Bài soạn lớp 5 - Tuần 13 năm 2012

Bài soạn lớp 5 - Tuần 13 năm 2012

I. MỤC TIÊU:

 - Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi- ôn- côp- xki), biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời dẫn chuyện.

 - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi- ôn- côp- xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao.(trả lời được các CH trong SGK)

 *KNS:Xác định giá trị; Tự nhận thức bản thân; Đặt mục tiêu

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Chân dung nhà bác học Xi- ôn- côp- xki.

- Tranh ảnh, vẽ khinh khí cầu, con tàu vũ trụ.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 24 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1143Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Tuần 13 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13:	Thứ hai, ngày 12 tháng 11 năm 2012
 CHÀO CỜ
==========================================
 TẬP ĐỌC(T25) 
 NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. MỤC TIÊU: 
 - Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi- ôn- côp- xki), biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời dẫn chuyện.
 - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi- ôn- côp- xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao.(trả lời được các CH trong SGK)
 *KNS:Xác định giá trị; Tự nhận thức bản thân; Đặt mục tiêu
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 	
- Chân dung nhà bác học Xi- ôn- côp- xki.
- Tranh ảnh, vẽ khinh khí cầu, con tàu vũ trụ.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
2. Bài mới:	a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
- GVchia đoạn trong bài
- GV cho hs nối tiếp đọc đoạn
- GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho hs và giúp hs giải nghĩa một số từ khó
- Cho hs luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Gọi HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu, chú ý cách đọc:
+ Toàn bài đọc viết giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục.
+ Nhấn giọng những từ ngữ: gãy chân, vì sao, không biết bao nhiêu, hì hục, hàng trăm lần, chinh phục
 * Tìm hiểu bài:
- HS đọc đoạn 1, trao đổi và TLCH:
? Đoạn 1 cho em biết điều gì?
- HS đọc đoạn 2,3 trao đổi và trả lời câu hỏi.
? Nguyên nhân chính giúp ông thành công là gì?
? Đó cũng chính là nội dung đoạn 2, 3. Ghi bảng ý chính đoạn 2, 3. 
- HS đọc đoạn 4, trao đổi nội dung và TLCH:
? Ý chính của đoạn 4 là gì?
? Em hãy đặt tên khác cho truyện.
* Đọc diễn cảm:
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài.
- Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
- Yêu cầu HS luyện đọc.
- Tổ chức có HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
- Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS.
- Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
 3. Củng cố – dặn dò:	
? Câu truyện giúp em hiểu điều gì?
? Em học được điều gì qua cách làm việc của nhà bác học Xi- ô- côp- xki.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài.
- HS lên bảng đọc bài.
- 1HS đọc cả bài
- 4 HS nối tiếp đọc theo trình tự.
+ Đoạn 1: Từ nhỏ  bay được.
+ Đoạn 2: Để tìm  tiết kiệm thôi.
+ Đoạn 3: Đúng là  vì sao	
+ Đoạn 4: Hơn  đến chinh phục.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS đọc toàn bài.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi.
+ Đoạn 1 nói lên mơ ước của Xi-ôn-côp-xki.
- 2 HS đọc. Cả lớp đọc thầm. HS thảo luận cặp đôi và trả lời.
+ Xi-ôn-côp-xki thành công vì ông có ước mơ đẹp: chinh phục các vì sao và ông đã quyết tâm thực hiện ước mơ đó.
*Ước mơ của Xi- ôn- côp- xki.
*Người chinh phục các vì sao.
*Ông tổ của ngành du hành vũ trụ.
*Quyết tâm chinh phục bầu trời.
- 4 HS đọc như đã hướng dẫn.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.
- 3 HS thi đọc toàn bài.
- Từ nhỏ Xi- ôn- côp- xki đã mơ ước được bay lên bầu trời.
- Nhờ kiên trì, nhẫn nại ông đã thành công trong việc nghiên cứu ước mơ của mình.
+ Xi- ôn- côp- xki là nhà khoa học vĩ đại đã tìm ra cách chế tạo khí cầu bay bằng kim loại, thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành một phương tiện bay tới các vì sao.
+ Làm việc gì cũng phải kiên trì nhẫn nại.
+ Làm việc gì cũng phải toàn tâm, toàn ý quyết tâm.
=====================================
 TOÁN (T61) 
 GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11
 I. MỤC TIÊU : 
- Giúp HS: Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 
 - HS làm tốt các bài tập 1 ,3 . HS khá giỏi làm them các bài còn lại
II. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.KTBC :
 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài 
 b ) Phép nhân 27 x 11 ( Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10 )
 - Viết phép tính 27 x 11. 
 - Cho HS đặt tính và thực hiện phép tính trên.
 - Em có nhận xét gì về hai tích riêng của phép nhân trên. 
 - Khi nhân 27 x 11 với nhau chúng ta chỉ cần cộng hai chữ số ( 2 + 7 = 9 ) rồi viết 9 vào giữa hai chữ số của số 27. 
 - Em có nhận xét gì về kết quả của phép nhân 27 x 11 = 297 so với số 27. Các chữ số giống và khác nhau ở điểm nào ? 
 - Vậy ta có cách nhân nhẩm 27 với 11 như sau: 
 * 2 cộng 7 = 9 
 * Viết 9 vào giữa 2 chữ số của số 27 được 297. 
 * Vậy 27 x 11 = 297 
 - HS nhân nhẩm 41 với 11. 
 c. Phép nhân 48 x 11 (Trường hợp hai chữ số nhỏ hơn hoặc bằng 10)
 - Viết lên bảng phép tính 48 x 11. 
 - Yêu cầu HS áp dụng cách nhân nhẩm đã học trong phần b để nhân nhẫm x 11. 
 - Vậy kết quả phép nhân 48 x 11 = 528. 
 - Cho HS nêu lại cách nhân nhẩm 48 x 11. 
 - Yêu cầu HS thực hiện nhân nhẫm 75 x 11. 
 d. Luyện tập , thực hành 
 Bài 1
 - HS nhân nhẩm và ghi kết quả vào vở. 
 - GV nhận xét và cho điểm HS. 
Bài 2:
- Cho hs nêu yêu câu bài suy nghĩ làm bài
 Bài 3
 - HS đọc đề bài 
 - Yêu cầu HS làm bài vào vở.
 - Nhận xét cho điểm học sinh
Bài 4 (Dành cho HS giỏi)
 - HS đọc đề bài: 
 - GV H/d: Để biết được câu nào đúng, câu nào sai trước hết chúng ta phải tính số người có trong mỗi phòng họp, sau đó so sánh và rút ra kết quả.
3. Củng cố, dặn dò :
 - Nhận xét tiết học.	
- HS nghe.	
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào giấy nháp 
- Đều bằng 297. 
- HS nêu. 
- Số 297 chính là số 27 sau khi được viết thêm tổng hai chữ số của nó ( 2 + 7 = 9 ) vào giữa. 
- HS nhẩm 
- HS nhẩm và nêu cách nhân nhẩm của mình
- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp 
- HS nêu.
- 2 HS lần lượt nêu.
- HS nhân nhẩm và nêu cách nhân trước lớp. 
Làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra 
- HS đọc đề bài
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở 
2) sh làm bài bảng 
X : 11= 25	 X : 11 = 78
X = 25 x 11 X = 78 x 11
X = 275 X = 858
3) HS làm bài bảng và sữa bài
 Cả hai khối lớp có số hàng là
 17 + 15 = 32 (hàng)
 Cả hai khối lớp có tất cả số hs là
 32 x 11 = 352 (hs)
 Đáp số : 352 học sinh
- HS nghe GV hướng dẫn và tự làm bài
 Phòng A có 11 x 12 = 132 người 
 Phòng B có 9 x 14 = 126 người 
Vậy câu b đúng , các câu a , c, d sai. 
- HS cả lớp.
=====================================
CHÍNH TẢ : NGHE VIẾT(13) 
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. MỤC TIÊU: 
- Nghe - viết đúg bài CT; trình bày đúng đoạn văn. 
- Làm đúng BT (2) a / b hoặc BT (3) a / b. 
II. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. KTBC
2. Bài mới:a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn viết chính tả:
 * Trao đổi về nội dung đoạn văn:
- Gọi HS đọc đoạn văn.
? Đoạn văn viết về ai?
? Em biết gì về nhà bác học Xi- ôn- côp- xki?
 * Hướng dẫn viết chữ khó:
- HS tìm các từ khó, đễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
 * Nghe viết chính tả:
 * Soát lỗi chấm bài:
 c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
 Bài 2:
a) HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Phát giấy và bút dạ cho nhóm HS. HS thực hiện trong nhóm, nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
- Gọi các nhóm khác bổ sung từ mà các nhóm khác chưa có.
- Nhận xét và kết luận các từ đúng.
Có hai tiếng đề bắt đầu bằng l
Có hai tiếng bắt đầu bằng n
3. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà viết lại các tính từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm trang 125, SGK.
+ Viết về nhà bác học ngừơi Nga Xi- ôn- côp- xki.
- HS trả lời.
- Các từ: Xi- ôn- côp- xki, nhảy, dại dột, cửa sổ, rủi ro, non nớt, thí nghiệm,
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Trao đổi, thảo luận và tìm từ, ghi vào phiếu.
- Bổ sung.
- 1 HS đọc các từ vừa tìm được trên phiếu. Mỗi HS viết 10 từ vào vở.
Long lẻo, long lanh, lóng lánh, lung linh, lơ lửng. Lấp lửng, lập lờ, lặng lẽ, lửng lờ, lấm láp, lọ lem , lộng lẫy, lớn lao, lố lăng, lộ liễu.
Nóng nảy, nặng nề, nảo nùng, năng nổ, non nớt, nõn nà, nông nổi, no nê náo nức nô nức,
============================================
 ĐẠO ĐỨC (T13) 
HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ ( T2)
I. MỤC TIÊU:
 - Biết được: con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công ơn ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
 - Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cu thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
 - HS giỏi hiểu được: con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công ơn ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
 * KNS:Kĩ nănglắng nghe lời dạy bảo của ông bà,cha mẹ
 Kĩ năng thể hiện tình cảm yêu thươngcủa mình đối với ông bà,cha mẹ.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động day
Hoạt động học
1 . Kiểm tra bài cũ :
- GV nhận xét.	
2. Bài mới:a) Giới thiệu bài: 
 “Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ”
b) Giảng bài :
* Hoạt động 1: Đóng vai bài tập 3 - SGK/19
- GV chia 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm
+ Nhóm 1: Thảo luận, đóng vai theo tình huống tranh 1. 
+ Nhóm 2: Thảo luận và đóng vai theo tình huống tranh 2. 
- GV phỏng vấn HS đóng vai cháu về cách ứng xử, HS đóng vai ông bà về cảm xúc khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của con cháu.
GV kết luận: Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, nhất là khi ông bà già yếu, ốm đau.
* Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi 
(Bài tập 4 - SGK/20)
- GV nêu yêu cầu bài tập 4. 
+ Hãy trao đổi với các bạn trong nhóm về những việc đã làm và sẽ làm để thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
- GV gọi vài HS trình bày.
- GV khen những HS đã biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và nhắc nhở các HS khác học tập các bạn.
* Hoạt động 3: Trình bày, giới thiệu các sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được
(Bài tập 5 và 6- SGK/20)
- GV mời HS trình bày trước lớp.
GV kết luận chung : + Ông bà, cha mẹ đã có công sinh thành, nuôi dạy chúng ta nên người.
+ Con cháu phải có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
 3. Củng cố - Dặn dò:	
- Gọi HS đọc ghi nhớ trong khung.
- Thực hiện những việc cụ thể hằng ngày để bày tỏ lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ.
- Về xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau.
- 2 HS trả lời.
- HS nhận xét.
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Thảo luận và nhận xét về cách ứng xử (Cả lớp).
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- HS trình bày cả lớp trao đổi.
- HS trình bày.
- 3 HS đọc.
- HS cả lớp lắng nghe về nhà thực hiện.
========================================
 Thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2012
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU (T25)
 MỞ RỘNG VỐN TỪ : Ý CHÍ – NGHỊ LỰC
I.MỤC TIÊU: 
 - Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người; biết tìm từ (BT1), đặt câu (BT2), Viết đoạn văn ngắn (BT3) có sử dụng các từ ngữ hướng vào chủ điểm đang học.
II. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. KTBC:
2. Bài mới:a. Giới thiệ ... ều tra đã thống kê trên bảng). Vậy làm thế nào để chúng ta biết được đâu là nước sạch, đâu là nước ô nhiễm các em cùng làm thí nghiệm để phân biệt.
 b) Hoạt động 1:
 Làm thí nghiệm: Nước sạch, nước bị ô nhiễm.
* Cách tiến hành:
 - GV tổ chức cho HS tiến hành làm thí nghiệm theo định hướng sau:
 - Gọi 2 nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung. GV chia bảng thành 2 cột và ghi nhanh những ý kiến của nhóm.
 - GV nhận xét, tuyên dương ý kiến hay của các nhóm.
 * Qua thí nghiệm chứng tỏ nước sông hay hồ, ao hoặc nước đã sử dụng thường bẩn, có nhiều tạp chất như cát, đất, bụi,  nhưng ở sông, (hồ, ao) còn có những thực vật hoặc sinh vật nào sống ?
 - Đó là những thực vật, sinh vật mà bằng mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy. Với chiếc kính lúp này chúng ta sẽ biết được những điều lạ ở nước sông, hồ, ao.
 - HS quan sát nước ao, (hồ, sông) qua kính hiển vi.
 - Từng em đưa ra những gì em nhìn thấy trong nước đó.
 c) Hoạt động 2: Nước sạch, nước bị ô nhiễm. 
 - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
 - Phát phiếu bảng tiêu chuẩn cho từng nhóm. HS thảo luận và đưa ra các đặc điểm của từng loại nước theo các tiêu chuẩn đặt ra. Kết luận cuối cùng o thư ký ghi vào phiếu.
 - Phiếu có kết quả đún
PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM
Nhóm: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Đặc điểm
Nước sạch
Nước bị ô nhiễm
Màu
Không màu, trong suốt
Có màu, vẩn đục
Mùi
Không mùi
Có mùi hôi
Vị
Không vị
Vi sinh vật
Không có hoặc có ít không đủ gây hại
Nhiều quá mức cho phép
Có chất hoà tan
Không có các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ.
Chứa các chất hoà tan có hại cho sức khỏe con người.
- HS đọc mục Bạn cần biết.
 * Hoạt động 3: Trò chơi sắm vai. 
 - GV đưa ra kịch bản cho cả lớp cùng suy nghĩ: Một lần Minh cùng mẹ đến nhà Nam chơi: Mẹ Nam bảo Nam đi gọt hoa quả mời khách. Vội quá Nam liền rửa dao vào ngay chậu nước mẹ em vừa rửa rau. Nếu là Minh em sẽ nói gì với Nam.
 - Nêu yêu cầu: Nếu em là Minh em sẽ nói gì với bạn ?
 - GV nhận xét, tuyên dương những HS có hiểu biết và trình bày lưu loát.
 3. Củng cố- dặn dò:
 - Nhận xét giờ học, tuyên dương những HS.
 - Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
- HS trả lời.
- HS đọc phiếu điều tra.
- HS lắng nghe.
- HS hoạt động nhóm.
- 2 HS trong nhóm thực hiện lọc nước cùng một lúc, các HS khác theo dõi để đưa ra ý kiến, thư ký ghi các ý kiến vào giấy. Sau đó cả nhóm cùng tranh luận để đi đến kết quả chính xác. Cử đại diện trình bày trước lớp.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và phát biểu: Những thực vật, sinh vật em nhìn thấy sống ở ao, (hồ, sông) là: Cá, tôm, cua, ốc, rong, rêu, bọ gậy, cung quăng, 
- HS lắng nghe.
- HS quan sát, trả lời.
-HS thảo luận.
- HS nhận phiếu, thảo luận và hoàn thành phiếu.
- HS trình bày.
- HS sửa chữa phiếu.
- 2 HS đọc.
- HS lắng nghe và suy nghĩ.
- HS trả lời.
- HS khác phát biểu.
===========================================
 Thứ sáu, ngày 16 tháng 11 năm 2012
TOÁN(T65) 
LUYỆN TẬP CHUNG
 I. MỤC TIÊU :
 - Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng, diện tích ( cm2, dm2, m2) 
 - Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số.
 - Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính tính nhanh. 
 - HS làm tốt các bài tập 1 ; 2 (dòng 1) ;3 .HS khá giỏi làm thêm các bài còn lại
II. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
1. KTBC :
2. Bài mới :a) Giới thiệu bài 
 b ) Hướng dẫn luyện tập 
 Bài 1
 - HS tự làm bài 
 - GV sửa bài yêu cầu 3 HS vừa lên bảng trả lời về cách đổi đơn vị của mình : 
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 2 
 - HS làm các bài:
a) 268 x 235 b) 475 x 205
c) 45 x 12 + 8 ; 45 x (12 + 8) 
 - GV chữa bài và cho điểm HS.
 Bài 3
 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4,5 (Dành cho HS giỏi)
 - Các em hãy nêu cách tính diện tích hình vuông ? 
 * Vậy ta có công thức tính diện tích hình vuông là : 
 S = a x a 
 - Yêu cầu HS tự làm phần b.
 - Nhận xét bài làm của một số HS 
3. Củng cố, dặn dò :
 - Nhận xét tiết học. 
- HS lên bảng làm bài, lớp theo nhận xét bài làm của bạn. 
- 3 HS lên bảng , mỗi em làm 1 phần, HS cả lớp làm bài vào vở. 
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phần, cả lớp làm bài vào vở. 
- 1 HS nêu.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phần, cả lớp làm bài vào vở .
- Muốn tính diện tích hình vuông chúng ta lấy cạnh nhân cạnh. 
- Là a x a 
- HS ghi nhớ công thức. 
- HS làm bài vào vở. 
- HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. 
======================================
 TẬP LÀM VĂN (T26) 
 ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU: 
- Nắm được một số đặc điểm đã học về văn kể chuyện (ND, nhân vật, cốt truyện); Kể được câu chuyện theo đề tài cho trước; Nắm được Nhân vật, tính cách của nhân vật và ý nghia của câu chuyện đó để trao đổi với bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Bảng phụ ghi sẵn các kiến thức cơ bản về văn kể chuyện.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
2. Bài mới:a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn ôn luyện:
 Bài 1:- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS trao đổi theo cặp để trả lời câu hỏi.
+ Đề 1 và đề 3 thuộc loại văn gì? Vì sao em biết?
- Kết luận: Trong 3 đề bài trên, chỉ có đề 2 là văn kể chuyện các em sẽ chú ý đến nhân vật, cốt chuyện, diễn biến, ý nghĩa của chuyện. 
Bài 2, 3:
- HS đọc yêu cầu.
- HS phát biểu về đề bài của mình chọn.
+ Kể trong nhóm.
- HS kể chuyện và trao đổi về câu chuyện theo cặp.
- GV treo bảng phụ.
 Văn kể chuyện
 Nhân vật
Cốt truyện
+Kể trước lớp:
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Học sinh lắng nghe và hỏi bạn theo các câu hỏi gợi ý ở BT 3. 
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
- Đề 2: Em hãy kể về một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân the thuộc loại văn kể chuyện.
+ Đề 1 thuộc loại văn viết thư vì đề bài viết thư thăm bạn.
+ Đề 3 thuộc loại văn miêu tả vì đề bài yêu cầu tả lại chiếc áo hoặc chiếc váy.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc từng bài.
- 2 HS cùng kể chuyện, trao đổi, sửa chữa cho nhau theo gợi ý ở bảng phụ.
- Kể lại một chuỗi sự việc có đầu, có đuôi, liên quan đến một hay một số nhân vật, nói lên một điều có ý nghĩa.
- Hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật nói lên tính cách nhân vật.
- Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu của nhân vật.
- Cốt chuyện thường có 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc.
- 3 đến 5 HS tham gia thi kể.
- Hỏi và trả lời về nội dung truyện.
==========================================
 KHOA HỌC(T26) 
 NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
I/ MỤC TIÊU:
 - Nêu một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước: 
 + Xả rác, phân, nước thải bừa bãi,...
 + Sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu.
 + Khói bụi và khí thải từ nhà máy, xe cộ...
 + Vỡ đường ống dẫn dầu...
 -Nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khỏe của con người: Lan truyền nhiều bệnh, 80% các bệnh là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
 *KNS : Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
 Kĩ năng bình luận đánh giá về các hành động gây ô nhiễm nước.
 *BVMT:Ô nhiễm nguồn nước là ô nhiễm môi trường.Cần phải có biện pháp bảo vệ nguồn nước đảm bảo môi trường xanh sạch đẹp.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
Các hình minh hoạ trong SGK trang 54, 55 (phóng to nếu có điều kiện
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài: 
 b) Hoạt động 1: 
Những nguyên nhân làm ô nhiễm nước.
 - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
 - HS các nhóm quan sát các hình minh hoạ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 54 / SGK, Trả lời 2 câu hỏi sau:
 1) Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ ?
 2) Theo em, việc làm đó sẽ gây ra điều gì ?
 - GV theo dõi câu trả lời của các nhóm để nhận xét, tổng hợp ý kiến.
 * Kết luận: Có rất nhiều việc làm của con người gây ô nhiễm nguồn nước. Nước rất qua trọng đối với đời sống con người, thực vật và động vật, do đó chúng ta cần hạn chế những việc làm có thể gây ô nhiễm nguồn nước.
 c) Hoạt động 2: Tìm hiểu thực tế. 
* Cách tiến hành:
 - Các em về nhà đã tìm hiểu hiện trạng nước ở địa phương mình. Theo em những nguyên nhân nào dẫn đến nước ở nơi em ở bị ô mhiễm ?
 - Trước tình trạng nước ở địa phương như vậy. Theo em, mỗi người dân ở địa phương ta cần làm gì ?
 d) Hoạt động 3: 
Tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm.
* Cách tiến hành:
 - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
 - Yêu cầu các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi: Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đối với cuộc sống của con người, động vật và thực vật ?
 - GV nhận xét câu trả lời của từng nhóm.
 * Kết luận: Nguồn nước bị ô nhiễm gây hại cho sức khỏe con người, thực vật, động vật. Đó là môi trường để các vi sinh vật có hại sinh sống. Chúng là nguyên nhân gây bệnh và lây bệnh chủ yếu. Vì vậy chúng ta phải hạn chế những việc làm có thể làm cho nước bị ô nhiễm.
 3. Củng cố - dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
 - Dặn HS về nhà học bài, tìm hiểu xem gia đình mình đã làm sạch nước bằng cách nào ?
- 2 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận.
- HS quan sát, trả lời:
- HS lắng nghe.
- HS suy nghĩ, tự do phát biểu:
+ Do nước thải từ các chuồng, trại, đổ trực tiếp xuống sông, từ nhà máy chưa được xử lí, do khói, khí thải từ nhà máy chưa được xử lí thải lên trời, nước mưa có màu đen, nước thải đổ xuống cống, đổ rác xuống sông.
+ Do gần nghĩa trang.
+ Do sông có nhiều rong, rêu, nhiều đất bùn không được khai thông. 
- HS phát biểu.
- HS tiến hành thảo luận
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS cả lớp.
=====================================
SINH HOẠT CUỐI TUẦN
 I :Đánh giá công tác tuần 13
 Nhìn chung trong tuần qua các em học tập tốt , đi học chuyên cần học bài và làm bài đầy đủ trước khi tới lớp . Có đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập
Duy trì tốt nề nếp sĩ số
Duy trì tốt phong trào đôi bạn cùng tiến
Thực hiện tốt mọi kế hoạch của nhà trường đề ra
Vệ sinh cá nhân , vệ sinh trường , lớp sạch sẽ
* HS được khen: H -Thi, Thục Oanh, Phương Thảo, Thùy Tiên
* Những HS còn phải nhắc nhở: Huy Bình , Anh Đào , Thùy Diễm
 II ;Kế hoạch tuần 14:
Nâng cao chất lượng học tập chào mừng ngày 20/11
Rèn chữ viết giữ vở sạch cho các em
- Tiếp tục trang trí & bảo vệ lớp học tích cực 
 - Tham gia tốt hoạt động phong trào chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam
 III ; Biện pháp thực hiện: 
 - GV kết họp với ban cán sự lớp thường xuyên nhắc nhỡ đôn đốc các em học tập tốt
 - Cho các em giúp đỡ nhau qua phong trào đôi bạn cùng tiến 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 4 TUAN 13GDKNS.doc