Bổ trợ kiến thức Toán cho học sinh lớp 5

Bổ trợ kiến thức Toán cho học sinh lớp 5

BỔ TRỢ KIẾN THỨC TOÁN CHO HS LỚP 5

* Hình tam giác:

1. Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy đáy nhân với chiều cao cùng đơn vị đo rồi chia cho 2.

S = a h :2

2. Muốn tính đáy của hình tam giác ta lấy diện tích nhân 2 rồi chia cho chiều cao.

a = S 2 :h

3. Muốn tính chiều cao hình tam giác ta lấy diện tích nhân 2 rồi chia cho đáy.

h = S 2 : a

* Hình thang:

4. Muốn tính diện tích hình thang ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2. S = (a + b) h :2

5. Muốn tính tổng hai đáy hình thang ta lấy diện tích nhân 2 rồi chia cho chiều cao.

a + b = S 2 : h

6. Muốn tính trung bình cộng hai đáy hình thang ta lấy diện tích chia chiều cao.

(a + b) : 2 = S : h

7. Muốn tính chiều cao hình thang ta lấy diện tích nhân 2 rồi chia cho tổng hai đáy.

h = S 2 : (a + b)

 

doc 2 trang Người đăng hang30 Lượt xem 507Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bổ trợ kiến thức Toán cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỔ TRỢ KIẾN THỨC TOÁN CHO HS LỚP 5
* Hình tam giác:
1. Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy đáy nhân với chiều cao cùng đơn vị đo rồi chia cho 2.
S = a h :2
2. Muốn tính đáy của hình tam giác ta lấy diện tích nhân 2 rồi chia cho chiều cao.
a = S 2 :h
3. Muốn tính chiều cao hình tam giác ta lấy diện tích nhân 2 rồi chia cho đáy.
h = S 2 : a
* Hình thang:
4. Muốn tính diện tích hình thang ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2. S = (a + b) h :2
5. Muốn tính tổng hai đáy hình thang ta lấy diện tích nhân 2 rồi chia cho chiều cao.
a + b = S 2 : h
6. Muốn tính trung bình cộng hai đáy hình thang ta lấy diện tích chia chiều cao.
(a + b) : 2 = S : h
7. Muốn tính chiều cao hình thang ta lấy diện tích nhân 2 rồi chia cho tổng hai đáy.
h = S 2 : (a + b)
* Hình tròn:
 8. Muốn tính chu vi hình tròn ta lấy đường kính nhân với 3,14.
C = d 3,14
9, Muốn tính chu vi hình tròn ta lấy bán kính nhân 2 rồi nhân với 3,14.
C = r 2 3,14
10. Muốn tính đường kính hình tròn ta lấy chu vi chia cho 3,14.
d = C : 3,14
11. Muốn tính bán kính hình tròn ta lấy chu vi chia 2 rồi chia cho 3,14.
r = C : 2 : 3,14
12. Muốn tính bán kính hình tròn ta lấy đường kính chia cho 2.
r = d :2
13. Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với 3,14
S = r r 3,14
* Hình hộp chữ nhật:
14. Muốn tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài cộng chiều rộng tất cả nhân 2 rồi nhân chiều cao.
S = (a + b) 2 h
15. Muốn tính diện tích hai đáy hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân chiều rộng rồi nhân 2. S (2 đáy) = a b 2
16. Muốn tính diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật ta lấy diện tích xung quanh cộng diện tích hai đáy. S (tp) = S (xq) + S (2đáy)
17. Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân chiều rộng nhân chiều cao. V = a b c
18. Muốn tính chiều cao hình hộp chữ nhật ta lấy thể tích chia cho diện tích mặt đáy.
h = V : (a b)
* Hình lập phương:
19. Muốn tính diện tích một mặt hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh.
S(1 mặt) = a a
20. Muốn tính diện tích xung quanh hình lập phương ta lấy cạnh nhân cạnh nhân 4.
S(xq) = a a 4
21. Muốn tính diện tích toàn phần hình lập phương ta lấy cạnh nhân cạnh nhân 6.
S(tp) = a a 6
22. Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân cạnh nhân nhân cạnh.
V = a a a
* Toán chuyển động đều:
23. Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia thời gian.
v = s : t
24. Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân thời gian:
s = v t
25. Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc:
t = s : v
26. Muốn tính thời gian hai động tử chuyển động cùng chiều gặp nhau ta lấy quãng đường chia cho hiệu hai vận tốc:
t(cùng chiều) = s : (v1 – v2)
27. . Muốn tính thời gian hai động tử chuyển động ngược chiều gặp nhau ta lấy quãng đường chia cho tổng hai vận tốc:
t(ngược chiều) = s : (v1 + v2)
28. Muốn tính quãng đường hai động tử chuyển động cùng chiều ta lấy hiệu hai vận tốc nhân với thời gian:
s(cùng chiều) = (v1 – v2) t
29. . Muốn tính quãng đường hai động tử chuyển động ngược chiều ta lấy tổng hai vận tốc nhân với thời gian:
s(ngược chiều) = (v1 + v2) t
30. Muốn tính vận tốc thuyền xuôi dòng ta lấy vận tốc thuyền cộng vận tốc dòng nước
v(xuôi dòng) = v(thuyền) +v(nước)
31. Muốn tính vận tốc thuyền ngược dòng ta lấy vận tốc thuyền trừ vận tốc dòng nước
v(ngược dòng) = v(thuyền) -v(nước)
32. Muốn tính vận tốc thuyền ta lấy vận tốc thuyền xuôi dòng cộng vận tốc thuyền ngược dòng rồi chia cho 2:
v(thuyền) = (v(xuôi) +v(ngược)): 2
33. Muốn tính vận tốc dòng nước ta lấy vận tốc thuyền xuôi dòng trừ vận tốc thuyền ngược dòng rồi chia 2:
v(dòng nước) = (v(xuôi) - v(ngược)): 2

Tài liệu đính kèm:

  • docBo tro kien thuc Toan cho HS lop 5.doc