Bài soạn lớp 5 - Tuần 31 năm học 2012

Bài soạn lớp 5 - Tuần 31 năm học 2012

I. Mục tiêu:

- HS biết vận dụng kĩ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải toán.

- Làm được các bài tập 1, 2.

II. Đồ dùng dạy – học:

 

doc 24 trang Người đăng huong21 Lượt xem 706Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Tuần 31 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31:
Ngày soạn: 15/4/2012
Ngày giảng: Thứ ba ngày 17 tháng 4 năm 2012
Tiết 1: Toán: Tiết 152
Luyện tập (tr. 160)
I. Mục tiêu:
- HS biết vận dụng kĩ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải toán.
- Làm được các bài tập 1, 2.
II. Đồ dùng dạy – học:
 Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS làm lại bài tập 3 tiết trước.
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2- Luyện tập:
*Bài tập 1: Tính
- Cho HS làm vào vở. 5HS lên bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2: 
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào vở, 2HS làm vào bảng phụ.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
- 1 HS nêu yêu cầu.
 587,69 + 281,78 = 860,47 
 594,72 + 406,38 - 329,47 = 671,63
- 1 HS đọc yêu cầu.
*VD về lời giải:
 c) 69,78 + 35,97 + 30,22
 = (69,78 + 30,22) + 35,97
 = 100 + 35,97
 = 135,97
 d) 83,45 – 30,98 – 42,47
 = 83,45 – ( 30,98 + 42,47)
 = 83,45 – 73,45
 = 10
.......................š&œ..............................................
Tiết 2: Chính tả: Nghe – viết:
Tà áo dài Việt Nam.
I. Mục tiêu:
- Nghe và viết đúng chính tả bài Tà áo dài Việt Nam; viết sai không quá 5 lỗi chính tả trong bài.
- Viết hoa đúng tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương, kỉ niệm chương (BT2a, 3a).
* Mục tiêu riêng: HSHN viết tương đối rõ ràng bài chính tả.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bút dạ và một tờ phiếu kẻ bảng nội dung BT 2.
- Ba tờ phiếu khổ to viết tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương được in nghiêng ở BT3.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV đọc cho HS viết vào bảng con tên những huân chương  trong BT3 tiết trước.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2- Hướng dẫn HS nghe – viết:
- GV đọc bài viết (từ áo dài phụ nữ đến chiếc áo dài tân thời).
+ Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền?
- Cho HS đọc thầm lại bài.
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: ghép liền, khuy, tân thời,
- Em hãy nêu cách trình bày bài? 
- GV đọc từng câu (ý) cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- GV thu một số bài để chấm.
- Nhận xét chung.
2.3- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
* Bài tập 2:
- HS nhắc HS : các em cần xếp tên các danh hiệu, giải thưởng vào dòng thích hợp, viết lại các tên ấy cho đúng.
- HS làm bài cá nhân. GV phát phiếu cho một vài HS.
- HS làm bài trên phiếu dán bài trên bảng lớp, phát biểu ý kiến. 
- Cả lớp và GV NX, chốt lại ý kiến đúng.
* Bài tập 3:
- GV gợi ý hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài theo nhóm 4.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV NX, chốt lại ý kiến đúng.
3- Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai.
- HS theo dõi SGK.
+ Chiếc áo dài cổ truyền có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân, áo tứ thân được may từ 4 mảnh vảiChiếc áo dài tân thời là chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến
- HS viết bảng con.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
- 1 HS đọc nội dung bài tập.
 *Lời giải:
a) - Giải nhất: Huy chương Vàng
 - Giải nhì: Huy chương Bạc
- Giải ba : Huy chương Đồng
b) - Danh hiệu cao quý nhất: Nghệ sĩ Nhân dân
 - Danh hiệu cao quý: Nghệ sĩ Ưu tú
c) - Cầu thủ, thủ môn xuất sắc nhất : Đôi giày Vàng, Quả bóng Vàng
 - Cầu thủ, thủ môn xuất sắc : Đôi giày Bạc, Quả bóng Bạc
- 1 HS nêu yêu cầu.
 *Lời giải:
a) Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục, Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam
b) Huy chương Đồng, Giải nhất tuyệt đối, Huy chương Vàng, Giải nhất về thực nghiệm.
.........................š&œ..............................................
Tiết 3: Luyện từ và câu:
Mở rộng vốn từ: Nam và nữ.
I. Mục tiêu:
- HS biết được một số từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam.
- Hiểu ý nghĩa 3 câu tục ngữ (BT2) và đặt được một câu với một trong ba câu tục ngữ ở BT2 (BT3).
* Mục tiêu riêng: HSHN đọc được nội dung các bài tập.
II. Đồ dùng dạy - học:
 Bút dạ, bảng nhóm. Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1- Kiểm tra bài cũ: 
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2.2- Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài tập 1:
- GV phát phiếu học tập, 
- GV chốt lại lời giải đúng.
- HS tìm ví dụ nói về 3 tác dụng của dấu phẩy.
- 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp đọc thầm lại nội dung bài.
- HS thảo luận nhóm 2
- Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
*Lời giải:
a) + anh hùng à có tài năng khí phách, làm nên những việc phi thường.
 + bất khuất à không chịu khuất phục trước kẻ thù.
 + trung hậu à chân thành và tốt bụng với mọi người
 + đảm đang à biết gánh vác, lo toan mọi việc
b) chăm chỉ, nhân hậu, cần cù, khoan dung, độ lượng, dịu dàng, biết quan tâm đến mọi người, có đức hi sinh, nhường nhịn...
*Bài tập 2:
- GV chốt lại lời giải đúng.
ý nghĩa
- 1 HS đọc nội dung BT 2.
- Cả lớp đọc thầm lại các câu thành ngữ, tục ngữ.
- HS thảo luận nhóm 4. 
- Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Phẩm chất
a. Người mẹ bao giờ cũng nhường nhịn những gì tốt nhất cho con.
b. Khi cảnh nhà khó khăn, phải trông cậy vào người vợ hiền, đất nước có loạn phải nhờ cậy vị tướng giỏi.
c. Khi đất nước có giặc, phụ nữ cũng tham gia giết giặc.
a. Lòng thương con, đức hi sinh, nhường nhịn của người mẹ.
b. Phụ nữ rất đảm đang, giỏi giang, là người giữ gìn hạnh phúc, giữ gìn tổ ấm gia đình.
c. Phụ nữ dũng cảm, anh hùng.
3- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
.......................š&œ..............................................
Tiết 4: Lịch sử địa phương:
 Bài 1: Thái Nguyên – Nơi khởi nguồn của 
chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
 Học xong bài này HS cần nắm được:
Nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của Thái Nguyên trong Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp nói chung, chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng.
Thấy được những đóng góp của nhân dân Thái nguyên trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
2. Kĩ năng
 Rèn cho HS kĩ năng sử dụng tranh ảnh, lược đồ, bản đồ. Rèn cho các em các thao tác tư duy cơ bản như: Phân tích, so sánh, nhận định, đánh giá các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
3. Thái độ
 Biết trân trọng, tự hào về truyền thống yêu nước của quê hương.
II. Chuẩn bị:
Hình ảnh minh họa.
Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ổn định tổ chức.
Bài mới
Giới thiệu bài + ghi đầu bài
Dạy – học bài mới
Hoạt động 1: Hiểu biết về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.
- Yêu cầu HS đọc phần thông tin trong sách và thảo luận theo cặp để nêu lên những hiểu biết của mình về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.
- Yêu cầu các cặp báo cáo kết quả thảo luận. HS dưới lớp nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Hiểu biết tầm quan trọng của Thái Nguyên đối với thắng lợi của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ ?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 nêu tầm quan trọng của Thái Nguyên đối với thắng lợi của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
? Sự kiện nào chứng tỏ Thái Nguyên là nơi khởi nguồn của chiến thắng lịch sủ Điện Biên Phủ năm 1954 ?
GV giảng thêm: Lời căn dặn của Bác Hồ đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước khi lên đường ra trận: “ Tổng Tư lệnh ra mặt trận, Tướng quân tại ngoại! Trao cho chú toàn quyền. Có vấn đề gì khó khăn, bàn thống nhất trong Đảng ủy, thống nhất với cố vấn thì cứ quyết định, rồi báo cáo sau”. Chính tinh thần chỉ đạo của Bác Hồ đã giúp Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có một quyết định lịch sử đóng vai trò to lớn dẫn đến thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ - đó là việc thay đổi phương châm tác chiến từ “Đánh nhanh, thắng nhanh” sang “Đánh chắc, tiến chắc”.
3. Củng cố, dặn dò.
- Yêu cầu HS nhắc lại tên bài học.
- Dặn HS về học lại bài và xem trước bài sau.
- Lắng nghe.
- HS đọc phần thông tin , thảo luận theo cặp thực hiện yêu cầu.
- HS báo cáo kết quả thảo luận.
- HS khác nhận xét.
- HS thảo luận nhóm 4 nêu tầm quan trọng của Thái Nguyên đối với thắng lợi của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
- HS trả lời: Đó là sự kiện ngày 06 tháng 12 năm 1953, tại đồi Tỉn Keo, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Bộ Chính trị ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp, nghe Tổng Quân ủy báo cáo quyết tâm và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Lắng nghe.
- HS nhắc lại.
.......................š&œ..............................................
Tiết 5: Mĩ thuật:
(GV chuyên dạy)
.............................š&œ..............................................
Tiết 6: Tiếng Anh:
(GV chuyên dạy)
.............................š&œ..............................................
Tiết 7: Âm nhạc:
(GV chuyên dạy)
.............................š&œ..............................................
Ngày soạn: 16/4/2012
Ngày giảng: Thứ tư ngày 18 tháng 4 năm 2012
Tiết 1: Tập đọc:
Bầm ơi.
I. Mục tiêu:
- Đọc rõ ràng, lưu loát bài thơ; biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK, học thuộc lòng bài thơ).
* Mục tiêu riêng: HSHN đọc tương đối lưu loát bài thơ, thuộc một - hai khổ thơ tự chọn.
II. Đồ dùng dạy – học:
 Bảng phụ chép sẵn khổ thơ luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1- Kiểm tra bài cũ: 
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2.2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
+ Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?
+ Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng.
+) Rút ý 1:
+ Anh chiến sĩ đã dùng cách nói như thế nào để làm yên lòng mẹ?
+ Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh?
+ Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về anh?
+) Rút ý 2:
+ Nội dung chính của bài là gì?
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Cả lớp và GV nhận xét. 
3- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
- HS đọc bài Công việc đầu tiên và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
- 1 HS ...  gì có trên trái đất hoặc những gì tác động lên trái đất này. trong đó có những yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sự sống. Có thể phân biệt : MT tự nhiên( Mặt trời, khí quyển, đồi, núi, cao nguyên, các sinh vật...) MT nhân tạo( làng mạc, thành phố, nhà máy, công trường,...)
3- Hoạt động 2: Thảo luận
*Mục tiêu: HS nêu được một số thành phần của môi trường địa phương nơi HS sống.
*Cách tiến hành:
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc các thông tin, quan sát các hình và làm bài tập theo yêu cầu ở mục thực hành trang 128 SGK.
*Đáp án:
 Hình 1 – c ; Hình 2 – d 
 Hình 3 – a ; Hình 4 – b 
+ Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta ; những gì có trên trái đất hoặc những gì tác động lên trái đất này.
- Bước 1: Làm việc theo nhóm 4
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận câu hỏi:
+ Bạn sống ở đâu, làng quê hay đô thị?
+ Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn sống?
- Bước 2: Làm việc cả lớp
+ GV nhận xét, tuyên dương những nhóm thảo luận tốt.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
+ Mời đại diện một số nhóm trình bày.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
.............................š&œ..............................................
Tiết 6: Luyện toán:
Ôn tập.
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS về phép cộng, phép trừ số tự nhiên và phân số. 
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Chuẩn bị: 
- Hệ thống bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: 
Tính bằng cách thuận tiện:
a) (976 + 765) + 235
b) 891 + (359 + 109)
c) 
d) 
Bài tập 2:
Vòi nước thứ nhất mỗi giờ chảy được bể nước, Vòi nước thứ hai mỗi giờ chảy được bể nước. Hỏi cả hai vòi cùng chảy một giờ thì được bao nhiêu phần trăm của bể?
Bài tập 3: (HSKG) 
 Một trường tiểu học có số học sinh đạt loại khá, số học sinh đạt loại giỏi, còn lại là học sinh trung bình.
a) Số HS đạt loại trung bình chiếm bao nhiêu số HS toàn trường?
b) Nếu trường đó có 400 em thì có bao nhiêu em đạt loại trung bình?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải : 
a) (976 + 765) + 235 b) 891 + (359 + 109)
= 976 + (765 + 235) = (891 + 109) + 359
= 976 + 1000 = 1000 + 359
= 1976 = 1359
c) d) 
= = 
= 	 = 
= 	 = 
Lời giải: 
Trong cùng một giờ cả hai vòi chảy được số phần trăm của bể là:
(thể tích bể)
 Đáp số: 45% thể tích bể.
Lời giải: 
Phân số chỉ số HS giỏi và khá là:
 (Tổng số HS)
Phân số chỉ số HS loại trung bình là:
 = 17,5% (Tổng số HS)
Số HS đạt loại trung bình có là:
 400 : 100 17,5 = 70 (em)
 Đáp số: a) 17,5%
 b) 70 em.
- HS chuẩn bị bài sau.
.............................š&œ..............................................
Tiết 7: Luyện chữ đẹp:
Bài 31.
I- Mục tiêu:
 - HS tiếp tục rèn chữ viết đúng, đẹp.
 - Giáo dục ý thức luyện viết chữ thường xuyên, giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II- Đồ dùng dạy – học:
 Bảng các chữ mẫu cho HS luyện viết.
III- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:	
- Kiểm tra bài viết ở nhà của HS.
B. Hướng dẫn HS luyện viết:
1. Luyện viết bảng:
- Yêu cầu HS quan sát mẫu chữ viết trong vở luyện viết.
- HD HS viết trên bảng.
- GV viết mẫu
- Nhắc nhở HS cách viết.
2. Luyện viết vở:
- HD HS cách trình bày vở và tư thế ngồi viết.
- GV bao quát và nhắc nhở HS.
C. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét bài viết của HS. Biểu dương những HS có ý thức luyện viết chữ đẹp.
- HS quan sát.
- HS quan sát GV viết.
- HS viết sai sửa lại.
- HS nêu yêu cầu và tư thế ngồi viết.
- HS luyện viết vào vở.
	.............................š&œ..............................................
Ngày soạn: 18/4/2012
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 20 tháng 4 năm 2012
Tiết 1: Toán: Tiết 155
Phép chia (tr. 163)
I. Mục tiêu:
- HS biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm.
- Làm được bài tập 1, bài 2, bài 3.
II. Đồ dùng dạy – học:
 Bảng phụ
II. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS làm lại bài tập 1 tiết trước.
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2- Kiến thức:
a) Trong phép chia hết:
- GV nêu biểu thức: a : b = c
+ Em hãy nêu tên gọi của các thành phần trong biểu thức trên?
+ Nêu một số chú ý trong phép chia?
b) Trong phép chia có dư:
- GV nêu biểu thức: a : b = c (dư r)
2.3- Luyện tập:
- HS thực hiện yêu cầu.
+ a là số bị chia; b là số chia; c là thương.
+ Chú ý: Không có phép chia cho số 0; 
 a : 1 = a 
 a : a = 1 (a khác 0) 
 0 : b = 0 (b khác 0)
+ r là số dư (số dư phải bé hơn số chia).
*Bài tập 1
- Cho HS phân tích mẫu để HS rút ra nhận xét trong phép chia hết và trong phép chia có dư.
- Cho HS làm vào nháp. Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2: Tính 
- Cho HS làm bài vào bảng con.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3: Tính nhẩm
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
- 1 HS nêu yêu cầu.
*Lời giải:
 a) 8192 : 32 = 256 
 Thử lại: 256 32 = 8192
 15335 : 42 = 365 (dư 5)
 Thử lại: 365 42 + 5 = 15335
 b) 75,95 : 3,5 = 21,7
 Thử lại: 21,7 3,5 = 75,95
 97,65 : 21,7 = 4,5 
 Thử lại: 4,5 21,7 = 97,65
- 1 HS nêu cách làm.
- 1 HS đọc yêu cầu.
*VD về lời giải:
 a) 250 4800 950 
 250 4800 7200
 b) 44 64 150
 44 64 500
.............................š&œ..............................................
Tiết 2: Tập làm văn:
Ôn tập về tả cảnh.
I. Mục tiêu:
- HS lập được dàn ý một bài văn miêu tả.
- Trình bày miệng bài văn dựa trên dàn ý đã lập tương đối rõ ràng.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng nhóm, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1- Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu của bài.
2- Hướng dẫn HS luyện tập:
*Bài tập 1:
- GV nhắc HS :
+ Các em cần chọn miêu tả một trong bốn cảnh đã nêu.
+ Dàn ý bài văn cần xây dựng theo gợi ý trong SGK, song ý phải là ý của mỗi em, thể hiện sự quan sát riêng, giúp các em có thể dựa vào dàn ý để trình bày miệng.
- GV phát bút dạ bảng nhóm cho 4 HS (làm 4 đề khác nhau). 
*Bài tập 2: 
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người trình bày hay nhất.
- 4 HS nối tiếp đọc 4 đề bài. Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc phần gợi ý.
- HS làm bài cá nhân, bảng nhóm.
- Những HS lập dàn ý vào bảng nhóm mang dán lên bảng lớp và lần lượt trình bày.
- Cả lớp NX, bổ sung, hoàn chỉnh dàn ý. 
- Mỗi HS tự sửa dàn ý của mình.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS trình bày dàn ý trong nhóm 4.
- Đại diện một số nhóm lên thi trình bày dàn ý trước lớp.
*VD về một dàn ý và cách trình bày (thành câu):
- Mở bài: Em tả cảnh trường thật sinh động trước giờ học buổi sáng.
- Thân bài: 
+ Nửa tiếng nữa mới tới giờ học. Lác đác những học sinh đến làm trực nhật. Tiếng mở cửa, tiếng kê dọn bàn ghế
+ Thầy (cô) hiệu trưởng đi quanh các phòng học, nhìn bao quát cảnh trường
+ Từng tốp HS vai đeo cặp, hớn hở bước vào trường
+ Tiếng trống vang lên, HS ùa vào các lớp học.
- Kết bài: Ngôi trường, thầy cô, bạn bè, những giờ học với em lúc nào cũng thân thương. Mỗi ngày đến trường em có thêm niềm vui.
3 - Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại dàn ý để chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả cảnh trong tiết TLV cuối tuần 32.
.............................š&œ..............................................
Tiết 3: Kĩ thuật:
Lắp rô-bốt (tiết 2)
I. Mục tiêu:
HS cần phải :
-Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô-bốt.
-Lắp cách lắp và lắp được rô-bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp tương đối chắc chắn.
* Lắp được rô-bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp chắc chắn. Tay rô-bốt có thể nâng lên, hạ xuống được.
II. Đồ dùng dạy - học:
-Mẫu rô-bốt đã lắp sẵn.
-Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1/ Giới thiệu bài :
2/ HĐ 1 : HS thực hành lắp rô-bốt.
a) Chọn chi tiết
-Y/c :
-GV kiểm tra HS chọn các chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận
Trước khi HS thực hành, y/c :
-Trong khi HS lắp GV qs, giúp đỡ thêm cho những HS còn lúng túng.
c) Lắp ráp rô-bốt (H.1-SGK)
-GV y/c :
-GV nhắc HS kiểm tra sự nâng lên, hạ xuống của tay rô-bốt.
3/ HĐ 2 : Đánh giá sản phẩm
-GV y/c :
-Gv nêu tiêu chuẩn đánh giá, y/c :
-GV nhận xét, đánh giá sản phẩm.
-Y/c :
4/ Củng cố, dặn dò :
-Chuẩn bị tiết sau thực hành Lắp rô-bốt (tt)
-Nhận xét tiết học.
-HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết xếp vào nắp hộp.
-1 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK để toàn lớp nắm vững qui trình lắp rô-bốt.
-QS kĩ hình và đọc nd từng bước lắp SGK
-HS thực hành lắp các bộ phận của rô-bốt.
-HS lắp ráp rô-bốt theo các bước trong SGK.
-HS trưng bày sản phẩm.
-HS dựa vào tiêu chuẩn. đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
-HS tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp.
.............................š&œ..............................................
Tiết 4: Sinh hoạt lớp: 
Nhận xét tuần 31
I. Mục tiêu: 
	- Học sinh thấy được ưu và nhược điểm của mình trong tuần qua.
	- Từ đó sửa khuyết điểm, phát huy những ưu điểm, nắm được phương hướng tuần sau.
	- Giáo dục học sinh thi đua học tập.
II. Nội dung:
1. Ổn định tổ chức.
2. Lớp trưởng nhận xét.
- Tổ trưởng nhận xét, đánh giá, xếp loại các thành viên trong lớp.
- Tổ viên có ý kiến
* Lớp trưởng nhận xét đánh giá tình hình lớp tuần qua
 -> xếp loại các tổ
3. GV nhận xét chung:
* Ưu điểm:
- Nề nếp học tập :................................................................................................................
- Về lao động:
- Về các hoạt động khác:
- Có tiến bộ rõ về học tập trong tuần qua : .........................................................................
* Nhược điểm:
- Một số em vi phạm nội quy nề nếp:.............................................................................
* - Chọn một thành viên xuất sắc nhất để nhà trường khen thưởng.
4. Phương hướng tuần tới:
-Phổ biến công việc chính tuần 32
- Thực hiện tốt công việc của tuần 32
- Tiếp tục thực hiện nội qui nề nếp của trường lớp đã đề ra.
- Thi đua học tập.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 31(1).doc