I/ Mục tiêu:
Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc-hiểu( HS trả lời1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì 1 của lớp 5( phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/ phút; Biết ngừng nghỉ sau dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).
II/ Đồ dùng dạy học:
-Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong các bài tập đọc từ tuần 11 đến tuần 17 sách tiếng việt 5 tập 1 (17 phiếu) để HS bốc thăm.
-Bảng lớp kẻ sẵn bảng thống kê ở bài tập 2.
Tuần 18 Thứ hai ngày 4 tháng 1 năm 2010 Tập đọc ( 35 ) Ôn tập cuối học kì I (tiết 1) I/ Mục tiêu: Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc-hiểu( HS trả lời1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc). Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì 1 của lớp 5( phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/ phút; Biết ngừng nghỉ sau dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật). II/ Đồ dùng dạy học: -Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong các bài tập đọc từ tuần 11 đến tuần 17 sách tiếng việt 5 tập 1 (17 phiếu) để HS bốc thăm. -Bảng lớp kẻ sẵn bảng thống kê ở bài tập 2. III/ Các hoạt động dạy học: 1- Giới thiệu bài: -GV giới thiệu nội dung học tập của tuần 18: Ôn tập củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn tiếng việt của HS trong học kì I. -Giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết 1. 2- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (9 HS): - HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút). -HS đọc trong SGK (hoặcHTL) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu. -GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời. -GV cho điểm. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau. 3-Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc tuần 11 đến tuần 13: -Mời 1 HS đọc yêu cầu. -Cho HS thảo luận nhóm 4(Làm VBT). -Mời đại diện nhóm trình bày. -Cả lớp và GV nhận xét. -Mời 2 HS đọc lại . -2 em đọc. -Làm việc nhóm 4. -Đai diện nhóm trình bày,điền vào bảng lớp. * Bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 11 đến tuần 13: Chủ điểm Tên bài Tác giả Thể loại 4-Bài tập 3: -Mời một HS nêu yêu cầu. -GV nhắc HS: Cần nói về bạn nhỏ - con người gác rừng - như kể về một người bạn cùng lớp chứ không phải như nhận xét khách quan về một nhân vật trong truyện. -Cho HS làm bài, sau đó trình bày. -Cả lớp và GV nhận xét. -HS đọc yêu cầu. -HS nghe. -HS làm bài vào giấy nháp sau đó trình bày. -Nhận xét. 5-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về ôn tập. Toán (86) Diện tích hình tam giác I/ Mục tiêu: Giúp HS: -Nắm được quy tắc tính diện tích hình tam giác. -Biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác. II/Đồ dùng dạy học: Thước, hình tam giác trong bộ đồ dùng dạy học toán (GV+ HS). II/Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1-Kiểm tra bài cũ: -Cho HS làm lại bài tập 1, 2 SGK. 2-Bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2.2-Kiến thức: -GV chuẩn bị 2 hình tam giác bằng nhau. -GV lấy một hình tam giác cắt cắt theo đường cao, sau đó ghép thành hình chữ nhật. -Chiều dài HCN bằng cạnh nào của HTG? -Chiều rộng HCN có bằng chiều cao của hình tam giác không? -Diện tích HCN gấp mấy lần diện tích hình tam giác? -Dựa vào công thức tính diện tích HCN, em hãy suy ra cách tính diện tích hình tam giác? *Quy tắc: Muốn tính S HTG ta làm thế nào? *Công thức: Nếu gọi S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao thì S được tính NTN? 2.3-Luyện tập: *Bài tập 1 (88): Tính S hình tam giác. -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -GV hướng dẫn HS cách làm. -Cho HS làm vào nháp. -Mời 2 HS lên bảng chữa bài. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 2 (88): K-G Tính S hình tam giác. -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Mời một HS nêu cách làm. -Cho HS làm vào vở. -Mời 2 HS lên bảng chữa bài. -Cả lớp và GV nhận xét. -GV+ HS cùng thao tác trên bộ đồ dùng. -Cạnh đáy của hình tam giác. -Chiều rộng hình chữ nhật bằng chiều cao của hình tam giác. -Gấp hai lần. S ABCD = DC x AD = DC x EH => S EDC = DC x EH : 2 -HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích tam giác: -Làm theo y/c của GV. *Kết quả: 8 x 6 : 2 = 24 (cm2) 2,3 x 1,2 : 2 = 1,38 (dm2) -Làm theo y/c của GV. *Kết quả: 5m = 50 dm 50 x 24 : 2 = 600 (dm2) 42,5 x 5,2 : 2 = 110,5 (m2) 3-Củng cố, dặn dò: -Cho HS nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác. -GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa luyện tập. Lịch sử (18) Kiểm tra học kì I I/ Mục tiêu :Kiểm tra kiến thức kĩ năng về: Những mốc thời gian tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1945.Nội dung cơ bản của bản Tuyên ngôn Độc lập. nghĩa lịch sử của các sự kiện lịch sử tiêu biểu như: việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Cách mạng tháng Tám năm 1945. Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc. II/Đồ dùng dạy học:-ND kiểm tra. II/ Các hoạt động dạy học: 1-Ôn định tổ chức: 2-Kiểm tra: -GV phát đề cho HS. Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc. Đề bài Câu 1: Nối thời gian ở cột A với sự kiện LS ở cột B. Cột A Cột B 1) 19 / 8 / 1945 a) Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. 2) 1 / 9 / 1858 b) Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. 3) 2 / 9 / 1945 c) Đảng CS Việt Nam ra đời. 4) 5 / 6 / 1911 d) Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội. 5) 3 / 2 / 1930 e) Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Câu 2: Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Nội dung của bản Tuyên ngôn Độc lập là: A. Khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc VN. B. Khẳng định quyền độc lập của dân tộc Việt Nam. C. Dân tộc VN quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. D. Dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững quyền tự do ấy. Câu 3: Điền họ và tên anh hùng vào cột bên trái sao cho phù hợp với thông tin ở cột bên phải. ... Anh có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê. Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phải, anh đã nghiến răng nhờ đồng đội chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu. ... Anh được giao phụ trách xưởng quân giới. Anh đã hai lần quên mình cứu xưởng và được phong Anh hùng Lao động trong Đại hội Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ I. Câu 4: Nêu ý nghĩa lịch sử của C/M tháng Tám năm 1945? Câu 5: Nêu ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? Đáp án Câu 1: (2,5 điểm-Nối mỗi ý đúng 0,5 điểm) 1 – d 2 – a 3 – e 4 – b 5 – c Câu 2: (1 điểm-Khoanh vào mỗi ý đúng 0,5 điểm) Khoanh vào : A , C Câu 3: (0,5 điểm) Theo thứ tự là: -La Văn Cầu -Ngô Gia Khảm Câu 4: (3 điểm) -Đập tan 2 tầng xiềng xích, nô lệ, lật nhào chế độ PK.Mở ra 1 kỉ nguyên mới ĐL-TD. Câu 5: (3 điểm) -Từ đây, CMVN có Đảng lãnh đạo... 3- Thu bài: GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra. Thứ ba ngày 5 tháng 1 năm 2010 Toán ( 87) Luyện tập I/ Mục tiêu: Giúp HS: -Rèn luyện kĩ năng tính diện tích hình tam giác. -Giới thiệu cách tính diện tích hình tam giác vuông (biết độ dài hai cạnh góc vuông của hình tam giác vuông). II/ Đồ dùng dạy học: Thước. II/Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1-Kiểm tra bài cũ: Cho HS làm lại bài tập 1, 2 SGK. 2-Bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2.2-Luyện tập: *Bài tập 1 (88): Tính S hình tam giác. -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -GV hướng dẫn HS cách làm. -Cho HS làm vào nháp. -Mời 2 HS lên bảng chữa bài. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 2 (88): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. - HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải. -Mời 2 HS nêu kết quả. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 3 (88): Tính S tam giác vuông. -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -GV hướng dẫn HS cách làm. + HS tìm cạnh đáy và đường cao. +Sử dụng công thức tính S tam giác. -Cho HS làm vào vở. -Mời 2 HS lên chữa bài.Chấm 1 số bài. -Cả lớp và GV nhận xét. -Muốn tính diện tích hình tam giác vuông ta làm thế nào? *Bài tập 4 (89): G -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Mời HS nêu cách làm. -GV hướng dẫn HS cách đo và tính S -Cho HS làm vào vở. -Mời 2 HS lên bảng chữa bài. -Cả lớp và GV nhận xét. -Làm theo y/c của GV. *Kết quả: 30,5 x 12 : 2 = 183 (dm2) 16dm = 1,6m 1,6 x 5,3 : 2 = 4,24 (m2) *Kết quả: -Hình tam giác ABC coi AC là đáy thì AB là đường cao. -Hình tam giác DEG coi DE là đáy thì DG là đường cao. -Làm theo y/c của GV. *Bài giải: a) Đáp số: 6 cm2 b) Đáp số: 7,5 cm2 -Ta lấy tích độ dài hai cạnh góc vuông chia cho 2. -Làm theo HD của GV. a) 4 x 3 : 2 = 6 (cm2) b) Diện tích hình chữ nhật MNPQ là: 4 x 3 = 12 (cm2) S tam giác MQE là: 3 x 1 : 2 = 1,5 (cm2) S tam giác NEP là: 3 x 3 : 2 = 4,5 (cm2) S. MQE + S. NEP là: 1,5 + 4,5 = 6 (cm2) S tam giác EQP là: 12 - 6 = 6 (cm2) 3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập Luyện từ và câu (18) Ôn tập cuối học kì I (tiết 2) I/ Mục tiêu: -Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng. -Biết lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vì hạnh phúc con người. -Biết thể hiện cảm nhận về cái hay của những câu thơ được học. II/ Đồ dùng dạy học: -Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1). -Bảng lớp kẻ sẵn bảng thống kê để HS làm bài tập 2. III/ Các hoạt động dạy học: 1- Giới thiệu bài: -Giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (8 HS): -Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút). -HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu. -GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời. -GV cho điểm . HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau. 3-Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 14 đến tuần 16: -Mời 1 HS đọc yêu cầu. -Cho HS thảo luận nhóm 4. -Mời đại diện nhóm trình bày. -Cả lớp và GV nhận xét. -Mời 2 HS đọc lại . -2 em đọc. - HS thảo luận nhóm theo nội dung kẻ sẵn trên bảng lớp. -Đai diện nhóm trình bày. * Bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 14 đến tuần 16: Chủ điểm Tên bài Tác giả Thể loại 4-Bài tập 3: -Mời một HS nêu yêu cầu. -GV hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của bài tập. -Cho HS làm bài vào nháp. -Mời một số HS trình bày. -Cả lớp và GV nhận xét. Bình chọn người phát biểu ý kiến hay nhất, giàu sức thuyết phục nhất. -HS đọc yêu cầu. -HS nghe. -HS làm bài vào giấy nháp. -HS trình bày. -Nhận xét. 5-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. - Dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt về nhà tiếp tục luyện đọc. Kể chuyện (35) Ôn tập cuối học kì I (tiết 3) I/ Mục tiêu: -Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng. -Lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường. II/ Đồ dùng dạy học: -Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1). -Bảng nhóm, VBT. III/ Các hoạt động dạy học: 1- Giới thiệu bài:-GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (7 HS): -Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút). -HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài ... m và ta. d-Miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra, VD: Lúa lẫn trong mây, nhấp nhô uốn lượn như làn sóng trên những thửa ruộng bậc thang. (K-G làm phần d). 5-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. -Về ôn tập. Chính tả (18 ) Ôn tập cuối học kì I ( Tiết 7) Kiểm tra I/ Mục tiêu : -Ôn tập đọc - hiểu và kiến thức kĩ năng về từ và câu. II/ Đồ dùng dạy học: ND kiểm tra. II/ Các hoạt động dạy học: 1- Giới thiệu bài:GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2- Ôn tập: A-Đọc thầm. -Cho HS đọc thầm bài văn trong SGK. B-Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng. Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: 1.Nên chọn tên nào đặt cho bài văn trên? a.Làng tôi. b. Những cánh buồm. c. Quê hương. 2. Suốt bốn mùa, dòng sông có đặc điểm gì? a. Nước sông đầy ắp. b. Những con lũ dâng đầy. c. Dòng sông đỏ lựng phù sa. 3. Màu sắc của những cánh buồm được tác giả so sánh với gì? a. Màu nắng của những ngày đẹp trời. b. Màu áo của những người lao động vất vả trên cánh đồng. c. Màu áo của những người thân trong gia đình. 4. Cách so sánh trên (nêu ở câu hỏi 3) có gì hay? a. Miêu tả được chính xác màu sắc rực rỡ của những cánh buồm. b. Cho thấy cánh buồm cũng vất vả như những người nông dân lao động. c. Thể hiện được tình yêu của tác giả đối với những cánh buồm trên dòng sông quê hương. 5. Câu văn nào trong bài tả đúng một cánh buồm căng gió? a. Những cánh buồm đi như rong chơi. b. Lá buồm căng phồng như ngực người khổng lồ. c. Những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. 6. Vì sao tác giả nói những cánh buồm chung thủy cùng con người? a. Vì những cánh buồm đẩy thuyền lên ngược về xuôi, giúp đỡ con người. b. Vì những cánh buồm gắn bó với con người từ bao đời nay. c. Vì những cánh buồm quanh năm, suốt tháng cần cù, chăm chỉ như con người. 7. Trong bài văn có mấy từ đồng nghĩa với từ “to lớn”? a. Một từ.(Đó là:................................) b. Hai từ.(Đó là các từ.................................) c. Ba từ.(Đó là các từ...................................) 8. Trong câu “Từ bờ tre làng tôi, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi” có mấy cặp từ trái nghĩa? a. Một cặp từ.(Đó là:................................) b. Hai cặp từ.(Đó là các từ.........................) c. Ba cặp từ.(Đó là các từ..........................) 9. Từ “Trong” ở cụm từ “Phấp phới trong gió” và từ “Trong” ở cụm từ “nắng đẹp trời trong” có quan hệ với nhau như thế nào? a. Đó là một từ nhiều nghĩa. b. Đó là hai từ đồng nghĩa. c. Đó là hai từ đồng âm. 10. Trong câu “Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi”, có mấy quan hệ từ? a. Một quan hệ từ.(Đó là......................) b. Hai quan hệ từ.(Đó là các từ...............) c. Ba quan hệ từ.(Đó là các từ..................) -HS đọc thầm bài văn. -HS làm bài vào giấy kiểm tra. *Lời giải: Câu 1: ý b (Những cánh buồm) Câu 2: ý a (Nước sông đầy ắp) Câu 3: ý c (Màu áo của những người thân trong gia đình) Câu 4: ý c (Thể hiện được tình yêu của tác giả đối với những cánh buồm) Câu 5: ý b (Lá buồm căng phồng như ngực người khổng lồ) Câu 6: ý b (Vì những cánh buồm gắn bó với con người từ bao đời nay) Câu 7: ý b (Hai từ, đó là các từ: lớn, khổng lồ) Câu 8: ý a (Một cặp. Đó làcác từ: ngược / xuôi) Câu 9: ý c (Đó là hai từ đồng âm) Câu 10: ý c (Ba quan hệ từ. Đó là các từ: còn, thì, như) 3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. -Dặn HS chuẩn bị bài cho nội dung tiết tập làm văn giờ sau “ Bài luyện tập”. Địa lí (18) Kiểm tra học kì I I/ Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức kĩ năng về: Vị trí và giới hạn, đặc điểm của khí hậu, đặc điểm về dân tộc của nước ta. Đặc điểm một số ngành kinh tế của nước ta. Giao thông vận tải và các hoạt động thương mại. II/ Đồ dùng dạy học: ND kiểm tra. II/ Các hoạt động dạy học: 1-Ôn định tổ chức: 2-Kiểm tra: -GV phát đề cho HS. -Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc. Đề bài Đáp án Phần1: Điền Đ vào ô trống đặt trước ý đúng, điền S vào ô trống đặt trước ý sai. Nước ta nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam á. Phần đất liền giáp với Lào, Trung Quốc, Thái Lan. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa. Nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh (Việt) có số dân đông nhất. Dân cư nước ta tập trung chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên. Ơ nước ta, lúa gạo là loại cây được trồng nhiều nhất. Nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh vừa là trung tâm công nghiệp lớn, vừa là nơi có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước. Phần 2: 1) Ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động gì? 2) Nước ta có những loại hình giao thông vận tải nào? 3) Thương mại gồm các hoạt động nào? Thương mại có vai trò gì? Phần 1: (4 điểm-Nối mỗi ý đúng 0,5 điểm) Đúng : a, c, d, g, h, i Sai : b, c Phần 2 (6 điểm) Câu 1: (2 điểm) Ngành lân nghiệp gồm có các hoạt động: -Trồng rừng và bảo vệ rừng. -Khai thác gỗ và các lâm sản khác. Câu 2: (2 điểm) Đường ô tô,Đường sắt,Đường sông, Đường biển,Đường hàng không. Câu 3: (2 điểm) -Thương mại gồm các hoạt động mua bán hàng hoá ở trong nước và với nước ngoài. -Vai trò: Thương mại là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng. 3-Thu bài: -GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra. Thứ sáu ngày 8 tháng 1 năm 2010 Toán ( 85) hình thang I/ Mục tiêu: Giúp HS: -Hình thành được biểu tượng về hình thang. -Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với một số hình đã học. -Biết vẽ hình để rèn kĩ năng nhận diện hình thang và một số đặc điểm của hình thang. II/ Đồ dùng dạy học: hình SGK -Thước. II/Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2-Nội dung bài mới: 2.1-Hình thành biểu tượng về hình thang: -Cho HS quan sát hình vẽ cái thang trong SGK để nhận ra hình ảnh của cái thang. 2.2-Nhận biết 1số đặc điểm của hình thang: -GV vẽ hình thang lên bảng, hỏi: +Hình thang ABCD có mấy cạnh? +Có hai cạnh nào song song với nhau? +Em có nhận xét gì về đặc điểm hình thang? -Cho HS quan sát và nêu đường cao, chiều cao của hình thang. -Đường cao có quan hệ NTN với hai đáy? -GV kết luận về đặc điểm của hình thang. -HS chỉ vào hình thang ABCD, nêu đặc điểm. 2.4-Luyện tập: *Bài tập 1 (91): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS trao đổi nhóm 2. -Chữa bài. *Bài tập 2 (92): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS tự làm vào vở. Chữa bài. *Bài tập 3 (92): HD về nhà làm -Mời 1 HS đọc đề bài. -Cho HS vẽ vào SGK. *Bài tập 4 (92): (Các bước thực hiện tương tự bài 2). -Thế nào là hình thang vuông? -HS nối tiếp nhau lên bảng chỉ. -HS trả lời. +Có 4 cạnh. +Có hai cạnh AB và CD song song với nhau. +Hình thang có hai cạnh đối diện song song với nhau. -AH là đường cao, độ dài AH là chiều cao của hình thang. -Đường cao vuông góc với hai đáy. -Vài em nêu. -Làm theo y/c của GV. *Lời giải: Các hình thang là: hình 1, hình 2, hình 4, hình 5, hình 6. -Làm vở. *Lời giải: -Bốn cạnh và bốn góc: hình 1, hình 2, hình 3 -Hai cặp cạnh đối diện //: hình 1; 2. - có một cặp cạnh đối diện //: hình 3 -Có bốn góc vuông: hình 1 -Góc A, D là góc vuông. 3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học. Tập làm văn (36) Ôn tập cuối học kì I (Tiết 8) Kiểm tra I/ Mục tiêu: HS viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh, thể hiện kết quả quan sát chân thực và có cách diễn đạt trôi chảy. II/ Đồ dùng dạy học: nội dung kiểm tra. III/ Các hoạt động dạy học: 1-Giới thiệu bài GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2-Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra: -Mời HS nối tiếp nhau đọc đề kiểm tra trong SGK. -GV ghi đầu bài lên bảng. -GV nhắc HS: Nội dung kiểm tra không xa lạ với các em vì đó là những nội dung các em đã thực hành luyện tập. Cụ thể: Các em đã quan sát ngoại hình hoặc hoạt động của các nhân vật rồi chuyển kết quả quan sát thành dàn ý chi tiết và từ dàn ý đó chuyển thành đoạn văn. Tiết kiểm tra này yêu cầu các em viết hoàn chỉnh cả bài văn. 3-HS làm bài kiểm tra: -HS viết bài vào giấy kiểm tra. -GV yêu cầu HS làm bài nghiêm túc. -Hết thời gian GV thu bài. -HS đọc đề. Em hãy tả một người thân đang làm việc, ví dụ: đang nấu cơm, khâu vá, làm vườn, đọc báo, xây nhà hay học bài,... -HS chú ý lắng nghe. -HS viết bài. -Thu bài. 4-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết làm bài. -Dặn HS về nhà xem trước bài để chuẩn bị bài sau. Khoa học (36) hỗn hợp I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: Cách tạo ra một hỗn hợp. Kể tên một số hỗn hợp. Nêu một số cách tách các chất trong hỗn hợp. II/ Đồ dùng dạy học: -Hình 75 SGK. -Muối tinh, mì chính, chén nhỏ, thìa ( Theo nhóm). III/ Các hoạt động dạy học: 1-Kiểm tra bài cũ: Kể tên một số chất ở thể rắn ,thể lỏng, thể khí? 2.Bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: 2.2-Hoạt động 1: *MT: HS biết cách tạo ra một hỗn hợp. *Cách tiến hành: -GV cho HS thảo luận nhóm 4 theo nội dung: + Tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính, hạt tiêu, công thức pha do từng nhóm quyết định: + Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào? + Hỗn hợp là gì? -Mời đại diện các nhóm trình bày. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV kết luận: (SGV - Tr. 129) 2.3-Hoạt động 2: Thảo luận. *Mục tiêu: kể được tên 1số hỗn hợp. *Cách tiến hành: HS thảo luận nhóm đôi theo ND : +Theo bạn không khí là một chất hay là một hỗn hợp? Kể tên một số hỗn hợp khác? -Đại diện một số nhóm trình bày(TB kể 1 vài vd) -GV nhận xét, kết luận: SGV - Tr. 130 2.4-Hoạt động 3: *Mục tiêu: HS biết được các phương pháp tách riêng các chất trong một số hỗn hợp. -GV tổ chức và hướng dẫn học sinh chơi theo tổ. -GV đọc câu hỏi, các nhóm thảo luận rồi ghi đáp án và bảng sau đó giơ tay để trả lời. -GV kết luận nhóm thắng cuộc. ( Đáp án: H.1-Làm lắng ; H.2-Sảy ; H.3-Lọc ) 2.5-Hoạt động 4: Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp. -Bước 1: Làm việc theo nhóm 4. +Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hành theo mục thực hành trong SGK. -Bước 2: thảo luận cả lớp +Mời đại diện một số nhóm trình bày. +Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV kết luận: SGV-Tr.132. -HS thực hành và thảo luận nhóm 4. +Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau tạo thành hỗn hợp. -Đại diện nhóm trình bày. -Nhận xét. -Làm việc nhóm đôi theo y/c của GV. -K-G nêu được các cách tách các chất ra khỏi hỗn hợp. -HS thực hành như yêu cầu trong SGK. -HS trình bày. -Nhận xét. 3-Củng cố, dặn dò: -Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ. GV nhận xét giờ học.
Tài liệu đính kèm: