Bài soạn lớp 5 năm 2013 - 2014 - Tuần 2

Bài soạn lớp 5 năm 2013 - 2014 - Tuần 2

I. Mục tiêu:

 - Củng cố viết các phân số thập phân trên 1 đoạn của tia số, chuyển một số phân số thành phân số thập phân. Kết hợp giải toán tìm giá trụ.

 - Vận dụng vào giải toán thạo, chính xác.

 - Giáo dục học sinh lòng say mê học toán.

II.Đồ dùng dạy học:

III. Hoạt động dạy học:

 1. Tổ chức: Lớp hát.

 2. Kiểm tra: Vở bài tập.

 3. Bài mới: + Giới thiệu bài, ghi bảng.

 

doc 14 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1029Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn lớp 5 năm 2013 - 2014 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 31/08/2013	 TUẦN 2
Ngày dạy: Thứ ba ngày 3 tháng 09 năm 2013 (Học bù thứ 2)
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
	- Củng cố viết các phân số thập phân trên 1 đoạn của tia số, chuyển một số phân số thành phân số thập phân. Kết hợp giải toán tìm giá trụ.
	- Vận dụng vào giải toán thạo, chính xác.
	- Giáo dục học sinh lòng say mê học toán.
II.Đồ dùng dạy học:
III. Hoạt động dạy học:
	1. Tổ chức: Lớp hát.
	2. Kiểm tra: Vở bài tập.
	3. Bài mới: 	+ Giới thiệu bài, ghi bảng.
	+ Giảng bài mới.
Bài 1: Viết phân số thập phân thích hợp vào chỗ chấm dưới mỗi vạch của tia số.
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét.
Bài 2: Viết các phân số sau thành phân số thập phân.
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét.
Bài 3: Tương tự bài 2.
Bài 4: Điền dấu:
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét.
Bài 5: 
- Giáo viên theo dõi đôn đốc.
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm.
4. Củng cố- dặn dò:
- Giáo viên nhận xét giờ học.	
- Về nhà ôn lại bài. 
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Học sinh làm việc cá nhân, và nêu miệng.
- Một học sinh làm trên bảng.
- Học sinh làm vào vở bài tập.
- Một vài em nêu lại cách viết.
- Học sinh làm bài và nêu kết quả bằng miệng.
- Học sinh nêu đầu bài.
- Làm bài theo cặp và trao bài kiểm tra.
+ Học sinh nêu tóm tắt bài toán, trao đổi cặp đôi.
Giải
Số học sinh giỏi toán của lớp đó là:
 30 x 2 = 9 (học sinh)
 Đáp số: 9 học sinh giỏi toán.
 6 học sinh giỏi tiếng việt.
- Học sinh nêu lại nội dung cần ghi nhớ.
Tập đọc
Nghìn năm văn hiến
 (Nguyễn Hoàng)
I. Mục đích - yêu cầu:
	- Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
	- Hiểu được nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời.
	- Giáo dục học sinh chăm học để trở thành những người tài giỏi.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ. Bảng phụ viết sẵn bảng thống kế.
III. Hoạt động dạy học:
	1. Tổ chức: Lớp hát.
	2. Kiểm tra bài cũ: 	- Đọc bài: Quang cảnh làng mạc ngày mùa 1 câu hỏi.
	- Giáo viên nhận xét.
	3. Bài mới: 	+ Giới thiệu bài, ghi bảng. + Giảng bài mới.
a) Hướng dẫn luyện đọc.
* Luyện đọc: Giáo viên đọc mẫu bài văn, giọng thể hiện tình cảm chân trọng, tự hào, rõ ràng, rành mạch.
- Giáo viên chia đoạn: (3 đoạn)
- Khi học sinh đọc giáo viên kết hợp sửa lỗi. Chú ý các từ khó trong bài.
b) Tìm hiểu bài:
? Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì?
? Phân tích bảng số liệu thống kê.
? Bài văn giúp em hiểu điều gì? Về truyền thống văn hoá Việt Nam?
c) Luyện đọc lại:
- GV uốn nắn để các em có giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn.
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc một đoạn tiêu biểu.
4. Củng cố- dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.	
- Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh quan sát ảnh Văn Miếu Quốc Tử Giám.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn bài văn 2 đến 3 lượt.
(Văn hiến, Văn Miếu, Quốc Tử Giám, tiến sĩ, chứng tích)
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Một hai em đọc toàn bài.
- Học sinh đọc thầm, (đọc lướt, từng đoạn, cả lớp trao đổi thao luận các câu hỏi)
- Khi biết rằng từ năm 1075 nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ  cuối cùng vào năm 1919 đã tổ chức được 185 khoa thi, đỗ gần 3000 tiến sĩ.
- Học sinh làm việc cá nhân nhóm 3.
- Người Việt Nam có truyền thống coi trọng đạo học. Việt Nam là một nước có một nền văn hiến lâu đời. Dân tộc ta rất tự hào vì nền văn hiến lâu đời. (Nội dung chính)
- Học sinh đọc nối tiếp bài văn theo đoạn.
- Học sinh nêu lại ý nghĩa.
Ngày soạn: 31/08/2013	 
Ngày dạy: Thứ tư ngày 4 tháng 09 năm 2013 (Học bù thứ 3)
Toán
Ôn tập: phép cộng và phép trừ hai phân số
I. Mục tiêu:
	- Giúp học sinh củng cố các kĩ năng thực hiện phép cộng, trừ hai phân số.
	- Vận dụng cho làm bài tập nhanh, chính xác.
	- Giáo dục học sinh có ý thức trong giờ ôn tập.
II. Hoạt động dạy học:
	1. Tổ chức: Lớp hát.
	2. Kiểm tra bài cũ: Vở bài tập.
	3. Bài mới: 	+ Giới thiệu bài, ghi bảng.
	+ Giảng bài mới.
* Hoạt động 1: Ôn phép cộng trừ hai phân số.
- Giáo viên đưa ra các ví dụ. Yêu cầu học sinh phải thực hiện.
- Tương tự giáo viên đưa các ví dụ.
- Giáo viên chốt lại.
- Học sinh nêu lại cách tính và thực hiện phép tính trên bảng.
- Học sinh khác làm vào nháp.
- Học sinh làm ra nháp.
- Nêu nhận xét
Cộng trừ hai phân số
Cùng mẫu số
+ Cộng hoặc trừ hai tử số.
- Giữ nguyên mẫu số
Khác mẫu số
+ Quy đồng mẫu số.
+ Cộng hoặc trừ 2 tử số, giữ nguyên mẫu số.
b) Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Tính
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét.
Bài 2: Tính.
- Lưu ý cách viết:
Bài 3: 
- Giáo viên theo dõi đôn đốc.
- Giáo viên có thể lưu ý cách giải khác.
4. Củng cố- dặn dò:
- Giáo viên nhận xét giờ
- Học sinh làm vào vở bài tập.
- Trình bày kết quả.
- Học sinh nêu lại cách thực hiện.
- Học sinh trao đổi nhóm đôi.
- Nêu bài làm.
+ Học sinh nêu lại cách tính.
- Học sinh đọc yêu cầu bài toán. Trao đổi nhóm.
- Một học sinh lên bảng làm.
Giải
Phân số chỉ số bóng màu đỏ và màu xanh là:
(số bóng trong hộp)
Số bóng chi màu vàng là:
 (số bóng trong hộp)
Đáp số: số bóng trong hộp.
+ Học sinh nêu lại cách tính cộng trừ 2 phân số.
+ Về nhà làm vở bài tập.
Khoa học
Nam hay nữ ?
I. Mục tiêu: 
	- Nhận ra một số quan niệm xã hội về nam và nữ.
	- Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới. Không phân biệt.
	- Giáo dục học sinh có ý thức nghiêm túc trong giờ học.
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh , tấm phiếu.
III. Hoạt động dạy học:
	1. Tổ chức: Lớp hát.
	2. Kiểm tra bài cũ: Nêu bài học giờ trước.
	3. Bài mới: 	+ Giới thiệu bài, ghi bảng.
	+ Giảng bài mới:
a) Hoạt động 3: Thảo luận một số quan niệm xã hội về nam và nữ.
+) Mục tiêu: 
	- Giúp học sinh nhận ra một số quan niệm xã hội về nam và nữ. Sự cần thiết phải thay đổi quan niệm này.
- Có ý thức tận dụng các bạn cùng giới và khác giới không phân biệt bạn nam hay nữ.
+) Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi (mỗi nhóm 2 câu).
? Bạn có đồng ý với các câu dưới đây? Hãy giải thích tại sao?
- Công việc nội trợ là của phụ nữ.
- Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình.
- Con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên học kỹ thuật.
? Liệt kê trong lớp mình có sự phân biệt đối xử giữa học sinh nam và học sinh nữ không? Như vậy có hợp lý không?
? Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ?
- Học sinh thảo luận theo nhóm.
- Học sinh nêu các ý kiến của nhóm mình.
- Học sinh nêu ý kiến của riêng mình.
- Từng nhóm báo cáo kết quả.
	- Giáo viên chốt lại kết luận: “Quan niệm xã hội về nam và nữ có thể thay đổi. Mỗi học sinh đều có thể góp phần tạo nên sự thay đổi này bằng cách bày tỏ suy nghĩ và thể hiện bằng hành động ngay từ trong gia đình và trong lớp mình”
	- Học sinh nêu lại kết luận.
4. Củng cố- dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét giờ học.	 - Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau
Thể dục
Đội hình đội ngũ.Trò chơi: “Chạy tiếp sức”
I. Mục tiêu: 
	- Củng cố và nâng cao kỹ thuật động tác đội hình đội ngũ, kết hợp trò chơi “Chạy tiếp sưc”.
	- Vận dụng vào tập đúng, chơi đúng luật.
	- Giáo dục học sinh rèn luyện thể dục thường xuyên.
II. Địa điểm- phương tiện:
	1. Sân trường.
	2. Còi, cờ đuôi nheo.
III. Hoạt động dạy học:
	1 - Phần mở đầu: 
- Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ.
 2 - Phần cơ bản: 
* Đội hình đội ngũ.
- Ôn cách chào, báo cáo khi bắt đầu kết thúc, cách xin phép ra vào, tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm nghỉ, quay phải, quay trái, sau.
- Lần 1: Giáo viên điều khiển lớp tập, sửa chữa những chỗ sai sót.
- Giáo viên bao quát nhận xét.
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét.
* Trò chơi vận động.
- Trò chơi: “Chạy tiếp sức”.
- Giáo viên nêu tên trò chơi, tập hợp học sinh theo đội hình chơi, giải thích cách chơi.
- Giáo viên quan sát nhận xét, biểu dương.
 3 - Phần kết thúc: 
- Giáo viên hệ thống bài, nhận xét đánh giá.
+ Học sinh khởi động tại chỗ vỗ tay hát
+ Học sinh theo dõi nội dung ôn tập và nhớ lại từng động tác.
+ Học sinh tập luyện theo các tổ.
+ Các tổ thi đua trình diễn.
+ Cả lớp chơi thử: 2 lần.
+ Cho cả lớp thi đua chơi 2 đến 3 lần.
+ Học sinh thư giãn thả lòng.
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Tổ quốc
I. Mục đích yêu cầu: 
	- Mở rộng vốn từ ngữ và hệ thống một số từ ngữ về tổ quốc.
	- Biết đặt câu với những từ ngữ nói về Tổ Quốc, quê hương.
	- Giáo dục học sinh lòng yêu thích môn Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Từ điển, bút dạ, giấy khổ to.
III. Hoạt động dạy học:
	1. Tổ chức: Lớp hát
	2. Kiểm tra bài cũ: Bài học giờ trước
	3. Bài mới: 	+ Giới thiệu bài ghi bảng.
	 	+ giảng bài mới.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 
a) Bài tập 1:
- Giáo viên giao việc cho học sinh.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét. 
- Giáo viên cần giải thích thêm một số từ như. (Dân tộc, Tổ quốc).
b) Bài tập 2: Giáo viên nêu yêu cầu bài 
- Cả lớp cùng giáo viên bổ xung.
- Giáo viên kết luận: Có rất nhiều từ đồng nghĩavới từ Tổ Quốc: Đất nước, quốc gia, giang sơn, quê hương
c) Bài tập 3:
- Giáo viên có thể cho học sinh sử dụng từ điển để tìm từ có tiếng “quốc”.
- Giáo viên phát giấy cho các nhóm làm
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét.
d) Bài 4:
- GV giải thích các từ: quê hương, quê mẹ, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn. Cùng chỉ một vùng đất, trên đó có những dòng họ sinh sống lâu đời, gắn bó với nhau, với đất đai sâu sắc.
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét.
4. Củng cố – dặn dò:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Học sinh về ôn lại bài. 
- Học sinh theo dõi.
- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.
- Lớp đọc thầm bài: Thư gửi các học sinh và bài Việt Nam thân yêu.
- Tìm các từ đồng nghĩa với từ Tổ Quốc ...
- Học sinh làm việc cá nhân hoặc trao đổi cùng bạn.
- Học sinh phát biểu ý kiến.
+ Các từ đồng nghĩa là: Nước nhà , non sông (Thư gửi các học sinh).
+ Đất nước, quê hương ( Việt Nam thân yêu).
- HS trao đổi theo nhóm (4 nhóm).
- Các nhóm lên trình bày từng phần.
- Thi tiếp sức giữ các nhóm.
- HS đọc lại các từ đồng nghĩa trên.
- HS đọc yêu cầu bài tập 3, trao đổi trong nhóm.
- Học sinh làm bài theo nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Học sinh viết vào vở 5 đến 7 từ.
- Học dinh đọc yêu cầu bài tập 4.
- Học sinh làm bài vào vở bài tập.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
+ Quê hương tôi ở Vĩnh Phúc.
+ Hương Canh là quê mẹ tôi.
+ Việt Nam là quê cha đất tổ của chúng ta.
+ Bác tôi chỉ muốn về sống nơi chôn rau cắt rốn của mình.
Ngày soạn: 31/08/2013	 
Ngày dạy: Thứ năm ngày 5 tháng 09 năm 2013 (Học bù thứ 4)
Đ.c Nội dạy
Ngày soạn: 31/08/2013	 
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 6 tháng 09 năm 201 ... a mẹ kết hợp với tinh trùng của bố. Quá trình kết hợp đó gọi là thụ tinh.
- Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử.
- Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai, khoảng 9 tháng ở bụng mẹ ...
b) Hoạt động 2: Làm việc với sgk.
+) Mục tiêu: Hình thành cho học sinh biểu tượng về sự thụ tinh và sự phát triển của bào thai.
+) Cách tiến hành:
- Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc cá nhân.
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét.
- Bước 2: Hoạt động nhóm:
4. Củng cố- dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Về nhà ôn lại bài.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi.
d, Cơ quan sinh dục.
b, Tạo ra tinh trùng.
a, Tạo ra trứng.
+ Học sinh quan sát hình 1b, 1c tìm chú thích phù hợp với hình nào?
+ Một số em lên trình bày.
+ Học sinh quan sát hình 2, 3, 4, 5 và trả lời các thông tin tương ứng.
+ Học sinh trình bày: Mỗi học sinh 1 hình.
+ Hình 1: Bào thai được khoảng 9 tháng 
+ Hình 3: Thai được 8 tuần 
+ Hình 4: Thai được 3 tháng 
+ Hình 5: Thai được 5 tuần 
Thể dục
Đội hình đội ngũ. Trò chơi “kết bạn”
I. Mục tiêu: 
	- Ôn để củng cố và nâng cao kỹ thuật các động tác đội hình đội ngũ. Kết hợp trò chơi “Kết bạn”. Yêu cầu tập đúng, phản xạ nhanh, chơi đúng luật, hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi.
	- Giáo dục học sinh có ý thức trong giờ tập luyện.
II. Địa điểm- phương tiện:
	+ Địa điểm, còi.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Phần mở đầu:
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục.
+ Học sinh chơi trò chơi “Thi đua xếp hàng”.
+ Giậm chân tại chỗ theo nhịp.
	2. Phần cơ bản: 
a) Đội hình đội ngũ:
- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đúng nghiêm nghỉ, quay phải, quay trái, đằng sau.
- Giáo viên quan sát nhận xét, đánh giá, biểu dương.
b) Trò chơi: Vận động “Kết bạn”
- Giáo viên nêu tên trò chơi, tập hợp học sinh theo đội hình chơi, giải thích cách chơi và quy đinh luật chơi.
- Giáo viên quan sát nhận xét, xử lý các tình huống.
3. Củng cố- dặn dò:
- Giáo viên nhận xét giờ học.
+ Học sinh tập lại các động tác đội hình đội ngũ.
+ Chia tổ do tổ trưởng điều khiển.
+ Các tổ thi đua trình diễn 2 đến 3 lần.
+ Cả lớp tập dưới sự điều khiển của giáo viên.
+ Cả lớp chơi trò chơi dưới sự điều khiển của lớp trưởng.
+ Học sinh thư giãn thả lỏng.
Ngày soạn: 31/08/2013	 
Ngày dạy: Thứ bảy ngày 7 tháng 09 năm 2013 (Học bù thứ 6)
Toán
Hỗn số (Tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
	- Giúp học sinh biết cách chuyển một hỗn số thành phân số.
	- Vận dụng vào chuyển đổi thành thạo.
	- Giáo dục học sinh lòng say mê học toán.
II. Đồ dùng dạy học: 
	+ Các tấm bìa cắt như hình vẽ trong sgk.
III. Hoạt động dạy học:
	1. Tổ chức: Lớp hát.
	2. Kiểm tra bài cũ: - Chữa bài tập 2b.
	3. Bài mới: 	+ Giới thiệu bài, ghi bảng.
	+ Giảng bài mới.
a) Hoạt động 1: Cách chuyển một hỗn số thành một phân số.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào hình ảnh trực quan trong sách để nhận ra 2 viết dưới dạng phân số.
- Giáo viên nêu cách chuyển hỗn số thành phân số:
+ Tử số bằng phần nguyên nhân với mẫu số, rồi cộng với tử số ở phần phân số.
+ Mẫu số bằng mẫu số ở phần phân số.
b) Hoạt động 2: Thực hành:
Bài tập 1: Chuyển các hỗn số sau thành phân số:
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét.
Bài 2: Chuyển các hỗn số thành phân số rồi tính.
a, 
Bài 3: Giáo viên hướng dẫn mẫu.
a, 
- Giáo viên chấm một số bài.
4. Củng cố- dặn dò:
- Giáo viên nhận xét giờ.
- Về nhà làm bài tập 2, 3b.
- Học sinh theo dõi.
+ Học sin tự giải quyết vấn đề. Tự viết.
+ Viết gọn là: 
+ Học sinh tự nêu cách chuyển.
+ Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.
+ Học sinh làm bài ra nháp rồi nêu kết quả.
- Học sin hoạt động nhóm.
- Các nhóm đại diện trình bày.
c, 
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh làm tiếp phần c vào vở bài tập.
- Học sinh nêu lại cách chuyển hỗn số thành phân số.
Tập làm văn
Luyện tập làm báo cáo thống kê
I. Mục đích - yêu cầu:
	- Học sinh hiểu cách trình bày các số liệu thống kê và tác dụng của các số liệu thống kê.
	- Biết thống kê đơn giản gắn với các số liệu về từng tổ học sinh trong lớp.
	- Biết trình bày kết quả thống kê theo biểu bảng.
	- Giáo dục học sinh yêu thích môn văn.
II. Đồ dùng dạy học:
	+ Vở bài tập tiếng việt.
	+ Bút dạ, phiếu ghi mẫu thống kê ở bài tập 2.
III. Hoạt động dạy học:
	1. Tổ chức: Lớp hát.
	2. Kiểm tra bài cũ: - Một số học sinh đọc đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày.
	3. Bài mới: 	+ Giới thiệu bài, ghi bảng.
	+ Giảng bài mới.
a) Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Bài 1: 
Cả lớp và giáo viên nhận xét.
Ví dụ: Từ 1075 đến 1919, số khoa thi ở nước ta: 185, số tiến sĩ: 2896, 
+ Các số liệu thống kê được trình bày như thế nào?
+ Tác dụng của các số liệu thống kê?
Bài 2: Thống kê số học sinh trong lớp theo những yêu cầu sau:
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, chỉnh sửa, biểu dương.
- Giáo viên mời một học sinh nói tác dụng của bảng thống kế.
4. Củng cố- dặn dò:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Học sinh ôn lại bài.
- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.
- Học sinh làm việc cá nhân hoặc trao đổi cặp.
- Nhìn bảng thống kê trong bài “Nghìn năm văn hiến”, trả lời câu hỏi.
+ Nhắc lại các số liệu thống kê trong bài.
- Số khoa thi.
- Số bia và tiến sĩ.
+ Dưới 2 hình thức: Nêu số liệu, trình bày bảng.
+ Giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin, dễ so sánh.
+ Tăng sức thuyết phục cho nhận xét về truyền thống văn hiến lâu đời của nước ta.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.
- Hoạt động nhóm trong thời gian quy định.
- Các nhóm đại diện lên bảng, lớp trình bày kết quả.
+ Giúp ta thấy rõ kết quả, đặc biệt là kết quả có tính so sánh.
+ Học sinh viết vào vở bài tập.
Địa lý
Địa hình và khoáng sản
I. Mục tiêu:
	- Biết dựa vào bản đồ để nêu được một số đặc điểm chính của địa hình khoáng sản.
	- Kể tên và chỉ vị trí một số dãy núi, 1 số khoáng sản trên bản đồ.
	- Giáo dục học sinh lòng yêu thích thiên nhiên, đất nước.
II. Đồ dùng dạy học:
	1. Tổ chức: Lớp hát.
	2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu bài học giơ trước lớp.
	3. Bài mới: 	+ Giới thiệu bài, ghi bảng.
	+ Giảng bài mới.
a) Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
* Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục 1.
? Chỉ vị trí của vùng đồi núi và đồng bằng trên lược đồ.
? Kể tên và chỉ trên lược đồ các dãy núi chính. Các đồng bằng, và một số địa điểm chính của địa hình nước ta?
- Giáo viên sửa chữa kết luận: Trên đất liền của nước ta 3/4 diện tích là đồi núi, chủ yếu là đối núi thấp; 1/4 diện tích là đồng bằng, phần lớn là đồng bằng châu thổ do phù sa của sông bồi đắp.
b) Hoạt động 2: Khoáng sản (Làm việc nhóm)
- Giáo viên kẻ bảng cho học sinh hoàn thành bảng.
- Giáo viên cùng học sinh bổ xung và hoàn thiện câu trả lời.
- Giáo viên kết luận: Nước ta có nhiều loại khoáng sản như: Than, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, đồng, thiếc, a-pa-tit, bô-xít.
c) Hoạt động 3: (Làm việc cả lớp)
- Giáo viên treo 2 bản đồ Địa lí và khoáng sản Việt Nam.
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét.
4. Củng cố- dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Học sinh về nhà học lại bài và chuẩn bị bài sau.
+ Địa hình.
- Học sinh quan sát hình 1 trong sgk và trả lời các nội dung trong bài.
* Bước 2:
- Học sinh nêu các đặc điểm chính của địa hình nước ta.
- Một số em lên bảng chỉ trên lược đồ.
- Học sinh nêu kết luận.
- Học sinh quan sát hình 2 kể tên 1 số loại khoáng sản ở nước ta?
Tên khoáng sản
Kí hiệu
Phân bố
Công dụng
- Đại diện các nhóm lên trả lời.
- Học sinh khác bổ xung.
+ Học sinh nêu lại kêt luận.
- Học sinh đọc bài đọc trong sgk.
+ Học sinh lên bảng chỉ trên bản đồ.
+ Học sinh khác nhận xét.
ĐẠO ĐỨC
EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 (TIẾT 2)
A. Mục tiêu: * MTC:
 - Bước đầu biết lập kế hoạch phấn đấu.
 - Bước đầu có khái niệm tự nhận thức, khái niệm đặt mục tiêu.
 - Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5. Yêu trường, lớp.
* MTR: Yêu cầu HS KT thực hiện như MTC.
B . Đồ dùng dạy học:
 - Sưu tầm các truyện về HS lớp 5 gương mẫu.	
 - HS vẽ trước tranh về chủ Trường em. Lập kế hoạch của bản thân trong năm học.
C . Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ.
- HS lớp 5 có gì khác so với các khối lớp khác?
- Em cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
- GV nhận xét, đánh giá.
II. Bài mới:
* Giới thiệu bài.
1.HĐ 1: Thảo luận về kế hoạch phấn đấu. 
* Mục tiêu: Rèn luyện cho HS kĩ năng đặt mục tiêu. Động viên HS có ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặt để xứng đáng là HS lớp 5.
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm 3. Yêu cầu lập kế hoạch phấn đấu trong năm học.
- GV nhận xét, kết luận: Để xứng đáng là HS lớp 5 chúng ta cần phải quyết tâm phấn đấu, rèn luyện một cách có kế hoạch. 
2.HĐ 2: Kể chuyện về các tấm gương HS lớp 5 gương mẫu. (10’)
*Mục tiêu: HS biết thừa nhận và học tập theo các tấm gương tốt.
* Cách tiến hành:
- Em có thể học tập điều gì từ các tấm gương đó?
- GV giới thiệu thêm một vài các tẩm gương khác.
- Kết luận: Chúng ta cần học tập theo các tấm gương tốt của bạn bè để mau tiến bộ.
3.HĐ 3: Hát, múa. Giới thiệu tranh vẽ về chủ đề “Trường em” .
* Mục tiêu: Giáo dục HS tình yêu và trách nhiệm với trường, lớp.
* Cách tiến hành:
- Gọi HS xung phong hát, múa về chủ đề “Trường em”
- Nhận xét, đánh giá.
III. Củng cố, dặn dò.
- Củng cố ndung bài - Nhận xét giờ học.
- Nhắc nhở HS cố gắng phấn đấu theo kế hoạch đã đề ra.
- 1, 2 em trả lời.
- Cá nhân trình bày kế hoạch phấn đấu của mình trong nhóm.
- Nhóm trao đổi, góp ý.
- Cá nhân trình bày kết quả trước lớp.
- HS kể về các HS lớp 5 gương mẫu (Trong lớp, trong trường, trên báo,...)
- HS tiếp nối giới thiệu tranh vẽ về chủ 
đề “Trường em” trước lớp.
- HS thi biểu diễn văn nghệ.
- Thực hiện.
Sinh hoạt tập thể
Ổn định tổ chức lớp
I. Mục tiêu:
	- Nắm đượcc nền nếp quy định của lớp, trường.
	- Vận dụng tốt vào trong học tập.
	- Giáo dục học sinh có ý thức trong giờ học.
II. Hoạt động dạy học:
	1. Tổ chức: Lớp hát.
	2. Bài mới: 	+ Giới thiệu bài, ghi bảng.
	+ Giảng bài mới.
* Giáo viên phổ biến nội quy của trường lớp.	- Học sinh theo dõi.
- Bầu ban cán sự của lớp:	- 1 lớp trưởng, 2 lớp phó.
- Chia tổ: 4 tổ: mỗi tổ 1 tổ trưởng, xếp vị trí chỗ ngồi.
- Quy định vê giờ giấc ra vào lớp.
- Quần áo, trang phục.
- Quy định về sách vở, đồ dùng học tập.
- Nội quy của lớp:
	+ Đi học đúng giờ, khăn quàng guốc rép đầy đủ.
	+ Đến lớp học bài và làm bài đầy đủ.
	+ Giữ vệ sinh lớp trường sạch sẽ.
	+ Rèn đạo đức kỉ luật tốt.
* Kiểm tra đồ dùng học tập.
- Sách vở.
- Đồ dùng.
	3. Củng cố- dặn dò:
- Học sinh nêu lại nội dung của trường, lớp.
- Giáo viên nhận xét giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI SOAN L5._TUAN 2.doc