Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề số 3

Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề số 3

Câu 1: Chép lại 5 câu tục ngữ hay thành ngữ nói về quan hệ tình cảm giữa những người thân trong gia đình.

Câu 2: Cho các từ: gầm, vồ, tha, rượt, cắn, chộp, quắp, đuổi, ngoạm, rống.

 a/ Hãy xếp các từ trên thành những nhóm từ cùng nghĩa hoặc gần nghĩa với nhau.

 b/ Nêu nghĩa chung của từng nhóm từ đã phân loại nói trên.

Câu 3: Xác định các bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn sau:

 “Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc. Từ cái căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe thấy tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thành phố thủ đô.”

 (Tô Ngọc Hiến)

Câu 4: Chỉ ra chỗ sai ở mỗi câu dưới đây rồi viết lại cho hoàn chỉnh và đúng ngữ pháp:

 a/ Tuy vườn nhà em nhỏ bé và không có cây ăn quả.

 b/ Hình ảnh người dũng sĩ mặc áo giáp, đội mũ sắt, cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt xông thẳng vào quân giặc.

 c/ Vì mẹ bị ốm nên mẹ đã làm việc quá sức.

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 735Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề số 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 3
Câu 1: Chép lại 5 câu tục ngữ hay thành ngữ nói về quan hệ tình cảm giữa những người thân trong gia đình.
Câu 2: Cho các từ: gầm, vồ, tha, rượt, cắn, chộp, quắp, đuổi, ngoạm, rống.
	a/ Hãy xếp các từ trên thành những nhóm từ cùng nghĩa hoặc gần nghĩa với nhau.
	b/ Nêu nghĩa chung của từng nhóm từ đã phân loại nói trên.
Câu 3: Xác định các bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn sau:
	“Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc. Từ cái căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe thấy tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thành phố thủ đô.”
	(Tô Ngọc Hiến)
Câu 4: Chỉ ra chỗ sai ở mỗi câu dưới đây rồi viết lại cho hoàn chỉnh và đúng ngữ pháp:
	a/ Tuy vườn nhà em nhỏ bé và không có cây ăn quả.
	b/ Hình ảnh người dũng sĩ mặc áo giáp, đội mũ sắt, cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt xông thẳng vào quân giặc.
	c/ Vì mẹ bị ốm nên mẹ đã làm việc quá sức.
Câu 5: Trong bài Bóc lịch (Tiếng Việt 2, tập 2,1995), nhà thơ Bế Kiến Quốc có viết:
	“Ngày hôm qua ở lại
	Trong vở hồng của con
	Con học hành chăm chỉ
	Là ngày qua vẫn còn”
	Nhà thơ muốn nói với em điều gì qua đoạn thơ trên?
Câu 6: Viết bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) tả lại một cảnh vui chơi của em cùng các bạn giữa sân trường.
GIẢI ĐÁP – GỢI Ý
________________
Câu 1: Nêu được 5 câu tục ngữ hay thành ngữ theo yêu cầu đề bài. Ví dụ:
	- Chị ngã em nâng.
	- Môi hở răng lạnh.
	- Máu chảy ruột mềm.
	- Anh em thuận hòa là nhà có phúc.
	- Thương con quý cháu.
Câu 2: a) Xếp đúng 5 nhóm từ:
vồ, chộp;
tha, quắp;
rượt, đuổi;
cắn, ngoạm;
gầm, rống.
b) Nêu đúng nghĩa chung của từng nhóm từ:
(1) vồ, chộp: Bất thình lình nhảy vào để bắt (con mồi)
(2) tha, quắp: giữ chặt con mồi để mang đi chỗ khác.
(3) rượt, đuổi: chạy lao theo con mồi đang bỏ chạy để bắt.
(4) cắn, ngoạm: dùng răng để đớp, kẹp con vật khác.
(5) gầm, rống: hoạt động phát ra tiếng kêu của loài thú dữ.
Câu 3: Xác định đúng các bộ phận trạng ngữ (TN), chủ ngữ (CN), vị ngữ (VN) của mỗi câu trong đoạn văn:
Câu 1: Hồi còn đi học, / Hải/ rất say mê âm nhạc.
Câu 2: Từ cái căn gác nhỏ của mình,/ Hải / có thể nghe thấy tất cả các âm 
 TN CN VN
thanh náo nhiệt, ồn ã của thành phố thủ đô.
Câu 4: Chỉ ra chỗ sai và chữa lại cho hoàn chỉnh đúng ngữ pháp:
Câu a: Dùng chưa đủ cặp từ chỉ quan hệ trong câu ghép (Tuy nhưng)
	Có thể chữa lại bằng cách thêm một vế câu và từ chỉ quan hệ đúng cặp (ví dụ: nhưng mẹ em trồn được rất nhiều rau xanh), câu chữa lại sẽ là:
	Tuy vườn nhà em nhỏ bé và không có cây ăn quả nhưng mẹ em trồng được rất nhiều rau xanh.
	(Hoặc, nhận xét: Câu dùng sai từ chỉ quan hệ, có thể bỏ từ Tuy để trở thành câu đơn như sau: Vườn nhà em nhỏ bé và không có cây ăn quả.)
Câu b: Câu thiếu vị ngữ (mới chỉ có chủ ngữ).
	Có thể chữa lại bằng cách thêm vị ngữ (Ví dụ: thật oai phong lẫm liệt); câu chữa lại sẽ là:
	Hình ảnh người dũng sĩ mặc áo giáp, đội mũ sắt, cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt xông thẳng vào quân giặc thật oai phong lẫm liệt.
	(Hoặc, sửa bằng cách bớt từ Hình ảnh để thành câu trọn ý, biến cụm C-V làm định ngữ trở thành câu đơn như sau: Người dũng sĩ mặc áo giáp, đội mũ sắt, cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt xông thẳng vào quân giặc.)
Câu c: Đặt sai 2 vế nguyên nhân - kết quả trong câu ghép có cặp từ chỉ quan hệ Vìnên(Hoặc: dùng sai cặp từ chỉ quan hệ).
	Có thể chữa lại bằng cách đổi lại vị trí 2 vế câu như sau: Vì mẹ đã làm việc quá mức nên mẹ bị ốm.
	(Hoặc, sửa bằng cách thay cặp từ chỉ quan hệ để thành câu đúng ngữ pháp: Sở dĩ mẹ bị ốm là do (là vì) mẹ đã làm việc quá sức.)
Câu 5: Nêu được rõ ý: kết quả học tập chăm chỉ của ngày hôm qua (điểm Giỏi hay lời khen của thầy cô) được thể hiện rõ trên trang vở hồng đẹp đẽ của tuổi thơ, nó sẽ được lưu giữ lại mãi mãi cùng với thời gian. Vì vậy có thể nói ngày hôm qua cũng không bao giờ bị mất đi.
Câu 6: Bài viết có độ dài tối thiểu khoảng 20 dòng, viết đúng thể loại văn miêu tả (kiểu bài tả cảnh sinh hoạt). Nội dung cần thực hiện đủ các yêu cầu sau:
	- Tả rõ hoạt động chủ yếu trong cảnh vui chơi giữa sân trường (là hoạt động gì, có những ai tham gia, hoạt động của người tham gia có nét gì nổi bật).
	- Bộc lộ được cảm xúc của bản thân trước không khí vui tươi, hồn nhiên của lứa tuổi học sinh.
	- Diễn đạt rõ ý, dùng từ, đặt câu đúng, viết đúng chính tả, trình bày bài làm sạch sẽ.

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ 3.doc