phân.
-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần nhận xét.
b)Tính bằng cách thuận tiện nhất:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào nháp, sau đó đổi nháp kiểm tra chữa chéo cho nhau.
-Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (61): Tính
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-Cho HS làm vào bảng con.
-Mời 4 HS lên chữa bài. 
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét.
*Bài tập 3 (61): K-G
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải.
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét. 
-HS làm bài.
-HS nêu tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân.
 (a x b) x c = a x (b x c)
-HS làm theo yêu cầu của GV.
*VD về lời giải:
 9,65 x 0,4 x 2,5
 = 9,65 x (0,4 x 2,5)
 = 9,65 x 1 
 = 9,65
 -Làm bảng con. 
*Kết quả:
151,68
111,5
-Làm vở.
*Bài giải:
Quãng đường người đi xe đạp đi được trong 2,5 giờ là:
 12,5 x 2,5 = 31,25 (km)
 Đáp số: 31,25 km
3-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học
-Nhắc HS về học kĩ lại nhân một số thập phân với một số thập phân.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 12.doc