Bài soạn lớp 5 - Trường Tiểu học Dương Quang A - Tuần 18

Bài soạn lớp 5 - Trường Tiểu học Dương Quang A - Tuần 18

 I. MỤC TIÊU

 - Biết tính diện tích hình tam giác.

 Bài tập cần thực hiện: Bài 1

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 2 hình tam giác to, bằng nhau.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

 Gọi 2 em lên bảng vẽ đường cao của tam giác.

 - Nhận xét, chấm điểm.

 2. Dạy học bài mới. (30’)

 2.1. Giới thiệu bài:

 

docx 14 trang Người đăng HUONG21 Lượt xem 1092Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Trường Tiểu học Dương Quang A - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 23 tháng 12 năm 2013
Tiết 1 – Buổi sáng – Chào cờ
Tiết 2 – Buổi sáng – Toán 
DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC (Tr 87)
	I. MỤC TIÊU 
 	- Biết tính diện tích hình tam giác.
 	Bài tập cần thực hiện: Bài 1
 	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	2 hình tam giác to, bằng nhau. 
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em lên bảng vẽ đường cao của tam giác. 
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
a) HD HS cách cắt ghép hình tam giác 
- Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác cắt ghép hình như SGK
- HS thao tác theo hướng dẫn của GV 
So sánh đối chiếu các yếu tố hình học trong hình vừa ghép 
HS so sánh và nêu: 
Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình chữ nhật 
-GV yêu cầu HS nêu công thức tính diện tích của hình chữ nhật ABCD
HS nêu : Diện tích chữ nhật ABCD: DC X AD
 A E B
Hình thành quy tắc tính diện tích hình tam giác
 S = a x h2 = a x h : 2 
 1 2
S = 12 a x h = 12 h x a
b)Luyện tập, thực hành 
 D H C
Bài 1: GV yêu cầu HS đọc đề 
2 HS lên bảng thực hiện 
-GV yều cầu HS tự làm bài 
Cá nhân làm bài vào vở 
-GVCho HS chữa bài trước lớp
Bài làm
a) Diện tích hình tam giác là:
8 x 6 : 2 = 24 (cm2)
b) Diện tích hình tam giác là:
2,3 x 1,2 : 2 = 1,38 (dm2)
Đáp số: a) 24 cm2; b) 1,38 dm2
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
************************************
Tiết 4 – Buổi sáng – Tập đọc
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết1)
	I. MỤC TIÊU 
	 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn ; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ bài văn.
	-Lập được bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm. Giữ lấy màu xanh theo yêu cầu BT2
	- Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo yêu cầu BT3. 
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	-8 phiếu mỗi phiếu ghi tên một bài tập đọc và thuộc lòng.
	- Bảng phụ .
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a) Kiểm tra đọc 
- Yêu cầu HS đọc bài đã gắp được và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài.
- 5 HS gắp thăm bài đọc, HTL trả lời câu hỏi SGK
- HS theo dõi nhận xét
b) Hướng dẫn làm bài tập 
-Bài 2
- 1 HS đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm
+ Yêu cầu HS tự làm bài
- Thảo luận nhóm đôi làm vào vở bài tập, 1 nhóm làm trên bảng phụ
-Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- HS nhận xét bổ sung
Tên bài
Tác giả
Thể loại
Chuyện một khu vườn nhỏ
Văn Long
Văn xuôi
Mùa thảo quả
Ma Văn Kháng
Văn xuôi
Hành trình của bầy ông
Nguyễn Đức Mậu
Thơ
Người gác rừng tí hon
Nguyễn Thị Cẩm Châu
Văn xuôi
Trồng rừng ngập mặn
Phan Nguyên Hồng
Văn xuôi
Bài 3
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-1 HS đọc thành tiếng.
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- Cá nhân tự đưa ra nhận xét và tìm chi tiết để làm dẫn chứng
- Nhận xét, cho điểm từng HS nói tốt 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài làm .
Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Thứ ba ngày 24 tháng12 năm 2013
Tiết 1 – Buổi sáng – Toán
LUYỆN TẬP (Tr 88)
	I. MỤC TIÊU 
 	 - Biết tính diện tích của hình tam giác. 
 	 - Tính diện tích của hình tam giác vuông khi biết độ dài hai cạnh góc vuông của nó.
 	 	Bài tập cần thực hiện: Bài 1, Bài 2; Bài 3
 	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	 Các hình tam giác như SGK
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em nêu quy tắc tính diện tích hình tam giác.
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
Bài 1: Cho HS đọc đề bài 
1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở
-GV chữa bài và ghi điểm HS 
a) S = 30,5 x 12 : 2 = 183 (dm2 )
b) 16 dm = 1,6m
S = 1,6 x 5,3 : 2 = 4,24(m2)
 Bài 2: 
-GV Yêu cầu HS đọc đề bài 
- HS đọc đề bài trong SGK
 Thảo luận nhóm đôi và trình bày kết quả: 
Tam giác ABC có đáy AC và đường cao AB hoặc đáy AB và đường cao AC
Tam giác DEG có đáy DE và đường cao DG hoặc đáy DG và đường cao DE
Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài toán 
Cá nhân làm bài vào vở
Bài giải:
Diện tích tam giác ABC là:
3 x 4 : 2 = 6 (cm2)
Diện tích tam giác DEG là:
3 x 5 : 2 = 7,5 (cm2)
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Tiết 2 – Buổi sáng – Chính tả
 ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết2)
	I. MỤC TIÊU 
 	 - Đọc như tiết 1.
	 - Nghe, viết đúng chính tả , viết đúng tên riêng phiên âm nước ngoài và các từ ngữ dễ viết sai, trình bày đúng bài Chợ Ta – sken, tốc độ viết khoảng 95 chữ/15 phút.
	- GDHS cẩn thận khi viết.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	 Phiếu ghi sẵn các tên bài tập đọc và học thuộc lòng ( tiết 1) 
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1) Kiểm tra đọc
- Tiến hành tương tự như tiết 1.
2) Viết chính tả 
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn 
- Gọi HS đọc đoạn văn 
- Hình ảnh nào trong bài gây ấn tượng cho em nhất trong cảnh chợ ở Ta- ken ?
- HS tiếp nhau phát biểu các hình ảnh mà mình yêu thích.
b) Hướng dẫn viết từ khó 
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả 
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được 
- HS tìm và nêu các từ khó. Ví dụ: Ta ken, trỗn lẫn, nẹp, mũi vải thêu, xúng xính, chờn vờn, thông dài, ve vẩy, 
c) Viết chính tả 
 Thu, chấm bài 
- HS viết bài
3. Củng cố dặn dò:3’
- Nhận xét tiết học
- Dăn HS về nhà chuẩn bị bài ôn tiết 3
Tiết 2 – Buổi chiều – Kể chuyện
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết3)
	I. MỤC TIÊU 
 	- Đọc như tiết 1
	- Biết lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vì hạnh phúc con người theo yêu cầu BT2.
 	 - Trình bày cảm nhận của mình về cái hay của một số câu thơ theo yêu cầu BT3.
 	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng ( như ở tiết 1 )
	Bảng phụ .
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a) Kiểm tra đọc tương tự như ở tiêt 1
- Đọc và trả lời câu hỏi về bài tập đọc đã gắp thăm
b) Hướng dẫn làm bài tập 
-Bài 2- GV tổ chức cho HS làm bài tương tự như các tổ chức bài tập 2 tiết 1
Thảo luận nhóm đôi và làm bìa vào VBT
Tên bài
Tác giả
Thể loại
Chuỗi ngọc lam
Phụ- tơn - O - xlơ
Văn xuôi
Hạt gạo làng ta
Trần Đăng Khoa
Thơ
Buuon Chư Lênh đón cô giáo
Hà Đình Cẩn
Văn xuôi
Về ngôi nhà đang xây
Đồng Xuân Lan
Thơ
Thầy thuốc như mẹ hiền
Trần Phương Hạnh
Văn xuôi
Thầy cúng đi bệnh viện
Nguyễn Lăng
Văn xuôi
Ngu Công xã Trịnh Tường
Trường Giang - Ngọc Minh
Văn xuôi
Ca dao về lao động sản xuất
Dân gian
Thơ
- Bài 3
- Tổ chức cho HS làm bài tương tự như bài 3 của tiết 1
 Cá nhân tự đưa ra nhận xét và tìm ra cái hay của mỗi bài trong mỗi câu thơ
Nhận xét bổ sung và biểu dương
.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Tiết 3 – Buổi chiều – Luyện từ và câu
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 4)
	I. MỤC TIÊU 
 	- Đọc như tiết 1
 	 - Lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường.
 	- GDHS biết hệ thống kiến thức ôn tập tốt.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	 - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng (như tiết 1)
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a) Kiểm tra đọc 
- Tiếng hành tương tự như tiết 1
-1HS đọc thành tiếng cho HS cả lớp cùng nghe 
b) Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2: Tổng kết vốn từ về môi trường
- Yêu cầu các nhóm làm vào giấy khổ to dán trên bảng 
- Gọi HS đọc các từ trên bảng 
- Yêu cầu HS viết vào vở bài tập các từ đúng 
Sinh quyển
(Môi trường động,
 thực vật)
Thủy quyển
(môi trường nước)
Khí quyển
(Môi trường 
không khí)
Các sự vật trong môi trường
con người, rừng, núi, cây xanh (đinh, lim, sến, táu,..) thú (hổ, báo, gấu, trăn..) chim (sếu, cò, vạc..)
sông, biển, ao, hồ, bể, đại dương, thác, ghềnh, mương, ngòi, kênh rạch
bầu trời, không trung, ngân hà, ánh sáng, khí hậu
Những hành động bảo vệ môi trường
trồng rừng, không chặt phá rừng, bảo vệ cây xanh, bảo vệ loài vật 
giữ sạch nguồn nước, lọc nước thải các nhà máy
lọc khói công nghiệp, xử lí rác thải, chống ô nhiễm bầu không khí
Củng cố dặn dò:3’
Nhận xét tiết học
Bài sau tiết 4 
-Hoạt động trong nhóm 3. 
Tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
Thứ tư ngày 25 tháng12 năm 2013
Tiết 3 – Buổi sáng – Toán
LUYỆN TẬP CHUNG (Tr 89)
	I. MỤC TIÊU 
 	Biết: - Giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong phần thập phân.
 	- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
 	- Làm các phép tính với số thập phân.
 	 - Viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
 	Bài tập cần thực hiện: Phần 1 và Phần 2: Bài 1, Bài 2.
 	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Bảng nhóm, phiếu
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
Tổ chức cho HS tự làm bài 
2em lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài bằng bút chì vào SGK.
 Hướng dẫn chữa bài 
Phần 1:
-GV cho 1HS đọc các đáp án mình chọn của từng câu
1 -B; 2 - C; 3 - C
Phần 2:
Bài 1. Đặt tính rồi tính
4 em làm bài vào bảng nhóm, cá nhân HS dưới lớp làm bài vào vở
Tổ chức cho HS tự làm bài 
Bài 1 Kết quả tính đúng là 
a/ 39,72+ 46,18 = 85,9
b/ 95, 64- 27,35 = 68,29
c/ 31,05x 26 = 80,73
d/ 77,5: 2.5= 31
Bài 2
Bài 2:
8m5dm = 8,5m 8m2 5dm2 = 8,05m2
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Tiết 4 – Buổi sáng – Tập đọc
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 5)
	I. MỤC TIÊU 
 	 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ.
 	- Đọc bài thơ và trả lời được các câu hỏi của BT2. 
 	- GDHS biết hệ thống kiến thức ôn tập tốt.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc và học thuộc lòng ( như ở tiết 1)
 - Phiếu học tập cá nhân.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
1: Kiểm tra đọc 
- Tiến hành tương tự như tiết 1
- HS lần lượt đọc và trả lời câu hỏi.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài cá nhân trên phiếu.
- 4 HS tiếp nối nhau trình bày câu trả lời của mình.
- Chữa bài.
a/ Từ biên giới.
b/ Nghĩa chuyển.
c/ Đại từ xưng hô: em và ta
- Câu a/ GV cho nhiều HS đọc câu văn miêu tả của mình.
d/ HS viết tùy theo cảm nhận của bản thân
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Tiết 1 – Buổi chiều – Tập làm văn
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 6)
	I. MỤC TIÊU 
 	 - Viết được thư cho người thân đang ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của bản thân trong học kì I, đủ 3 phần (phần đầu thư, phàn chính và phần cuối thư), đủ nội dung cần thiết..
 	 **GDKNS: GD các KN: Thể hiện sự cảm thông; đặt mục tiêu.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - HS chuẩn bị giấy viết thư. 
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
A.Kiểm tra bài cũ:4’
1/. Giới thiệu bài
 B. Dạy bài mới:28’
2/Dạy bài mới
Hoạt động 1:Thực hành viết thư
- Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài 
- Hướng dẫn HS cách làm 
+Nhớ lại cách viết thư đã học ở lớp 3.
+Đọc kỹ các gợi ý trong SGK
+Em viết thư cho ai? Người ấy đang ở đâu ?
+dòng đầu thư viết như thế nào?
Em xưng hô với người thân như thế nào?
 Hoạt động 2 Viết thư
Yêu cầu HS viết thư 
Gọi HS đọc bức thư của mình
3/. Củng cố dặn dò:3’
Nhận xét tiết học
Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
Hoạt động của HS
2 HS tiếp nội nhau đọc thành tiếng trước lớp 
HS làm bài cá nhân
HS tự làm bài
- 3 đến 5 HS đọc bức thư của mình
Tiết 2 – Buổi chiều – Ôn Toán
ÔN TẬP
	I. MỤC TIÊU 
 	Củng cố về kĩ năng tính diện tích hình tam giác
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Vở bài tập, Bài tập bổ sung cho HS khá, giỏi.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Làm bài tập trong VBT
Cá nhân làm các bài tập trong VBT
Theo dõi, giúp đỡ học sinh yếu. Chấm VBT
2. Bài tập bổ sung: Tìm:
Bài 1
.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Tiết 3 – Buổi chiều – Hoạt động ngoài giờ
LUYỆN TẬP THỂ THAO
	I. MỤC TIÊU 
 	Luyện tập thể thao, điền kinh chuẩn bị Hội khỏe cấp trường.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Dụng cụ thể thao: cầu lông, bóng cao su
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Khởi động chuẩn bị cho luyện tập
Chạy nhẹ nhàng 2 vòng sân
2. Luyện tập
- Luyện tập theo kĩ năng đã hướng dẫn.
Lưu ý kĩ thuật cơ bản và hướng dẫn thực hiện theo quy định của Luật từng môn.
- Theo dõi
Luyện tập, đánh giá thành tích
Thả lỏng
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
***********************************************************************
Thứ năm ngày 22 tháng 12 năm 2013
Tiết 2 – Buổi sáng – Toán
 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
	I. MỤC TIÊU Tập trung kiểm tra:
 - Xác định giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong phần thập phân.
 - Kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân.
 - Giải bài toán liên quan đến diện tích hình tam giác.
 -GDHS cẩn thận, trung thực làm bài.
Tiết 3 – Buổi sáng – Luyện từ và câu
KIỂM TRA ĐỌC (Tiết 7)
I. Mục tiêu 
- Đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ bài vă
*****************************************************
Tiết 4 – Buổi sáng – Đạo đức
THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KÌ I
	I. MỤC TIÊU 
 	Thực hành, củng cố những kĩ năng đã học trong cuối học kì I .
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	VBT Đạo đức, thẻ màu
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Học sinh lớp 5 có vị trí trí thế nào trong trường Tiểu học?
Học sinh lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
- Có ý thức học tập, rèn luyện.
- Vui và tự hào là học sinh lớp 5
2. Cần có thái độ thế nào về mỗi việc làm của chính mình ?
- Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình.
- Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa.
- Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình.
3. Người có ý chí là người thế nào?
Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống.
- Ta làm gì đối với những tấm gương có ý chí vượt lên những khó khăn?
- Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội.
4. Vì sao cần nhớ ơn tổ tiên của mỗi chúng ta?
- Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
- Em đã làm gì thể hiện long nhớ ơn tổ tiên?
- Cùng bố mẹ thắp hương tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên vào các dpị mồng một, ngày rằm, ngày tết
5. Làm thế nào để giữ gìn tình bạn bền lâu?
- Bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đở lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.
- Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
 Tiết 1 – Buổi chiều – Luyện viết 
CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
	I. MỤC TIÊU 
 	Luyện viết đều nét, đẹp các bài Ca dao về lao động sản xuất
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Chữ mẫu
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Luyện viết chữ hoa
Viết vào nháp các chưa: V, B, K, T, H, C 2 chữ một dòng
Nhận xét, chữa nét chưa đạt
2. Viết bài vào vở
Viết bài vào vở
Chấm bài, nhận xét chữ viết
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
***************************************
Tiết 2 – Buổi chiều – Ôn Tiếng Việt
ÔN TẬP
	I. MỤC TIÊU 
 	Ôn tập các kiến thức về từ loại và cấu tạo từ.
**********************************************************************
Thứ sáu, ngày 27 tháng12 năm 2013
Tiết 1 – Buổi sáng – Toán
HÌNH THANG
	I. MỤC TIÊU 
 - Giúp học sinh có biểu tượng về hình thang.
 - Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với các hình đã học 
 - Nhận biết hình thang vuông.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Sử dụng bộ đồ dùng dạy học toán 5
 - Thước kẻ, ê ke, kéo cắt 
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài: 3’
2. Dạy bài mới: 29’
Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng về hình thang 
- GV cho HS quan sát hình vẽ SGK
- GV cho HS quan sát hình vẽ hình thang ABCD trong SGK
Hoạt động 2: Nhận biết một số đặc điểm của hình thang
-GV yêu cầu HS quan sát hình thang và đặt các câu hỏi HS trả lời
 A B
 C D
 H
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: Nhằm củng cố biểu tượng về hình thang
Bài 2:Củng cố đặc điểm của hình thang
* Bài 3:
GV yêu cầu HS tự vẽ hình 
Bài 4: Cho HS xác định góc vuông và cạnh góc vuông với 2 đáy.
3. Củng cố dặn dò”3’
Nhận xét tiết học
Dặn về chuẩn bị bài diện tích hình thang
- HS quan sát hình vẽ cái thang nhận ra những hình ảnh của hình thang 
- HS phát hiện các đặc điểm của hình thang: +Có 4 cạnh
 +Có cặp cạnh đối diện song song
 +2 cạnh AC và BD là cạnh bên
 + AH là chiều cao
Bài 1:HS tự làm bài rrồi đổi vở kiểm tra chéo
Bài 2:HS tự làm bài
-1HS đọc kết quả cả lớp chữa bài
* Bài 3: HS tự vẽ thêm 2 đoạn thẳng để được hình thang
Bài 4: Hình thang ABCD có góc A và góc B vuông. Cạnh bên AD vuông góc với 2 đáy.
Tiết 4 – Buổi sáng – Tập làm văn 
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I ( Tiết 8 )
	Đề: Hãy tả người thân đang làm việc (đang nấu cơm, khâu vá, làm vườn, đọc báo, xây nhà hay đang học bài )
 **************************************************
Tiết 5 – Buổi sáng –`Sinh hoạt lớp
	I. MỤC TIÊU 
 	Đánh giá hoạt động trong tuần vừa qua, biểu dương những bạn thực hiện tốt các nhiệm vụ và nhắc nhở những bạn còn vi phạm. Đề ra phương hướng tuần sau.
	II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Cán sự lớp báo cáo
Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng lần lượt báo cáo tình hình của lớp trong tuần .
Tổng hợp, kiểm tra các sự việc.
Biểu dương những em thực hiện tốt, nhắc nhở những em vi phạm.
- Một số em mắc lỗi tự hứa sửa chữa.
2. Bình bầu thi đua cuối tuần.
3. Phương hướng tuần sau:
- Duy trì nề nếp rèn luyện, học tập và các hoạt động của lớp.
- Tăng cường kiểm tra việc làm bài, học bài trước khi đến lớp.
- Tiếp tục thi giải toán qua mạng và thi Giao thông thông minh
- Bồi dưỡng học sinh khá giỏi và phụ đạo học sinh yếu
- Kiểm tra VSCĐ

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an 5-2013 - 2014 - Tuan 18.docx