Bài soạn lớp 5 - Tuần 11, 12 kì I

Bài soạn lớp 5 - Tuần 11, 12 kì I

A. Mục tiêu :

1.Kiến thức:Hiểu nội dung bức thư : Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn .

 Học thuộc đoạn :Sau 80 năm .công học tập của các em

2. Kĩ năng :Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết , ngắt nghỉ hơi đúng chỗ

3:Thái độ : Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.

 

doc 276 trang Người đăng huong21 Lượt xem 937Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Tuần 11, 12 kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ 2 ngày 29 tháng 8 năm 2011
Tập đọc : ( tiết 1 ) Thư gửi các học sinh Tr4
A. Mục tiêu :
1.Kiến thức:Hiểu nội dung bức thư : Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn .
 Học thuộc đoạn :Sau 80 năm ..công học tập của các em
2. Kĩ năng :Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết , ngắt nghỉ hơi đúng chỗ 
3:Thái độ : Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.
B. Đồ dùng dạy học 
GV:- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 - Bảng phụ viết đoạn thư HS cần học thuộc lòng.
HS : SGK
C: Phương pháp dạy – học :
Trực quan , vấn đáp , luyện tập , thực hành .
D.. Các hoạt động dạy - học
 1.Mở đầu (5 Phút) 
GV nêu một số điểm cần chú ý về yêu cầu của giờ tập đọc ở lớp 5, việc chuẩn bị cho giờ học, nhằm củng cố nền nếp học tập của HS.
Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu chủ điểm Việt Nam - Tổ quốc em. Yêu cầu HS xem và nói những điều các em thấy trong bức tranh minh hoạ chủ điểm: Hình ảnh Bác Hồ và HS các dân tộc trên nền là cờ Tổ quốc bay thành hình chữ S - gợi dáng hình đất nước ta.
- Giới thiệu Thư gửi các học sinh: Là bức thư Bác Hồ gửi HS cả nước nhân ngày khai giảng đầu tiên, sau khi nước ta giành được độc lập, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật và vua quan phong kiến. Thư nói về trách nhiệm của HS Việt Nam với đất nước, thể hiện niềm hi vọng của Bác vào những chủ nhân tương lai của đất nước.
 2. Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài	 (33 phút )
2.1Mục tiêu :
1.Kiến thức:
 Hiểu nội dung bức thư:Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn .
 Học thuộc đoạn :Sau 80 năm ..công học tập của các em
2. Kĩ năng :Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết , ngắt nghỉ hơi đúng chỗ 
3:Thái độ : Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.
2.2. Đồ dùng dạy học 
GV:- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 - Bảng phụ viết đoạn thư HS cần học thuộc lòng.
HS : SGK
2.3: Phương pháp dạy – học :
Trực quan , vấn đáp , luyện tập , thực hành .
a) Luyện đọc
- Một HS khá, giỏi đọc một lượt toàn bài.
- lá thư chia làm 2 đoạn như sau:
Đoạn 1: Từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao?
Đoạn 2: Phần còn lại.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. (GV chỉ định HS nối tiếp nhau đọc hết bài) - đọc 2 - 3 lượt, để nhiều HS trong lớp được đọc.)
Khi HS đọc, GV kết hợp:
	+ Khen những em đọc đúng, xem đó như là mẫu cho cả lớp noi theo: kết hợp sửa lỗi cho HS nếu có em phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng, hoặc giọng đọc không phù hợp (VD: đọc lá thư của Bác với giọng rời rạc, đọc không đúng câu nghi vấn: Vậy các em nghĩ sao?)
	+ Sau lượt đọc vỡ, giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó.( Cách làm: HS đọc thầm phần chú giải các từ mới ở cuối bài học (80 năm giải phóng nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu), giải nghĩa các từ ngữ đó, đặt câu hỏi với các từ cơ đồ, hoàn cầu để hiểu đúng hơn nghĩa của từ.)
 GV giải thích rõ thêm: những cuộc chuyển biến khác thường mà Bác Hồ nói trong thư là cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam đã lật đổ chế độ thực dân, phong kiến, giành độc lập cho Tổ quốc, tự do cho nhân dân. GVgiải thích thêm một số từ ngữ khác: giời (trời), giở đi (trở đi).
- HS luyện tập theo cặp (mỗi HS đều được đọc cả bài).
- Một HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài (giọng thân ái, thiết tha, hi vọng, tin tưởng)
b) Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm đoạn 1 (Từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao?), trả lời câu hỏi 1: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
(+ Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày khai trường ở nước Việt Nam độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ.
+ Từ ngày khai trường này, các em HS bắt đầu được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam)
HS đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi 2 và 3.
Câu hỏi 2: Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?(Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu)
Câu hỏi 3: HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
(HS phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai các cường quốc năm châu)
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 2
Cách làm: 
+ GV đọc diễn cảm đoạn thư để làm mẫu cho HS.
+ HS luyện đọc diễn cảm đoạn thư theo cặp.
+ Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi, uốn nắn.
HS HTL đoạn (từ sau 80 năm giời nô lệ đến nhờ một phần lớn ở công học tập của các em). Đọc nhấn giọng các từ ngữ xây dựng lại, trông mong, chờ đợi, tươi đẹp, hay không, sánh vai, phần lớn. Nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ: ngày nay/chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta; nước nhà trông mong/chờ đợi ở các em rất nhiều.
- Chú ý:
+ Giọng đọc cần thiết thể hiện tình cảm thân ái, trìu mến và niềm tin của Bác vào HS - những người sẽ kế tục sự nghiệp cha ông.
GV đánh dấu những từ ngữ cần nhấn giọng (xây dựng lại, theo kịp, trông mong chờ đợi, tươi đẹp, sánh vai, một phần lớn) ,những chỗ phải nghỉ hơi để không gây hiểu lầm hoặc mơ hồ vê nghĩa (trông mong/chờ đợi)
d) Hướng dẫn HS học thuộc lòng
- HS nhẩm học thuộc những câu văn đã chỉ định HTL trong SGK (từ sau 80 năm giời nô lệ đến nhờ một phần lớn ở công học tập của các em)
- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng
3. Hoạt động2 : Củng cố, dặn dò:( 2 phút)
- GV nhận xét tiết học
- yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL những câu đã chỉ định; đọc trước bài văn tả cảnh Quang cảnh làng mạc ngày mùa. 
Khoa học: ( Tiết 1 ) Sự sinh sản Tr 4
A-Mục tiêu: HS có khả năng:
	- Nhận biết mọi người đều do bố, mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
* GDKNS:KN phân tích và đối chiếu các đặc điểm của bố, mẹ và con cái để rút ra nhận xét bố mẹ và con cái có đặc điểm giống nhau
B.Đồ dùng dạy – học
 GV :Bộ phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai?” (đủ dùng theo nhóm)
C. Phương pháp dạy – học : Trực quan , động não , vấn đáp , trò chơi.
D. Hoạt động dạy – học
1.Hoạt động 1: trò chơi “Bé là con ai ? ”
1.1 Mục tiêu: Nhận biết mọi người đều do bố, mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
1.2 .ĐD : GV :Bộ phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai?” (đủ dùng theo nhóm)
1.3 .PP : Trực quan , vấn đáp , trò chơi .
 * Chuẩn bị:
	- GV phát những tấm phiếu bằng giấy màu cho HS và yêu cầu mỗi cặp HS vẽ một em bé và một người mẹ hay một người bố của em bé đó. Từng cặp sẽ phải bàn nhau và chọn một đặc điểm nào đó để vẽ sao cho mọi ngừơi nhìn vào hai hình có thể nhận ra đó là hai mẹ con hoặc hai bố con.
 	- Sau đó, GV thu tất cả các phiếu đã vẽ hình và tráo đều lên để cho HS chơi.
	* Cách tiến hành:
Bước 1: GV phổ biến cách chơi
	- Mỗi HS sẽ được phát một phiếu, nếu ai nhận được phiếu có hình em bé, sẽ phải đi tìm bố hoặc mẹ của em bé đó. Ngược lại, ai nhận được phiếu có hình bố hoặc mẹ sẽ phải đi tìm con mình.
- Ai tìm được đúng hình (trước Thời gian quy định)là thắng, ngược lại, hết Thời gian quy định không tìm được là thua.
Bước 2: GV tổ chức cho HS chơi như hướng dẫn trên.
Bước 3:Kết thúc trò chơi, sau khi tuyên dương các cặp thắng cuộc, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
	- Tại sao chúng ta tìm được bố, mẹ cho các em bé?
	- Qua trò chơi, các em rút ra được điều gì?
Kết luận: (Như mục tiêu)
2.Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
2.1 Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa của sự sinh sản.
2.2 .PP .Trực quan , động não , thảo luận nhóm đôi 
* Cách tiến hành: 
Bước 1: GV hướng dẫn 
- Trước hết yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3 trang 4, 5 SGK và đọc lời thoại giữa các nhân vật trong hình.
- Tiếp theo, các em liên hệ đến gia đình mình. Ví dụ: Đối với gia đình bạn nào sống chung với ông bà, có thể bắt đầu nh gợi ý sau: Lúc đầu, trong GĐ chỉ có ông bà, sau đó ông sinh ra bố (hoặc mẹ) và cô hay chú (hoặc dì hay cậu) (nếu có),rồi bố và mẹ lấy nhau sinh ra anh hay chị (nếu có) rồi đến mình,
Bước 2: (Làm việc theo cặp ) HS làm việc theo hướng dẫn của GV.
Bước 3: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.
3. Củng cố ,dặn dò : HS đọc mục : Bóng đèn toả sáng .
 - Chuẩn bị bài sau
Toán: ( tiết 1 ) Ôn tập : Khái niệm về phân số .Trang3 
A. Mục tiêu:
Giúp HS : Biết đọc, viết phân số ;biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số
B. Đồ dùng dạy học.
GV: Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình vẽ trong SGK. 
C.Phương pháp:
Trực quan , động não , vấn đáp , luyện tập .
D. Các hoạt động dạy học 
1.Hoạt động 1: Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số. 
1.1Mục tiêu: Giúp HS : Biết đọc, viết phân số 
1.2.Đồ dùng : GV: Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình vẽ trong SGK. 
1.3.Phương pháp:Trực quan , động não , vấn đáp
- GV hướng dẫn HS quan sát từng tấm bìa rồi nêu tên gọi phân số, tự viết phân số đó và đọc phân số. Chẳng hạn: 
- Cho HS quan sát miếng bìa rồi nêu: Một băng giấy được chia thành 3 phần bằng nhau, tô màu 2 phần, tức là tô màu hai phần ba băng giấy, ta có phân số (viết lên bảng): ; đọc là: hai phần ba. 
Gọi một vài HS nhắc lại. 
- Làm tương tự với các tấm bìa còn lại. 
- Cho HS chỉ vào các phân số ; ; ; và nêu, chẳng hạn: hai phần ba, năm phần mười, ba phần tư, bốn mươi phần trăm là các phân số. 
2.Hoạt động 2: Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số. 
2.1 Mục tiêu: Biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.
2.2.Phương pháp:Trực quan , vấn đáp , thực hành
- GV hướng dẫn HS lần lượt viết 1: 3; 4: 10; 9:2;  dưới dạng phân số. Chẳng hạn:1 : 3 = ; rồi giúp HS tự nêu: một phần ba là thương của 1 chia 3. Tương tự với các phép chia còn lại. GV giúp HS nêu như ý 1) Trong SGK. (Có thể dùng phân số để ghi kết quả phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0. Phân số đó cũng được gọi là thương của phép chia đã cho).
- Tương tự như trên đối với các chú ý 2) 3), 4).
3.Hoạt động 3: Thực hành
3.1.Mục tiêu: Giúp HS : Biết đọc, viết phân số ;biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số
3.2.Phương pháp:Luyện tập , thực hành , vấn đáp
GV hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập 1, 2, 3, 4 rồi chữa bài. 
D. Dặn dò. Về làm bài tập trong vở BTT .
Đạo đức: ( tiết 1) Em là học sinh lớp 5. Trang 3 ... ố đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
2.2. ĐD : GV : Bảng phụ 
2.3.PP : Động não , thực hành 
 Phần 1
Bài 1: HS đọc đề và nêu yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm đôi. Một số nhóm trình bày kết quả. 
- Nhận xét, chốt ý đúng: ý b. 
KL: GV cho HS nhắc lại các hàng của số thập phân.
Bài 2: HS đọc và nêu yêu cầu.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở và khoanh vào ý đúng.
- Nhận xét, chốt ý đúng: ý c.
KL: Củng cố cách tìm tỉ số phần trăm của hai số. 
Bài 3: HS đọc đề và nêu yêu cầu.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. 
- Chữa bài trên bảng lớp, nhận xét.
KL: Củng cố cách viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
 Phần 2.
Bài 1: HS đọc và nêu yêu cầu.
4 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. 
 Nhận xét, chốt kết quả đúng.
KL: Củng cố các phép tính với số thập phân.
Bài 2: HS đọc và nêu yêu cầu.
2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. Nhận xét, chốt kết quả đúng.
KL: Cách viết số đo độ dài, diện tích dưới dạng số thập phân.
Hoạt động nối tiếp.
- Nhận xét tiết học. Về nhà làm bài ở VBT.
Chuẩn bị bài sau: Kiểm tra định kì cuối kì I.
Tập làm văn.( Tiết 35) . Ôn tập cuối học kì 1 (tiết 5).Trang 175
A.Mục tiêu:
 - Củng cố kĩ năng viết thư: biết viết một lá thư gửi người thân ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của bản thân trong học kì I,đủ 3 phần,đủ ND cần thiết.
*GDKNS : KN thể hiện sự cảm thông .
B. Đồ dùng. HS : Giấy viết thư.
C. PPDH : Động não , thực hành 
D. Các hoạt động dạy học.
- GV giới thiệu bài mới.
1.Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng viết thư.
1.1.MT: Biết viết một lá thư gửi người thân ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của em. 1.2. Đồ dùng. HS : Giấy viết thư.
1.3. PPDH : Động não , thực hành 
- HS đọc đề bài, GV chép đề lên bảng.
H: Nêu trọng tâm của đề bài?
- GV gạch chân từ quan trọng: viết thư người thân, kể lại kết quả học tập.
H: Nêu cấu tạo của bài văn viết thư?
- 1 vài HS đọc gợi ý SGK.
- HS xác định nội dung kể chuyện trong bức thư.
- HS làm bài cá nhân vào giấy thi 
- GV chấm một số bài nhận xét.
- Một số HS đọc bài của mình.
- GV cùng HS cả lớp nhận xét.
- Tuyên dương bạn viết hay, đầy đủ ý.
Hoạt động nối tiếp.
- Nhận xét tiết học. 
- Về nhà viết lại bức thư cho hay và đầy đủ ý hơn.
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập cuối kì I (Tiết 6).
 Chính tả ( Tiết 18 ) . Ôn tập cuối học kì 1 (tiết 6).Trang 175 
A. Mục tiêu:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL. 
2. Ôn luyện tổng hợp chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối học kì I. 
B. Đồ dùng. GV : Phiếu ghi tên các bài tập đọc và HTL.
C. PPDH : Thực hành . Động não 
D. Các hoạt động dạy học.
- GV giới thiệu bài mới.
1.Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và HTL.
1.1.MT: Kiểm tra lấy điểm đọc, kết hợp kĩ năng đọc – hiểu.
1.2. Đồ dùng. GV : Phiếu ghi tên các bài tập đọc và HTL.
1.3. PPDH : Thực hành . 
- GV kiểm tra đọc khoảng 6 em.
- GV gọi lần lượt từng HS lên bốc thăm bài đọc.
- HS lần lượt lên bốc thăm bài và có 2 phút chuẩn bị đọc.
- GV kết hợp đặt câu hỏi về bài đọc. 
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Hoạt động 3: Ôn tập tổng hợp .
2.1.MT: HS ôn luyện tổng hợp chuẩn bị cho thi cuối kì I.
2.2.PP: Động não .
- HS đọc và nêu yêu cầu.
- 2 HS đọc bài thơ: Chiều biên giới.
a.GV nêu yêu cầu . 
- HS tự làm bài. Một số HS nêu kết quả.
- GV cùng HS nhận xét, chốt ý đúng:
KL: Từ đồng nghĩa với từ biên cương là: biên giới.
b. HS nêu yêu cầu. 
 - HS thảo luận nhóm đôi. 
- Đại diện một số cặp trình bày. 
- GV cùng HS nhận xét, chốt ý đúng:
KL: Từ đầu và từ ngọn được dùng với nghĩa chuyển.
c. HS làm bài cá nhân vào VBT.
- Một số HS nêu kết quả, nhận xét: em và ta.
d.HS đọc và nêu yêu cầu.
- HS tự viết đoạn văn vào VBT. 
 - Một số HS đọc đoạn văn của mình.
- GV cùng HS nhận xét. 
 - Tuyên dương bạn viết câu văn hay.
Hoạt động nối tiếp.- Nhận xét tiết học. 
- Về nhà luyện đọc lại các bài tập đọc, HTL và trả lời các câu hỏi.
- Chuẩn bị bài sau: Kiểm tra cuối kì I.
 Thứ 5 ngày 29 tháng 12 năm 2011.
Khoa học: ( Tiết 36 ) . Hỗn hợp.Trang 74
A. Mục tiêu: 
- Nêu được một số VD về hỗn hợp. 
 - Thực hành tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp (tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng.)
*GDKNS: : KN tìm giải pháp để giải quyết vấn đề 
B. Đồ dùng:
-HS: Chuẩn bị theo nhóm: muối, mì chính, hạt tiêu bột, chén, thìa, cát, giấy lọc, bông, ...
C. PPDH: Quan sát , động não , thực hành 
D. Các hoạt động dạy học.
1.Hoạt động 1: Củng cố kiến thức.
H: Vật chất tồn tại ở những thể nào? Lấy ví dụ về sự chuyển thể của chất?
- GV nhận xét – ghi điểm. 
- GV giới thiệu bài.
2.Hoạt động 2: Thực hành: “Tạo một hỗn hợp gia vị”.
2.1.MT: HS biết cách tạo ra hỗn hợp.
2.2.Đồ dùng:
-HS: Chuẩn bị theo nhóm: muối, mì chính, hạt tiêu bột, chén, thìa, cát, giấy lọc, bông, ...
2.3.. PPDH: Quan sát , động não , thực hành 
- GV chia lớp thành 4 nhóm. Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm thực hiện nhiệm vụ sau:
a. Tạo ra hỗn hợp gia vị: muối tinh, mì chính và hạt tiêu bột. Công thức do từng nhóm tự pha chế và ghi số liệu cụ thể.
b.Thảo luận câu hỏi: Để tạo ra hỗn hợp cần có những chất nào? 
H: Hỗn hợp là gì?
- Đại diện các nhóm trình bày. GV cùng HS cả lớp nhận xét, chốt ý đúng:
KL: Hỗn hợp có ít nhất 2 chất trở lên trộn lẫn với nhau. Trong hỗn hợp mỗi chất vẫn giữ nguyên tính chất của nó.
3.Hoạt động 3: Thảo luận.
3.1.MT: HS kể được tên một số hỗn hợp. 
 3.2.Đ D : GV : Phiếu , bút dạ 
3.3.PP : Động não 
- HS làm việc theo nhóm kể tên một số hỗn hợp và tìm hiểu không khí là một chất hay hỗn hợp?
- Đại diện nhóm trình bày. GV cùng HS nhận xét, chốt ý đúng.
KL: Trong thực tế có rất nhiều hỗn hợp. Không khí cũng là hỗn hợp.
4.Hoạt động 4: Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp.
4.1.MT: HS biết được các phương pháp tách các chất ra khỏi hỗn hợp và tách được các chất ra khỏi hỗn hợp.
4.2.ĐD : HS: cốc , cát , nước sạch 
4.3. PP : Thực hành .
- HS TH nhóm đôi các cách tách các chất ở hình 1, 2, 3 SGK.
- Đại diện một số cặp trình bày. GV cùng HS nhận xét, chốt ý đúng: 
- GV chia lớp thành 3 nhóm cho HS thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp:
+ Tách cát ra khỏi hỗn hợp cát và nước.
- HS thực hành và đại diện các nhóm báo cáo kết quả. GV nhận xét, tuyên dương
Hoạt động nối tiếp. Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài sau: Dung dịch.
Toán: ( Tiết 89 ) . Kiểm tra định kì cuối học kì 1( Theo phiếu).
Luyện từ và câu: (Tiết 36). Kiểm tra định kì lần 2(đọc).( phiếu).
Địa lý: ( Tiết 18 ) .Kiểm tra định kì học kì 1.(theo phiếu). 
Thứ sáu ngày 30 tháng 12 năm 2011.
Lịch sử. ( Tiết 18 ). Kiểm tra cuối học kì 1.( Theo phiếu).
Đạo đức.( Tiết 18) . Thực hành kĩ năng cuối kì 1.
A. Mục tiêu: 
 Giúp HS biết:
- Củng cố cho HS các kĩ năng đã học: Kính già yêu trẻ, tôn trọng phụ nữ, hợp tác với những người xung quanh.
- HS thực hành được các hành vi và kĩ năng nói trên.
B. Đồ dùng :GV : Phiếu thảo luận câu hỏi.
C. PPDH: Thực hành 
D.Các hoạt động dạy học.
1.Hoạt động 1: Củng cố kiến thức.
H: Nêu việc em đã hợp tác với những người xung quanh? Hợp tác như vậy có tác dụng gì? 
- Nhận xét- ghi điểm. 
- Gv giới thiệu bài.
2.Hoạt động2: Củng cố các kĩ năng về những hành vi đạo đức đã học.
2.1.MT: Củng cố cho HS các kĩ năng về những hành vi đạo đức đã họcqua 3 bài học. 
2.2. Đồ dùng :GV : Phiếu thảo luận câu hỏi.
2.3. PPDH: Thực hành 
- GV chia lớp thành 4 nhóm và phát phiếu bài tập cho các nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
Câu 1: Vì sao cần phải kính già yêu trẻ? Em đã thực hiện hành vi kính già yêu trẻ như thế nào?
Câu 2: Tại sao cần phải tôn trọng phụ nữ? Kể tên những tấm gương phụ nữ thành đạt ở Việt Nam?
Câu 3: Vì sao cần phải hợp tác với những người xung quanh? Hợp tác với những người xung quanh có tác dụng gì? 
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Nhận xét.
3.Hoạt động 3: Tự liên hệ.
3.1.MT: Giúp HS biết liên hệ về cách thể hiện các hành vi đạo đức đã học qua 3 bài đạo đức.
3.2.PP: Thực hành 
- GV nêu ra 3 chủ điểm ứng với nội dung 3 bài học.
- GV nêu tình huống cụ thể để HS tự liên hệ bản thân những việc đã làm được và những việc sẽ làm của từng bạn.
- Nhận xét, GV nêu cách giải quyết phù hợp, hay.
Hoạt động nối tiếp :
- Nhận xét .
- Về thực hiện tốt 3 hành vi đạo đức đã học qua 3 bài học.
- Chuẩn bị bài sau: Em yêu quê hương.
Toán ( Tiết 90) . Hình thang. Trang 91
 A .Mục tiêu: 
-Có biểu tượng về hình thang.
- Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang ,phân biệt được hình thang với các hình đã học .
- Nhận biết hình thang vuông. (Làm BT1; 2;4).
B. Đồ dùng : GV: Bảng phụ vẽ sẵn một số hình. 
 HS:Thước kẻ,ê ke.
C. PPDH: Quan sát , hỏi đáp 
D.Các hoạt động dạy học:
- GV giới thiệu bài mới.
1. Hoạt động 1: Nhận biết một số đặc điểm của hình thang.
1.1.MT: 
-Có biểu tượng về hình thang.
1.2. Đồ dùng : GV: Bảng phụ vẽ sẵn một số hình. 
 HS:Thước kẻ,ê ke.
1.3. PPDH: Quan sát , hỏi đáp 
-HS quan sát hình vễ cái thang trong SGK ,nhận ra hình ảnh của hình thang.Sau đó HS quan sát hình vẽ biểu tượng hình thang ABCD trong SGK và trên bảng.
2.Hoạt động 2: Nhận biết một số đặc điểm của hình thang.
2.1.MT: HS nhận biết đặc điểm của hình thang.
2.2. . Đồ dùng : GV: Bảng phụ vẽ sẵn một số hình. 
 HS:Thước kẻ,ê ke.
2.3. PPDH: Quan sát , hỏi đáp 
HS quan sát mô hình lắp ghép và hình vễ biểu tượng hình thang và đặt câu hỏi gợi ý để HS tự phát hiện các đặc điểm của hình thang.
-HS tự nêu NX: Hình thang có hai cạnh song song với nhau.
 KL: HT có một cặp cạnh đối diện song song . Hai cạnh song song gọi là hai cạnh đáy (đáy lớn CD,đáy nhỏ AB),hai cạnh kia gọi là 2 cạnh bên BCvà AD.
-Vài HS lên bảng chỉ vào hình thang ABCD và nhắc lại các đặc điểm của hình thang .
3. Hoạt động 3: Thực hành.
3.1.MT: Củng cố biểu tượng về hình thang , phân biệt hình thang với các hình đã học.
3.2.PP-HT: Thực hành 
Bài 1: GV cho HS tự làm bài ,rồi đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo.
Chữa bài và KL.
 Bài 2: GV yêu càu HS tự làm bài. Chữa bài.
Nhấn mạnh: HT có hai cạnh đối diện( một cặp cạnh đối diện song song).
Bài 4: GV giới thiệu hình thang vuông.
-HS nhận xét về đặc điểm của hình thang vuông.
 + HT có một cạnh bên vuông góc với 2 đáy.
 + Có 2 góc vuông.
 + Chiều cao của hình thang vuông chính là độ dài cạnh bên vuông góc với 2 đáy.
-HS nhận xét thêm về chiều cao của hình thang nói chung là độ dài đoạn thẳng ở giữa đoạn 2 đáy và vuông góc với 2 đáy của hình thang .
Hoạt động nối tiếp: -Nhận xét tiết học .
HS nhắc lại đặc điểm của hình thang.
Tập làm văn: ( Tiết 36 ) .Kiểm tra định kì lần 2(viết).(Theo phiếu).

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 5; 11-12. kì 1.doc