Bài soạn lớp 5 - Tuần 24 năm 2011

Bài soạn lớp 5 - Tuần 24 năm 2011

I. Mục tiêu:

- Củng cố các kiến thức về đất nước Việt Nam

- HS biết thể hiện tình yêu quê hương , đất nước trong vai một hướng dẫn viên du lịch.

và qua tranh vẽ.

- KNS: có KN xác định giá trị về vấn đề Em yêu tổ quốc VN; KN xử lí thông tin; Kn hợp tác nhóm; Kn trình bày những hiểu biết về con người, đất nước VN.

II. Đồ dùng dạy học:- Vở bài tập ; - Sưu tầm tranh, ảnh về quê hương, đất nước.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Giới thiệu về Bác Hồ mà em biết.; - HS và GV nhận xét cho điểm

 

doc 19 trang Người đăng huong21 Lượt xem 969Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Tuần 24 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Thứ 2 ngày 14 tháng 2 năm 2011
Đạo đức:
Em yêu tổ quốc Việt Nam ( Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Củng cố các kiến thức về đất nước Việt Nam
- HS biết thể hiện tình yêu quê hương , đất nước trong vai một hướng dẫn viên du lịch.
và qua tranh vẽ.
- KNS: có KN xác định giá trị về vấn đề Em yêu tổ quốc VN; KN xử lí thông tin; Kn hợp tác nhóm; Kn trình bày những hiểu biết về con người, đất nước VN.
II. Đồ dùng dạy học:- Vở bài tập ; - Sưu tầm tranh, ảnh về quê hương, đất nước.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Giới thiệu về Bác Hồ mà em biết.; - HS và GV nhận xét cho điểm
2. Bài mới: - Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Làm bài tập 1, SGK.
* Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về đất nước Việt Nam.
* Cách tiến hành
1. GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS: Giới thiệu một sự kiện, một bài hát, bài thơ, tranh, ảnh nhân vật lịch sử liên quan đến một mốc thời gian hoặc một địa danh của Việt Nam đã nêu trong bài tập 1.
2. Từng nhóm thảo luận
3. Đại diện lên trình bày về một mốc Thời gian hoặc một địa danh.
4. Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến. GVkết luận
Hoạt động 2: Đóng vai (bài tập 3, SGK)
* Mục tiêu: HS biết thể hiện tình yêu quê hương , đất nước trong vai một hướng dẫn viên du lịch.
* Cách tiến hành:
1. GV yêu cầu HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu với khách du lịch (các HS khác trong lớp đóng )về một trong các chủ đề: văn hoá, kinh tế, lịch sử, danh lam thắng cảnh, con người VN, trẻ em VN, việc thực hiện Quyền trẻ em ở Việt Nam,
2. Các nhóm chuẩn bị đóng vai
3. Đại diện một số nhóm lên đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu trước lớp.
4. Các nhóm khác nhận xét v à bổ sung ý kiến.
5. GV nhận xét, khen các nhóm giới thiệu tốt.
Hoạt động 3: Triển lãm nhỏ (bài tập 4, SGK)
* MT: HS thể hiện sự hiểu biết và tình yêu quê hương, đất nước của mình qua tranh vẽ.
* Cách tiến hành
1. GV yêu cầu HS trưng bày tranh vẽ theo nhóm.
2. HS cả lớp xem và trao đổi tranh
3. GV nhận xét về tranh vẽ của HS.
4. HS hát, đọc thơ, về chủ đề Em yêu Tổ quốc Việt Nam.
3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học . - Liên hệ thực tế . - Chuẩn bị bài sau.
IV. Rỳt kinh nghiệm ........................................................................................................................................
Tập đọc:
Luật tục xưa của người ê -đê
I. Mục đích, yêu cầu
1. Đọc lưu loát toàn bài với nội dung rõ ràng, rành mạch, trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
2. Hiểu ý nghĩa của bài: Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Từ luật tục của người Ê-đê, HS hiểu: xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống và làm việc theo pháp luật.
 II. Đồ dùng dạy – học
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
III. Các hoạt động dạy – học
1. Kiểm tra bài cũ
HS đọc thuộc lòng bài thơ Chú đi tuần , trả lời câu hỏi về bài đọc.
2. Bài mới: - Giới thiệu bài
 Hoạt động 1. Hướng dẫn HS luyện đọc 
* MT: Đọc lưu loát toàn bài với nội dung rõ ràng, rành mạch, trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
* Cách tiến hành: - GV đọc bài văn. 
- Từng tốp HS (mỗi tốp 3 em) nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (2-3 lượt): đoạn 1 (Về cách xử phạt), đoạn 2 (Về tang chứng và nhân chứng), đoạn 3 (Về các tội). 
- GV kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ chú giải sau bài (luật tục, Ê-đê, song, co, tang chứng, nhân chứng); uốn nắn cách đọc của HS.
- HS luyện đọc theo cặp
- Hai HS tiếp nối nhau đọc bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
* MT: Hiểu ý nghĩa của bài, trả lời đúng các câu hỏi nội dung bài.
* Cách tiến hành:
- HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Hãy kể một số luật của nước ta hiện nay mà em biết.
+ Sau khi đại diện các nhóm HS trình bày, GV chốt tên khoảng 5 luật của nước ta. 1 HS nhắc lại.(VD: Luật Giáo Dục, Luật Phổ cập tiểu học, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Bảo vệ môi trường. Luật Giao thông đường bộ,...)
- HS nêu ND , ý nghĩa bài văn.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
* MT: HS đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn.
* Cách tiến hành:
- Ba HS tiếp nối nhau luyện đọc lại 3 đoạn của bài. GV hướng dẫn các em 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn: (Tội không hỏi mẹ cha)
- HS thi đọc theo nhóm, cá nhân,bình chọn cá nhân, nhóm đọc tốt nhất.
3. Củng cố, dặn dò : - GV hỏi HS về nội dung bài văn.- GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau.
IV. Rỳt kinh nghiệm ................................................................................................................................................................................................................
*********************************************
Toán:
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
- HS hệ thống hoá, củng cố các kiến thức về S, V hình hộp chữ nhật và hình lập phương. 
- HS vận dụng các công thức tính S, V để giải các BT có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn. 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ vẽ BT2 (SGK); - Vở bài tạp.
III. Các hoạt động dạy học. 
1. Kiểm tra bài cũ : 
- HS làm bài tập 2 vở bài tập. - HS và GV nhận xét cho điểm.
2. Bài mới : - Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Thực hành làm bài tập.
* MT : HS hệ thống hoá, củng cố các kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương. Vận dụng để giải các bài tập
* Cách tiến hành :
- GV: Yêu cầu HS đọc Y/c BT1; nhắc lại các công thức tính liên quan.
- HS: Thực hiện theo y/c của GV.
- GV: Nhấn mạnh mối quan hệ giữa hình hộp chữ nhật và hình lập phương, mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích, diện tích. 
- HS thực hiện vào vở; HS báo cáo kết quả;
HS nhận xét, GV nhận xét, 
Bài 2: 
* Ôn công thức tính SHCN,SXq, thể tích hình hộp chữ nhật. 
GV yêu cầu HS nêu cách giải bài toán.
- HS nêu các công thức liện quan, cách thực hiện.
- GV treo bảng phụ. 
- Tất cả HS tự làm bài tập.
- GV yêu cầu một số HS điền kết quả, HS khác nhận xét. 
- GV kết luận. 
Bài 3: 
* Vận dụng thực tiễn đơn giản
 GV tổ chức hoạt động theo nhóm để HS quan sát hình vẽ, thảo luận. 
- Các nhóm tự phát hiện ra cách tính thể tích của khối gỗ. 
- GV đánh giá kết quả bài làm của từng nhóm và kết luận. 
3. Củng cố dặn dò :
- Củng cố nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
- Về làm bài tập trong VBT.
Chuẩn bị bài sau.
IV. Rỳt kinh nghiệm ................................................................................................................................................................................................................
*********************************************
Thứ 3 ngày 15. tháng 2 năm 2011
 Toán: 	Luyện tập chung
I. Mục tiêu. 
Giúp HS củng cố về tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán. 
II. Đồ dùng dạy học. - Bảng phụ vẽ sẵn hình minh hoạ BT3(SGK)
III. Các hoạt động dạy học. 
1. Bài cũ: - GV kiểm tra về 3 dạng tính tỷ số % đã học.; - 1 HS trả lời, 1-2 HS bổ sung.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1: HD HS làmbài tập.
* MT: HS củng cố về tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán. 
* Cách tiến hành: 
Bài 1: Ôn tập cách tính a% của một số
GV hướng dẫn HS tính nhẩm theo cách nhẩm của bạn Dung, gồm.
- Cùng HS tính nhẩm 15% của 120 (Như SGK)
- HS tự tính nhẩm 17,5% của 240 (theo gợi ý trong SGK)
- HS tự tính và nêu cách tính nhẩm 35% của 520
 Nên cho HS trao đổi ý kiến để chọn cách nhẩm hợp lý. Chẳng hạn.
10% của 520 là 52
5% của 520 là 26
20% của 520 là 104
35 của 520 là 182
- GV củng cố, chốt cách tách để nhẩm nhanh a% của một số.
Bài 2: Ôn tập cách tính tỷ số % của hai số.
 - Cho HS thảo luận nhóm đôi, tự giải rồi chữa bài. 
Bài giải:
Tỉ số phần trăm chỉ thể tích của hình LP lớn so với thể tích hình lập phương bé. 
( x 100)% = 150%
Thể tích của hình lập phương lớn: 
64 x 150% = 96 (cm3) 
Đáp số: a. 150%; b. 96cm3
Bài 3: Ôn tập cách tính STP hình khối hỗn hợp quy ra HHCN và HLP
- GV treo bảng phụ, gợi ý.
 - GV: Cho HS tự nêu cách giải. 
Đáp số: a. 12 hình; b. 40cm2. 
 Chú ý: HS có thể giải theo nhiều cách 
3. Củng cố - Dặn dò. 
- Củng cố nội dung bài. - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị đồ vật có hình trụ cho tiết sau. 
IV. Rỳt kinh nghiệm ................................................................................................................................................................................................................
********************************************
Chính tả: Nhớ viết: Núi non hùng vĩ.
I. Mục tiêu 
1. Nhớ – viết đúng chính tả bài Núi non hùng vĩ.
2. Nắm chắc cách viết hoa đúng các tên người, địa lí Việt Nam (chú ý nhóm tên người và tên địa lý vùng dân tộc thiểu số)
II . Đồ dùng dạy – học
Bút và một số tờ phiếu để các nhóm HS làm BT3 
III. Các hoạt động dạy – học
1. Kiểm tra bài cũ
Một HS đọc cho 2-3 bạn viết lại trên bảng lớp những tên riêng trong đoạn thơ Cửa gió Tùng Chinh. 
2. Bài mới: Giới thiệu bài:
 GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS nghe -viết 
* MT: Nhớ – viết đúng chính tả bài Núi non hùng vĩ.
* Cách tiến hành:
- GV đọc bài chính tả Núi non hùng vĩ. HS theo dõi trong SGK.
- GV: đoạn văn miêu tả vùng biên cương Tây Bắc của Tổ quốc ta, nơi giáp giới giữa nước ta và Trung Quốc.
- HS đọc thầm lại bài chính tả. GV nhắc các em chú ý những từ dễ viết sai (tày đình, hiểm trở, lồ lộ), các tên địa lí (Hoàng Liên Sơn, Phan –xi-phăng, Ô Quy Hồ, Sa Pa, Lào Cai). HS luyện viết vào giấy nháp những tên riêng.
- HS gấp SGK. GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. GV chấm chữa bài. Nêu nhận xét.
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
* MT: Làm đúng các bài tập theo yêu cầu.
Bài tập 2 
- Một HS đọc nội dung BT2. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm đoạn thơ, tìm các tên riêng trong đoạn thơ
- HS phát biểu ý kiến- nói các tên riêngđó, cách viết hoa. GV kết luận 
Bài tập 3
- Một HS đọc nội dung BT3.
- GV trao bảng phụ (hoặc giấy cỡ to)viết sẵn bài thơ có đánh số thứ tự (1, 2, 3, 4, 5) lên bảng; mời 1 HS đọc lại các câu đố bằng thơ.
- GV: Bài thơ đố các em tìm đúng và viết đúng chính tả tên một số (7) nhân vật lịch sử.
- GV chia lớp làm 5-6 nhóm. Phát cho mỗi nhóm bút dạ và 1 tờ giấy. Các nhóm đọc thầm lại bài thơ, suy nghĩ, trao đổi, giải đố, viết lần lượt, đúng thứ tự tên các nhân vật lịch sử vào giấy (bí mật lời giải)
- Nhóm nào làm xong, gập giấy, đại diện nhóm lên bảng. Đại diện nhóm xong sớm nhất sẽ được đứng đầu hàng. Sau Thời gian quy định, các đại diện dán bài lên bảng lớp, lần lượt trình kết quả (đọc câu đố trên bảng phụ – chỉ vào giấy ... áng, nông dân đã ra đồng
Câu c: Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh làm núi cao lên bấy nhiêu.
Hoạt động 5.Củng cố, dặn dò ( 1 phút )
GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học về cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng.
IV. Rỳt kinh nghiệm 
	Chiều thứ 5
Mĩ THUậT
Vẽ theo mẫu
Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu
I. Mục tiêu
- Hs hiểu được đặc điểm của mẫu, so sánh và nhận xét đúng tỉ lệ, độ đậm nhạt, đặc đIểm của mẫu.
- HS biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu.Có bố cục cân đối với tờ giấy.
- Hs thích quan tâm tìm hiểu các đồ vật xung quanh.Cảm nhận được vẻ đẹp của hình và độ đậm nhạt ở mẫu vẽ, ở bài vẽ.
II. Chuẩn bị.
- GV : SGK,SGV
- chuẩn bị một vài mẫu vẽ như ấm tích, ấm pha trà, cái bát, cái chén.có hình dáng khác nhau.
- HS :SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở thực hành
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài cho hấp dẫn và phù hợp với nội dung 
Hs quan sát
Hoạt động 1: quan sát , nhận xét
GV : giới thiệu mẫu cùng học sinh chọn mẫu vẽ
+ GV yêu cầu h\s chọn bày mẫu theo nhómvà nhận xét về vị trí,hình dáng tỉ lệ đậm nhạt của mẫu
+ gợi ý h\s cách bày mẫu sao cho đẹp 
+ So sánh tỉ lệ giữa các vật mẫu, hình dáng màu sắc, đặc điểm của vật mẫu.
Hs quan sát
Hoạt động 2: cách vẽ tranh
GV giới thiệu hình hướng dẫn hs cách vẽ như sau:
+ Cho hs quan sát hình tham khảo ở SGK và gợi ý cho HS cách vẽ theo các bước:
+ vẽ khung hình chung và khung hình riêng của từng vật mẫu
HS lắng nghe và thực hiện
H\s thực hiện vẽ theo hướng dẫn
+tìm tỉ lệ từng bộ phận và phác hình bằng nét thẳng 
+ nhìn mẫu , vẽ nét chi tiết cho đúng
+ Vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen.
+ phác mảng đậm ,đậm vừa , nhạt 
+dùng các nét gạch thưa, dày bằng bút chì để miêu tả độ đậm nhạt.
Hoạt động 3: thực hành
GV bày một mẫu chung cho cả lớp vẽ
 Hs thực hiện
Vẽ theo nhóm 
Hs thực hiện theo nhóm
GV yêu cầu hs quan sát mẫu trược khi vẽ và vẽ đúng vị trí , hướng nhìn của các em
Gv quan sát lớp, đến từng bàn để góp ý, hướng dẫn cho Hs còn lúng túng để các em hoàn thành bài vẽ.
Hoạt động 4: nhận xét đánh giá
GV nhận xét chung tiết học cùng học sinh lựa chọn một số bài và gợi ý cho HS nhận xét : bố cục, cách vẽ hình, vẽ đậm nhạt,
Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài
Nhắc hs sưu tầm tranh ảnh, những câu chuyện, bài hát về Bác Hồ để chuẩn bị cho bài học tiếp theo.
Hs lắng nghe
IV. Rỳt kinh nghiệm ........................................................................
*********************************************
Luyện Toán
Luyện tập về tính S hình tam giác, thang, hình bình hành và hình tròn
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS : Ôn tập và rèn luyện kĩ năng tính diện tích hình tam giác, thang, bình hành, hình tròn.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ :
2/ Bài mới: Giới thiệu bài 
*HĐ1: Thực hành
 Bài tập 1: Một thửa ruộng hình tam giác có đáy là 12,5m và chiều caobằng một nửa đáy. tính diện tích thửa ruộng.
KL: Rèn kĩ năng tính diện tích hình tam giác.
+Bài 2: Một thửa ruộng hình thang có đáy lớn là 12,8m; đáy bé bằng 1/4 đáy lớn và chiều cao bằng một nửa đáy lớn. tính diện tích thửa ruộng.
 KL: Rèn kĩ năng tính S hình thang.
 Bài tập 3: một thùng tôn có đường kính là 1,2m. tính S miệng thùng tôn.
KL: Rèn kĩ năng tính diện tích hình tròn.
+Bài 4: một hình bình hành có đường cao là 0,4m và đáy bằng 1/8 đường cao. tính S hình bình hành.
 KL: Rèn kĩ năng tính S HBH
* HĐ2: Củng cố dặn dò:
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 - Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT. 
IV. Rỳt kinh nghiệm ................................................................................................................................................................................................................
********************************************
Thứ 6 ngày 18 tháng 2 năm 2011
Toán: Luyệt tập chung
I. Mục tiêu: 
Giúp HS ôn tập và rèn luyện kỹ năng tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ vẽ minh hoạ hình BT1 (SGK).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
Ôn các công thức tính. 
- GV: Y/c HS nêu cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích các hình đã học.
- HS nhận xét, bổ sung; GV đánh giá, ghi bảng.
2. Bài mới: 
- Giới thiệu bài.
HĐ1: HS thực hành làm bài tập.
* MT: HS ôn tập và rèn luyện kỹ năng tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
* Cách tiến hành: 
 Bài 1: 
Vận dụng vào hình hộp chữ nhật
- GV: Tổ chức cho HS đọc yêu cầu BT1.
- GV: Treo bảng phụ, HD phân tích các yêu cầu bài toán trên hình vẽ.
- HS tự làm bài. 
- Gọi HS nêu kết quả.
Đáp số: a. 2,3m2 ; b. 0,3m3 ; c. 0,225m3
Bài 2:
 Vận dụng vào hình lập phương
HS cần nhắc lại cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích hình lập phương. 
- HS tự làm.
- HS đọc đáp số; GV cho HS đối chiếu, nhận xét
Bài 3: 
HS đọc đề. 
- Cho HS thảo luận trong nhóm đôi. 
- GV hướng dẫn HS cách làm cụ thể. 
Cạnh hình 2 gấp 3 lần cạnh hình 1 : vậy cạnh hình 1 là a thì cạnh hình 2 là 3 x a : Sxq = a x a x 4 và (3 x a) x (3 x a) = 9 x (a x a)
Thể tích V1=a x a x a; V2= (3 x a) x (3 x a) x (3 x a)= 27 x (a x a x a)
Từ đó HS nêu nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò
- Củng vố nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn các công thức tính các hình đã học.
- Về nhà làm bài tập trong VBT
- Chuẩn bị bài sau.
 IV. Rỳt kinh nghiệm ................................................................................................................................................................................................................
*********************************************
 Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. Mục tiêu 
1. Rèn kĩ năng nói:
- HS tìm được một câu chuyện nói về một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết.
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện có đầu cuối. Lời kể tự nhiện, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ. Biết trao đổi cùng các bạn về ND, ý nghĩa câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy – học
- Bảng lớp viết đề bài của tiết KC.
III. Các hoạt động dạy – học
1. Kiểm tra bài cũ
 Một, hai HS kể lại một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS kể chuyện 
* MT: HS tìm được một câu chuyện nói về một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết.
* Cách tiến hành:
Một HS đọc đề bài. GV mời 1 em HS phân tích đề – gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề: Hãy kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết.
GV: câu chuyện các em kể phải là những việc làm tốt mà các em đã biết trong đời thực; cũng có thể là các câu chuyện các em đã thấy trên ti vi
Bốn HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1-2-3-4 (những việc làm thể hiện ý thức xây dựng phong trào trật tự, an ninh – Tìm các câu chuyện ở đâu? – Kể như thế nào? – Nêu suy nghĩ của em về hành động của nhân vật trong câu chuyện).
GV kiểm tra HS chuẩn bị nội dung cho tiết KC; mời một vài HS tiếp nối nhau nói đề tài câu chuyện của mình.
HS gạch nhanh trên giấy nháp dàn ý câu chuyện định kể.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS thực hành KC và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
* MT: Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện có đầu cuối. Lời kể tự nhiện, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ. Biết trao đổi cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
* Cách tiến hành:
a) KC trong nhóm
b) Thi KC trước lớp
Đại diện các nhóm thi kể
Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn KC hay nhất, bạn KC có tiến bộ nhất.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho tiết KC Vì muôn dân tuần 25 (đọc các yêu cầu của tiết KC, xem trước tranh minh hoạ)
IV. Rỳt kinh nghiệm ................................................................................................................................................................................................................
Luyện Tập làm văn: luyện tập về tả đồ vật
I. Mục tiêu 
1. Ôn luyện, củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả đồ vật.
2. Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả đồ vật – trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin.
 II. Đồ dùng dạy – học
III. Các hoạt động dạy – học
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu dàn ý sơ lược của dạng văn tả Đồ vật
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động1: Hướng dẫn HS luyện tập
* MT: Củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả đồ vật. kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả đồ vật. 
* Cách tiến hành: 
Bài tập 1 Chọn đề bài
- Một HS đọc 5 đề bài trong SGK.
- GV gợi ý : Các em cần dựa vào dàn ý đã lập ở bài trên để sửa lại.............
* Lập dàn ý
- Một HS đọc gợi ý 1 trong SGK (Tìm ý cho bài văn)
- Dựa theo gợi ý 1, HS viết nhanh dàn ý bài văn. GV phát bút dạ và giấy cho 5 HS (chọn 5 em lập dàn ý cho 5 đề khác nhau)
- Những HS lập dàn ý trên giấy dán bài lên bảng lớp, trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh các dàn ý.
- Mỗi HS tự sửa dàn ý bài viết của mình. GV nhắc HS : 5 dàn ý vừa lập là dàn ý của bạn. Mỗi em phải hoàn chỉnh dàn ý với các ý của mình, không bắt chước y nguyên dàn ý của bạn.
Bài tập 2 - Một HS đọc yêu cầu của BT2 và gợi ý 2.
	- HD Hs dựa vào bài làm tiết trên để sửa lại......
- Từng HS dựa vào dàn ý đã lâp, trình bày miệng bài văn tả đồ vật của mình trong nhóm (tránh cầm dàn ý đọc). GV tới từng nhóm giúp đỡ, uốn nắn HS, nhắc các em trình bày dàn ý ngắn gọn nhưng diễn đạt thành câu.
- Đại diện các nhóm thi trình bày miệng dàn ý bài văn trước lớp.
- Sau khi mỗi HS trình bày, cả lớp trao đổi, thảo luận về cách chọn đồ vật để miêu tả, cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày; bình chọn người trình bày; bình chọn người trình bày miệng bài văn theo dàn ý hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
Dặn những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại dàn ý; cả lớp chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả đồ vật trong tiết TLV tới.
IV. Rỳt kinh nghiệm ................................................................................................................................................................................................................
	*********************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 24 L5.doc