Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 3

Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 3

Câu 1: Xếp các từ sau thành những cặp từ trái nghĩa: cười, gọn gàng, mới, hoang phí, ồn ào, khéo, đoàn kết, nhanh nhẹn, cũ, bừa bãi, khóc, lặng lẽ, chia rẽ, chậm chạp, vụng, tiết kiệm.

Câu 3: Từ mỗi câu dưới đây, hãy viết lại thành 2 câu có 2 trạng ngữ chỉ tình huống khác nhau của sự việc (thời gian, nơi chốn, mục đích, nguyên nhân, ):

 a/ Lá rụng nhiều.

 b/ Em học giỏi.

Câu 4: Chữa lại mỗi câu sai ngữ pháp dưới đây bằng 2 cách: thêm từ ngữ, bớt từ ngữ.

 a/ Trên khuôn mặt bầu bĩnh, hồng hào, sáng sủa.

 b/ Để chi đội 5A trở nên vững mạnh, dẫn đầu toàn liên đội.

 c/ Qua bài thơ bộc lộ tình yêu quê hương đất nước sâu nặng.

Câu 5: Trong bài Vàm Cỏ Đông (Tiếng việt 3, tập một) nhà thơ Hoài Vũ có viết:

“Đây con sông như dòng sữa mẹ

Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây

Và ăm ắp như lòng người mẹ

Chở tình thương trang trải đêm ngày”

 Đọc đoạn thơ trên, em cảm nhận được vẻ đẹp đáng quý của dòng sông quê hương như thế nào?

Câu 6: Em yêu nhất cảnh vật nào trên quê hương mình? Hãy viết bài văn miêu tả ngắn (khoảng 20 dòng) nhằm bộc lộ tình cảm của em với cảnh đó.

 

doc 2 trang Người đăng hang30 Lượt xem 610Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 3
Câu 1: Xếp các từ sau thành những cặp từ trái nghĩa: cười, gọn gàng, mới, hoang phí, ồn ào, khéo, đoàn kết, nhanh nhẹn, cũ, bừa bãi, khóc, lặng lẽ, chia rẽ, chậm chạp, vụng, tiết kiệm.
Câu 3: Từ mỗi câu dưới đây, hãy viết lại thành 2 câu có 2 trạng ngữ chỉ tình huống khác nhau của sự việc (thời gian, nơi chốn, mục đích, nguyên nhân,):
	a/ Lá rụng nhiều.
	b/ Em học giỏi.
Câu 4: Chữa lại mỗi câu sai ngữ pháp dưới đây bằng 2 cách: thêm từ ngữ, bớt từ ngữ.
	a/ Trên khuôn mặt bầu bĩnh, hồng hào, sáng sủa.
	b/ Để chi đội 5A trở nên vững mạnh, dẫn đầu toàn liên đội.
	c/ Qua bài thơ bộc lộ tình yêu quê hương đất nước sâu nặng.
Câu 5: Trong bài Vàm Cỏ Đông (Tiếng việt 3, tập một) nhà thơ Hoài Vũ có viết:
“Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày”
	Đọc đoạn thơ trên, em cảm nhận được vẻ đẹp đáng quý của dòng sông quê hương như thế nào?
Câu 6: Em yêu nhất cảnh vật nào trên quê hương mình? Hãy viết bài văn miêu tả ngắn (khoảng 20 dòng) nhằm bộc lộ tình cảm của em với cảnh đó.
GIẢI ĐÁP – GỢI Ý
Câu 1: Xếp đúng 8 cặp từ trái nghĩa:
	- cười – khóc; - gọn gàng – bừa bãi;
	- mới – cũ; 	- hoang phí – tiết kiệm;
	- ồn ào – lặng lẽ; - khéo – vụng;
	- đoàn kết – chia rẽ; - nhanh nhẹn – chậm chạp.
Câu 3: Thêm trạng ngữ đúng yêu cầu (2 câu có 2 trạng ngữ chỉ các tình huống khác nhau), ví dụ:
a) Lá rụng nhiều 	+ Vào mùa thu, lá rụng nhiều.
 (TN chỉ thời gian)
	+ Ngoài sân, lá rụng nhiều.
	(TN chỉ nơi chốn)
b) Em học giỏi 	+ Năm nay, em học giỏi.
	(TN chỉ thời gian)
	+ Nhờ chăm chỉ, em học giỏi.
	(TN chỉ nguyên nhân)
Câu 4: Chữa lại mỗi câu sai bằng 2 cách: thêm từ ngữ, bớt từ ngữ. Ví dụ:
Câu
Chữa theo cách bớt từ ngữ
Chữa theo cách thêm từ ngữ
a
Khuôn mặt bầu bĩnh, hồng hào, sáng sủa.
Khuôn mặt bầu bĩnh, hồng hào, sáng sủa, một nụ cười nở đẹp như hoa.
b
Chi đội 5A trở nên vững mạnh, dẫn đầu toàn liên đội.
Chi đội 5A trở nên vững mạnh, dẫn đầu toàn liên đội, mỗi đội viên phải cố gắng đạt nhiều thành tích tốt.
c
Bài thơ bộc lộ tình yêu quê hương đất nước sâu nặng.
Bài thơ bộc lộ tình yêu quê hương đất nước sâu nặng, ta càng hiểu thêm tấm lòng đẹp đẽ của tác giả.
Câu 5: Đoạn viết (khoảng 4 – 5 câu) nêu được những ý cơ bản sau:
	- Dòng sông quê hương đưa nước về làm cho những ruộng lúa, vườn cây xanh tươi, đầy sức sống. Vì vậy, nó được ví như dòng sữa mẹ nuôi dưỡng các con khôn lớn.
	- Nước sông đầy ăm ắp như tấm lòng người mẹ tràn đầy yêu thương, luôn sẵn sàng chia sẻ (trang trải đêm ngày) cho những đứa con, cho cả mọi người.
	Những vẻ đẹp ấm áp tình người đó làm cho ta thêm yêu quý và gắn bó với dòng sông quê hương.
Câu 6: Bài viết có độ dài tối thiểu khoảng 20 dòng, viết đúng thể loại bài văn miêu tả (kiểu bài tả cảnh). Nội dung bài cần chú ý:
	- Tả rõ được vài nét nổi bật về một cảnh vật cụ thể trên quê hương mà bản thân yêu thích nhất ( cây đa, hoặc cánh đồn, mái đình, dòng sông, bến nước,).
	- Bộc lộ được tình cảm của mình về cảnh vật miêu tả (có thể xen kẽ khi miêu tả hoặc nêu cụ thể thành những ý riêng).
	Diễn đạt rõ ý, dùng từ đúng, viết câu không sai ngữ pháp và chính tả, trình bày sạch sẽ.

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ 3 (gv).doc