Giáo án giảng dạy tuần 32 khối 5

Giáo án giảng dạy tuần 32 khối 5

Tiết 1: TẬP ĐỌC

Vương quốc vắng nụ cười

I.Mục tiêu :

 - Đọc đúng các tiếng, từ khó: rầu rĩ, lạo xạo, tâu lạy, sườn sượt, ảo não, ra lệnh, sằng sặc.

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

 Nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả sự buồn chán, âu sầu của vương quốc, sự thất vọng của mọi người khi viên đại thần đi du học về.

- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng chậm rãi, thay đổi giọng linh hoạt phù hợp với nội dung truyện và nhân vật.

- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: nguy cơ, thân hình, du học

- Hiểu nội dung truyện (phần đầu): Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.

 

doc 44 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1077Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy tuần 32 khối 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32
Thứ hai ngày 21 tháng 4 năm 2008
_______________________________________
Tiết 1: TẬP ĐỌC
Vương quốc vắng nụ cười
I.Mục tiêu :
 - Đọc đúng các tiếng, từ khó: rầu rĩ, lạo xạo, tâu lạy, sườn sượt, ảo não, ra lệnh, sằng sặc..
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. 
 Nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả sự buồn chán, âu sầu của vương quốc, sự thất vọng của mọi người khi viên đại thần đi du học về.
- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng chậm rãi, thay đổi giọng linh hoạt phù hợp với nội dung truyện và nhân vật.
- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: nguy cơ, thân hình, du học
- Hiểu nội dung truyện (phần đầu): Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài đọc
III. Các hoạt động dạy - học
 A. KTBC: HS đọc và TLCH bài: Con chuồn chuồn nước
 B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Dùng tranh minh hoạ
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
 a. Luyện đọc
- Yêu cầu 3 HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài, GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS
- Gọi HS đọc phần chú giải SGK
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc toàn bài
3 HS đọc tiếp nối.
1 HS đọc chú giải
Đọc theo cặp
2 HS đọc toàn bài
GV đọc bài: Giọng rõ ràng, chậm rãi 
 b. Tìm hiểu bài
Cho HS đọc thầm từng đoạn, cả bài, TLCH
* Cuộc sống vô cùng buồn chán vì thiếu tiếng cười
Nêu câu hỏi 1 SGK
Nêu câu hỏi 2 SGK
Nêu câu hỏi 3 SGK
 Mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn,
Vì cư dân ở đó không ai biết cười
Nhà vua cử một viên đại thần đi du học nước ngoài chuyên về môn cười
* Nhà vua cử người đi du học bị thất bại
Nêu kết quả của viên đại thần đi du học
Sau 1 năm, viên đại thần trở về, xin chịu tội vì đã gắng hết sức nhưng học không vào 
*Hy vọng mới của triều đình
Điều gì xảy ra ở đoạn cuối của bài
Thái độ của nhà vua như thế nào khi nghe tin đó?
Thị vệ bắt được một kẻ đang cười sằng sặc ở ngoài đường
Nhà vua phấn khởi ra lệnh dẫn người đó vào
Cho HS nêu nội dung của bài – GV chốt, ghi bảng (như mục I)
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL
Yêu cầu 4 HS đọc truyện theo hình thức phân vai: người dẫn truyện, nhà vua, viên đại thần, thị vệ. Yêu cầu HS cả lớp theo dõi để tìm giọng đọc.
Gọi HS đọc phân vai lần 2.
Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2, 3.
GV đọc mẫu.
Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm 4 HS.
Tổ chức cho HS thi đọc.
GV nhận xét và cho điểm.
Đọc và tìm giọng đọc (như đã hướng dẫn ở phần luyện đọc).
4 HS đọc bài trước lớp.
+ Theo dõi GV đọc.
4 HS ngồi 2 bàn trên dưới luyện đọc theo vai.
HS thi đọc diễn cảm theo vai 
3 HS thi đọc toàn đoạn.
3. Củng cố: Nhận xét tiết học
	 __________________________________________________
Tiết 2: TOÁN
Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên
I. Mục tiêu. Giúp HS ôn tập về :
 Phép nhân, phép chia các số tự nhiên: cách làm tính, tính chất, mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia, giải các bài toán liên quan đến phép nhân, phép chia.
II. Các hoạt động dạy - học
1. Giới thiệu bài
2 . Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài
Chốt: kĩ thuật nhân, chia
Bài 2: 
 Yêu cầu HS tự làm bài, chữa bài
GV chốt cách tìm thừa số chưa biết và số bị chia chưa biết
Bài 3 + 4:
Cho HS tự làm bài rồi chữa bài 
GV chấm, nhận xét một số bài
 Bài 5: Cho HS đọc bài toán rồi tự làm và giải thích cách làm
 Mỗi HS làm 3 phép tính. 
a. 2057 7368 24
 13 0168 307
 6171 00
 2057
 26741
 x = 35; x = 2665
HS tự làm, tiếp nối nhau đọc kết quả, phát biểu bằng lời các tính chất
1 HS chữa bài
Đáp số: 112500 đồng
 3. Củng cố: - Nội dung luyện tập
 - Nhận xét tiết học.
	 __________________________________________________
Tiết 3: CHÍNH TẢ
Nghe viết: Vương quốc vắng nụ cười
I. Mục tiêu: 
- Nghe- viết chính xác, đẹp đoạn từ Ngày xửa ngày xưa trên những mái nhà trong bài Vương quốc vắng nụ cười.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt s/x 
- Giáo dục HS tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy - học
 BT 2a hoặc 2b viết vào giấy khổ to (đủ dùng theo nhóm 4 HS).
III. Các hoạt động dạy - học
 A. KTBC: Gọi 3 HS lên bảng viết một số từ ở BT 2a 
 B. Bài mới
1. Giới thiệu bài – Nêu yêu cầu của tiết học
2. Hướng dẫn HS nghe viết
a. Tìm hiểu nội dung bài viết
- Gọi HS đọc đoạn văn 
Đoạn văn kể cho chúng ta nghe chuyện gì? 
Những chi tiết nào cho thấy cuộc sống ở đây rất tẻ nhạt và buồn chán?
 2 HS đọc. Cả lớp theo dõi
 Đoạn văn kể về một vương quốc rất buồn chán và tẻ nhạt vì người dân ở đó không ai biết cười.
Mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa chưa nở đã tàn, toàn gương mặt rầu rĩ, héo hon.
b. Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
Đọc và viết các từ: vương quốc, kinh khủng, rầu rĩ, héo hon, nhộn nhịp, lạo xạo, thở dài
c. HS viết chính tả
 GV chấm, nhận xét 1 số bài
 Đổi vở, soát lỗi
3. Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài 2a: 
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm.
- Yêu cầu 1 nhóm dán phiếu lên bảng. Đọc mẩu chuyện đã hoàn thành. HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Gọi HS đọc lại mẩu chuyện, 
 1 HS đọc yêu cầu bài tập trước lớp.
4 HS tạo thành 1 nhóm, trao đổi và hoàn thành phiếu.
Đọc bài, nhận xét.
Đáp án: vì sao - năm sau - xứ sở - gắng sức - xin lỗi - sự chậm trễ.
 4. Củng cố: Nhận xét tiết học. 
 _________________________________________________
 Thứ ba ngày 22 tháng 4 năm 2008
 Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu
I.Mục tiêu. 
- Hiểu tác dụng, ý nghĩa của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu.
- Xác định được trạng ngữ chỉ thời gian trong câu.
- Thêm đúng trạng ngữ chỉ thời gian cho phù hợp với nội dung từng câu.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn BT 1 phần Luyện tập
 Giấy khổ to và bút dạ
III. Các hoạt động dạy - học
 A. KTBC: Trạng ngữ chỉ nơi chốn có ý nghĩa gì trong câu?
 Trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu trả lời cho câu hỏi nào?
 B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài – Nêu yêu cầu của tiết học
 2. Tìm hiểu ví dụ
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT
- Yêu cầu HS tìm trạng ngữ trong câu
- Gọi HS phát biểu ý kiến
- GV gạch chân dưới trạng ngữ
Bài 2: Cho HS thảo luận, phát biểu
GV chốt
Bài 3 và 4: Cho HS hoạt động trong nhóm
Gọi 1 nhóm dán phiếu lên bảng
GV cùng các nhóm khác nhận xét
+ Trạng ngữ chỉ thời gian có ý nghĩa gì trong câu?
+ Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi nào?
1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài
Thảo luận
Trạng ngữ: Đúng lúc đó
Bổ sung ý nghĩa thời gian cho câu, để xác định thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu
Thảo luận trong nhóm, phát biểu. VD:
Ngày mai, lớp em kiểm tra Toán.
 Khi nào lớp mình kiểm tra Toán?
 giúp ta xác định thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu
Bao giờ? Khi nào? Mấy giờ?
Ghi nhớ: Gọi HS đọc SGK
Luyện tập
Bài tập 1: 
Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài 
Yêu cầu HS tự làm bài
GV nhận xét
Bài tập 2a: 
Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài 
 Yêu cầu HS tự làm
1 HS đọc thành tiếng yêu cầu và nội dung của bài
 2 HS lên bảng làm bài
Lớp làm vào vở BT, nhận xét bài của bạn. Đáp án:
Buổi sáng hôm nay - Vừa mới ngày hôm qua - Qua một đêm mưa rào
 1 HS đọc thành tiếng
 Tự làm vào vở BT
Gọi HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh
GV nhận xét, kết luận lời giải đúng
 1 số HS đọc đoạn văn
5. Củng cố: Nội dung bài - Nhận xét tiết học
	______________________________________________________
 Tiết 2: TOÁN
Ôn tập về biểu đồ
I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập về: 
Đọc, phân tích và xử lí số liệu trên biểu đồ tranh và biểu đồ hình cột
II. Đồ dùng: Các biểu đồ trang 164, 165, 166 SGK
III. Các hoạt động dạy - học
Giới thiệu bài – Nêu yêu cầu tiết học
Hướng dẫn ôn tập
Bài 1: 
Yêu cầu HS quan sát biểu đồ và tự trả lời câu hỏi
Bài 2: Tiến hành tương tự bài 1
Bài 3: Yêu cầu HS đọc biểu đồ, làm bài tập
Gọi HS trình bày
GV nhận xét, chốt lời giải
 Làm việc cá nhân
a. 16 hình: 4 hình tam giác, 7 hình vuông, 5 hình chữ nhật
b. 1 hình
đáp án: a. 921 km2; 1255 km2; 2095 km2
b. Diện tích Đà Nẵng lớn hơn diện tích Hà Nội: 334 km2
Diện tích Đà Nẵng bé hơn diện tích thành phố Hồ Chí Minh là: 840 km2
1 HS lên bảng chữa bài
a. 2100 m
b. 6450 m
 3. Củng cố: Nội dung bài
 	 Nhận xét tiết học 
 Tiết 4: KỂ CHUYỆN
Khát vọng sống
I. Mục tiêu
- Dựa vào tranh minh hoạ và lời kể của GV, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Khát vọng sống.
- Lời kể tự nhiên, sáng tạo, phối hợp với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt.
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
- Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi con người với khát vọng sống mãnh liệt đã vượt qua đói, khát, chiến thắng thú dữ, chiến thắng cái chết.
II. Đồ dùng dạy - học
 Tranh minh hoạ trang 136, SGK.
III. Các hoạt động dạy học
 A. KTBC: 
 Gọi 2 HS kể lại câu chuyện về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia.
 B. Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn kể chuyện 
a. GV kể chuyện
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ, đọc nội dung mỗi bức tranh.
- GV kể chuyện lần 1.
- GV kể chuyện lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ và đọc lời dưới mỗi tranh.
Đặt câu hỏi để HS nắm được cốt truyện.
Giôn bị bỏ rơi trong hoàn cảnh nào?
Chi tiết nào cho em thấy Giôn rất cần sự giúp đỡ?
Giôn đã cố gắng như thế nào khi bị bỏ lại một mình như vậy?
Quan sát, đọc nội dung
HS tiếp nối nhau trả lời câu hỏi đến khi có câu trả lời đúng.
 giữa lúc bị thương
Giôn gọi bạn như 1 người tuyệt vọng
Anh ăn quả dại, cá sống cho qua ngày
b. Thực hành kể chuyện 
* Kể chuyện trong nhóm
 - Cho HS tập kể theo nhóm, nêu ý nghĩa câu chuyện 
GV theo dõi, giúp đỡ các em
 * Thi kể chuyện trước lớp
- Tổ chức cho thi kS thi kể 
- Gọi HS kể toàn truyện 
 4 HS tạo thành một nhóm. HS kể tiếp nối trong nhóm. Mỗi HS kể nội dung 1 tranh.
2 lượt HS thi kể. Mỗi HS chỉ kể về nội dung một bức tranh.
3 HS kể chuyện.
Củng cố : Câu chuyện ca ngợi ai? Ca ngợi về điều gì?
 Nhận xét tiết học	 
Thứ tư ngày 23 tháng 4 năm 2007
Tiết 1: TẬP ĐỌC
Ngắm trăng – Không đề
I. Mục tiêu
 - Đọc đúng các tiếng, từ khó: rượu, trăng soi, cửa sổ, đường non, rừng sâu
 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ, ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ.
 - Đọc diễn cảm hai bài thơ với giọng ngân nga thể hiện tâm trạng ung dung, thư thái, hào hứng, lạc quan của Bác trong mọi hoàn cảnh
 - Hiểu nội dung bài thơ: Nói lên tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống của Bác, từ đó khâm phục, kính trọng và học tập ở Bác tinh thần lạc quan, yêu đời, không nản chí trước khó khăn
- Học thuộc  ... tiết
	________________________________________________________
Tiết 2: THỂ DỤC
Môn thể thao tự chọn. Trò chơi: Nhảy dây
I. Mục tiêu:
- Ôn một số nội dung của môn tự chọn.Yêu cầu biết cách thực hiện và thực hiện được động tác cơ bản đúng.
- Trò chơi: Nhảy dây. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Địa điểm và phương tiện
Sân tập an toàn, dây
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Hoạt động của GV
TG - SL
Hoạt động của HS
A. Mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến yêu cầu tiết học
- Cho HS khởi động
- Cho HS tập bài thể dục phát triển chung
 B. Cơ bản
1. Môn tự chọn: Đá cầu
 - Ôn tâng cầu bằng đùi
GV nhận xét, uốn nắn chung
- Ôn chuyền cầu theo nhóm 2 người
2. Nhảy dây
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau
- Tổ chức cho HS thi nhảy dây
GV bao quát lớp
C. Kết thúc
- Cho HS thả lỏng
- Hệ thống bài, nhận xét tiết học.
46 phút
1822phút
4 6 phút
Cán sự tập hợp lớp, báo cáo sĩ số.
Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên, đi theo vòng tròn và hít thở sâu
Tập theo đội hình hàng ngang xem ai tâng cầu giỏi
Tập theo đội hình 4 hàng ngang quay mặt vào nhau từng đôi một
Tập đồng loạt theo tổ tập luyện
Cùng nhảy xem bạn nào nhảy lâu nhất
Đi đều và hát
Cùng GV hệ thống bài.
 ________________________________________________________
Tiết 3: TỰ HỌC
Hoàn thiện một số tiết học
I. Mục tiêu
- Rèn kiến thức và kĩ năng của một số môn đã học trong ngày, cụ thể là: Toán, Địa lí
- HS có ý thức tự học
II. Đồ dùng dạy học: Vở BT Toán. BT Địa lí
III. Các hoạt động dạy - học
1. Giới thiệu bài – Nêu yêu cầu của tiết học
2. Định hướng tiết học
HS làm BT Toán tiết: Ôn tập về các phép tính với phân số 
Địa lí bài: Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam
3. Hoạt động tự học
a. Môn Toán
- Yêu cầu HS mở BT Toán T93, 94 làm tất các các BT.
- GV bao quát lớp, giúp đỡ HS yếu
- Chữa bài, chốt kết quả đúng.
HS làm bài, chữa bài. Đáp án:
Bài 1: 
Bài 2: 
Bài 3: a. b. 
Bài 4: a. (vườn hoa) b. 15 m2
b. Địa lí
- Yêu cầu HS mở BT Địa lí 
T 57, 58 làm các bài tập
- GV bao quát lớp, giúp đỡ HS yếu
- Tổ chức chữa bài (nêu miệng)
HS làm bài, nêu đáp án đúng
Bài 1: ý 2
Bài 2: cá, tôm , hải sâm, bào ngư, đồi mồi, sò huyết,  
Bài 3: ý 3 
Bài 4: Thứ tự b - d - a - c
4. Nhận xét tiết học
_________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 27 tháng 4 năm 2007
Tiết 1: TẬP LÀM VĂN
Luyện tập xây dựng mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật
I. Mục tiêu: 
- Củng cố kiến thức về mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật.
- Thực hành viết mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả con vật mà HS đã miêu tả hình dáng và hoạt động để hoàn thành bài văn miêu tả con vật.
- Giáo dục HS yêu quý và bảo vệ loài vật.
II. Đồ dùng dạy - học: Giấy khổ to và bút dạ
III. Các hoạt động dạy - học
 	A. KTBC: Gọi 2 HS đọc đoạn văn miêu tả hình dáng con vật
 2 HS đọc đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật.
 	B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài 1: 
 Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
+ Thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng?
Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
+ Đoạn mở bài, kết bài mà em vừa tìm được giống kiểu mở bài, kết bài nào đã học?
+ HS khá giỏi: Để biến đổi mở bài và kết bài trên thành mở bài trực tiếp và kết bài không mở rộng em chọn những câu văn nào?
Bài 2: 
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
Yêu cầu HS tự làm bài
 Nhắc HS viết đoạn mở bài gián tiếp cho phù hợp với 2 đoạn tả ngoại hình và hoạt động của con vật em yêu thích đã tả ở tiết học trước.
Gọi HS làm bài tập vào giấy khổ to dán bài lên bảng. Đọc bài, GV cùng lớp nhận xét, sửa chữa 
1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp
4 HS tiếp nối nhau phát biểu 
Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi
Đây là kiểu mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng
Mở bài trực tiếp: Mùa xuân là mùa công múa.
Kết bài không mở rộng bài dừng lại ở câu: Chiếc ô màu sắc đẹp đến kỳ ảo xập xoè uốn lượn dưới ánh nắng xuân ấm áp.
2 HS làm bài vào giấy khổ to, HS dưới lớp làm vào vở
Tiếp nối nhau đọc bài, nhận xét bài của bạn
Nhận xét
3 đến 5 HS đọc đoạn mở bài của mình
5. Củng cố: Nhận xét tiết học
	 ________________________________________________
Tiết 2: NGOẠI NGỮ
GV dạy chuyên
	 ______________________________________________
Tiết 3: TOÁN
Ôn tập về các phép tính với phân số (tiếp)
I. Mục tiêu. 
Giúp HS ôn tập, củng cố kĩ năng thực hiện phép nhânvà phép chia phân số
II. Các hoạt động dạy - học
1. Giới thiệu bài – Nêu yêu cầu của tiết học 
2. Luyện tập
Bài 1: 
Yêu cầu HS tự thực hiện phép nhân và phép chia phân số
Bài 2: Giúp HS biết sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính để tìm x
Bài 3: Yêu cầu HS tự tính rồi rút gọn
Bài 4: Yêu cầu HS đọc đề bài rồi tự giải lần lượt từng phần
HS tự làm, 1 số em chữa bài
a. 
Tự làm bài, 3 HS chữa bài
a. x = b. x = c. x = 
a. m và m2 b. 25 ô vuông
3. Củng cố: Nhận xét tiết học 
_______________________________________________
Tiết 4: SINH HOẠT 
 Sinh hoạt Đội
I.Mục tiêu:
- Kiểm điểm các hoạt động của chi đội trong tháng 4.
- Đề ra phương hướng hoạt động của chi đội trong tháng 5
- Sinh hoạt văn nghệ theo chủ đề “Hòa bình hữu nghị”
II. Nội dung
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số các phân đội
2. Các phân đội trưởng báo cáo các mặt hoạt động của phân đội mình
Các thành viên trong phân đội nhận xét, bổ sung
3. Bầu đội viên xuất sắc, phân đội xuất sắc
4. GV phụ trách nhận xét, giao nhiệm vụ
a. Nhận xét
Chi đội thực hiện tương đối tốt các hoạt động mà liên đội đề ra, thực hiện tốt chương trình rèn luyện đội viên
Đa số các đội viên tham gia hoạt động Đội nhiệt tình, sôi nổi
Một số đội viên chưa có ý thức tham gia các hoạt động Đội: Dẫn, Tiến, Ba
 b. Giao nhiệm vụ
Duy trì các nề nếp mà liên đội đề ra
Tập trung vào việc học tập chuẩn bị cho thi cuối kì II
5. Sinh hoạt văn nghệ theo chủ đề: Hòa bình hữu nghị
HS hát, múa, đọc thơ, kể chuyện, hoạt cảnh  theo chủ điểm: Hòa bình hữu nghị
6. Chi đội trưởng tuyên bố kết thúc buổi sinh hoạt.
 _________________________________________________
Buổi chiều
Tiết 1: KHOA HỌC
 Trao đổi chất ở động vật.
I. Mục tiêu:Giúp HS:
- Nêu được trong quá trình sống động vật lấy gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì?
- Vẽ sơ đồ và trình bày sự trao đổi chất ở động vật.
- Giáo dục HS biết cách chăm sóc động vật.
II. Đồ dùng dạy – học: Giấy A4.
Sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật viết sẵn vào bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
 A. KTBC: Động vật thường ăn những loại thức ăn gì để sống?
 Vì sao một số loài động vật lại gọi là động vật ăn tạp? Kể tên một số con vật ăn tạp mà em biết.
 B. Bài mới
1. Giới thiệu bài - Nêu yêu cầu của tiết học
2. Nội dung
 * Hoạt động 1: Trong quá trình sống, động vật lấy gì và thải ra môi trường những gì?
 Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 128, SGK và mô tả những gì trên hình vẽ mà em biết.
Những yếu tố nào động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường để duy trì sự sống?
Đông vật thường xuyên thải ra môi trường những gì trong quá trình sống?
Quá trình trên được gọi là gì?
+ Thế nào là quá trình trao đổi chất ở động vật?
GV kết luận
 HS trao đổi nhóm đôi rồi trình bày, HS khác nhận xét bổ sung.
 thức ăn, nước, ô xi có trong không khí
Thải ra khí các bô níc, phân, nước tiểu
Quá trình đó gọi là quá trình trao đổi chất ở ĐV
HS nêu
 * Hoạt động 2: Sự trao đổi chất giữa động vật và môi trường. 
 Sự trao đổi chất ở động vật diễn ra như thế nào?
 Trao đổi theo cặp rồi trả lời
 Treo bảng phụ có ghi sẵn sơ đồ trao đổi chất ở động vật và gọi 1 HS lên bảng vừa chỉ vào sơ đồ vừa nói về sự trao đổi chất ở động vật
 - GV kết luận: 
HS dưới lớp lắng nghe, nhận xét bổ sung (nếu cần).
* Hoạt động 3: Thực hành: vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật
Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm 
Phát giấy cho HS
Yêu cầu HS vẽ sơ đồ trao sự đổi chất ở động vật. GV đi giúp đỡ, hướng dãn từng nhóm HS
Gọi HS trình bày.
Hoạt động nhóm 4 theo hướng dẫn của GV 
Tham gia vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật, sau đó trình bày sự trao đổi chất diễn ra ở động vật theo sơ đồ nhóm mình vừa vẽ 
GV nhận xét - kết luận - khen ngợi những nhóm vẽ đúng, đẹp, trình bày khoa học, mạch lạc, dễ hiểu. 
3. Củng cố: Hãy nêu quá trình trao đổi chất ở động vật.
 Nhận xét tiết học
	_______________________________________________________
Tiết 2: TIẾNG VIỆT
 Luyện tập: Thêm trạng ngữ cho câu
I. Mục tiêu: 
 Rèn kĩ năng xác định trạng ngữ và đặt câu có trạng ngữ 
II. Các hoạt động dạy - học
1. Giới thiệu bài – Nêu yêu cầu của tiết học
2. Luyện tập
 * Ra bài tập cho HS tự làm rồi chữa bài
Bài 1: Gạch dưới trạng ngữ trong mỗi câu sau:
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.
Ngoài đồng, bà con nông dân đang gặt lúa.
Vì bão, chúng em phải nghỉ học.
Bài 2: Phần trạng ngữ (được gạch dưới) trong câu Trong một trận giao tranh với dân đảo Ma tan, Ma-gien-lăng đã bỏ mình, không kịp nhìn thấy kết quả công việc mình làm trả lời cho câu hỏi nào?
 A. Ở đâu? B. Khi nào?
C. Vì sao? D. Để làm gì?
Bài 3: Đặt câu có:
Trạng ngữ chỉ nơi chốn.
Trạng ngữ chỉ thời gian.
Trạng ngữ chỉ mục đích.
 Yêu cầu HS thực hiện lần lượt các bài tập trên
GV theo dõi, giúp đỡ HS làm bài
Gọi HS chữa bài
GV cùng lớp nhận xét, chốt đáp án đúng
 Đáp án: 
Bài 1: Trạng ngữ: Mùa xuân – Ngoài đồng – Vì bão
Bài 2: ý B
Bài 3: HS tự đặt câu
3. Củng cố: Nhận xét tiết học.
_______________________________________________
Tiết 3: TỰ HỌC 
Hoàn thiện một số tiết học
I. Mục tiêu:
 - Rèn kiến thức và kĩ năng của một số môn đã học trong ngày, cụ thể là: Toán, TLV 
- HS có ý thức tự học 
II. Đồ dùng dạy học: Vở BT Toán. BT TV
III. Các hoạt động dạy - học
1. Giới thiệu bài – Nêu yêu cầu của tiết học
2. Định hướng tiết học
HS làm BT Toán (tiết: Ôn tập về các phép tính với phân số) và TLV bài: Luyện tập xây dựng mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật
3. Hoạt động tự học
a. Môn Toán
- Yêu cầu HS mở BT Toán T95, 96 làm tất cả các BT.
- GV bao quát lớp, giúp đỡ HS yếu
- Chữa bài, chốt cách làm và kết quả đúng.
HS làm bài, chữa bài. Đáp án:
Bài 1: a. 
Bài 2: x = x = 
Bài 3: 
Bài 4: Tương tự như bài buổi sáng 
b. Tập làm văn
- Yêu cầu HS mở BT TV T 89 làm phần luyện tập
- GV bao quát lớp, giúp đỡ HS 
- Cho HS trình bày (miệng)
Bài 1: Tự làm
Bài 2: Thứ tự: b - c - a
Bài 3: Tự viết một số câu miêu tả các bọ phận của gà trống để làm nổi bật vẻ đẹp của nó.
4. Nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 32.doc