Bài soạn lớp 5 - Tuần 8 năm 2013

Bài soạn lớp 5 - Tuần 8 năm 2013

I. Mục tiêu:

- Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.

- Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. (Trả lời câu hỏi 1,2, 4)

- GDHS biết yêu quý và BVMT

II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

 

doc 23 trang Người đăng huong21 Lượt xem 841Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Tuần 8 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 7 tháng 10 năm 2013
TẬP ĐỌC(Tiết 15): 
KÌ DIỆU RỪNG XANH
I. Mục tiêu: 
- Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
- Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. (Trả lời câu hỏi 1,2, 4)
- GDHS biết yêu quý và BVMT
II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định 
2. Bài cũ (5’): - Đọc và trả lời câu hỏi . Nêu đại ý bài? “Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà”.
3. Bài mới (25’): Giới thiệu bài – Ghi đề.
a. Luyện đọc
- Gọi 1 HS khá đọc cả bài trước lớp.
- HD chia đoạn như SGK : 3 đoạn 
- Y/cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn đến hết bài (3 lần)
- Lần 1: Theo dõi và sửa sai phát âm cho HS.
- Lần 2: Hướng dẫn ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.
- Lần 3: HS đọc kết hợp giải nghĩa thêm từ khó và từ giải nghĩa trong SGK. 
- GV cho HS đọc theo nhóm đôi, yêu cầu báo cáo, sửa sai.
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu cả bài.
b. Tìm hiểu bài:
?: Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì ?
?: Nhờ liên tưởng ấy mà cảnh vật thêm đẹp như thế nào? 
?: Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào? ?: Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?
- GV nhận xét -> giáo dục: ..
?: Nêu nội dung bài ?
Đại ý: Bài văn tả vẻ đẹp của rừng qua đó nói lên tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.
c. Luyện đọc diễn cảm.
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm sau mỗi đoạn.
- GV hướng dẫn cách đọc đoạn 1 trên bảng phụ.
- GV đọc mẫu.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1 theo cặp, nhận xét, sửa sai.
- Gọi đại diện nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp, nhận xét, ghi điểm.
- 2 HS lên bảng
- 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo SGK. HS đánh dấu đoạn.
- Nối tiếp nhau đọc bài, lớp theo dõi đọc thầm theo.
- Đọc, sửa sai.
 - HS đọc kết hợp giải nghĩa thêm từ khó và từ giải nghĩa trong SGK.
- HS đọc theo nhóm đôi.
- 1HS đọc, lớp theo dõi.
- Lắng nghe.
- Đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi, nhận xét, bổ sung. 
 - Đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi, lớp nhận xét, bổ sung. 
 - Đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi, nhận xét, bổ sung. 
- HS suy nghĩ và nêu cảm nghĩ của mình.
- HS thảo luận nhóm bàn, đại diện nêu, nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe và nhắc lại.
- 3HS đọc 3 đoạn.
- HS đọc đoạn nào sửa đoạn đó.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi, nhận xét, sửa sai
- Đại diện nhóm thi đọc, nhận xét.
4.Củng cố,dặn dò (3’): - HS nêu đại ý bài bài.
 - Về nhà luyện đọc bài văn và chuẩn bị bài: “Trước cổng trời”.
 - Nhận xét,ghi điểm.
______________________________________________
TOÁN (Tiết 36)
SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU
I. Mục tiêu: HS biết:
- Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
- BT cần làm: 1, 2
II. Đồ dùng: Bảng phụ
III. Hoạt động dạy – học: 
	Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ (4’): Gọi 2 hs lên bảng làm bài tập. 
- Chuyển các phân số thập phân sau thành số thập phân, rồi đọc các số thập phân đó:
 ; 
Nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới (25’): 
a. GTB: GV giới thiệu bài - Ghi đề “Số thập phân bằng nhau”
b. HD bài mới : Phát hiện đặc điểm của số thập phân khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải của số thập phân đó
Ví dụ: 9dm = 90 cm 
 Mà 9dm = 0,9 m , 90 cm = 0,90 m 
 Nên 0,9m = 0,90m
Vậy: 0,9 = 0,90 hoặc 0,90 = 0,9
?. Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì ta được một số thập phân như thế nào?
- GV hướng dẫn HS tự nêu ví dụ minh họa
?. Nếu một số thập phân có chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì khi bỏ chữ số 0 đó đi thì ta được một số thập phân như thế nào?
- Hướng dẫn HS tự nêu ví dụ ngược lại các ví dụ ở phần trên.
b. Thực hành 
Bài 1: gọi 1HS đọc yêu cầu của đề bài
- GV yêu cầu hs làm bài cá nhân vào vở
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài
a.7,800 = 7,8 ; 64,9000 = 64,9; 3,0400 = 3,04
b. 2001,300 = 2001,3 ; 35,020 = 35,02 ; 100,0100 =100,01
Bài 2: Thực hiện tương tự bài 1
5,612 ; 17,200 ; 480,590 
24,500 ; 80,010 ; 14,678
Nhận xét ghi điểm
- 2 HS lên bảng, lớp làm vào nháp
- Theo dõi
- Ta được một số thập phân bằng nó.
- Ví dụ: 0,5 = 0,50 = 0,500 = 0,5000
5,34 = 5,430 = 5,3400 = 5,34000
15 = 15,0 = 15,00 = 15,000 = 15,0000
- Ta được một số thập phân bằng nó.
Ví dụ: 
15,0000 = 15,000 = 15,00 = 15,0 = 15
5,34000 = 5,3400 = 5,340 = 5,34
0,5000 = 0,500 = 0,50 = 0,5
- 1HS đọc – cả lớp đọc thầm
- HS làm bài
- 1 HS lên bảng sửa bài - Lớp nhận xét, bổ sung .
- 1 HS đọc - cả lớp đọc thầm
- HS tự làm bài rồi trả lời- các bạn khác nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố, dặn dò : - Nhắc lại nội dung bài.
 - Chuẩn bị bài sau: “So sánh hai số thập phân”. 
 - Nhận xét tiết học.
________________________________________
ĐẠO ĐỨC
 NHỚ ƠN TỔ TIÊN (T2)
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Biết được con người ai củng có tổ tiên và mỗi người đều phải có tổ tiên.
 - Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên. 
 - Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên .
 - HSKG biết tự hào v ề truyền thống gia đình, dòng họ. 
B. Đồ dùng dạy học:
Tranh, ảnh sưu tầm nói về ngày giỗ Tổ Hùng Vương. – Phiếu học tập.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Bài cũ : - Những việc làm nào thể hiện lòng biết ơn tổ tiên?
- Nêu một vài câu ca dao, tục ngữ về chủ đề biết ơn tổ tiên?
II. Bài mới : Giới thiệu bài - ghi đề
* HĐ1:Tìm hiểu ngày giỗ tổ Hùng Vương
- Giới thiệu tranh, ảnh, thông tin về ngày giỗ Tổ Hùng Vương.
 Em nghĩ gì khi xem, đọc và nghe các thông tin trên?
Ÿ Việc nhân dân ta tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mồng mười tháng ba hằng năm thể hiện điều gì?
- GV kết luận về ý nghĩa của ngày giỗ Tổ Hùng Vương.
* HĐ 2: Thi kể chuyện 
- Em hãy giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình mình và dòng họ.
Ÿ Em có tự hào về các truyền thống đó không? Em cần làm gì để xứng đáng với các truyền thống tốt đẹp đó?
- GV kết luận sgv/ 28
III/ Củng cố, dặn dò:
Yêu cầu HS nhắc lại ND bài học
- 2 em trả lời bài.
- HS quan sát tranh và hiểu về các thông tin giỗ tổ Hùng Vương
+ Giỗ tổ Hùng Vương vào ngày 10-3 (Âm lịch) hằng năm đã thể hiện tình yêu nước nồng nàn, lòng nhớ ơn các vua Hùng đã có công dựng nước. Thể hiện tinh thần “ Uống nước nhớ nguồn”; “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
* 3-4 HS lên giới thiệu về truyền thống của gia đình, dòng họ mình.
- HS trả lời theo ý kiến của bản thân cá em...
- HS đọc ca dao, tục ngữ, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề: Biết ơn tổ tiên
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ tổ mồng mười tháng ba”
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày Giỗ tổ tháng ba thì về”
Thứ ba, ngày 8 tháng 10 năm 2013
TOÁN (Tiết 37):
SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu: Biết :
- So sánh 2 số thập phân
- Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại
- BT cần làm: 1, 2
II. Đồ dùng: Bảng nhóm 
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Bài cũ (5’): Kiểm tra vở bài tập của HS
 Nhận xét , ghí điểm
3. Bài mới (25’): - Giới thiệu bài – ghi đề. “So sánh hai số thập phân”
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1 : So sánh hai số thập phân có phần nguyên khác nhau. 
- GV nêu ví dụ : so sánh 8,1m và 7,9m 
+ 8,1m = ? dm 7,9m = ? dm 
- Yêu cầu HS so sánh 81dm và 79dm 
Tức là : 8,1m và 7,9m như thế nào?
Vậy 8,1 > 7,9 (phần nguyên có 8>7)
- Muốn so sánh hai số thập phân có phần nguyên khác nhau ta làm như thế nào ?
- GV nêu VD và cho HS giải thích 2001,2 so với 1999,7
Hoạt Động2: So sánh hai số thập phân có phần nguyên bằng nhâu phần thập phân khác nhau.
- GV nêu ví dụ : 
So sánh 35,7m và 35,698m có phần nguyên như thế nào? Ta so sánh các phần thập phân :
+ Phần thập phân của 35,7m là ?
+ Phần thập phân của 35,698 là ?
- Y/c HS so sánh 700mm với 698 mm nên : 
Do đó : 35,7 m so với 36,698m như thế nào ?
+ Muốn so sánh hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau ta làm như thế nào?
- GV nêu ví dụ : 12,5 so với 12,479 
- Yêu cầu hs so sánh và giải thích.
GV nêu tiếp ví dụ : 234,685 so với 234,692
- Yêu cầu so sánh và hs giải thích.
- Như vậy muốn so sánh hai số thập phân ta làm như thế nào?
- GV chốt lại như sgk.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- Cho HS làm bài cá nhân sau đó gọi hs lên bảng sửa bài.
48,97 < 51,02 
96,4 > 96,38 
 0,7 > 0,65
Bài 2: Gọi hs đọc yêu cầu bài tập .
Cho HS làm bài theo nhóm đôi.
- Gọi đại diện 1 nhóm lên bảng làm bài.
 6,375 < 6,735 < 7,19 < 8,72 < 9,01 
Nhận xét, đánh giá
8,1m = 81dm 7,9m = 79dm
81dm > 79dm (81>79 vì ở hàng chục có 8 >7) 
 => 8,1m > 7,9m
Trong hai số thập phân có phần nguyên khác nhau, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.
- 2001,2 >1999,7 (vì phần nguyên 2001>1999)
- Có phần nguyên = nhau
- Phần thập phân của 35,7m là =7dm = 700mm
- Phần thập phân của 35,698m là = 698mm
700mm > 698mm (700 > 698 vì hàng trăm 7 > 6)
=> 35,7m > 35,698m
35,7 > 35,698 (Phần nguyên bằng nhau hàng phần mười có 7 > 6)
- Trong hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau, số thập phân nào có hàng phần mười lớn hơn thì số đó lớn hơn.
- HS nêu 
- HS nhắc lại.
- HS đọc
- HS làm bài sau đó lên bảng sửa bài, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS đọc .
- HS các nhóm làm bài.
- Đại diện lên bảng làm bài, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc. 
- HS làm bài.
- HS lên bảng sửa bài, lớp nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố, Dặn dò (3’): - Gọi 1 em nhắc lại cách So sánh hai số thập phân.
- Xem lại bài và làm bài ở VBT. Chuẩn bị bài sau: - Nhận xét tiết học.
 ___________________________________________
CHÍNH TẢ(Tiết 8): (Nghe - viết).
KÌ DIỆU RỪNG XANH
I. Mục tiêu:
- HS viết đúng bài chính tả , trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Tìm được các tiếng chứa yê,ya trong đoạn văn (BT2;tìm tiếng có chứa vần uyên thích hợp để điền vào ô trống (BT3).
II. Đồ dùng: Bảng nhóm + vở BT
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Bài cũ (5’): - GV đọc cho 2 em viết bảng lớp, cả lớp viết nháp những tiếng :(Sớm thăm tối viếng, Trọng nghĩa khinh tài, Ở hiền gặp lành, Liệu cơm gắp mắm). 
 - Nhận xét và sửa sai,ghi điểm.
3. Bài mới (25’): Giới thiệu bài - Ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động1 :Hướng dẫn nghe - viết.
a) Tìm hiểu nội dung bài viết:
- G ... , nhóm HS tích cực hoạt động.
- Dặn dò HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. 
Thứ sáu, ngày 11 tháng 10 năm 2013
TOÁN(Tiết 40):
VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu: 
- Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân (trường hợp đơn giản)
- BT cần làm: 1, 2, 3
II. Đồ dùng: Bảng nhóm + vở BT
III. Hoạt động dạy và học:
1. Bài cũ (4’): Kiểm tra kiến thức tiết học trước
2. Bài mới (27’):- Giới thiệu bài - Ghi đề “Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân” .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Ôn hệ thống lại bảng đơn vị đo độ dài:
a/ GV cho HS nêu lại các đơn vị đo dộ dài đã học từ lớn đến bé.
- Gọi một số em đọc bảng đơn vị đo dộ dài. 
b/ Yêu cầu HS nêu quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề.
+ 1km = ? hm ; 1hm = ?km 1m = ? dm ; 1dm = ?m
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và phát triển nhận xét chung về quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề. 
- GV chốt lại: Mỗi đơn vị đo độ dài gấp 10 làn đơn vị liền sau nó. Mỗi đơn vị đo độ dài bằng một phần mười ( 0,1) đơn vị liền trước nó.
c/ GV viên cho HS nêu quan hệ của một số đơn vị đo độ dài quen thuộc.
+ 1km = ?m ; 1m = ?km
+ 1m = ?cm ; 1cm = ?m
+ 1m = ?mm ; 1mm = ?m
+ 1m = ?dm ; 1dm = ?m
Ví dụ:
- GV nêu ví dụ: viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 
+ 6m 4dm =  m
- GV nêu cho HS làm tiếp ví dụ 
+ 12dm5cm =  dm
 9m25cm =  m
 7m8cm =  m
HĐ2: Thực hành:
Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS tự làm bài vào vở, GV giúp các HS yếu.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- GV chốt lại: kết quả là:
a/ 8m6dm = 8,6m ; b/ 2dm2cm = 2,2dm
c/ 3m7cm = 3,07m ; d/ 23m13cm = 23,13m
Bài 2: Cho HS đọc đề.
- Phân tích: Viết 3m4dm dưới dạng số thập phân có đơn vị là mét tức là viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
 3m4dm =  m.
Bài 3: Cho hs đọc yêu cầu của đề bài
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Chốt ý đúng:
a/ 5km302m = 5,302km b/ 5km75m = 5,075km
c/ 302m = 0,302km
Nhận xét,ghi điểm.
- 2-3 HS nêu. 
km, hm, dam, m, dm, cm, mm
1km = 10hm ; 1hm = 0,1km
1m = 10dm ; 1dm = 0,1m
- HS thảo luận và đi đến phát biểu chính xác.
1km = 1000m ; 1m = 0,001km
1m = 100cm ;1= 0,01m
1m = 1000mm ; 1mm = 0,001m
1m=10dm;1dm=0,1m
- Một vài HS nêu cách làm :
6m4dm = 6,4m
vậy 6m4dm = 6,4m
12dm5cm = 12,5dm
9m25cm = 9,25m
7m8cm = 7,08m
- 1 HS đọc cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp nhận xét rồi thống nhất kêt quả.
- HS đọc đề .
- HS tự làm các ý còn lại.
- HS đọc yêu cầu của đề cả lớp đọc thầm. 
- HS tự làm bài sau đó cả lớp thống nhất kết quả.
3. Củng cố, Dặn dò (5’): - Cho HS nhắc lại tên các đơn vị đo đô dài từ lớn đến bé và quan hệ của các đơn vị đo liền kề. 
 - Về nhà ôn lại bảng đơn vị đo độ dài.
 - Nhận xét tiết học.
 __________________________________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU (Tiết 16):
LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA
I. Mục đích yêu cầu: 
- Phân biệt được những từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong số các từ nêu ở BT1 
- Hiểu được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của các từ nhiều nghĩa (BT2); biết đặt câu phân biệt các nghĩa của 1 từ nhiều nghĩa (BT3)
II. Đồ dùng: Bảng nhóm + vở BT
III. Các họat động dạy - Học:
1. Bài cũ(5’): - Tìm từ ngữ miêu tả không gian tả về chiều rộng ? Đặt câu với từ đó ? 
 - Tìm từ ngữ miêu tả sóng nước tả làn sóng nhẹ ? Đặt câu với từ đó ? 
 Nhận xét, ghi điểm 
2. Bài mới (25’): 
 HĐ1: Giới thiệu bài 
* Trong tiết LTVC trước các em đã tìm hiểu các từ nhiều nghĩa là danh từ (răng, mũi, tai, lưỡi, đầu,) động từ (chạy, ăn,) trong giờ học hôm nay các em sẽ làm bài tập phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, nghĩa gốc với nghĩa chuyển và tìm hiểu các từ nhiều nghĩa là tính từ.
- GV ghi đề lên bảng.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ2,Hướng dẫn hs làm bài tập :
Bài 1 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS làm theo nhóm .
- Gọi đại diện 1 số nhóm báo cáo
* GV chốt lại:
a/ Từ “chín”(hoa, quả, hạt phát triển đến mức thu hoạch được) ở câu 1 với từ chín (suy nghĩ kĩ càng) ở câu 3 thể hiện 2 nghĩ khác nhau của một từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ chín (số tiếp theo số 8) ở câu 2.
b/ Từ “đường” ở câu 1 với từ “đường” ở câu 3 thể hiện hai nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ “đường” ở câu 2.
c/ Từ vạt (mảnh đất trrồng trọt trải dài trên đồi núi) ở câu 1 với từ vạt (thân áo) ở câu 3 thể hiện 2 nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ vạt (đẽo xiên) ở câu 2.
Bài 3. 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Cho HS làm bài cá nhân, sau đó một số em nêu kết quả.
4. Củng cố – Dặn dò (4’): 
- Nhắc lại nội dung. 
- Về nhà viết thêm bài vào vở những câu văn đã đặt ở bài 3.
- GV nhận xét tiết học.
- 1 HS đọc cả lớp đọc thầm.
- HS làm theo nhóm 
- Lần lượt từng nhóm báo cáo các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Bài 3.
Cao:
+ Có chiều cao hơn mức bt: Anh em câo hơn hẳn bạn bè cùng lớp
+ Có số lượng hoặc chất lượng hơn mức bt: Mẹ cho em vào xem Hội chợ hàng VN chất lượng cao.
Nặng:
+ Có trọng lượng hơn mức bt: Bé mới 4 tháng tuổi meg bế đã nặng trỉu tay
+ Ở mức độ câo hơn, trầm trọng hơn mức bt: Có bệnh mà không chạy chữa thì bệnh sẽ nặng thêm.
Ngọt:
+ Có vị như vị của đường, mật: Loại sô cô la này rất ngọt.
+ (Lời nói) nhẹ nhàng, dễ nghe: Cu cậu chỉ ưa nói ngọt
+ (Âm thanh) nghe êm tai: Tiếng đàn thật ngọt
TẬP LÀM VĂN(Tiết 16):
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
(Dựng đoạn mở bài, kết bài)
I. Mục tiêu:
- Nhận biết và nêu được cách viết hai kiểu mở bài: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp (BT1)
 - Phân biệt được hai cách kết bài: kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng (BT2); viết được đoạn mở bài kiểu gián tiếp, đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương (BT3).
II. Đồ dùng: Bảng nhóm + vở BT
III. Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ (5’): Gọi HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương đã được viết lại. 
 - GV nhận xét - ghi điểm
2. Bài mới (25’): 
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
b. Hướng dẫn bài mới:
Hoạt động 2: Luyện tập
MT: Biết dựng đoạn MB, KB
CTH:
 Bài 1: - Gọi HS đọc nội dung BT1.
- Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu mở bài (trực tiếp, gián tiếp).
- Cho HS đọc thầm 2 đoạn văn để làm bài 1.
- ?. Câu a mở bài theo kiểu nào?
- ?. Câu b mở bài theo kiểu nào?
Bài 2: Gọi HS đọc nội dung bài tập 2
- Cho HS nhắc lại kiến thức về hai kiểu kết bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm 2 đoạn văn.
- GV chốt lại: 
+ Giống nhau: Đều nói về tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết của bạn HS đối với con đường.
+ Khác nhau: Kết bài không mở rộng khẳng định con đường rất thân thiết với bạn HS.
+ Kết bài mở rộng: Vừa nói về tình cảm yêu quý con đường vừa ca ngợi công ơn của các bác công nhân vệ sinh đã giữ sạch con đường, đồng thời thể hiện ý thức giữ cho con đường luôn sạch đẹp.
Bài 3: Cho 1 HS đọc yêu cầu bài 3.
- GV hướng dẫn HS cách làm bài.
 Thu bài chấm,nhận xét bổ sung.
- Một số em đọc, lớp theo dõi – nhận xét.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS lần lượt nhắc lại:
+ Mở bài trực tiếp: Kể ngay vào việc (Bài văn kể chuyện) hoặc giới thiệu ngay đối tượng được tả (Bài văn miêu tả).
+ Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào chuyện (Hoặc vào đối tượng) định kể (Hoặc tả).
- HS đọc thầm 2 đoạn văn và nêu nhận xét.
- Mở bài trực tiếp.
- Mở bài gián tiếp.
- HS đọc.
- HS nêu:
+ Kết bài không mở rộng: Cho biết kết cục, không bình luận thêm.
+ Kết bài mở rộng: Sau khi cho biết kết cục, có lời bình luận thêm.
- HS đọc thầm 2 đoạn văn nêu nhận xét 2 cách kết bài.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS lắng nghe.
- Mỗi HS viết mở bài, kết bài theo yêu cầu.
3.Củng cố, Dặn dò(5’): - GV nhắc HS về hai kiểu mở bài (Trực tiếp, gián tiếp), hai kiểu kết bài (Không mở rộng, mở rộng) trong bài văn tả cảnh.
 - Dặn những HS viết 2 đoạn mở bài, kết bài chưa đạt về nhà viết lại để hôm sau thầy kiểm tra.
 - Nhận xét tiết học.
KĨ THUẬT
NẤU CƠM (TIẾT 2)
I. Mục tiêu:
- Biết cách nấu cơm bằng nồi cơm điện.
- Biết liên hệ việc nấu cơm ở gia đình.
- HS biết cách tiết kiệm năng lượng chất đốt trong nấu cơm.
- Có ý thức giúp gia đình nấu cơm
II. Đồ dùng dạy học: – dụng cụ nấu ăn, tranh ảnh, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
? Nêu cách nấu ăn bằng bếp đun?
- Nhận xét,đánh giá.
2. Dạy bài mới.
*Giới thiệu bài:Trực tiếp
Hoạt động 1:Tìm hiểu cách nấu ăn bằng nồi cơm điện.
-Yêu cầu hs đọc mục 2 và quan sát hình 4 sgk
? So sánh nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị nấu cơm bằng nồi điện với bếp đun?
? Nêu cách nấu cơm bằng nồi điện?
- Gọi hs lên bảng thực hành chuẩn bị nấu cơm bằng nồi điện .
- Nhận xét, hướng dẫn lại .
Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập.
? Có mấy cách nấu cơm? Là những cách nào?
? Gia đình em nấu cơm bằng cách nào, nêu cách nấu cơm đó?
- Gọi hs nhắc lại ghi nhớ sgk
- Nhận xét, đánh giá.
3.Củng cố - dặn dò.
? Khi nấu cơm bằng các loại bếp em cần sử dụng tiết kiệm năng lượng chất đốt như thế nào?
-Dặn về thực hiện nấu cơm giúp gia đình, chuẩn bị bài luộc rau.
- Nhận xét tiết học.
-2 hs nêu.
*Làm theo cặp
- Hs trao đổi, trả lời.
+ Giống: chuẩn bị gạo, nước, rá, vo gạo
+ Khác:dụng cụ nấu và nguồn nhiệt.
+ Rửa nồi, cho gạo vào và đổ nước vừa đủ, cắm điện, bật nút nấu.
- 2 hs lên thực hiện - lớp quan sát.
Làm cá nhân.
- 4-5 hs trả lời.
- 2 hs nhắc lại.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
 	- Đánh giá, nhận xét hoạt động tuần 8
	- Nêu phương hướng, nhiệm vụ tuần 9
II. Hoạt động trên lớp.
Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả hoạt động trong tuần:
- Lần lượt tổ trưởng các tổ báo cáo.
- Lớp theo dõi, bổ sung.
2. GV tổng hợp và nhận xét, đánh giá:
a). Đạo đức – nề nếp:
- Nhìn chung các em đều ngoan, lễ phép với người lớn tuổi, cư xử tốt với bạn bè.
- Sinh hoạt Đội nghiêm túc.
- Thực hiện tốt nội quy trường lớp.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông.
b) Học tập:
- Hoàn thành chương trình tuần 8
- Đa số HS tích cực, tự giác trong học tập, hăng hái xây dựng bài.
*. Hạn chế: Một số em còn thiếu tập trung trong giờ học (Minh, Thuận, Hiền)
c) Hoạt động khác:
- Công tác vệ sinh lớp học và vệ sinh chuyên theo khu vực thực hiện tốt.
	3. Tổ chức cho lớp bình chọn tổ, cá nhân tiêu biểu trong tuần.
	- Cá nhân:
	- Tổ: Tổ:
	4. GV thông qua kế hoạch hoạt động tuần 9.
	- Thực hiện chương trình tuần 9.
	- Thi đua dạy tốt – học tốt
	- Thi đua thực hiện “Đôi bạn cùng tiến”
	- Thi đua rèn chữ – giữ vở.
	- Tham gia tiết thao giảng.
- Ôn tập chuẩn bị Kiểm tra GHKI
	- Chấn chỉnh và làm tốt hơn công tác vệ sinh chuyên theo khu vực.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 8.doc