Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 1

Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 1

Câu 1: Viết lại 5 câu tục ngữ hay ca dao có nội dung khuyên bảo về ăn mặc, đi đứng, nói năng.

Câu 3: Xác định các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong mỗi câu sau:

 a/ Sáng sớm, bà con trong các thôn đã nườm nượp đổ ra đồng.

 b/ Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, ba người ngồi ăn cơm với thịt gà rừng.

 c/ Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.

 d/ Đứng trên mui vững chắc của chiếc xuồng máy, người nhanh tay có thể với lên hái được những trái cây trĩu xống từ hai phía cù lao.

Câu 4: Chữa lại mỗi câu sai dưới đây bằng 2 cách khác nhau.

(Chú ý: chỉ được thay đổi nhiều nhất 2 từ ở mỗi câu)

 a/ Vì bão to nên cây không bị đổ.

 b/ Nếu xe hỏng nhưng em vẫn đến lớp đúng giờ.

Câu 5: Trong bài Dừa ơi (Tiếng Việt 5, tập một), nhà thơ Lê Anh Xuân có viết:

 “Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút,

 Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng.

 Rễ dừa bám sâu vào lòng đất,

 Như dân làng bám chặt quê hương”

 Em hãy cho biết: hình ảnh cây dừa trong đoạn thơ trên nói lên những điều gì đẹp đẽ về người dân miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ?

 

doc 2 trang Người đăng hang30 Lượt xem 596Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 1
Câu 1: Viết lại 5 câu tục ngữ hay ca dao có nội dung khuyên bảo về ăn mặc, đi đứng, nói năng.
Câu 3: Xác định các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong mỗi câu sau:
	a/ Sáng sớm, bà con trong các thôn đã nườm nượp đổ ra đồng.
	b/ Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, ba người ngồi ăn cơm với thịt gà rừng.
	c/ Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.
	d/ Đứng trên mui vững chắc của chiếc xuồng máy, người nhanh tay có thể với lên hái được những trái cây trĩu xống từ hai phía cù lao.
Câu 4: Chữa lại mỗi câu sai dưới đây bằng 2 cách khác nhau.
(Chú ý: chỉ được thay đổi nhiều nhất 2 từ ở mỗi câu)
	a/ Vì bão to nên cây không bị đổ.
	b/ Nếu xe hỏng nhưng em vẫn đến lớp đúng giờ.
Câu 5: Trong bài Dừa ơi (Tiếng Việt 5, tập một), nhà thơ Lê Anh Xuân có viết:
	“Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút,
	Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng.
	Rễ dừa bám sâu vào lòng đất,
	Như dân làng bám chặt quê hương”
	Em hãy cho biết: hình ảnh cây dừa trong đoạn thơ trên nói lên những điều gì đẹp đẽ về người dân miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ?
Câu 6: Viết bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) tả lại một bữa cơm thân mật, đầm ấm trong gia đình em.
GIẢI ĐÁP – GỢI Ý
________________
Câu 1: Viết lại 5 câu tục ngữ hay ca dao có nội dung khuyên bảo về ăn mặc, đi đứng, nói năng.
Ví dụ:
	- Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
	- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
	- Đói cho sạch, rách cho thơm.
	- Đi đâu mà vội mà vàng
	Mà vấp phải đá mà quàng phải day.
	- Lời nói chẳng mất tiền mua
	Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
	- Nói lời phải giữ lấy lời
	Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
Câu 3: Xác định đúng các bộ phận chủ ngữ (CN) , vị ngữ (VN), trạng ngữ (TN) trong mỗi câu như sau:
a/ Sáng sớm,/ bà con trong các thôn/ đã nườm nượp đổ ra đồng.
 TN CN VN
	b/ Đêm ấy, / bên bếp lửa hồng,/ ba người/ ngồi ăn cơm với thịt gà rừng.
 TN1 TN2 CN VN
	c/ Sau những cơn mưa xuân,/ một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát/ 
 TN CN
trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.
 VN
	d/ Đứng trên mui vững chắc của chiếc xuồng máy,/ người nhanh tay/ 
 TN CN
có thể với lên hái được những trái cây trĩu xống từ hai phía cù lao.
 VN
Câu 4: Chữa lại mỗi câu sai bằng 2 cách khác nhau (sửa về cấu tạo, sửa về nội dung) đúng yêu cầu (chỉ thay đổi nhiều nhất 2 từ ở mỗi câu) :
Câu a: Cách 1: Tuy bão to nhưng cây không bị đổ (thay bằng cặp từ tuy..nhưng)
Cách 2: Vì bão to nên cây bị đổ (Bớt từ không, thay đổi nội dung).
Câu b: Cách 1: Tuy xe hỏng nhưng em vẫn đến lớp đúng giờ. (Chỉnh lại cặp từ Tuynhưng)
Cách 2: Nếu xe hỏng thì em không đến lớp đúng giờ. (Thay từ nhưng bằng từ thì, thay từ vẫn bằng từ không, chỉnh lại nội dung).
Câu 5: Nêu được những điều đẹp đẽ về người dân miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ (qua hình ảnh cây dừa trong đoạn thơ):
- Câu Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút có ý ca ngợi phẩm chất kiên cường, anh dũng, hiên ngang, tự hào trong chiến đấu.
- Câu Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng ý nói phẩm chất vô cùng trong sáng, thủy chung, dịu dàng, đẹp đẽ trong cuộc sống.
- Các câu: Rễ dừa bám sâu vào lòng đất – Như dân làng bám chặt quê hương ý nói phẩm chất kiên cường bám trụ, gắn bó chặt chẽ với mãnh đất quê hương miền Nam.
Câu 6: Bài viết có độ dài tối thiểu khoảng 20 dòng, viết đúng thể loại văn miêu tả (kiểu bài tả cảnh sinh hoạt), nội dung nêu được cảnh bữa cơm thân mật, đầm ấm trong gia đình với những ý cơ bản sau:
- Hoạt động chung và một vài hoạt động nổi bật của từng thành viên trong gia đình (động tác, cử chỉ, lời nói, thái độ).
- Bộc lộ rõ không khí thân mật, đầm ấm của gia đình trong bữa cơm (biểu hiện ở mối quan hệ giữa mọi người trong bữa cơm), kết hợp nêu cảm nghĩ của em về cảnh họp mặt ấm áp tình cảm gia đình.
	Mở bài, kết luận tự nhiên, diễn đạt rõ ý, dùng từ đúng, đặt câu không sai ngữ pháp, viết đúng chính tả, trình bày sạch sẽ.

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ 1.doc