Bài soạn lớp 5 - Trường TH Lý Tự - Tuần 24

Bài soạn lớp 5 - Trường TH Lý Tự - Tuần 24

I Mục tiêu

- Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.

 - Hiểu nội dung: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa ; kể được 1 đến 2 luật của nước ta.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

+Em(Trang Em) đọc đúng đoạn 1 của bài.

+HS khá,giỏi đọc tốt cả bài.

+HS khá,giỏi kể được 4-5 luật

II. Đồ dùng dạy học

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 - Bảng phụ viết tên 5 luật ở nước ta

 

doc 39 trang Người đăng huong21 Lượt xem 849Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Trường TH Lý Tự - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/2/2013
Ngày dạy : Thứ hai 4/3/2013 Tuần 24
 Tiết : 1
Môn :Tập đọc
Bài :Luật tục xưa của người Ê-đê
I Mục tiêu
- Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
 - Hiểu nội dung: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa ; kể được 1 đến 2 luật của nước ta.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
+Em(Trang Em) đọc đúng đoạn 1 của bài.
+HS khá,giỏi đọc tốt cả bài.
+HS khá,giỏi kể được 4-5 luật
II. Đồ dùng dạy học
 	- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
	- Bảng phụ viết tên 5 luật ở nước ta
III. Các hoạt động dạy học.
A- Kiểm tra bài cũ
 Chú đi tuần
- Kiểm tra 3HS (đọc thuộc lòng những câu thơ em thích trả lời câu hỏi 1,2,3.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 3HS lần lượt đọc thuộc lòng những khổ thơ em thích bài Chú đi tuần và trả lời câu hỏi.
 B- Bài mới
 1 Giới thiệu bài:
 Mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam luôn có những quy định yêu cầu mọi người phải tuân theo. Những quy định ấy sẽ giúp cộng đồng giữ gìn cuộc sống thanh bình, yên ổn. Bài học hôm nay sẽ giới thiệu với các em một số luật lệ xưa của dân tộc Ê-đê, một dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
-Gv ghi tựa bài và tên tác giả lên bảng.
- HS lắng nghe.
2- Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
 - GV đọc bài văn một lượt.
 Cần đọc giọng rõ ràng, dứt khoát giữa các câu, đoạn, thể hiện tính chất nghiêm minh, rõ ràng của luật tục.
- GV chia 3 đoạn:
 • Đoạn 1: Về cách xử phạt
 • Đoạn 2: Về tang chứng và nhân chứng
 • Đoạn 3: Về các tội
- Cho HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài(2-3 lượt)
- Gọi em Trang Em đọc đoạn 1.
-Uốn nắn,giúp HS đọc đúng các từ,ngữ,câu khó mà các em đọc sai :
.
.
.
...
- Cho em Thư đọc lại cả bài.
- HS lắng nghe.
- HS dùng bút chì đánh dấu trong SGK.
- HS lần lượt đọc đoạn 2-3 lượt (đoạn 3 dài có thể cho 2 HS đọc).
- 1HS đọc chú giải.
- 1-2 HS đọc cả bài.
3-Tìm hiểu bài
• Đoạn 1 + 2
Hỏi: Người xưa đặt ra luật tục làm gì?
 (Gọi HS khá,giỏi)
• Đoạn 3
Hỏi: Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội.
GV chốt lại: Các loại tội trạng được người Ê-đê nêu rất cụ thể, dứt khoát, rõ ràng, theo từng khoản mục.
Hỏi: Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt công bằng?
 - Cho HS xung phong
GV: Người Ê-đê đã dùng những luật tục ấy để giữ cho buôn làng có cuộc sống trật tự, thanh bình.
Hỏi: Hãy kể tên một số luật của nước ta hiện nay mà em biết.
-Cho HS kể 1-2 luật.Các em có thể kể nhiều hơn.
- GV nhận xét và đính lên bảng (bảng phụ ghi sẵn 5 luật của nước ta).
Ví dụ:
• Luật Giáo dục
• Luật Đất đai
• Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
• Luật bảo vệ môi trường
• Luật Giao thông đường bộ
-Kể thêm một số luật khác
Luật Bảo hiểm xã hội; Luật Thương mại;
Luật Lao động
-Cho hs nêu nội dung bài,gv chốt lại ghi bảng.
- 1HS đọc thầm,đọc lướt trả lời câu hỏi.
- Để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng.
- 2 HS nối tiếp đọc đoạn 3, lớp đọc thầm theo.
Những việc được xem là có tội:
 • Tội không hỏi cha mẹ
 • Tội ăn cắp
 • Tội giúp kẻ có tội
 • Tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình
Thảo luận nhóm đôi,trả lời:
 • Chuyện nhỏ thì xử nhẹ
 • Chuyện lớn là xử nặng
 • Người phạm tội là người bà con, anh em cũng xử như vậy.
- HS lần lượt phát biểu.
- Lớp nhận xét.
4- Luyện đọc lại
- Cho 3HS tiếp nối nhau đọc lại bài.
- GV đưa bảng phụ chép đoạn (từ tội không hỏi mẹ cha đến cũng là có tội) và hướng dẫn
Đọc nhấn mạnh:cây đa,cây sung,mẹ cha,không hỏi cha,chẳng nói với mẹ,ông già bà cả,xét xử,kẻ,đánh cắp,đủ giá,bồi thường gấp đôI, cùng đI,cùng bước,cùng nói,có tội
 - Cho HS thi đọc.
- GV nhận xét + khen những HS đọc tốt
- 3HS nối tiếp nhau đọc lại 3 đoạn của bài.
- Một vài HS thi đọc.
- Lớp nhận xét.
5- Củng cố, dặn dò
Gv giáo dục ý thức cho hs chấp hành tốt quy định của trường, lớp,không vi phạm luật pháp.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc trước bài Tập đọc Hộp thư mật.
- HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 =====================
Tiết :2
Môn: Toán
Bài : Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
- Biết vân dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các toán liên quan có yêu cầu tổng hợp.
- Làm bài tập 1, bài 2 (cột 1).
-HS khá,giỏi làm thêm bài 2 (cột 2,3); bài 3.
II. Đồ dùng dạy học
 Thước
III Các hoạt động dạy học 
A-Kiểm tra bài cũ
Yêu cầu 2 HS nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình hình hộp chữ nhật và hình lập phương .
B- Bài mới:
 1- Giới thiệu
 2- Hướng dẫn HS làm bài tập
- Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao.
 V = a x b x c 
(V:thể tích của hình hộp chữ nhật; a , b ,c là 3 kích thước của hình hộp chữ nhật với cùng đơn vị đo).
Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân cạnh rồi nhân với cạnh.
V = a x a x a 
(V:thể tích của hình lập phương; a là độ dài cạnh hình lập phương).
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài, tóm tắt.
- Gọi 1 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở.
- GV quan sát kiểm tra đối tượng HS chưa chăm học ; còn học yếu.
-GV chấm,chữa bài.
- GV đánh giá xác nhận.
Bài 2:
Cho cả lớp làm cột 1
-Cho HS khá,giỏi làm (cột 2,3)
GV lưu ý HS cột 3 các em có thể rút gọn phân số.
- Gọi 3 HS lên bảng
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài,quan sát hình vẽ (như SGK trang 123).
- Thảo luận nhóm và tìm cách giải.
- Nếu HS không tìm được,GV gợi ý:
+ Hỏi:khối gỗ ban đầu là hình gì ;kích thước là bao nhiêu?
+ Hỏi: Muốn tính thể tích gỗ còn lại ta làm như thế nào?
- Gọi HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào vở.
(Gọi HS khá trình bày bảng )
- Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét.GV đánh giá kết luận.
Bài 1:
- Hình lập phương a = 2,5cm
- S1 mặt =?, Stp=?, V=?
Bài giải
Diện tích một mặt hình lập phương là:
 2,5 x 2,5 = 6,25(cm2)
Diện tích toàn phần hình lập phương là:
 6,25 x 6 = 37,5(cm2)
Thể tích lập phương là:
 6,25 x 2,5 = 15,625(cm3)
 Đáp số: 6,25(cm2) ;37,5(cm2) 
 15,625(cm3)
 Bài 2:
Chiều dài
11cm
0,4m
1 dm
2
Chiều 
Rộng
10cm
0,25m
1 dm
3
Chiều
 cao
6cm
0,9m
2 dm
5
Smặt đáy
110cm2
0,1m2
1 dm2
6
Sxq
252cm2
1,17m2
2 dm2
 3
v
660cm3
0,09m3
1 dm3
15
 Bài 3:
-Hình hộp chữ nhật .
a = 9 cm; a= 6 cm ; h = 5 cm.
-Hình lập phương.
 a = 4 cm
- Thể tích khối gỗ còn lại bằng thể tích khối gỗ ban đầu trừ đi thể tích khối gỗ cắt đi.
-HS làm bài.
Bài giải
Thể tích khối gỗ ban đầu là:
 9 x 6 x 5 = 270(cm3)
Thể tích khối gỗ cắt đi là:
 4 x 4 x 4 = 64(cm3)
Thể tích phần gỗ còn lại là:
 270- 64 = 206 (cm3)
 Đáp số: 206 (cm3)
3- Củng cố- dặn dò:
-Chốt lại nội dung tiết học
 Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
* * *
Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................................................................................................................
 Tiết 4 =====================
Môn: Đạo đức
Bài : em yêu tổ quốc việt nam
(Tiết 2)
I. Mục tiêu
Học xong bài này HS biết : 
- Tổ quốc của em là tổ quốc VN; tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.
- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.
- Yêu tổ quốc Việt Nam.
* HS khá giỏi: tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quan tâm đến sự phát triển của đất nước.
Giáo dục HS kĩ năng sống: Kĩ năng xác định giá trị,kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin,kĩ năng hợp tác nhóm,kĩ năng trình bày.
Tích hợp GD NLTKHQ:Đất nước ta còn nghèo,còn gặp nhiều khó khăn. Trong đó khó khăn về thiếu năng lượng.Vì vậy,chúng ta sử dụng tiết kiệm hiệu quả năng lượng là rất cần thiết.
*Giáo dục HS lòng yêu Tổ quốc theo tấm gương Bác Hồ.
II. Tài liệu và phương tiện 
- Tranh ảnh về đất nước, con người VN và một số nước khác .
III Các hoạt động dạy học
 Tiết 2
* Hoạt động 1: Làm bài tập 1 trong SGK 
+ Mục tiêu: Củng cố kiến thức về đất nước VN.
+ Cách tiến hành 
1. GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm : Hãy giới thiệu một sự kiện , một bài hát hay một bài thơ , tranh ảnh , nhân vật lịch sử liên quan đến mốc hời gian hoặc địa danh của VN đã nêu trong bài tập 1
- Gọi Đại diện nhóm lên trình bày 
GD HS kĩ năng trình bày.
GVKL: ngày 2-9-1945 là ngày Chủ tịch nước Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình lịch sử khai sinh tra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, từ đó ngày 2-9 được lấy làm ngày quốc khánh của nước ta 
- Ngày 7-5-1954 là ngày chiến thắng Điện Biên Phủ.
-Ngày 30-4 -1975 là ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng..
-Sông Bạch Đằng gắn với chiến thắng của Ngô Quyền chống quân Nam Hán và chiến thắng của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên.
-Bến Nhà Rồng nằm trên sông Sài Gòn nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước(Nay là Thành phố Hồ Chí Minh).
-Cây đa Tân Trào: nơI xuất phát của một đơn vị giải phóng quân tiến về giảI phóng TháI Nguyên ngày 16 tháng 8 năm 1945.
* Hoạt động 2: Đóng vai (bài tập 3 SGK)
+ Mục tiêu: HS biết thể hiện tình yêu quê hương đất nước trong vai một hướng dẫn viên du lịch.
+ cách tiến hành 
 1. GV yêu cầu HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch 
 2. Các nhóm chuẩn bị 
 3. Đại diện một số nhóm lên trình bày 
- GV nhận xét 
Giáo dục HS kĩ năng sống: Kĩ năng xác định giá trị
* Hoạt động 3: Triển lãm nhỏ( bài tập 4 SGK) 
 Mục tiêu: HS thể hiện sự hiểu biết và tình yêu quê hương đất nước của mình qua tranh vẽ . 
 Cách tiến hành
- HS trưng bày sản phẩm tranh vẽ theo nhóm 
- Lớp xem tranh và trao đổi 
Giáo dục HS kĩ năng sống: Kĩ năng xác định giá trị
3. Củng cố dặn dò: 
- Lớp hát một bài về chủ đề em yêu tổ quốc VN.
Tích hợp GD NLTKHQ:Đất nước ta còn nghèo,còn gặp nhiều khó khăn. Trong đó khó khăn về thiếu năng lượng.Vì vậy,chúng ta sử dụng tiết kiệm hiệu quả năng lượng là rất cần thiết.
- Dặn HS thể hiện tình yêu đất nước của mình bằng cách cố gắng học,thực hiện tốt 5 nhiệm vụ của HS. Giáo dục HS lòng yêu Tổ quốc theo tấm gương Bác Hồ.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau Em yêu hòa bình.
- HS thảo luận và trình bày theo sự hiểu biết của mình 
- HS chu ... t,đèn
..
 ---------------------------------------
Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 27/2/2013
Ngày dạy: Thứ sáu 8/3/2013
Tiết:2 
Môn: LTVC
BàI :Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng
I. Mục tiêu
- Nắm được cách nối các vế câu bằng cặp quan hệ từ .
- Làm được bài tập 1,2 của mục III Luyện tập.
II. Đồ dụng dạy học
GV viết sẵn TB 1,2 lên bảng,che lại.
VBT
III. Các hoạt động dạy học.
A-Kiểm tra bài cũ
 - Kiểm tra 2 HS: Cho HS làm lại BT1, 4 của tiết Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trật tự – An ninh.
- GV nhận xét + cho điểm.
- HS1 làm BT1
- HS2 làm BT4.
 B-Bài mới
1/ Giới thiệu bài: 
Tiết LTVC hôm nay,các em tiếp tụclàm bài tập về xác định quan hệ từ trong câu ghép và điền quan hệ từ thích hợp vào các câu ghép.
- HS lắng nghe.
2/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1
- Cho HS đọc yêu cầu của BT
- Cho HS làm bài.GV chấm bài.
- Cho HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét,cho điểm, chốt lại kết quả đúng:
 • Câu a: Ngày chưa tắt hẳn, / trăng đã lên rồi.
 2 vế câu nối với nhau bằng cặp từ hô ứng chưa ......đã.....
 • Câu b: Chiếc xe ngựa vừa đậu lại, / tôi đã nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra.
 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng vừa....đã....
 • Câu c: Trời càng nắng gắt, / hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.
 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng càng.....càng....
Bài 2
 (cách tiến hành tương tự BT1)
Câu a: Mưa càng to, gió càng thổi mạnh.
Câu b.
 • Trời mới hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
 • Trời chưa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
 • Trời vừa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
Câu c: Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh làm núi cao lên bấy nhiêu.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- HS làm bài cá nhânvào vở bài tập.
- 3 HS lên bảng làm : gạch dưới quan
 hệ từ dùng để nối.
- Lớp nhận xét.
HS làm vào vở bài tập.
Chữa bài.
5/ Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học về cách nối các vế câu ghép,chọn QHT nối cho phù hợp với câu.
- HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm
..
 ====================
Tiết 3
Môn: Toán
BàI: Luyện tập chung 
I.Mục tiêu:
Giúp HS: 
- Biết tính diện tích thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Bài tập cần làm : bài tập 1(a,b); bài 2.
- HS khá,giỏi làm thêm bài 1(c); bài 3.
II. Đồ dùng dạy học
 - Chai lít (Trong bộ đồ dùng dạy học toán).
Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Rèn kĩ năng tính các yếu tố có liên quan đến hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
Bài 1: Cả lớp làm bài a,b
-Gọi 1 HS lên bảng làm bài,HS dưới lớp làm bài vào vở.
-GV chấm,chữa bài.
HS khá,giỏi làm thêm phần c
Giúp HS hiểu:
-Giới thiệu 1dm3 = 1 lít 
 Cho HS xem chai 1 lít
Bài 2:
-Yêu cầu HS đọc đề bài.Gọi hs nhắc lại cách tính diện tích xung quanh,diện tích toàn phần,thể tích của hình lập phương.
 -Cho các em tự làm.
-Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
-GV chấm,chữa bài.
Bài 3:HS khá,giỏi làm thêm.
- Yêu cầu HS đọc đề bài.HS làm rồi nêu(nếu HS làm không đúng gv giảI trên bảng lớp).
Bài 1:
Bài giải
Đổi 1m = 10dm; 50cm = 5dm;60cm = 6dm.
a) Chu vi đáy của bể cá là:
(10 + 5) x 2 = 30(dm)
Diện tích xung quanh bể cá là: 
30 x 6 = 180(dm2)
Diện tích một mặt đáy của bể cá là:
10 x 5 = 50(dm2)
Diện tích kính dùng làm bể cá là:
180 + 50 = 230(dm2)
b) Thể tích bể cá là:
10 x 5 x 6 =300(dm3)
c)300 dm3 = 300 lít 
Thể tích nước trong bể là:
 300 x 3=225(lít)
 4
 Đáp số: a)230(dm2) 
 b)300(dm3) 
 c)225(lít)
Bài 2:
- HS tìm hiểu.Tóm tắt.
-Hình lập phương cạnh a = 1,5m.
Bài giải
a)Diện tích xung quanh của hình lập phương là:
(1,5 x 1,5) x 4 = 9(m2)
b)Diện tích toàn phần hình lập phương là:
(1,5x1,5) x 6 = 13,5 (m2)
c)Thể tích của hình lập phương là:
1,5 x 1,5 x 1,5 = 3,375(m3)
 Đáp số:a) 9(m2) 
 b)13,5 (m2)
 c)3,375(m3)
Bài 3:
+ Diện tích toàn phần của Hình lập phương M gấp 9 lần diện tích toàn phần của Hình lập phương N
+ Thể tích của Hình lập phương M gấp 27 lần thể tích của Hình lập phương N
3- Củng cố , dặn dò
-GV nhận xét tiết học
- Dặn các em lại bài , chuẩn bị bài sau.
* * *
Rút kinh nghiệm
 ==================
Tiết 4
Môn:Tập làm văn
Bài: Ôn tập về tả đồ vật
I. Mục tiêu
1- Lập dàn ý của bài văn tả đồ vật.
2- Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập một cách rõ ràng, đúng ý.
II Đồ dùng dạy học
 Giấy khổ lớn,bút dạ
III. Các hoạt động dạy học
A-Kiểm tra bài cũ
2 HS lần lượt đọc đoạn văn viết ở tiết Tập làm văn trước.
- GV nhận xét ,cho điểm.
B-Bài mới
1-Giới thiệu bài
 Trong tiết Tập làm văn hôm nay, các em tiếp tục ôn tập về văn tả đồ vật – củng cố kĩ năng Lập dàn ý cho bài văn tả đồ vật, trình bày miệng dàn ý bài văn
2- Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài 1	
- GV giao việc:
 • Các em đọc kĩ 5 đề.
 • Chọn 1 trong 5 đề.
 • Lập dàn ý cho đề đã chọn.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS.
- Cho HS lập dàn ý. GV phát giấy cho 5 HS.
GV: Dựa vào gợi ý, các em hãy viết nhanh dàn ý bài văn. 5 em viết ra giấy cô phát, các em còn lại viết vào vở bài tập .
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét + bổ sung hoàn chỉnh cho dàn ý trên bảng lớp.
Bài 2
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giao việc:
• Dựa vào dàn ý đã lập, các em tập nói trong nhóm.
• Các em tập nói trước lớp.
- Cho HS làm bài , trình bày
- GV nhận xét + khen những HS lập dàn ý tốt, biết nói dựa vào dàn ý lập.
- HS đọc 5 đề trong SGK.
- Một số HS nói đề bài em đã chọn.
- 1 HS đọc gợi ý trong SGK.
- 5 HS viết ra giấy lên dán trên bảng lớp, lớp nhận xét.
- Mỗi HS tự sửa dàn ý bài viết của mình.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp lắng nghe.
- HS làm việc theo nhóm 4. Một HS trình bày + 3 bạn còn lại góp ý.
- Đại diện các nhóm lên nói trước lớp theo dàn bài đã lập.
- Lớp nhận xét.
3- Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà viết lại. Chuẩn bị cho tiết sau làm văn viết.
- HS lắng nghe.
* * *
Rút kinh nhgiệm
 ====================
SINH HOạT LớP 
I Mục tiêu
-Giúp HS biết những ưu điểm, hạn chế của bản thân cũng như các bạn trong tuần.
-Biết phát huy những ưu điểm,khắc phục những sai phạm cho tuần sau.
-Biết được kế hoạch tuần tới.
-Giáo dục HS thực hiện tốt nội quy trường,lớp.
II Chuẩn bị
 HS: Những ghi chép theo dõi các bạn của ban cán sự lớp.
 GV :Nội dung sinh hoạt.
III Các bước tiến hành
1/Các tổ trưởng nhận xét,đánh giá trong tuần..
2 Các lớp phó học tập,lớp phó lao động,phó văn nghệ nhận xét, đánh giá.
3/ Nhận xét đánh giá của lớp trưởng.
Nội dung
Giáo viên nhận xét hoạt động tuần 24
-Nhận xét chung.
-Tuyên dương tổ,cá nhân học sinh thực hiện tốt nội quy nhà trường, có thành tích trong học tập, lao động, rèn luyện
- Phê bình những học sinh vi phạm nội quy, cho các em nói rõ lí do phạm lỗi, yêu cầu các em hứa hẹn ,sửa chữa.
Giáo viên đề ra kế hoạch cho tuần 25
 GV nhắc HS cần: 
 - Đi học đều, đúng giờ quy định.
 - Thực hiện tốt hơn nề nếp lớp như : ăn mặc đồng phục,xưng hô trong giao tiếp với bạn, giữ trật tự trong giờ học.
 - Tham gia các phong trào thi đua do trường phát động.
 - Vệ sinh trường,lớp,chăm sóc cây cảnh, vườn hoa cho xanh,sạch,đẹp.
- Rèn chữ viết tuần 25 cho đúng ,đẹp.
* Các công việc khác (nếu có).
 ========================
Kí duyệt của tổ trưởng :
Kí duyệt của hiệu trưởng
`
Ngày soạn 26/2/2013
Ngày dạy 8/3/2013
 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LấN LỚP
 Thỏng 3 Chủ đề: Yờu quý mẹ và cụ giỏo
 Tuần 24
 VĂN NGHỆ CHÀO MÙNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8-3
I Mục tiờu: 
 - Hiểu ý nghĩa ngày 8/3 là ngày hội của phụ nữ núi chung và ngày phụ nữ Việt
 Nam núi riờng, là ngày vui của bà, mẹ, cụ, của chị, của bạn nữ.
 - Học sinh biết chuẩn bị cỏc tiết mục văn nghệ ca ngợi mẹ và cụ giỏo.
 - Giỏo dục học sinh tỡnh yờu mẹ,cụ giỏo,những người phụ nữ trong gia đỡnh và ngoài xó hội.
II. Nội dung và hỡnh thức hoạt động
 1. Nội dung: - Cỏc bài hỏt về mẹ và cụ giỏo.
 2. Hỡnh thức: Tổ chức theo quy mụ lớp.
 - Biểu diễn văn nghệ cỏ nhõn, song ca,tốp ca...
III. Chuẩn bị :
1. Phương tiện: Hoa.micrụ,quà...
2 Tổ chức : - Mỗi tổ chuẩn bị 2,3 tiết mục văn nghệ 
 - Cỏc tổ sưu tầm , tập hỏt .
 - Phõn cụng dẫn chương trỡnh:Lớp phú , Ban giỏm khảo: Lớp trưởng,
IV. Tiến hành hoạt động:
HOẠT Đệ̃NG CỦA GIÁO VIấN
HOẠT Đệ̃NG CỦA HỌC SINH
Hoạt đụ̣ng1: 1. Khởi động: 5'
 GV gợi ý HS:
Ngày 8/3 là ngày gỡ?
Hỏt bài hỏt về mẹ.
Hóy hỏt một bài hỏt về cụ giỏo.
Để biết ơn cụ giỏo ta phải làm gỡ? 
Hằng ngày em thường làm gỡ để giỳp mẹ?
 - Người điều khiển: Lớp trưởng
 Hỏt tập thể bài hỏt 1 bài hỏt về cụ giỏo.
 - Lớp phú văn nghệ :Giới thiờụ chương trỡnh .
 - GV phổ biến cỏch thi 
- Hỡnh thức:Tổ chức thi đua giữa cỏc tổ
2. Chương trỡnh văn nghệ (20 phỳt).
- Người dẫn chương trỡnh 
+ Tuyờn bụ́ lí do, đại biờ̉u
+ Giới thiợ̀u ND, chương trình
+ Chia HS thành 4 tổ và cử tổ trưởng
+ Tiến hành cuộc giao lưu văn nghệ.
Học sinh biểu diễn cỏc tiết mục văn nghệ.
- GV theo dừi
- GV quan sỏt chung và nhắc học sinh cổ vũ cho cỏc tiết mục văn nghệ.
3 Nhọ̃n xét, đánh giá ( 5- 10 phỳt).
-Ban giỏm khảo cụng bố cỏc tiết mục đạt giải (giải 
 cỏ nhõn,giải tập thể).
-GV nhận xột,lấy ý kiến lớp.
 Cho học sinh bỡnh chọn tiết mục văn nghệ hay
nhất .- GV chốt lại những tiết mục văn nghệ hay.
- Nhận xột cuộc buổi liờn hoan văn nghệ, rỳt kinh nghiệm cho buổi sau.
- Dặn học sinh cú ý thức tham gia cỏc hoạt động văn nghệ. 
Hỏi thờm học sinh:
-Em cú biết thỏng 3 cũn cú ngày lễ kỉ niệm gỡ?
-GV nhận xột tiết học.
-Dặn HS thể hiện được tỡnh yờu mẹ và cụ giỏo.
HS lắng nghe
-Ngày quốc tế phụ nữ
- H/s hỏt
- Lớp hỏt
+ Em phải cố gắng học cho giỏi, võng lời thầy cụ giỏo.
+ Rửa chộn , quột nhà ,giữ em, lau nhà
- Phõn cụng trách nhiợ̀m cho từng người. 
- Cỏc học sinh chuẩn bị để biểu diễn.
- Tham gia văn nghệ. 
- HS thi theo nội dung đó đăng kớ
- Cả lớp chăm chỳ theo dừi những tiết mục văn nghệ và cú ban giỏm khảo chấm điểm cỏc tiết mục văn nghệ.
- Tặng hoa,quà cho tiết mục mỡnh yờu thớch.
- Cỏc tiết mục đạt giải được khen,nhận quà.
- HS lắng nghe và trả lời cõu hỏi
- HS lờn phát biờ̉u ý kiờ́n
+ Ngày 26/03 là ngày thành lập Đoàn thanh niờncộng sản Hồ Chớ Minh
Rỳt kinh nghiệm
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docG.A.L.5.T.24.doc