Bộ đề thi môn Tiếng Việt Lớp 5 các cấp

Bộ đề thi môn Tiếng Việt Lớp 5 các cấp

A. Tiếng việt:

 Bài 1: Cho một số từ sau:

 Đất đai, cần mẫn, bình minh, máy móc, cây cỏ, hòa hoãn, sáng sủa, thầy giáo, mùa màng, phấn khởi.

 Hãy xếp các từ tren vào ba nhóm: (từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại, từ láy)

 Bài 2: xác định từ loại:

 Cuộc đấu tranh, vội vàng, niềm tin, cái xấu, yêu thơng.

 Bài 3: Cho từ “Trờng Sơn”. Hãy đặt câu với từ “Trờng Sơn” gi chức vụ ngữ pháp khác nhau và chỉ rõ chúng giữ chức vụ gì?

 Bài 4: Xác định thành phần ngữ pháp trong câu sau:

 Ngồi bên cái cây to và ngồi sát vào cái chõng tre bốc khói chè tơi, ngời làng đều thấy có đợc sự yên tâm.

 

doc 15 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 16/03/2022 Lượt xem 217Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề thi môn Tiếng Việt Lớp 5 các cấp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2000 – 2001
Môn Tiếng việt
Ngày thi: 27/11/2000
Tiếng việt:
 Bài 1: Cho một số từ sau:
 Đất đai, cần mẫn, bình minh, máy móc, cây cỏ, hòa hoãn, sáng sủa, thầy giáo, mùa màng, phấn khởi.
 Hãy xếp các từ tren vào ba nhóm: (từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại, từ láy)
 Bài 2: xác định từ loại:
 Cuộc đấu tranh, vội vàng, niềm tin, cái xấu, yêu thương.
 Bài 3: Cho từ “Trường Sơn”. Hãy đặt câu với từ “Trường Sơn” giư chức vụ ngữ pháp khác nhau và chỉ rõ chúng giữ chức vụ gì?
 Bài 4: Xác định thành phần ngữ pháp trong câu sau:
 Ngồi bên cái cây to và ngồi sát vào cái chõng tre bốc khói chè tươi, người làng đều thấy có được sự yên tâm.
Cảm thụ văn học:
 “...màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như tờ giấy bóng. Cái đầu tròn và hai mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.”
 (Con chuồn chuồn nước – Tiếng Việt lớp 4).
 Theo em hình ảnh nào làm nên cái hay cái đẹp của đoạn văn? vì sao?
Tập làm văn:
Ngày 10 tháng 10 năm 2000 vừa qua, Đảng và nhà nước ta kỉ niệm long trọng 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Rùa vàng ở Hồ Gươm nổi lên theo dõi sự kiện trọng đại đó. Dựa vào truyện “sự tích Hồ Gươm”, em mượn lời rùa vàng kể lại lịch sử Thanh gươm Hồ Hoàn Kiếm.
Đề thi năm học: 2001 - 2002
Ngày thi 28/11/2001
Thời gian: 90 phút.
Tiếng Việt:
 Bài 1: Tìm tiếng ghép với “sáng” để có:
Một từ ghép tổng hợp.
Hai tiếng ghép phân loại.
Hai từ láy.
 Bài 2: Tìm hai từ cùng nghĩa với từ “quá cố” và đặt câu với từ tìm được.
 Bài 3: Xác định từ loại của các từ sau:
 Niềm vui, vui chơi,vui tươi, chiến tranh, cuộc kháng chiến, nỗi khổ, đáng yêu,tình yêu, kính yêu, cơn giận giữ.
 Bài 4: 
xác định chủ ngữ, vị ngữ câu sau:
 Tuy lưng còng nhưng bà tôi đi lại vẫn nhanh nhẹn.
Đặt 1 câu có trạng ngữ làm bộ phận song song.
Cảm thụ văn học:
 “ Con cò bay lả bay la
 Lũy tre đầu xóm, cây đa giữa đường
 Con đò lá trúc qua sông
 Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa.”
 Theo em hình ảnh nào của quê hương được tác giả nhắc tới trong đoạn thơ? Hình ảnh đó gợi cho em suy nghĩ gì.
Tập làm văn:
Em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 25 dòng) về ấn tượng ngày đầu đến trường đáng nhớ nhất trong cuộc đời học sinh.
Đề thi năm 2002 – 2003 (huyện)
Ngày thi 27/11/2002
Thời gian làm bài 90 phút
Từ ngữ - ngữ pháp:
 Câu 1: (2 điểm): Cho một số từ sau:
Thung lũng, cây cỏ, công kênh, nảy nở, bạn bè, hoa hồng,nhỏ nhắn, lăn tăn, mật hồ, mùa xuân.
Hãy xếp các từ trên vào ba nhóm:
Từ ghép có nghĩa phân loại 
Từ ghép có nghĩa tổng hợp
Từ láy.
 Câu 2: (2 điểm): Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu:
 “chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng.”
 Câu 3; (2 điểm): Đặt câu nói về chủ đề tình bạn theo mẫu;
TN – CN – VN.
CN – CN – VN.
 Câu 4: (2 điểm) Tìm 3 tiếng có thể kết hợp với “học” để tạo thành từ ghép. Đặt câu với các từ tìm từ được.
II. Cảm thụ văn học (3 điểm)
 “ Nói tre đâu chịu mọc cong 
 Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường .
 Lưng trần phơi nắng phơi sương 
 Chó manh áo cộc tre nhường cho con.”
 (Tre Việt Nam _Nguyễn Duy)
Em thấy đọan thơ trên có nhứng hình ảnh nào đẹp ?Vì sao?
III .Tập làm văn (7 điểm ):Viết một bài văn ngắn nói về một ngươi thân yêu nhất của em .
* Chú ý :Điểm trình bày và chữ viết toàn bài :2điểm.
Đề thi năm 2002 – 2003 (tỉnh))
Ngày thi 18/2/2003
Thời gian làm bài 90 phút
 Câu 1: (3 điểm): Cho một số từ sau:
 - Đường xá, nhà cửa, ăn mặc, đất nước,xe đạp, tung cánh, lướt nhanh, ngoan ngoãn, ấp úng, hoa súng, quanh co, ông bà.
Hãy xếp các từ trên vào ba nhóm:
Từ ghép có nghĩa phân loại 
Từ ghép có nghĩa tổng hợp
Từ láy.
 Câu 2: (2 điểm): xác định từ loại những từ sau:
 - tinh thần , kính trọng, đỏ thắm, rộng rãi, yêu cầu, phấn khởi, suy nghĩ, cách mạng, hồi hộp, sách vở, tư duy, yên tâm, nhiều nhặn, tốt tươi, ngoan ngoãn.
Câu 3: (1 điểm): xác định thành phần ngữ pháp trong câu sau:
 - Buổi sáng, ngoài đường, nhiều người tấp nập.
 - Hải, Hùng Linh là những người xuất sắc của đội bóng đá lớp em.
 Câu 4: (4điểm) Chép lại 4 khổ thơ trong bài “Sắc màu em yêu” (của tác giả Phạm Đình Ân- Sách Tiếng Việt lớp 5 tập 1) mà em yêu thích nhất và phát biểu cảm nghĩ của em về 4 khổ thơ đó.
 Câu 5: (8điểm) Tết Nguyên đán vừa qua đã để lại cho em nhiều kỉ niệm tốt đẹp. Hãy tả lại một buổi học vào ngày giáp Tế t mà em có nhiều ấn tượng nhất.
 *Chú ý: Điểm trình bày và chữ viết toàn bài: 2 diểm.
Đề thi năm 2004 – 2005 (tỉnh))
Ngày thi 22/2/2005
Thời gian làm bài 90 phút
I. Từ ngữ - ngữ pháp (7điểm):
 Câu 1: (2 điểm).
 Viết lại 2 câu ca dao (hay tục ngữ) có nội dung khuyên bảo về nói năng.
Câu 2: (2điểm)
 Giải nghĩa từ: “hòa thuận”, “năng đỡ”.
Câu 3 ( 3 điểm)
 Xác định các bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:
ở mảng đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua một vài cái bánh rợm.
Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo này lạng lẽ.
 II. Cảm thụ văn học: (4điểm)
 Nêu những cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của rừng mơ Hương Sơn được gợi tả qua đoạn thơ sau: 
 “ Rừng mơ ôm lấy núi
Mây trắng đọng thành hoa
 Gió chiều đông gờn gợn
Hương bay gần bay xa...”
(Rừng Mơ - Trần Lê Văn, TV 5 tập 1)
III. Tập làm văn:(7điểm)
 Hãy tả lại một nhân vật trong truyện em đã học (được đọc) theo tưởng tượng của em.
Chú ý: Điểm trình bày và chữ viết toàn bài 2 điểm
Đề thi năm 2005– 2006 (tỉnh))
Ngày thi 15/2/2006
Thời gian làm bài 90 phút
I. Từ ngữ - ngữ pháp (7 điểm)
 Câu 1 (2 điểm)
 Tìm 5 từ ghép có nghĩa phân loại và 5 từ ghép có nghĩa tổng hợp.
 Câu 2 ( 2điểm)
 Xác định từ “thật thà” trong các câu dưới đây là danh từ, động từ hay tính từ và chỉ rõ đó là bộ phận nào trong câu.
Chị Hoa rất thật thà.
Tính thật thà của chị Hoa kiến ai cũng mến.
Chị Hoa ăn nói thật thà, dễ nghe.
Thật thà là phảm chất tốt đẹp của chị Hoa.
 Câu 3(3 điểm)
 Xác định bộ phận chính, bộ phận phụ trong các câu sau:
Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.
Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông cá sấu cản trước mũi thuyền, trên cạn hổ rình xem hát này, con người phải thông và giàu nghi lực.
 II. Cảm thụ văn học: (4 điểm)
 Trong bài hành trình của bầy ong của nhà thơ Nguyễn Đức Dậu (tiếng Việt 5 – tập 1), có những câu thơ:
 “Với đôi cánh đẫm nắng trời
 Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa.
 ...
 Bầy ong rong ruổi trăm miền
 Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa,”
Hãy nêu cái hay cái đẹp, của từ “đẫm”.
Em hiểu nghĩa của câu thơ “Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa” là thế nào?
III. Tập làm văn (7 điểm)
 Viết một đoạn văn (khoảng 25 dòng) nói về cảm xúc của của em khi được tham dự kỳ thi học sinh giỏi tỉnh Hòa Bình năm học 2005 – 2006.
Chú ý: -Thí sinh không viết tên trường trong bài tập làm văn.
 - Điểm trình bày và chữ viết toàn bài (2 điểm)
Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi lớp 5
Năm học 2006 - 2007
Môn: Tiếng Việt
Thời gian làm bài: 90 phút.
I. Luyện từ và câu:
 Câu 1:(1 điểm) Điền vào chỗ trống s hoặc x để hoàn chỉnh câu thơ sau;
 Cuối .....uân, ....ấu trút lá
 .....ắc .....anh trải khắp vườn.
Câu 2:(2điểm)
 Trong các từ in đậm dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa?
Giá vàng ở trong nước tăng đột biến.
Tấm lòng vàng.
Ông tôi mua bộ vàng lưới mới để chuẩn bị cho vụ đánh bắt hải sản.
Câu 3:( 2 điểm)
 1, Sắp xếp các câu sau thành đoạn văn:
 a, Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động.
 b, Tối về Bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào tờ báo cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh.
 c, Lại những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa ri, thủ đô nước Pháp.
 d, Buổi sáng trước khi đi làm, bác để viên gạch vào trong bếp lò.
 2, Dựa vào đâu em sắp xếp được trình tự như vậy.
Câu 4:(2 điểm)
 Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép và xác định CN, VN trong câu.
Mùa thu về......
Nếu trời rét như mấy hôm nay ...
II. Cảm thụ văn học: (3 điểm)
 Viết lại một khổ thơ trong bài “Hạt gạo làng ta’ (Tác giả tràn Đăng Khoa trong sách TV lớp 5 tập 1 trang 1390 mà em yêu thích nhất. Vì sao/
II. Tập làm văn:(8 điểm) Viết một đoạn văn ngắn khoảng 20 dòng.
 Hãy kể lại một kỉ niệm khó quên về tình bạn.
 ( Mở bài và kết bài viết theo lối mở rộng)
*Chú ý: Toàn bài cho 2 điểm chữ viết và trình bày.
Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi lớp 5
Năm học 2007 - 2008
Môn: Tiếng Việt
Thời gian làm bài: 90 phút.
I. Từ ngữ - ngữ pháp: (8đ)
 Câu 1: (2đ)
 Phân biệt sự khác nhau về nghĩ của từ “ xuân” trong mỗi câu thơ sau;
 Mùa xuân là tết trồng cây
 Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
 Câu 2:(2đ) Viết đúng chính tả đoạn thơ sau:
Ai qua phú thọ
 Ai xuôi trung hà
Ai về hưng hóa
 Ai xuống khu ba
Ai vào khu bốn
Câu 3: (2đ) Xác định CN – VN của câu:
Diệu kỳ thay, trong một ngày, Cửa Tùng có ba màu nước biển.
Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà nước biển đổi sang màu lục.
Câu 4: (2đ)
 Hãy xếp các từ sau vào 3 nhóm; Từ ghép phân loại, từ ghép tổng hợp, từ láy.
 Giúp đỡ, chăm chỉ, hư hỏng, thung lũng, cây cỏ, tia nắng, san sẻ, xa lạ, khó khăn, bạn thân.
II. cảm thụ văn học:(3đ)
 Viết lại một khổ thơ trong bài ‘hạt gạo làng ta’ của trần Đăng khoa (sách tiếng Việt lớp 5 tập 1) mà em thích nhất. Vì sao em thích khổ thơ đó/
III. Tập làm văn: (7đ)
 Một lần em bị ốm được người thân chăm sóc tận tình, chu đáo. Em hãy nói suy nghĩ của mình lúc đó.
 ( Toàn bài được 2 điểm trình bày và chữ viết)
Đáp án: 2007 -2008
 I. Từ ngữ- ngữ pháp:
 Câu 1:
 _ “Xuân” ở câu 1 có nghĩa nói về mùa xuân trong bốn mùa.
 _ “Xuân” ở câu 2 có nghĩa là tươi đẹp, trẻ trung, đầy sức sống.
Câu 2: Viết hoa đúng tên địa lý; Phú Thọ, Trung Hà, Hưng Hóa, Khu ba, Khu Bốn.
Câu 3:
Diệu kỳ thay, trong một ngày, Cửa Tùng có ba màu nước biển.
 CN VN
 b. Trưa, nước biển xanh lơ và chiều tà thì nước biển đổi sang màu xanh lục
 CN VN CN VN
 Câu 4:
 - TGPL: Tia nắng, bạn thân.
TGTH: Thung lũng, cỏ cây, hư hỏng, san sẻ, giúp đỡ, xa lạ.
Từ láy: Chăm chỉ, khó khăn.
 ******************************************************
Đề thi năm 2007– 2008 (tỉnh))
Ngày thi 15/2/2006
Thời gian làm bài 90 phút
Câu 1 (1,5đ)
Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: thật thà, hiền lành, siêng năng.
ở mỗi từ trong từng cặp từ trái nghĩa nói trên, hãy tìm các từ trái nghĩa.
 Câu 2(1,5 đ) Xác định chức năng ngữ pháp (làm chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ) của đại từ tôi trong từng câu dưới đây:
Hôm nay tôi đi học.
Đây là quyể sách của tôi.
Cả nhà rất yêu quý tôi.
Người về đích sớm nhất trong cuộc thi chạy việt dã hôm ấy là tôi.
 Câu 3 (2đ) Tìm cặp quan hệ từ thích hợp để điền vào ô trống:
...trời mưa ...chúng em sẽ nghỉ lao động.
...nhờ cha mẹ quan tâm dạy dỗ ...em bé này rất ngoan.
.... Lan ốm .... Lan vẫn đi học.
....Nam hát hay ... nam vẽ cũng giỏi.
Câu 4(1đ) Trong từ hạnh phúc, tiếng phúc có nghĩa là điều may mắn tốt lành.
Nhưng tiếng phuca còn có nghĩa đáp lại, như trong từ phúc đáp.
Cho các từ sau: phúc hậu, phúc lợi, phúc ấm, phúc đức, diễm phúc, hồng phúc, phúc đáp, phúc khảo,phúc tra, phúc phận, chúc phúc,đại phúc, quả phúc.
Hãy xếp thành hai nhóm:
Nhóm 1: tiếng phúc có nghĩa là điều may mắn tốt lành.
Nhóm 2; tiếng phúc có nghĩa là đáp lại.
Câu 5:(4đ) Trong bài Tiếng đàn ba – la - lai – ca trên sông Đà, nhà thơ Quang Huy đã miêu tả một đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động trên công trường sông Đà như sau:
 Lúc ấy
 Cả công trường ngủ say cạnh dòng sông
 Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
 Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ
 Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
 Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.
 Khổ thơ trên có hình ảnh nào đẹp nhất? Hình ảnh đó cho ta thấy ý nghĩa gì sâu sắc?
Câu 6 (8đ) Hãy tả lại một cảnh vật thiên nhiên mà em thích (ngọn núi, cánh rừng, dòng sông, bãi biển, hồ nước, dòng thác,...)
 *Chú ý: Điểm trình bày và chữ viết toàn bài (2điểm)
Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi lớp 5
Năm học 2010 - 2011
I. Luyện từ và câu:
 Câu 1: (2đ) Trong các từ sau: Xinh, chăm chỉ, hỗn láo, siêng năng, lễ phép, gian dối, thật thà, hư hỏng. Tìm từ trái nghĩa với từ ngoan.
 Câu 2: (1đ) Viết lại câu văn sau cho đúng. Chỉ rõ chỗ sai?
Dù ở xa trường nên ngày nào Hoa cũng đi hoc rất sớm.
Nếu chúng ta chăm học nên nhất định chúng ta sẽ đạt điểm cao.
 Câu 3: (2đ)
 Tìm từ, cặp từ quan hệ ở mỗi câu sau và nêu sõ tác dụng của chúng:
Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu cua Họa Mi đã làm cho tất cả bừng tỉnh giấc.
Nếu rừng cây cứ bị chặt phá xơ xác thì mặt đất sẽ ngày càng thưa thớt vắng bóng chim.
 Câu 4: (2đ) Xác định thành phần ngữ pháp trong câu sau:
Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ.
Vào buổi sáng, trên cánh đồng hoa, hoa cúc, hoa hồng đua nhau khoe sắc.
II. Cảm thụ văn học: (3đ)
 Viết lại 1 khổ thơ bài “Hạt gạo làng ta” mà em thích nhất. Vì sao?
III. Tập làm văn: (8đ) Viết một bài văn ngắn khoảng 20 dòng.
 Gió mùa đông bắc tăng cường, mẹ mua cho em chiếc áo ấm. Em hãy nói cảm nghĩ của mình lúc đó.
 (Mở bài và kết bài viết theo lối mở rộng).
 (Toàn bài cho 2 điểm chữ viết và trình bày)
 (Thời gian 60 phút)
1, Tìm 5 từ cùng nghĩa với từ mẹ ( chỉ người mẹ ở nhiều vùng, miền trên đất nước ta).
2, Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các thành ngữ sau:
	- Chân....đá....
	- Chân....tay....
	- ......Chân....tay
	- Chân....mắt....
	- Tim....chân....
3, Chỉ ra từ dùng sai trong từng câu sau và sửa lại cho đúng. Nêu rõ lý do vì sao em cho rằng từ đó dùng sai.
	a, Tính tình anh ấy rất hiền lành, nhưng khi ra trận đánh giặc thì táo tợn vô cùng.
	b, Học sinh sẽ hiểu sai vấn đề cô giáo truyền tụng lại. 
4, Cho các từ sau: Trường học, ngủ, già, phấn khởi, tre, em bé, dưa hấu, cô giáo, ngọt, sôi nổi. 
a, Xếp các từ theo 3 nhóm: danh từ, động từ, tính từ.
b, Ghép một danh từ với một động từ hoặc tính từ để tạo thành các cụm từ hợp nghĩa.
5, Xác định bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn sau: 
	Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh.
6, Trong bài " Đất nước", nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết:
	Mùa thu nay khác rồi,
	Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi, 
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.
	Em hãy cho biết: các động từ và tính từ in ngả ở hai câu thơ cuối có tác dụng gợi tả sinh động như thế nào?
7, Sau những cơn mưa đầu xuân, cây cối quanh em có nhiều thay đổi. Hãy viết bài văn ngắn ( 15 - 20 dòng) tả lại một cây ( thường trồng để ăn quả hoặc lấy bóng mát) đang vào mùa thay đổi ấy.
Tiếng Việt lớp 5
(Thời gian 60 phút)
1, Phân biệt nghĩa của các từ sau: Thầy giáo, cô giáo, giáo viên, nhà giáo.
2, Tìm 4 từ ngữ cùng nghĩa hoăch gần nghĩa với từ " quê hương".
3, Đặt câu với mỗi thành ngữ sau: - Học đâu hiểu đấy
	 - Máu chảy ruột mềm.
4, Xác định động từ, danh từ, tính từ có trong đoạn thơ sau:
	Nắng vàng tươi rải nhẹ
	Bưởi tròn mọng trĩu cành
	Hồng chín như đèn đỏ
	Thắp trong lùm cây xanh.
5, Chỉ rõ bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu sau:
	a, Trâu là loài vật ăn cỏ.
	b, Con trâu nhà em đang ăn cỏ.
	c, Em mang cỏ cho trâu ăn.
	d, Người nông dân coi trâu như người bạn.
6, Trong bài " Về thăm bà", nhà văn Thạch Lam có viết:
	" Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ".
	Em cảm nhận được ý nghĩa gì đẹp đẽ qua đoạn văn trên ? 
7, Ngày Tết, mỗi nhà thường có một lọ hoa trang trí cho căn phòng thêm đẹp. Hãy viết bài văn ngắn ( khoảng 15 - 20 dòng) tả lọ hoa Tết của gia đình em.
 (Thời gian 60 phút)
Câu 1: 	Việt Nam đất nước ta ơi !
	Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn ? 
	( Trích Việt Nam thân yêu...Tiếng Việt 4 )
	a, Tìm bốn từ ghép gần nghĩa với từ đất nước.
	b, Giải nghĩa từ: Biển lúa
	 Đặt một câu với từ đó
Câu 2:	Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của hai câu tục ngữ sau:
	 - Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.
	 - Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
Câu 3: 	Tìm trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
	- Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù.
	- Lúc tảng sáng, lúc chập tối, ở quãng đường này, dân làng qua lại rất nhộn nhịp.
Câu 4: Biến đổi câu sau đây thành câu cảm, câu hỏi, cầu khiến:
	Mùa xuân đến.
Câu 5: Trong bài " Mẹ vắng nhà ngày bão" ( Tiếng Việt 4 ) - Có khổ kết thúc:
	Thế rồi cơn bão qua
	Bầu trời xanh trở lại.
	Mẹ về như nắng mới
	Sáng ấm cả gian nhà.
	Câu thơ " Mẹ về như nắng mới, sáng ấm cả gian nhà" nói lên những tình cảm gì của bố và hai con sau nhiều ngày mong đợi ?
Câu 6:
	Mượn lời trâu trong chuyện " Trí khôn của ta đây" ( đã đọc ở lớp 2 ), em hãy kể lại truyện đó. 
 (Thời gian 60 phút)
1, Tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa và trái nghĩa với mỗi từ sau: Lạnh, um tùm, chăm chỉ.
2, Giải thích các thành ngữ sau:
	Một nắng hai sương
	Chân lấm tay bùn.
	Kể thêm một số thành ngữ nói về tính cần cù và sự vất vả của người nông dân trong công việc đồng áng.
3, Ghép thêm trạng ngữ ( Chỉ thời gian, địa điểm hoặc chỉ nguyên nhân, mục đích ) cho từng vế câu sau để tạo thành câu có trạng ngữ.
	- Trời đầy sương.
	 - Chúng em hăng hái phát biểu.
	- Chúng em thi đua học tốt
	- Hồng đi cắt lá chuối khô che kín chuồng gà.
4, Phân tích ngữ pháp ( Bộ phận chính, bộ phận phụ ) của các câu sau:
	a, Chúng tôi đi bên những thác trắng xoá tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối đỏ như ngọn lửa.
	b, Trong những năm đi đánh giặc, nỗi nhớ đất đai, nhà cửa, ruộng vườn lại cháy lên trong lòng anh. 
5, 	" Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra " 
	a, Hãy tìm một câu ca dao có nội dung tương tự mà em đã được học.
	b, Hãy cho biết tác dụng ( cái hay ) của biện pháp so sánh ở câu trên .
6, Hãy viết khoảng 25 dòng về ngôi trường thân yêu của em. 

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_thi_mon_tieng_viet_lop_5_cac_cap.doc