Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 6

Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 6

Câu 2: a/ Đặt câu với mỗi từ sau: nhỏ bé, nhỏ nhen.

 b/ Hãy cho biết: hai từ trên có thể thay thế cho nhau trong hai câu em đã đặt được không? Vì sao?

Câu 3: Xác định các bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau:

 a/ Nhờ có bạn bè giúp đỡ, bạn Hòa đã có nhiều tiến bộ trong học tập và tu dưỡng bản thân.

 b/ Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi luộc bánh chưng, trò chuyện đến sáng.

Câu 4: Đặt 1 câu ghép không có từ chỉ quan hệ, 1 câu ghép có từ chỉ quan hệ nói về việc học tập. Sau đó hãy xác định bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ trong mỗi câu đã đặt.

Câu 5: Trong bài Cô giáo lớp em (Tiếng Việt 2, tập 1), nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh có viết:

“Cô dạy em tập viết

Gió đưa thoảng hương nhài

Nắng ghé vào cửa lớp

Xem chúng em học bài.”

 Em hãy cho biết: khổ thơ trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật? Biện pháp nghệ thuật đó giúp em thấy được điều gì đẹp đẽ ở các bạn học sinh?

Câu 6: Viết bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) tả một cây có bóng mát ở sân trường (hoặc nơi em ở) mà em cảm thấy gần gũi và gắn bó.

 

doc 2 trang Người đăng hang30 Lượt xem 741Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 6
Câu 2: a/ Đặt câu với mỗi từ sau: nhỏ bé, nhỏ nhen.
	 b/ Hãy cho biết: hai từ trên có thể thay thế cho nhau trong hai câu em đã đặt được không? Vì sao?
Câu 3: Xác định các bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau:
	a/ Nhờ có bạn bè giúp đỡ, bạn Hòa đã có nhiều tiến bộ trong học tập và tu dưỡng bản thân.
	b/ Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi luộc bánh chưng, trò chuyện đến sáng.
Câu 4: Đặt 1 câu ghép không có từ chỉ quan hệ, 1 câu ghép có từ chỉ quan hệ nói về việc học tập. Sau đó hãy xác định bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ trong mỗi câu đã đặt.
Câu 5: Trong bài Cô giáo lớp em (Tiếng Việt 2, tập 1), nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh có viết:
“Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài.”
	Em hãy cho biết: khổ thơ trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật? Biện pháp nghệ thuật đó giúp em thấy được điều gì đẹp đẽ ở các bạn học sinh?
Câu 6: Viết bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) tả một cây có bóng mát ở sân trường (hoặc nơi em ở) mà em cảm thấy gần gũi và gắn bó.
GIẢI ĐÁP – GỢI Ý
________________
Câu 1: Ghép đúng 15 từ thường dùng:
a/ quần áo, áo quần, áo mũ, mũ áo, khăn mũ, mũ khăn, áo khăn, khăn áo (8 từ)
b/ gian ác, ác gian, ác độc, độc ác, ác hiểm, hiểm ác, hiểm độc (7 từ).
Câu 2: a) Đặt câu đúng ngữ pháp, có dùng từ đã cho. Ví dụ:
- Ngôi nhà của em nhỉ bé, thân thương.
- Em không thích những người có tính nhỏ nhen.
	b) Trả lời đúng ý: Hai từ không thay thế cho nhau được, vì nghĩa của chúng khác nhau, được sử dụng trong những trường hợp khác nhau (nhỏ bé thường dùng để chỉ về kích thước, hình dáng, nhỏ nhen thường dùng để chỉ về tính nết của người hẹp hòi, ích kỉ, hay tính toán đến cả những việc rất nhỏ về quyền lợi hoặc cư xử với nhau)
Câu 3: Xác định đúng các bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ ở mỗi câu:
Câu
Trạng ngữ
Chủ ngữ
Vị ngữ
a
Nhờ có bạn bè giúp đỡ.
bạn Hòa
đã có nhiều tiến bộ trong học tập và tu dưỡng bản thân
b
Đêm ấy (TN1), bên bếp lửa hồng, (TN2)
cả nhà
ngồi luộc bánh chưng (VN1) trò chuyện đến sáng (VN2)
Lưu ý: Cần ghi rõ TN1,TN2,VN1,VN2 ở câu b.
Câu 4: Đặt được 2 câu ghép nói về việc học tập, đúng yêu cầu đề bài (không có từ chỉ quan hệ, có từ chỉ quan hệ); xác định đúng bộ phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ trong mỗi câu đã đặt. Ví dụ:
a/Tiếng trống trường/ vang lên,/ học sinh các lớp/ ùa ra sân chơi như bầy 
 CN VN CN VN
ong vỡ tổ.
b/ Tuy hoàn cảnh gia đình / rất khó khăn nhưng bạn Hiếu/ luôn nỗ lực vươn
 CN VN CN VN
lên trong học tập.
Câu 5: Nêu được biện pháp nghệ thuật nổi bật: nhân hóa.
	- Nói rõ tác dụng của biện pháp nghệ thuật nhân hóa được sử dụng trong khổ thơ: cho thấy được tinh thần học tập rất chăm chỉ của các bạn học sinh (làm cho nắng như đứa trẻ nhỏ đang tung tăng chạy nhảy cũng muốn dừng lại ghế vào cửa lớp để xem các bạn học bài).
Câu 6: Bài viết có độ dài khoảng 20 dòng; viết đúng thể loại văn miêu tả (kiểu bài tả cây cối). Nội dung cần chú ý:
	- Tả rõ những nét nổi bật về cây có bóng mát (là cây gì, đặc điểm chủ yếu về thân cây, tán láở thời điểm miêu tả cụ thể).
	- Bộc lộ được tình cảm gần gũi, gắn bó với cây đó (xem kĩ trong khi miêu tả hoặc nêu thành những ý riêng).
	- Diễn đạt rõ ý, dùng từ đúng, viết câu không sai ngữ pháp và chính tả, trình bày sạch sẽ.

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ 6.doc