Bài soạn lớp 5 - Tuần 27

Bài soạn lớp 5 - Tuần 27

I. MỤC TIÊU:

- Hiểu nghĩa của các từ: làng Hồ, tranh tố nữ, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác, tranh lợn ráy, lĩnh, Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Biết đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng vui tươi, rành mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh làng Hồ.

- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quí trọng, giữ gìn những nét cổ truyền của văn hóa dân tộc.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Thêm vài tranh làng Hồ (nếu có). Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc (đoạn 1). - Học sinh: Tìm hiểu trước bài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 36 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1065Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : TẬP ĐỌC Tuần : 27 
 	ò Ngày soạn : 01/03/2014 	 	 Tiết : 53
 ò Ngày dạy :	 03/03/2014	 Giáo viên: Trương Dũng Sĩ 
 ò Tên bài dạy : TRANH LÀNG HỒ
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu nghĩa của các từ: làng Hồ, tranh tố nữ, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác, tranh lợn ráy, lĩnh,  Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. 
- Biết đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng vui tươi, rành mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh làng Hồ.
- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quí trọng, giữ gìn những nét cổ truyền của văn hóa dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Thêm vài tranh làng Hồ (nếu có). Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc (đoạn 1).	 - Học sinh: Tìm hiểu trước bài. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Khởi động - Ổn định : Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ : 
 + Yêu cầu HS đọc đoạn mình thích, trả lời câu hỏi.
 + Nhận xét, ghi điểm.
- Bài mới : Nhắc lại chủ điểm “Nhớ nguồn”
* Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức mới 
ND1: Đọc đúng, diễn cảm, hiểu nội dung bài
a) Hướng dẫn luyện đọc
 + Yêu cầu HS đọc toàn bài.
 + Hướng dẫn chia đoạn.
 + Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn : sửa lỗi phát âm (ếch, tố nữ, giải, nghệ sĩ, hóm hỉnh, khoáy, vẽ, lĩnh, nhấp nhánh, ).
 + Yêu cầu HS đọc nối tiếp lượt 2 : giải nghĩa từ khó (làng Hồ, tranh tố nữ, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác, tranh lợn ráy, lĩnh, khoáy âm dương, trắng điệp,).
 + Yêu cầu HS đọc nhóm đôi. 
 + Yêu cầu HS đọc toàn bài.
 + Đọc mẫu với giọng đọc vui tươi, rành mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh làng Hồ.
b) Hướng dẫn tìm hiểu bài
Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn, trả lời câu hỏi ở SGK.
 + Hãy kể tên những bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê VN?
 + Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?
 + Tìm những từ ngữ ở 2 đoạn cuối thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ?
 + Vì sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ?
ND2 : Luyện đọc diễn cảm 
 - Yêu cầu HS đọc bài văn.
 - Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn (đoạn 1).
- Đọc mẫu đoạn theo hướng dẫn.
- Theo dõi, giúp đỡ. 
- Nhận xét, đánh giá và sửa chữa.
* Hoạt động 3 : Củng cố: 
 - Gợi ý HS nêu ý nghĩa của bài văn. 
 - Nhận xét, bổ sung.
- Hát bài : Reo vang bình minh
HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN
+ Tiếp nối nhau thực hiện theo yêu cầu của GV. Lớp nhận xét, bổ sung.
TRANH LÀNG HỒ
- Một HS khá, giỏi đọc .
- Đ1: Từ đầutươi vui. Đ2: Tiếp theogà mái mẹ. Đ3: Phần còn lại.
- Đọc nối tiếp từng đoạn (2-3 lượt).
- Đọc nối tiếp lượt 2. 
- Đọc nhóm đôi.
- 3 HS đọc. 
- Lắng nghe.
- Đọc thầm trả lời câu hỏi:
+ tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ.
+ màu đen: luyện bằng bột than của rơm nếp, ... Màu trắng điệp: bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp.
+ rất có duyên, tưng bừng như, đã đạt đến sự trang trí tinh tế, là một trong hội họa.
+ đã vẽ những bức tranh rất đẹp, đã sáng tạo nên kĩ thuật vẽ tranh và pha màu tinh tế...
- Xung phong thực hiện (1, 2 HS tiếp nối đọc).
- Lắng nghe.
- Lắng nghe, nhận xét.
- Từng tốp luyện đọc (chú ý đọc ngắt, nhấn giọng: đã thích, thấm thía, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác, đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh).
- Vài tốp thi đọc diễn cảm.
Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian và nhắn nhủ mọi người hãy biết quí trọng, giữ gìn những nét cổ truyền của văn hóa dân tộc.
* Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét tiết học – Tuyên dương. Đọc lại bài. Chuẩn bị bài : Đất nước
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : TOÁN 	Tuần : 	 27 
ò Ngày soạn : 01/03/2014 	Tiết: 	131
ò Ngày dạy : 03/03/2014	Giáo viên: Trương Dũng Sĩ 
ò Tên bài dạy : 	LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Củng cố về khái niệm vận tốc. 
- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị khác nhau
- Giáo dục HS tính cẩn thận chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ BT2	 	 - HS: Đọc và xem trước bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Khởi động 
- Ổn định: 
- Kiểm tra kiến thức cũ: 
Trong các xe ô tô dưới đây, xe ô tô nào có vận tốc lớn nhất (HS dùng thẻ A, B, C, D chọn KQ đúng)
+ Nhận xét tuyên dương
- Giới thiệu bài mới: 
* Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
ND1 : Củng cố khái niệm vận tốc 
Bài 1: Tóm tắt: Đà điểu chạy: 5250m trong 5phút
	v đà điểu ?
+ Gợi ý: Muốn tính VT ta làm thề nào?
+ Quan sát giúp đỡ HS
+ Nhận xét, tuyên dương
Bài 2: Viết vào ô trống. 
+ Gợi ý: Vận dụng CT tính VT. Lưu ý trường hợp đơn vị VT ở bài c) (m/giây), bài d) (m/phút)
+ Quan sát giúp đỡ HS
+ Nhận xét, tuyên dương
Bài 3: Tóm tắt: sAB = 25km. Đi bộ: 5km; đi ô tô nửa giờ thì đến B. vô tô = ? km/giờ. 
+ Gợi ý: Muốn tìm VT của ô tô ta làm sao? Làm sao tìm được quãng đường người đó đi bằng ô tô? TG đi bằng ô tô là bao nhiêu?
+ Quan sát giúp đỡ HS
+ Nhận xét, tuyên dương
Bài 4: 
Tóm tắt:
+ Ca nô đi 6giờ 30phút đến 7giờ 45phút được 30km
	v ca nô ? km/giờ
+ Quan sát giúp đỡ HS
+ Nhận xét, tuyên dương
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
Củng cố: “Chọn nhanh KQ đúng”: Một người đi xe đạp đi được 1,2km trong 6phút. Tính VTxe đạp?
A. 12km/phút	B. 7,2km/phút	C. 12km/giờ	D.7,2km/giờ
(HS dùng thẻ A, B, C, D chọn KQ đúng)
+ Nhận xét tuyên dương
* Tổng kết đánh giá tiết học: 
+ Nhận xét tiết học. Làm bài 131 VBTT. Chuẩn bị Quãng đường
+ Hát 
VẬN TỐC 
A. Ô tô A chạy với VT 20km/giờ. B. Ô tô B chạy với VT 15m/giây. C. Ô tô C chạy với VT 100m/phút. D. Ô tô D chạy với VT 10m/giây
+ Nhận xét, bổ sung
LUYỆN TẬP 
Bài 1: Đọc, tìm hiểu đề làm vở
Bài giải
VT chạy của đà điểu: 5250 : 5 = 1050 (m/phút)
Đáp số: 1050m/phút
+ Nhận xét bổ sung
Bài 2: Hoạt động nhóm đôi: Đọc đề, giải thích, tính, điền VT vào ô trống còn lại trong bảng	Bài giải
Vì 130 : 4 = 32,5 (km/giờ)
Nên điền được 32,5km/giờ vào cột đầu tiên.
Đáp số: a) 49km/giờ	b) 35m/giây	c) 78m/giây
+ Trong 1 giây đi được quãng đường là 35m
+ v = s : t
+ Lấy 78 : 60 = 1,3 (m/giây) 
+ Nhận xét bổ sung
Bài 3: Hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi
+ lấy quãng đường ô tô đi chia cho TG đi hết quãng đường đó
+ sAB – sđi bộ : 25 – 5 = 20 (km)
+ Nửa giờ = 0,5giờ (hay 1/2giờ)
Bài giải
Quãng đường đi bằng ô tô: 25 - 5 = 20 (km)
Vận tốc của ô tô: 20 : 0,5 = 40 (km/giờ)
Đáp số: 40km/giờ
+ Nhận xét bổ sung
Bài 4: Hoạt động cá nhân, làm vở
Bài giải
TG đi của ca nô: 7giờ 45phút – 6giờ 30phút 
= 1 giờ 15phút = 1,25giờ
VT của ca nô: 30 : 1,25 = 24 (km/giờ)
Đáp số: 24km/giờ
Hoặc đổi 30km = 30000m
TG ca nô đi: 7giờ 45phút – 6giờ 30phút 
= 1 giờ 15phút = 75phút
VT ca nô: 30000 : 75 = 400 (m/phút)
Đáp số: 400m/phút
+ Lắng nghe để thực hiện đúng
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : ĐẠO ĐỨC Tuần : 27
 ò Ngày soạn: 01/03/2014 Tiết: 27
 ò Ngày dạy: 03/03/2014 Giáo viên: Trương Dũng Sĩ 
 ò Tên bài dạy: EM YÊU HÒA BÌNH (Tiết 2)
I- MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:
Giá trị của HB trẻ em có quyền được sống trong HB, có trách nhiệm tham gia các HĐ bảo vệ HB. 
Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình do nhà trường, địa phương tổ chức
Yêu HB, quí trọng, ủng hộ các DT đấu tranh cho HB, ghét chiến tranh phi nghĩa, lên án những kẻ
phá hoại HB, gây chiến tranh
II-CHUẨN BỊ : 
Giáo viên: Câu chuyện, tình huống có liên quan đến nội dung bài 
Học sinh: Sưu tập tranh ảnh về các hoạt động bảo vệ hòa bình của thiếu nhi và nhân dân VN
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Khởi động - Ổn định: Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ: Chiến tranh gây ra những hậu quả gì? Để thế giới không còn chiến tranh, để mọi người đều được sống trong hòa bình, chúng ta cần phải làm gì?
- Nhận xét, tuyên dương. - Bài mới: 
* Hoạt động 2: Luyện tập thực hành 
ND 1: HS biết được các HĐ để bảo vệ HB của nhân dân VN và nhân dân TG. 
+ Sưu tầm, kể lại câu chuyện, tấm gương của thiếu nhi VN hoặc thiếu nhi TG tham gia HĐ bảo vệ HB, chống chiến tranh
- Quan sát, giúp đỡ các nhóm hoàn thành nhiệm vụ 
- GV nhận xét, giới thiệu thêm một số tranh ảnh (nếu có) và kết luận: TN và ND ta cũng như các nước đã tiến hành nhiều HĐ bảo vệ HB, chống chiến tranh. Chúng ta cần tích cực tham gia các HĐ bảo vệ HB chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức.
ND 2: Củng cố lại nhận thức về giá trị của HB và những việc làm để bảo vệ HB. 
- GV chia nhóm và hướng dẫn các nhóm vẽ “Cây hòa bình” ra giấy khổ to:- Rễ cây là các HĐ bảo vệ HB, chống chiến tranh là các việc làm, các cách ứng xử thể hiện tình yêu HB trong sinh hoạt hàng ngày. 
- Quan sát, giúp đỡ các nhóm hoàn thành nhiệm vụ 
- Nhận xét, tuyên dương và kết luận: HB mang lại cuộc sống ấm no cho trẻ em và mọi người. Song để có được hòa bình, mỗi người chúng ta cần phải thể hiện tinh thần hòa bình trong cách sống và ứng xử hàng ngày, đồng thời cần tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hóa bình, chống chiến tranh
- Mục đích 3: Triển lãm nhỏ về chủ đề: “Em yêu hòa bình”
- Hình thức tổ chức: Nhóm, cá nhân 
- Nội dung: Triển lãm nhỏ về chủ đề: “Em yêu hòa bình” 
 hành động, việc làm nào dưới đây thể hiện lòng yêu HB? 
- Quan sát giúp đỡ học sinh 
- GV nhận xét, tuyên dương và nhắc nhở học sinh tích cực tham gia các hoạt động vì hòa bình phù hợp với khả năng 
* Hoạt động 3: Củng cố: Trò chơi “Tiếp sức”
- Nhận xét, tuyên dương 
* Tổng kết đánh giá tiết học: Về đọc lại bài. Sưu tầm tranh ảnh bài báo về hoạt động của Liên Hợp Quốc và các cơ quan Liên Hợp Quốc ở địa phương và ở VN.
- Hát: Bốn phương trời 
 EM YÊU HÒA BÌNH (Tiết 1)
- HS trả lời câu hỏi the yêu cầu 
- Các bạn nhận xét, bổ sung 
 EM YÊU HÒA BÌNH (Tiết 2)
- Các nhóm tập hợp các tranh, ảnh, bài báo về các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh mà các em đã sưu tầm được
- Đại diện từng nhóm trình bày, giới thiệu 
- HS lắng nghe, tham gia ý kiến
(vẽ cây hòa bình)
- Từng nhóm treo tranh và giới thiệu tranh vẽ theo chủ đề “Em yêu hòa bình” trước lớp
- Cả lớp xem tranh, nêu câu hỏi hoặc bình luận
- Học sinh trình bày các bài thơ, bài hát, điệu múa, tiểu phẩm về chủ đề “Em yêu hòa bình” 
- Hãy ghi dấu + vào ô trước những hoạt động vì hòa bình mà em biết: Đi bộ vì HB
Vẽ tranh về chủ đề “Em yêu hòa bình” Mít tinh, tuần hành, lấy chữ ký phản đối chiến tranh xâm lược
- Học sinh lắng nghe để thực hiện tốt
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: CHÍNH TẢ Tuần: 27 
 ò Ngày soạn: 01/03/2014 Tiết: 	27
 ò Ngày dạy : 03/03/2014	 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ 
 ò Tên bài dạy: NHỚ - VIẾT: CỬA SÔNG
ÔN TẬP QUI TẮC VIẾT HOA TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI
I.  ... ướng dẫn HS luyện tập cao độ (Đô-Rê-Mi-Pha-Son-La-Si-Đô và La-Son-Pha-Mi-Rê-Đô): Nêu qui định đọc các nốt trên, bắt đĩa nhạc để HS đọc hoà theo.
 + Hướng dẫn HS luyện tập tiết tấu: Làm mẫu cách đọc tiết tấu kết hợp gõ phách.
trắng đen trắng đen đen đen đen trắng dôi 
 + Hướng dẫn HS tập đọc từng câu. Sửa sai cho HS.
 + Hướng dẫn HS tập đọc cả bài. Sửa sai cho HS.
 + Hướng dẫn ghép lời ca.
 + Yêu cầu HS hát cá nhân. Sau đó cả lớp hát.
* Hoạt động 3: Củng cố: 
 + Bài TĐN có câu nào khó đọc, khó hát?
 + Y/c các tổ thi đua đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách.
- Cả lớp . 
HỌC HÁT BÀI: EM VẪN NHỚ 
TRƯỜNG XƯA
+ Thực hiện theo nhóm. Lớp nhận xét.
ÔN TẬP BÀI : 
EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA. TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 8
+ Lắng nghe. Cả lớp hát lại 1 lần.
+ Hát kết hợp gõ đệm theo phách (lời 1), theo nhịp (lời 2).
+ HS hát kết hợp gõ đệm.
N2: Nhịp cầu treêm đềm. Thầy côyêu gia đình. Đồng ca: Tre xanhnhớ trường xưa.
+ Thực hiện theo h/d của GV.
+ 2-3 xung phong trình bày (em nào có động tác đẹp, phù hợp sẽ h/d cả lớp tập theo).
+ Cả lớp thực hiện.
+ Các nhóm nối tiếp nhau trình bày.
+ Quan sát và trả lời: Tên Mây chiều. Viết ở nhịp , gồm có 8 nhịp.
+ Cả lớp luyện đọc cao độ (từ thấp lên cao và từ cao xuống thấp).
+ Lắng nghe. 1-2 HS thực hiện. Cả lớp luyện tập tiết tấu.
+ Thực hiện theo (cá nhân, nhóm).
+ Nghe đĩa nhạc đọc theo (cá nhân, nhóm).
+ Nghe nhạc, nửa lớp đọc nhạc, nửa kia ghép lời, tất cả thực hiện kết hợp gõ phách.
+ 2-3 HS tiếp nối nhau thực hiện. Cả lớp hát lời và gõ phách.
+ Tiếp nối nhau phát biểu.
+ Các tổ tiếp nối nhau thực hiện.
* Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét tiết học – Tuyên dương . Về tập hát lại. Chuẩn bị bài sau Ôn tập 2 bài hát: Màu xanh quê hương-Em vẫn nhớ trường xưa-Kể chuyện âm nhạc
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: KĨ THUẬT Tuần: 	27
 ò Ngày soạn: 01/03/2014 Tiết: 	27
 ò Ngày dạy : 	19/03/2009	 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ 
 ò Tên bài dạy: LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG (TIẾT 1) 
I. MỤC TIÊU:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.
- Lắp từng bộ phận và lắp ráp máy bay trực thăng đúng kĩ thuật, đúng qui trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của máy bay trực thăng.
II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
 	 - Học sinh: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật, xem trước bài.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Khởi động - Ổn định: Hát .
- Kiểm tra kiến thức cũ: — Nêu các bước lắp xe cần cẩu.
 · Nhận xét chung về sản phẩm xe cần cẩu của HS.
 - Bài mới: 
* Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới.
- Mục đích 1: Quan sát, nhận xét mẫu.
- Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Nội dung: Quan sát mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
 + Hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời câu hỏi: Để lắp được máy bay trực thăng, theo em cần mấy bộ phận? Hãy kể tên các bộ phận đó ?
- Mục đích 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật. 
- Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Nội dung: a) Hướng dẫn chọn các chi tiết:
 + Cho HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK.
 b) Lắp từng bộ phận:
· Lắp thân và đuôi máy bay: Yêu cầu HS quan sát hình 2- SGK.
 + H: Để lắp thân và đuôi máy bay, em phải chọn những chi tiết nào và số lượng là bao nhiêu?
 + GV tiến hành lắp, lưu ý HS thanh thẳng 3 lỗ được lắp vào giữa 2 thanh thẳng 11 lỗ và lắp ngoài 2 thanh thẳng 5 lỗ chéo nhau ; cho HS biết mặt trái, phải của thân và đuôi máy bay.
 + GV hướng dẫn lắp các thanh thẳng 3 lỗ vào các thanh thẳng 11 lỗ, 5 lỗ.
 · Lắp sàn ca bin và giá đỡ: (hình 3- SGK)
 + Quan sát hình 3 và nêu các bước lắp sàn ca bin, giã đỡ.
 + Gọi 1 HS lên lắp hình 3 (nhắc HS lắp ở hàng lỗ thứ hai của tấm nhỏ) + GV nhận xét bổ sung.
· Lắp ca bin, cánh quạt, càng máy bay: (H. 4, 5, 6)
 + Quan sát hình 4, 5, 6 ; chọn chi tiết và nêu các bước lắp.
 + Yêu cầu HS lắp hình 4, 5, 6. 
 + GV nhận xét bổ sung.
 c) Lắp ráp máy bay trực thăng:
 + GV lắp ráp theo các bước, lưu ý: Lắp thân máy bay vào sàn ca bin và giá đỡ: lắp lỗ thứ nhất và lỗ thứ ba của thanh chữ U ngắn vào lỗ thứ hai và lỗ thứ tư ở hàng lỗ cuối của tấm nhỏ (thao tác chậm). Lắp cánh quạt vào trần ca bin: dùng vòng hãm để giữ trục cánh quạt với trần ca bin.
 + Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
* Hoạt động 3: Củng cố: 
 + Nêu các bước lắp máy bay trực thăng.
- Cả lớp hát “Màu xanh quê hương”.
LẮP XE CẦN CẨU (TIẾT 3)
- 1 HS trả lời. Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung. Lắng nghe để rút kinh nghiệm.
 LẮP XE MÁY BAY TRỰC THĂNG (TIẾT 1)
- HS quan sát và nêu nội dung thay đổi sồ lượng các chi tiết.
+ 5 bộ phận: Thân và đuôi máy bay ; sàn ca bin và giá đỡ ; ca bin ; cánh quạt ; càng máy bay.
- HS chọn và xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
- 1 HS trả lời và lên bảng chọn các chi tiết để lắp (4 tấm tam giác, 2 thanh thẳng 11 lỗ, 2 thanh thẳng 5 lỗ, 1 thanh thẳng 3 lỗ, 1 thanh chữ U ngắn).
- HS theo dõi.
- HS theo dõi.
- 1 HS lên lắp. Lớp theo dõi, nhận xét.
- HS quan sát và nêu các bước lắp.
- 1 HS lên lắp. Lớp theo dõi, nhận xét.
- HS theo dõi.
- HS quan sát và nêu các bước lắp.
- 1 HS lên lắp. Lớp theo dõi, nhận xét.
- Lắng nghe. 
- HS theo dõi.
- 1 HS lên lắp cánh quạt vào trần ca bin. Lớp theo dõi, nhận xét.
Lắp giá đỡ sàn ca bin vào càng máy bay: lưu ý để HS biết vị trí lỗ lắp ở càng máy bay, mối ghép giữa cánh quạt và trần ca bin.
- HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
- Nêu các bước lắp ráp máy bay trực thăng.
* Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét – Tuyên dương. Dặn dò: Về nhà thực hành lắp ráp và tháo rời máy bay trực thăng. Chuẩn bị: Thực hành lắp ráp máy bay trực thăng (Tiết 2)
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tuần: 27 
 ò Ngày soạn: 01/03/2014	 Tiết: 54
 ò Ngày dạy: 07/03/2013	 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ 
 ò Tên bài dạy: LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG TỪ NGỮ NỐI
I. MỤC TIÊU:
Hiểu thế nào là liên kết câu bằng từ ngữ nối. Hiểu tác dụng của liên kết câu bằng từ ngữ nối.
Biết tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong đoạn văn. Biết sử dụng từ ngữ nối để liên kết câu.
Có ý thức sử dụng kiến thức đã học vào thực tiễn làm bài. Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ viết đoạn văn của BT1 (phần NX), phiếu khổ to viết đoạn văn ở BT1, 2 (phần LT).
HS: Xem trước bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Khởi động: 
- Ổn định: Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ: 
1. Theo em từ truyền thống có được dùng với nghĩa xấu không?
2. Khi nói về các thói hư tật xấu từ xưa truyền lại, em dùng từ gì?
 + Nhận xét. 
- Bài mới:
* Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới 
ND1: Nhận xét cách liên kết các câu bằng từ ngữ nối
 Hướng dẫn HS làm 2 bài tập của phần nhận xét.
¹ Bài 1: Mỗi từ ngữ in đậm dưới đây có tác dụng gì?
 + Theo dõi, giúp đỡ HS hiểu rõ yêu cầu của bài. 
 + Treo bảng phụ đã viết sẵn đoạn văn. Nhận xét và chốt lại kết quả đúng: Cụm từ “vì vậy” ở ví dụ trên có tác dụng liên kết câu trong đoạn văn với nhau. Nó được gọi là từ nối.
 ¹ Bài 2: Tìm thêm những từ ngữ mà em biết có tác dụng giống như cụm từ vì vậy ở đoạn văn trên?
 + Gợi ý, giúp đỡ HS tự tìm ra câu trả lời.
 + Nhận xét, chốt lại: Những từ ngữ mà các em vừa tìm có tác dụng nối các câu trong bài.
 + Yêu cầu HS nêu ghi nhớ.
ND2: Giúp HS thực hiện được các bài tập
¹ Bài tập 1: Tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong ba đoạn văn đầu hoặc bốn đoạn văn cuối?
 + Yêu cầu HS làm việc. Quan sát, giúp đỡ HS. Nhận xét, chốt ý. Đ1: nhưng nối câu 1 với câu 2. Đ2: vì thế nối câu 4 với câu 3, nối đoạn 2 với đoạn 1 ; rồi nối câu 5 với câu 4. Đ3: nhưng nối câu 6 với câu 5, nối đoạn 3 với đoạn 2 ; rồi nối cau 7 với câu 6. Đ4: đến nối câu 8 với câu 7 ; nối đoạn 4 với đoạn 3. Đ5: đến nối câu 11 với câu 9, 10 ; sang nối câu 12 với các câu 9, 10, 11.
¹ Bài tập 2: Tìm chỗ dùng sai từ để nối và chữa lại.
 + Yêu cầu HS làm việc. Quan sát, giúp đỡ HS. 
 + Nhận xét, chốt ý: có thể thay từ nhưng bằng vậy, vậy thì, thế thì, nếu thế thì, nếu vậy thì.
- Cả lớp . 
MRVT: TRUYỀN THỐNG
+ Dùng thẻ A, B, C trả lời.
 A. không B. có
 A. truyền khẩu B. truyền tin C. hủ tục
+ Lắng nghe. 
LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG TỪ NGỮ NỐI
+ 1 HS đọc yêu cầu bài 1. Cả lớp đọc thầm. Làm việc độc lập. Tiếp nối nhau phát biểu. Lớp nhận xét.
 Đoạn văn có 2 câu. Từ hoặc có tác dụng nối từ em bé với từ chú mèo. Cụm từ vì vậy có tác dụng nối câu 1 với câu 2. 
+ 1 HS đọc to BT. Cả lớp đọc thầm. HS thảo luận nhóm 2. Đại diện nhóm phát biểu. Lớp nhận xét. 
tuy nhiên, mặc dù, nhưng, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, đồng thời, 
+ 2-3 HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK/65. Vài HS xung phong đọc thuộc ghi nhớ.
- 1 HS đọc BT. Cả lớp đọc thầm. Thảo luận nhóm đôi. 4 HS làm phiếu riêng và dán phiếu lên bảng. Lớp nhận xét.
Đ6: nhưng nối câu 13 với câu 12, nối đoạn 6 với đoạn 5 ; mãi đến nối câu 14 với câu 13. Đ7: đến khi nối câu 15 với câu 14, nối đoạn 7 với đoạn 6 ; rồi nối câu 16 với câu 15.
+ 1 HS đọc to BT. Cả lớp đọc thầm. Trao đổi nhóm đôi. Làm bài vào vở. 1 HS làm ở bảng. Lớp nhận xét. Vậy (vậy thì, nếu vậy, ) bố hãy tắt đèn đi và kí vào SLL.
* Hoạt động 4: Củng cố: Chia lớp thành 2 đội (chọn ngẫu nhiên mỗi đội 5 HS): Đánh dấu X trước khung chữ có câu đã sử dụng từ nối(xem phiếu học tập).
* Tổng kết đánh giá tiết dạy: Nhận xét. Về làm VBT. Chuẩn bị: Ôn tập giữa học kì II
PHIẾU HỌC TẬP 
ĐỘI A
Hãy chọn trong số các câu viết trong khung, câu đã sử dụng từ nối đúng. Ghi dấu chéo trước khung chữ đó:
Vậy bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con
Song bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con
Vậy bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con
Tuy nhiên bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con
Ngoài ra bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con
Nếu vậy bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con
Nếu thế bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con
Mặc dù bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con
Thế thì bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con
ĐỘI B
Vậy bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con
Song bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con
Vậy bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con
Tuy nhiên bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con
Ngoài ra bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con
Nếu vậy bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con
Nếu thế bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con
Mặc dù bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con
Thế thì bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 5 TUAN 27 DS.doc