Bài soạn lớp 5 - Tuần 29 năm 2012

Bài soạn lớp 5 - Tuần 29 năm 2012

I. Mục tiêu:

- Hiểu các từ ngữ trong bài, nắm được nội dung, ý nghĩa truyện: Ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.

- Học sinh đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài, đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài : Li- vơ- pun, Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta.

- Giúp HS hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp riêng, về tính cách của mỗi giới nam và nữ.

 

doc 50 trang Người đăng huong21 Lượt xem 780Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Tuần 29 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Thứ ha i ngày 12 tháng 3 năm 2012
Tập đọc
Một vụ đắm tàu
 ( Theo A-mi-xi)
I. Mục tiêu: 
- Hiểu các từ ngữ trong bài, nắm được nội dung, ý nghĩa truyện: Ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.
- Học sinh đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài, đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài : Li- vơ- pun, Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta.
- Giúp HS hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp riêng, về tính cách của mỗi giới nam và nữ. 
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ chép đoạn 5
- Tranh minh hoạ
III. Hoạt động dạy - học:
	1. Tổ chức: Kiểm sĩ số. Hát
	2. Kiểm tra: Thông báo kết quả kiểm tra định kì giữa HKII.
	3. Bài mới:	 a. Giới thiệu bài
 b. Nội dung:
* Luyện đọc:
- Chia đoạn bài đọc : 5 đoạn như SGK
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc đoạn kết hợp rèn đúng.
- HDHS đọc toàn bài và giải nghĩa từ.
- GV đọc diễn cảm bài đọc.
* Tìm hiểu bài.
- Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta?
- Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương?
- Tai nạn bất ngờ xảy ra như thế nào?
- Ma-ri-ô phản ứng thế nào khi những người trên xuồng muốn nhận đứa bé nhỏ hơn là cậu?
- 1 HS đọc trước toàn bài.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn, kết hợp rèn đọc đúng: Li- vơ- pun, Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, boong tàu, bao lơn
- HS luyện đọc toàn bài theo cặp, 2 HS đọc trước lớp, 2 HS đọ mục chú giải.
- Ma-ri-ô: bố mới mất, về quê sống với họ hàng. Giu-li-ét-ta: đang trên đường về nhà gặp lại bố mẹ.
- Thấy Ma-ri-ô bị sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dụi, Giu-li-ét- ta hoảng hốt chạy lại quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc, băng vết thương cho bạn.
- Cơn bão dữ dội ập tới, sóng lớn phá thủng tàu, nước phun vào khoang, con tàu chìm dần  khiếp sợ nhìn mặt biển.
- Một ý nghĩ vụt đến Ma-ri-ô quyết định nhường chỗ cho bạn- cậu hét to:  ôm ngay lưng bạn thả xuống nước.
- Hãy nêu cảm nghĩ của em về 2 nhân vật chính trong truyện?
-> ý nghĩa câu chuyện.
* Luyện đọc diễn cảm.
- Nhấn mạnh giọng đọc theo diễn biến của câu chuyện phù hợp với mỗi nhân vật. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện và thi đọc diễn cảm đoạn 5.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- VD: Ma-ri-ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì bạn.
+ Ma-ri-ô là một bạn trai rất kín đáo, cao thượng đã nhường sự sống của mình cho bạn
+ Giu-li-ét-ta là một bạn gái tốt bụng, giàu tình cảm
- Học sinh nối tiếp nêu.
- 5 học sinh đọc nối tiếp để củng cố.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh luyện đọc phân vai.
- Thi đọc trước lớp.
- Tham gia bình xét, đánh giá. 
	4. Củng cố: 	- Hệ thống nội dung bài. 
 - Liên hệ thực tiễn, nhận xét giờ học.
	5. Dặn dò:	- Về nhà luyện đọc lại bài, chuẩn bị trước bài sau. 
Chính tả (Nhớ - Viết)
đất nước
I. Mục tiêu: 
- Nhớ viết đúng chính tả 3 khổ thơ cuối của bài Đất nước.
- Nắm được cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng qua bài tập thực hành.
- HS có ý thức rèn viết chữ đẹp, giữ vở sạch.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi nhớ về cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu.
- Ba, bốn tờ giấy khổ A4 để học sinh làm bài 3.
III. Hoạt động dạy - học:
	1. Tổ chức: Kiểm sĩ số. Hát
	2. Kiểm tra: Chuẩn bị cho giờ chính tả.
	3. Bài mới:	 a. Giới thiệu bài
 b. Nội dung:
* Hướng dẫn học sinh nhớ viết chính tả:- Cho một học sinh đọc yêu cầu bài.
- Giáo viên mời 1- 2 học sinh đọc thuộc lòng 3 khổ thơ.
- Nhắc học sinh chú ý những từ dễ sai và cách trình bày bài thơ thể tự do.
- Cho HS tự nhớ viết bài vào vở. 
- HDHS soát lỗi, đổi vở soát chéo giữa hai HS cùng bàn.	
- Giáo viên chấm, chữa bài.
- Nhận xét chung
- HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
- Lớp nhìn SGK đọc thầm 3 khổ cuối, chú ý các từ: Rừng tre, phù sa, rì rầm, - Nêu cách trình bày : Các chữ đầu dòng thẳng cột và cách mác 2 ô.
- Học sinh nhớ lại, tự viết bài.
- Soát lỗi.
* HD thực hành:
 Bài 2:
- Cho cả lớp đọc thầm lại bài.
- Hướng dẫn HS xác định, chia tách tên huân chương để viết hoa đúng quy định.
+ Các cụm từ chỉ huân chương.
+ Cụm từ chỉ danh hiệu.
+ Chỉ giải thưởng.
- Nhận xét về cách viết hoa các cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu 
* Bài 3:
- Cho học sinh đọc thầm và viết tên bài các danh hiệu cho đúng.
- Chữa bài, nhấn mạnh quy tắc viết hoa các danh hiệu.
- Đọc yêu cầu bài.
- Làm bài cá nhân vào VBT:
+ Huân chương Kháng chiến
 Huân chương Lao động
+ Anh hùng Lao động.
+ Giải thưởng Hồ Chí Minh
- Gồm 2 bộ phận viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận.
Huân chương/ Kháng chiến
Huân chương/ Lao động
Anh hùng/ Lao động.
Giải thưởng/ Hồ Chí Minh.
- Đọc yêu cầu bài.
- Làm bài cá nhân vào VBT
+ Anh hùng/ Lực lượng vũ trang nhân dân.
+ Bà mẹ/ Việt Nam/ Anh hùng.
	4. Củng cố: 	- Hệ thống nội dung bài. 
 - Nhận xét giờ học.
	5. Dặn dò:	- Về nhà luyện viết lại bài cho đẹp. Chuẩn bị trước bài sau. 
Chính tả ( BS)
Luyện viết
I. Mục tiêu:
- HS phân biệt và ghi nhớ các hiện tượng chính tả dễ lẫn âm đầu ch/tr, s/x, d/r/gi.
- Rèn kỹ năng viết đúng tốc độ. Viết đúng các từ ngữ có âm đầu dễ lẫn.
- ý thức tích cực, tự giác trong giờ luyện chữ.
II. Chuẩn bị:
- Phiếu học tập
- Vở luyện viết chữ đẹp lớp 5, tập 2.
III. Hoạt động dạy - học:
 1. Tổ chức : Hát
 2. Kiểm tra : Kiểm tra vở của HS
 3. Bài mới : a. Giới thiệu
 b. Nội dung :
* Luyện viết:
- GV đọc cho HS nghe bài thơ Nghe thầy đọc thơ của Trần Đăng Khoa
- Đọc bài cho HS nghe – viết.
- HS nghe.
Nghe thầy đọc thơ
Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà.
Mái chèo nghe vọng sông xa
Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa.
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời.
Đêm nay thầy ở đâu rồi
Nhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe 
 (Trần Đăng Khoa)
* Bài tập 
- GV cho HS làm bài tập chính tả phân biệt âm đầu: ch/tr?
(a) ch / tr?
 ...ắc ...ắn; ...ắc ...ở; ...ỉ ...ỏ; ...ôi....ảy
(b) s hay x?
áng ...ủa; ...inh ...ôi; ...i...ắt; ...ui khiến
(c) d/r/gi?
...ảo ...ở; ...anh...ới; ....ăm...ắp; ...ạt...ào
-GV chốt lại .
 - HS làm bài cá nhân vào vở.
- Tham gia chữa bài.
(a) ch hay tr?
 chắc chắn; trắc trở; chỉ trỏ; trôi chảy
(b) s hay x?
sáng sủa; sinh sôi; xi sắt; xui khiến
 (c) d/r/gi?
Giáo giở; ranh giới; răm rắp; dạt dào
 4. Củng cố: GV nhận xét giờ học
 5.Dặn dò: Về nhà tự luyện viết chữ ở trang 12.
Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2012
Luyện từ và câu
ôn tập về dấu câu
I. Mục tiêu:
- Hệ thống hoá kiến thức đã học về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
- Nâng cao kĩ năng sử dụng 3 loại dấu câu trên.
- Giúp HS vận dụng tốt khi đặt câu, làm văn.
II. Chuẩn bị:
- Bút dạ và một số phiếu khổ to
- Bảng phụ
III. Hoạt động dạy- học:
 1. Tổ chức: Kiểm sĩ số. Hát
	2. Kiểm tra: Không
	3. Bài mới:	 a. Giới thiệu bài
 b. Nội dung:
* Bài 1: 
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- Giáo viên gợi ý cho HS theo hai yêu cầu:
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp đọc thầm mẩu chuyện vui.
+ Tìm các dấu câu, nêu tên gọi.
+ Nêu tác dụng từng loại dấu câu.
- Giáo viên dán lên bảng tờ giấy có nội dung bài 1.
- Chữa bài, mở rộng (Câu 3,6,8,10 cũng là câu kể nhưng cuối câu đặt dấu 2 chấm để dẫn lời nhân vật.)- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
* Bài 2: 
- Cho HS đọc bài Thiên đường của phụ nữ.
- GV hỏi HS: Bài văn nói về điều gì?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh điền dấu chấm vào cuối một câu sau đó viết hoa chữ đầu câu.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
* Bài 3: 
- Giáo viên hướng dẫn cả lớp đọc từng câu văn xem đó là câu kể, câu hỏi hay câu cảm, câu khiến. Từ đó sửa lại cho đúng.
- Giáo viên nhận xét 
- Học sinh làm việc cá nhân.
+ Dấu chấm đặt cuối các câu 1, 2, 9 dùng để kết thúc các câu kể. 
+ Dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu 7, 11 dùng để kết thúc các câu hỏi.
+ Dấu chấm than đặt cuối câu 4, 5 dùng để kết thúc câu cảm, câu khiến.
- Một học sinh đọc nội dung bài tập 2.
- Cả lớp đọc thầm bài “Thiên đường của phụ nữ”
- Kể chuyện thành phố Giu-chi-tan ở Mê-hi-cô là nơi phụ nữ được đề cao, được hưởng những đặc quyền đặc lợi.
- Học sinh làm bài trên phiếu rồi dán bài lên bảng, trình bày kết quả.
- Học sinh đọc nội dung bài 3.
- Học sinh làm bài vào phiếu rồi dán lên bảng.
- HS lớp nhận xét.
 4. Củng cố: GV nhận xét giờ học
 5.Dặn dò: Về nhà ôn bài, xem lại các bài tập. Chuẩn bị bài sau. 
Kể chuyện
Lớp trưởng lớp tôi
I. Mục tiêu: 
- Dựa vào lời kể của thầy cô và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi và kể lại được toàn bộ câu chuyện theo lời một nhân vật.
- Nắm được ý nghĩa của câu chuyện, biết trao đổi cùng bạn bè.
- Nghe bạn kể, nhận xét lời kể của bạn.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ.
- Bảng phụ ghi tên các nhân vật trong câu chuyện .
III. Hoạt động dạy - học:
	1. Tổ chức: Hát
	2. Kiểm tra: Không
	3. Bài mới:	 a. Giới thiệu bài
 b. Nội dung:	
* Giáo viên kể chuyện Lớp trưởng lớp tôi + giải nghĩa một số từ khó.
- Giáo viên kể lần 2 + tranh minh hoạ.
- Giáo viên kể lần 3 (nếu cần)
- Học sinh nghe và trả lời. - Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Học sinh quan sát + nội dung từng đoạn.
* Hướng dẫn học sinh kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo viên bổ sung, góp ý nhanh.
- Tổ chức cho HS kể chuyện theo cặp và thi kể trước lớp.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm và bình chọn bạn kể hay nhất.
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Học sinh quan sát + nội dung từng đoạn.
- Học sinh kể lần lượt từng đoạn trước lớp.
- Học sinh làm mẫu.
- Học sinh kể theo nhóm đôi , trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể trước lớp.
 4. Củng cố: GV nhận xét giờ học
 5.Dặn dò: Về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị bài sau. 
Tiếng việt (BS)
Ôn Tập
I.Mục tiờu:
- Củng cố cho HS về tác dụng và cách sử dụng các dấu câu : dấu chám, chấm hỏi, chấm than.
- Sử dụng đúng các dấu câu trên trong các câu văn cho phù hợp. Rèn kĩ năng đặt câu theo mục đích nói. 
- HS chủ động tớch cực học tập.
II.Chuẩn bị:
- Bảng phụ , phiếu khổ to.
III.Hoạt động dạy - học:
1. Tổ chức: Hát
2. Kiểm tra: Nêu cách dùng của dấu chấm hỏi và chấm cảm.
3. Bài mới: a. Giới thiệu bài.
 b. Nội dung.
* Bài 1: Các dấu câu sau dấu nào dùng sai, hãy sửa lại cho đúng.
a) Ngày mai, tôi sẽ sang nhà chú thăm em Lan?
b) Ô! Cháu chưa đi học ư!
c) Chị ơi, đóng hộ em cái cửa với.
d) Anh Tài đi chợ Ri!
- Nhấn mạnh yêu cầu của bài tập.
- Cho HS tự làm bài cá nhân.
- Chữa bài, nhận xét chung.
*Bài 2: Điền dấu chấm, chấm hỏi, chấm than vào chỗ trống cho thích hợp
.- Cho HS làm bài theo cặp.
- Chữa bài, nhận xét chung.
- HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Làm bà ... p về dấu câu
 (dấu phảy)
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục luyện tập sử dụng đúng dấu phảy trong bài văn viết.
- Thông qua việc dùng dấu phảy, nhớ được các tác dụng của dấu phảy.
II. Chuẩn bị:
- Bút dạ, giấy khổ to.
III. Hoạt động dạy- học:
	1. Tổ chức : Hát
 2. Kiểm tra : HS nhắc lại ba tác dụng đã học của dấu phẩy.
 3. Bài mới : a. Giới thiệu
 b. Nội dung :
* Bài 1: 
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc bức thư đầu, trả lời.
+ Bức thư đầu là của ai?
- Nhận xét và gọi 1 học sinh đọc bức thư thứ 2, trả lời.
+ Bức thư thứ hai là của ai?
- Nhấn mạnh yêu cầu: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp cho bức thư thứ nhất.
- Giáo viên và cả lớp nhận xét.
* Bài 2: 
- Giáo viên phát phiếu cho học sinh.
1. Vào giờ ra chơi, sân trường rất nhộn nhịp.
2. Lớp 5A, lớp 5B chơi nhảy dây.
3. Các trò chơi diễn ra rất nhộn nhịp, tấp nập.
4. Ngoài sân, các bạn nam kéo co rất hào hứng.
- Học sinh đọc yêu cầu bài 1.
- 1 HS đọc bức thư đầu.
- Trả lời các câu hỏi:
+ Là của anh chàng đang tập viết văn.
- 1 HS khác đọc bức thư thứ hai.
- Trả lời:
+ Bức thư thứ hai là thư trả lời của Bớc-na sô.
- Học sinh đọc thầm lại mẩu chuyện vui để điền dấu chấm và dấu phảy vào chỗ thích hợp trong 2 bức thư.
- Học sinh dọc phần bài làm của mình. 
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.
- Viết đoạn văn của mình trên nháp.
- Trao đổi trong nhóm v tác dụng của từng dấu phảy trong đoạn văn.
- Ngăn cách trạng ngữ với CN và VN.
- Ngăn cách giữa 2 bộ phận cùng làm CN
- Ngăn cách giữa hai bộ phận cùng làm VN.
- Ngăn cách trạng ngữ với CN và VN.
 4. Củng cố: GV nhận xét giờ học
 5.Dặn dò: Về nhà học bài, xem lại các bài tập. Chuẩn bị bài sau. 
Kể chuyện
Nhà vô địch
I. Mục tiêu:
- Dựa vào lời kể của thầy (cô) và tranh minh hoạ, học sinh kể lại được từng đoạn của câu chuyện bằng lời người kể; kể được toàn bộ câu chuyện bằng lời của nhân vật Tôm Chíp.
- Hiểu nội dung câu chuyện.
- Khâm phục hành động dũng cảm của Tôm Chíp.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ trong truyện (SGK)
III. Hoạt động dạy- học:
	1. Tổ chức : Hát
 2. Kiểm tra : HS nhắc lại ba tác dụng đã học của dấu phẩy.
 3. Bài mới : a. Giới thiệu
 b. Nội dung :
* Hoạt động 1: Giáo viên kể chuyện.
- Giáo viên kể lần 1 giới thiệu tên các nhân vật và trong truyện.
- Giáo viên kể lần 2: Tranh minh hoạ.
- Giáo viên kể lần 3: (Nếu cần)
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh kể chuyện + ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo viên bổ sung cho điểm.
- Học sinh đọc yêu cầu tiết kể chuyện.
- Học sinh quan sát tranh minh hoạ Ž kể theo nhóm đôi.
- Học sinh kể từng đoạn theo tranh.
+ Tranh 1: Các bạn trong làng tổ chức thi nhảy xa. Chị Hà làm trong tài, Hưng Tồ. Dũng béo và Tuấn sứt đều đã nhảy qua hố cát thành công.
+ Tranh 2: Chị Hà gọi đến Tôm Chíp. Cậu rụt rè, bối rối. Bị các bạn trêu chọc, cậu quyết định vào vị trí nhưng đến gần điểm đệm nhảy thì đứng sứng lại.
+ Tranh 3: Tôm Chíp quyết định nhảy lần thứ 2. Nhưng đến gần hố nhảy, cậu bỗng quật sang bên, tiếp tục lao lên khiến mọi người cười ồ lên. Thì ra Tôm Chíp đã nhìn thấy một bé trai đang lăn theo bờ mương nên lao đến, vọt qua con mương, kịp cứu bé sắp rơi xuống nước.
+ Tranh 4: Các bạn ngại nhiều vì Tôm Chíp đã nhảy qua con mương rộng, thán phục tuyên bố chiếc vô địch thuộc về Tôm Chíp.
	- Học sinh thi kể theo cặp Ž trao đổi ý nghĩa CT.
	- Học sinh thi kể trước lớp.
* ý nghĩa: Câu chuyện khen ngợi Tôm Chíp dũng cảm quên mình cứu người bị nạn, trong tình huống nguy hiểm đã bộc lộ những phẩm chất đáng quý.
	- Lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.
	4. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Tập làm văn
Trả bài văn tả con vật
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	1. Học sinh biết rút kinh nghiệm về cách viêt bài văn tả con vật theo đề bài đã cho, bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
	2. Có ý thức tự đánh giá những thành công và hạn chế trong bài viết của mình.
II. Chuẩn bị:
	- Bảng phụ
	- Vở bài tập Tiếng Việt 5.
III. Các hoạt động dạy học:
	A. Kiểm tra bài cũ: 
	B. Dạy bài mới:
	1. Giới thiệu bài.
	2. Nhận xét kết quả bài viết của học sinh: 
- Giáo viên viết đề bài lên bảng.
- Hướng dẫn học sinh phân tích đề bài.
a) Nhận xét chung về kết quả bài viết.
- Những ưu điểm chính.
- Những thiếu sót, hạn chế.
b) Thông báo điểm cụ thể.
3.hướng dẫn học sinh chữa bài.
- Giáo viên trả bài cho học sinh.
a) Hướng dẫn học sinh chữa lỗi chung.
- Giáo viên chữa lại cho đúng.
b) Hướng dẫn học sinh chữa lỗi trong bài.
- Học sinh đọc lời nhận xét giáo viên.
- Giáo viên theo dõi, kiểm tra học sinh làm việc.
c) Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay.
- Giáo viên đọc đoạn văn hay.
- Hai học sinh nối tiếp nhau đọc các nhiệm vụ 2, 3, 4 của tiết trả bài văn tả con vật.
- Học sinh lên bảng chữa từng lỗi.
- Cả lớp tự chữa trên nháp.
- Học sinh đổi bài cho bạn bên cạnh để kiểm tra.
- Học sinh trao đổi để tìm ra cái hay của đoạn văn.
	4. Củng cố- dặn dò:
- Giáo viên nhận xét giờ.
- Giao bài về nhà.
Thứ tư ngày tháng năm 200
Tập đọc
Những cánh buồm
	(Hoàng Trung Thông)
I. Mục đích, yêu cầu:
	1. Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài.
	2. Hiểu ý nghĩa bài thơ: Cảm xúc tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ được những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu. Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn.
	3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh hoạ bài trong sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
	A. Kiểm tra bài cũ:	Học sinh đọc bài út Vịnh
	B. Dạy bài mới:
	1. Giới thiệu bài:
	2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Giáo viên kết hợp sửa lỗi phát âm cho học sinh
- Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ.
b) Tìm hiểu bài:
1. Dựa vào những hình ảnh đã được gợi ra trong bài thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả cảnh 2 cha con dạo trên bãi biển?
2. Thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con?
3. Những câu hỏi ngày thơ cho thấy con có ước mơ gì?
4. Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến điều gì?
c) Đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.
- Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm khổ 2,3.
- Một, hai học sinh khá giỏi đọc bài thơ.
- Học sinh quan sát tranh minh họa.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Một, hai em đọc cả bài.
- Hai cha con dạo chơi trên bãi biển.
Bóng họ trải trên cát. Người cha cao, gầy bóng dài lênh đênh. Câu con trai bụ bẫm, lon ton bước bên cha.
- Cậu bé hỏi cha: 
“Sao ở xa kia chỉ thấy nước, thấy trời, không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người?”
- Người cha mìm cười và bảo:
“Cứ theo cánh buồm kia đi mãi sẽ thấy cây, thấy nhà cửa ”
- Con mơ ước nhìn thấy nhà cửa, cây cối, con người ở phía chân trời xa.
Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến ước thuở nhỏ của mình.
- Năm học sinh tiếp nối nhau luyện đọc 5 khổ thơ.
- Cả lớp luyện đọc diễn cảm khổ 2, 3.
- Học sinh nhẩm học thuộc lòng từng khổ.
- Học sinh thi nhau học thuộc lòng.
	3. Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Giao bài về nhà.
Thứ năm ngày tháng năm 200
Luyện từ và câu
ôn tập về dấu câu (dấu hai châm)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Củng cố kiến thức về dấu 2 chấm, tác dụng của dấu 2 chấm: để dẫn lời nói trực tiếp, dẫn lời giải thích cho điều đã nêu trước đó.
	- Củng cố kĩ năng sử dụng dấu hai chấm.
II. Chuẩn bị:
	- Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu 2 chấm.
	- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định:
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	- Cho 2, 3 học sinh làm lại bài tập 2 tiết trước.
	- Nhận xét, cho điểm.
	3. Bài mới:	
3.1. Giới thiệu bài: 
3.2. Hoạt động 1: 
- Giáo viên treo bảng phụ ghi nội dung cần nhớ v dấu 2 chấm.
Cho 1, 2 học sinh đọc lại bảng.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại.
Câu văn.
a) Một chú công an vỗ vai em:
- Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm.
b) Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
3.3. Hoạt động 2: Làm nhóm.
- Phát phiếu cho các nhóm.
a) Thằng giặc cuống cả chân.
Nhăn nhó kêu rối rít:
- Đồng ý là tao chết 
b) Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi  khi tha thiết cầu xin: “Bay đi, diều ơi! Bay ơi!”
c) Từ Đèo Ngang nhìn về hướng nam, ta bắt gặp 1 phong cảnh thiên nhiên kì vĩ: phía Tây là dãy Trường Sơn trùng điệp.
3.4. Hoạt động 3: Làm vở.
- Tin nhắn của ông khách
- Người bán hàng hiểu lầm ý của khách nên ghi trên dải băng tang.
+ Để người bán hàng khỏi hiểu lầm, ông khách cần thêm dấu gì vào tin nhắn, dấu đó đặt sau chữ nào?
- Đọc yêu cầu bài 1.
- Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau đó là lời nói của một nhân vật hoặc lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
+ Khi báo hiệu lời nói nhân vật, dấu 2 chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.
- Học sinh suy nghĩ, phát biểu.
- Tác dụng của dấu 2 chấm.
- Đặt ở cuối câu đ dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
- Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
- Đọc yêu cầu bài.
- Đại diện lên trình bày.
+ Dấu 2 chấm dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
+ Dấu 2 chấm dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
+ Dấu 2 chấm báo hiệu bộ phận của câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
- Đọc yêu cầu bài.
+ Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng. 
(hiểu là nếu còn chỗ viết trên băng tang)
+ Kính viếng bác X. Nếu còn chỗ, linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.
(hiểu là nếu còn ch trên thiên đàng)
+ Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ: linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.
	4. Củng cố- dặn dò: 
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ. 
- Chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày tháng năm 200
Tập làm văn
Tả cảnh (kiểm tra viết)
I. Mục đích, yêu cầu: 
	- Học sinh viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý; thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu, liên kết câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Dàn ý cho mỗi đề văn.
	- Một số tranh ảnh theo 4 đề văn (nếu có)
III. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định:
	2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài của học sinh.
	3. Bài mới:	a) Giới thiệu bài.
	b) Giảng bài.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài.
- Học sinh đọc 4 đề trong SGK.
- Giáo viên nhắc học sinh:
	+ Nên viết theo đề bài đã chọn, đã lập dàn bài.
	+ Kiểm tra lại dàn ý. Sau đó dựa vào dàn ý, viết hoàn chỉnh bài văn.
* Hoạt động 2: Học sinh làm bài.
	- Học sinh làm bài.
- Giáo viên bao quát lớp và hướng dẫn học sinh yếu.
	4. Củng cố- dặn dò:
- Thu bài để chấm.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn tập về tả người.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 29 lop 5.doc