TÊN BÀI DẠY Yêu cầu cần đạt Ghi chú
Bài 1: e - Nhận biết được chữ và âm e.
- Trả lời 2 -3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK. Học sinh khá, giỏi luyện nói 4 -5 câu xoay quanh chủ đề học tập qua các bức tranh trong SGK.
Bài 2: b - Nhận biết được chữ và âm b.
- Đọc được: be.
- Trả lời 2 -3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK. Không
Bài 3: Dấu sắc - Nhận biết được dấu sắc và thanh sắc.
- Đọc được: bé.
- Trả lời 2 -3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK. Không
Bài 4: Dấu hỏi, Dấu nặng - Nhận biết được dấu hỏi và thanh hỏi.
- Đọc được: bẻ, bẹ.
- Trả lời 2 -3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK. Từ tuần 2 - 3 trở đi, giáo viên cần lưu ý rèn tư thế đọc đúng cho học sinh.
Bài 5: Dấu huyền, Dấu ngã - Nhận biết được dấu huyền và thanh huyền, dấu ngã và thanh ngã.
- Đọc được: bè, bẽ.
- Trả lời 2 -3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK. Không
Bài 6: be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ - Nhận biết được các âm, chữ e, b và dấu thanh: dấu sắc/dấu hỏi/dấu nặng/dấu huyền/dấu ngã.- Đọc được tiếng be kết hợp với các dấu thanh: be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ.- Tô được e, b, bé và các dấu thanh.
Không
Bài 7: ê, v - Đọc được: ê, v, bê, ve; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: ê, v, bê, ve (viết được 1/2 số dòng qui định trong vở Tập viết 1, tập một).
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: bế bé. Học sinh khá, giỏi bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ ở SGK; viết được đủ số dòng qui định trong vở Tập viết 1, tập một.
Tập viết tuần 1: Tô các nét cơ bản Tô được các nét cơ bản theo vở Tập viết 1, tập một. Học sinh khá, giỏi có thể viết được các nét cơ bản.
Tập viết tuần 2: Tập tô e, b, bé Tô và viết được các chữ: e, b, bé theo vở Tập viết 1, tập một. Không
Bài 8: l, h - Đọc được: l, h, lê, hè; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: l, h, lê, hè (viết được 1/2 số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một).
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: le le Học sinh khá, giỏi bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ ở SGK; viết được đủ số dòng qui định trong vở Tập viết 1, tập một.
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1, 2, 3, 4, 5 CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 TUẦN TÊN BÀI DẠY Yêu cầu cần đạt Ghi chú 1 Bài 1: e - Nhận biết được chữ và âm e. - Trả lời 2 -3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK. Học sinh khá, giỏi luyện nói 4 -5 câu xoay quanh chủ đề học tập qua các bức tranh trong SGK. Bài 2: b - Nhận biết được chữ và âm b. - Đọc được: be. - Trả lời 2 -3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK. Không Bài 3: Dấu sắc - Nhận biết được dấu sắc và thanh sắc. - Đọc được: bé. - Trả lời 2 -3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK. Không 2 Bài 4: Dấu hỏi, Dấu nặng - Nhận biết được dấu hỏi và thanh hỏi. - Đọc được: bẻ, bẹ. - Trả lời 2 -3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK. Từ tuần 2 - 3 trở đi, giáo viên cần lưu ý rèn tư thế đọc đúng cho học sinh. Bài 5: Dấu huyền, Dấu ngã - Nhận biết được dấu huyền và thanh huyền, dấu ngã và thanh ngã. - Đọc được: bè, bẽ. - Trả lời 2 -3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK. Không Bài 6: be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ - Nhận biết được các âm, chữ e, b và dấu thanh: dấu sắc/dấu hỏi/dấu nặng/dấu huyền/dấu ngã.- Đọc được tiếng be kết hợp với các dấu thanh: be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ.- Tô được e, b, bé và các dấu thanh. Không Bài 7: ê, v - Đọc được: ê, v, bê, ve; từ và câu ứng dụng. - Viết được: ê, v, bê, ve (viết được 1/2 số dòng qui định trong vở Tập viết 1, tập một). - Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: bế bé. Học sinh khá, giỏi bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ ở SGK; viết được đủ số dòng qui định trong vở Tập viết 1, tập một. Tập viết tuần 1: Tô các nét cơ bản Tô được các nét cơ bản theo vở Tập viết 1, tập một. Học sinh khá, giỏi có thể viết được các nét cơ bản. Tập viết tuần 2: Tập tô e, b, bé Tô và viết được các chữ: e, b, bé theo vở Tập viết 1, tập một. Không 3 Bài 8: l, h - Đọc được: l, h, lê, hè; từ và câu ứng dụng. - Viết được: l, h, lê, hè (viết được 1/2 số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một). - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: le le Học sinh khá, giỏi bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ ở SGK; viết được đủ số dòng qui định trong vở Tập viết 1, tập một. Bài 9: o, c - Đọc được: o, c, bò, cỏ; từ và câu ứng dụng. - Viết được: o, c, bò, cỏ. - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: vó, bè. Không Bài 10: ô, ơ - Đọc được: ô, ơ, cô, cờ; từ và câu ứng dụng. - Viết được: ô, ơ, cô, cờ. - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: bờ hồ. Không Bài 11: Ôn tập - Đọc được: ê, v, l, h, o, c, ô, ơ; các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 7 đến 11. - Viết được: ê, v, l, h, o, c, ô, ơ; các từ ngữ ứng dụng từ bài 7 đến bài 11. - Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: hổ. Không Bài 12: i, a - Đọc được: i, a, bi, cá; từ và câu ứng dụng. - Viết được: i, a, bi, cá. - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: lá cờ. Không 4 Bài 13: n, m - Đọc được: n, m, nơ, me; từ và câu ứng dụng. - Viết được: n, m, nơ, me. - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: bố mẹ, ba má. Từ tuần 4 trở đi, HS khá, giỏi biết đọc trơn. Bài 14: d, đ - Đọc được: d, đ, dê, đò; từ và câu ứng. - Viết được: d, đ, dê, đò. - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: dế, cá cờ, bi ve, lá đa. Không Bài 15: t, th - Đọc được: t, th, tổ, thỏ. - Viết được: t, th, tổ, thỏ. - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: ổ, tổ. Không Bài 16: Ôn tập - Đọc được: i, a, n, m, d, đ, t, th; các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 12 đến bài 16. - Viết được: i, a, n, m, d, đ, t, th; các từ ngữ ứng dụng từ bài 12 đến bài 16. - Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: cò đi lò dò. HS khá, giỏi kể được 2-3 đoạn truyện theo tranh. Tập viết tuần 3: lễ, cọ, bờ, hổ, Viết đúng các chữ: lễ, cọ, bờ, hổ, bi ve kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một. HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một. Tập viết tuần 4: mơ, do, ta, thơ Viết đúng các chữ: mơ, do, ta, thơ, thợ mỏ kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một. HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một. 5 Bài 17: u, ư - Đọc được: u, ư, nụ, thư; từ và câu ứng dụng.- Viết được: u, ư, nụ, thư.- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: thủ đô. Không Bài 18: x, ch Đọc được: x, ch, xe, chó; từ và câu ứng dụng. - Viết được: x, ch, xe, chó. - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: xe bò, xe lu, xe ô tô. Không Bài 19: s, r - Đọc được: s, r, sẻ, rễ; từ và câu ứng dụng. - Viết được: s, r, sẻ, rễ. - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: rổ, rá. Không Bài 20: k, kh - Đọc được: k, kh, kẻ, khế; từ và câu ứng dụng. - Viết được: k, kh, kẻ, khế. - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: ù ù, vo vo, vù vù, ro, ro, tu tu. Không 6 Bài 21: Ôn tập - Đọc được: u, ư, x, ch, s, r, k, kh; các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 17 đến 21. - Viết được: u, ư, x, ch, s, r, k, kh các từ ngữ ứng dụng từ bài 17 đến 21. - Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: thỏ và sư tử. HS khá, giỏi kể được 2-3 đoạn truyện theo tranh. Bài 22: p-ph, nh - Đọc được: p, ph, nh, phố xá, nhà lá; từ và câu ứng dụng. - Viết được: p, ph, nh, phố xá, nhà lá. - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: chợ, phố, thị xã. Không Bài 23: g, gh - Đọc được: g, gh, gà ri, ghế gỗ; từ và câu ứng dụng.- Viết được: g, gh, gà ri, ghế gỗ.- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: gà ri, gà gô. Không Bài 24: q-qu, gi - Đọc được: q, qu, gi, chợ quê, cụ già; từ và câu ứng dụng. - Viết được: q, qu, gi, chợ quê, cụ già. - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: quà quê. Không Bài 25: ng, ngh - Đọc được: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ; từ và câu ứng dụng. - Viết được: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ. - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: bê, nghé, bé. Không Bài 26: y, tr - Đọc được: y, tr, y tá, tre ngà; từ và câu ứng dụng. - Viết được: y, tr, y tá, tre ngà. - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: nhà trẻ. Không 7 Bài 27: Ôn tập - Đọc được: p, ph, nh, g, gh, q, qu, gi, ng, ngh, y, tr; các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 22 đến 27. - Viết được: p, ph, nh, g, gh, q, qu, gi, ng, ngh, y, tr các từ ngữ ứng dụng. - Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: tre ngà. HS khá, giỏi kể được 2-3 đoạn truyện theo tranh. Bài 28: Chữ thường, chữ hoa - Bước đầu nhận diện được chữ in hoa. - Đọc được câu ứng dụng và các chữ in hoa trong câu ứng dụng. - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Ba Vì. Không Bài 29: ia - Đọc được: ia, lá tía tô; từ và câu ứng dụng. - Viết được: ia, lá tía tô. - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Chia quà. Không Tập viết tuần 5: cử tạ, thợ xẻ, Viết đúng các chữ: cử tạ, thợ xẻ, chữ số, cá rô, phá cỗ kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một. HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một. Tập viết tuần 6: nho khô, nghé ọ, Viết đúng các chữ: nho khô, nghé ọ, chú ý, cá trê, lá mía kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một. HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một. 8 Bài 30: ua, ưa - Đọc được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ; từ và câu ứng dụng. - Viết được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ. - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Giữa trưa. Không Bài 31: Ôn tập - Đọc được: ia, ua, ưa; các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 28 đến 31. - Viết được: ia, ua, ưa; các từ ngữ ứng dụng. - Nghe hiểu và kể lại một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Khỉ và Rùa. HS khá, giỏi kể được 2-3 đoạn truyện theo tranh. Bài 32: oi, ai - Đọc được: oi, ai, nhà ngói, bé gái; từ và các câu ứng dụng. - Viết được: oi, ai, nhà ngói, bé gái. - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Sẻ, ri, bói cá, le le. Không Bài 33: ôi, ơi - Đọc được: ôi, ơi, trái ổi, bơi lội; từ và các câu ứng dụng. - Viết được: ôi, ơi, trái ổi, bơi lội. - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Lễ hội. Không Bài 34: ui, ưi - Đọc được: ui, ưi, đồi núi, gửi thư; từ và các câu ứng dụng. - Viết được: ui, ưi, đồi núi, gửi thư. - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Đồi núi. Không 9 Bài 35: uôi, ươi - Đọc được: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi; từ và các câu ứng dụng. - Viết được: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi. - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Chuối, bưởi, vú sữa. Không Bài 36: ay, â-ây - Đọc được: ay, â, ây, mây bay, nhảy dây; từ và các câu ứng dụng. - Viết được: ay, â, ây, mây bay, nhảy dây. - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Chạy, bay, đi bộ, đi xe. Không Bài 37: Ôn tập - Đọc được các vần có kết thúc bằng i/y; từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 32 đến 37. - Viết được các vần, từ ngữ ứng dụng từ bài 32 đến 37. - Nghe hiểu và kể lại một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Cây khế. HS khá, giỏi kể được 2-3 đoạn truyện theo tranh. Bài 38: eo, ao - Đọc được: eo, ao, chú mèo, ngôi sao; từ và đoạn thơ ứng dụng. - Viết được: eo, ao, chú mèo, ngôi sao. - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Gió, mây, mưa, bão, lũ. Không Tập viết tuần 7: xưa kia, mùa dưa, Viết đúng các chữ: xưa kia, mùa dưa, ngà voi, gà mái,... kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một. HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một. Tập viết tuần 8: đồ chơi, tươi cười, Viết đúng các chữ: đồ chơi, tươi cười, ngày hội, vui vẻ,... kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một. HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một. 10 Bài 39: au, âu - Đọc được: au, âu, cây cau, cái cầu; từ và các câu ứng dụng. - Viết được: au, âu, cây cau, cái cầu. - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Bà cháu. Không Bài 40: iu, êu - Đọc được: iu, êu, lưỡi rìu, cái phễu; từ và các câu ứng dụng. - Viết được: iu, êu, lưỡi rìu, cái phễu. - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Ai chịu khó? Không Ôn tập - Đọc được các âm, vần, các từ, câu ứng dụng từ bài 1 đến 40. - Viết được các âm, vần, các từ ứng dụng từ bài 1 đến 40. - Nói được từ 2-3 câu theo các chủ đề đã học. HS khá, giỏi kể được 2-3 đoạn truyện theo tranh. Kiểm tra giữa HK I - Đọc được các âm, vần, các từ, câu ứng dụng từ bài 1 đến 40, tốc độ 15 tiếng/phút. - Viết được các âm, vần, các từ ứng dụng từ bài 1 đến 40, tốc độ 15 chữ/phút. Không Bài 41: iêu, yêu - Đọc được: iêu, yêu, diều sáo, yêu quý; từ và câu ứng dụng. - Viết được: iêu, yêu, diều sáo, yêu quý. - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Bé tự giới thiệu. Từ bài 41 (nửa cuối HK I) số câu luyện nói tăng từ 2-4 câu. 11 Bài 42: ưu, ươu - Đọc được: ưu, ươu, trái lựu, hươu sao; từ và các câu ứng dụng. - Viết được: ưu, ươu, trái lựu, hươu sao. - Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Hổ, báo, gấ ... hay hơn. Không. 30 TĐ: Thuần phục sư tử - Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc diễn cảm bài văn. - Hiểu ý nghĩa: Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình (trả lời được các câu hỏi trong SGK). Không. CT Nghe-viết: Cô gái của tương lai - Nghe-viết đúng bài CT, viết đúng những từ ngữ dễ viết sai (VD: in-tơ-nét), tên riêng nước ngoài, tên tổ chức. - Biết viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng, tổ chức (BT2, 3). Không. LY&C: MRVT: Nam và nữ - Biết một số phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ (BT1, BT2). - Biết và hiểu được nghĩa một số câu thành ngữ, tục ngữ (BT3). Không. KC: Kể chuyện đã nghe, đã đọc Lập dàn ý, hiểu và kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc (giới thiệu được nhân vật, nêu được diễn biến câu chuyện hoặc các đặc điểm chính của nhân vật, nêu được cảm nghĩ của mình về nhân vật, kể rõ ràng, rành mạch) về một người phụ nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài. Không. TĐ: Tà áo dài Việt Nam - Đọc đúng từ ngữ, câu văn, đoạn văn dài; biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tự hào. - Hiểu nội dung, ý nghĩa: Chiếc áo dài Việt Nam thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của dân tộc Việt Nam (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3). Không. TLV: Ôn tập về tả con vật - Hiểu cấu tạo, cách quan sát và một số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong bài văn tả con vật (BT1). - Viết được đoạn văn ngắn tả con vật quen thuộc và yêu thích. Không. LT&C: Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) - Nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng của dấu phẩy (BT1). - Điền đúng dấu phẩy theo yêu cầu của BT2. Không. TLV: Tả con vật (Kiểm tra viết) Viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng. Không. 31 TĐ: Công việc đầu tiên - Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật. - Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng (trả lời được các câu hỏi trong SGK). Không. CT Nghe-viết: Tà áo dài Việt Nam - Nghe-viết đúng bài CT. - Viết hoa đúng tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương, kỉ niệm chương (BT2, BT3 a hoặc b). Không. LT&C: MRVT: Nam và nữ - Biết được một số từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quí của phụ nữ Việt nam. - Hiểu ý nghĩa 3 câu tục ngữ (BT2) và đặt được một câu với một trong ba câu tục ngữ ở BT2 (BT3). HS khá, giỏi đặt câu được với mỗi tục ngữ ở BT2. KC: Kể chuyện đựoc chứng kiến hoặc tham gia - Tìm và kể được một câu chuyện một cách rõ ràng về một việc làm tốt của bạn. - Biết nêu cảm nghĩ về nhân vật trong truyện. Không. TĐ: Bầm ơi - Biết đọc diễn cảm bài thơ; ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát. - Hiểu nội dung, ý nghĩa: Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam (trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng bài thơ). Không. TLV: Ôn tập về tả cảnh - Liệt kê được một số bài văn tả cảnh đã học trong học kì I; lập dàn ý vắn tắt cho 1 trong các bài văn đó. - Biết phân tích trình tự miêu tả (theo thời gian) và chỉ ra được một số chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả (BT2). Không. LT&C: Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) Nắm được 3 tác dụng của dấu phẩy (BT1), biết phân tích và sửa những dấu phẩy dùng sai (BT2, 3). Không. TLV: Ôn tập về tả cảnh - Lập được dàn ý một bài văn miêu tả. - Trình bày miệng bài văn dựa trên dàn ý đã lập tương đối rõ ràng. Không. 32 TĐ: Út Vịnh - Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn. - Hiểu nội dung: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh (trả lời được các câu hỏi trong SGK). Không. CT Nhớ-viết: Bầm ơi - Nhớ-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức các câu thơ lục bát. - Làm được BT2, 3. Không. LT&C: Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) - Sử dụng đúng dấu chấm, dấu phẩy trong câu văn, đoạn văn (BT1). - Viết được đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của HS trong giờ ra chơi và nêu được tác dụng của dấu phẩy (BT2). Không. KC: Nhà vô địch - Kể lại được từng đoạn câu chuyện bằng lời người kể và bước đầu kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời nhân vật Tôm Chíp. - Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. Không. TĐ: Những cánh buồm - Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt giọng đúng nhịp thơ. - Hiểu nội dung, ý nghĩa: Cảm xúc tự hào của người cha, ước mơ về cuộc sống tốt đẹp của người con (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài). Học thuộc bài thơ. Không. TLV: Trả bài văn tả con vật - Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả con vật (về bố cục, cách quan sát và chọn lọc chi tiết); nhận biết và sửa được lỗi trong bài. - Viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn. Không. LT&C: Ôn tập về dấu câu (Dấu hai chấm) - Hiểu tác dụng của dấu hai chấm (BT1). - Biết sử dụng đúng dấu hai chấm (BT2, 3). Không. TLV: Tả cảnh (Kiểm tra viết) Viết được một bài văn tả cảnh có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng. Không. 33 TĐ: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em - Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật. - Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (trả lời được các câu hỏi trong SGK). Không. CT Nghe-viết: Trong lời mẹ hát - Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài thơ 6 tiếng. - Viết hoa đúng tên cơ quan, tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em (BT2). Không. LT&C: MRVT: Trẻ em - Biết và hiểu thêm một số từ ngữ về trẻ em (BT1, Bt2). - Tìm được hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em (BT3); hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ nêu ở BT4. Không. KC: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻ em với việc thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội. - Hiểu nội dung và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. Không. TĐ: Sang năm con lên bảy - Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do. - Hiểu được điều người cha muốn nói với con: Khi lớn lên từ giã tuổi thơ, con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc hai khổ thơ cuối bài). ` HS khá, giỏi đọc thuộc và diễn cảm được bài thơ. TLV: Ôn tập về tả người - Lập được dàn ý một bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK. - Trình bày miệng được đoạn văn một cách rõ ràng, rành mạch dựa trên dàn ý đã lập. Không. LT&C: Ôn tập về dấu câu (Dấu ngoặc kép) - Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép và làm được BT thực hành về dấu ngoặc kép. - Viết được đoạn văn khoảng 5 câu có dùng dấu ngoặc kép (BT3). Không. TLV: Tả người (Kiểm tra viết) Viết được bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK. Bài văn rõ nội dung miêu tả, đúng cấu tạo bài văn tả người đã học. Không. 34 TĐ: Lớp học trên đường - Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài. - Hiểu nội dung: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3). HS khá, giỏi phát biểu được những suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em (câu hỏi 4). CT Nhớ-viết: Sang năm con lên bảy - Nhớ-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài thơ 5 tiếng. - Tìm đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn và viết hoa đúng các tên riêng đó (BT2); viết được một tên cơ quan, xí nghiệp, công ti, ở địa phương (BT3). Không. LT&C: MRVT: Quyền và bổn phận - Hiểu nghĩa của tiếng quyền để thực hiện đúng BT1; tìm được những từ ngữ chỉ bổn phận trong BT2; hiểu nội dung Năm điều bác Hồ dạy thiếu nhi Việt Nam và làm đúng BT3. - Viết được một đoạn văn khoảng 5 câu theo yêu cầu của BT4. Không. KC: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Kể được một câu chuyện về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi hoặc kể được câu chuyện một lần em cùng các bạn tham gia công tác xã hội. - Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. Không. TĐ: Nếu trái đất thiếu trẻ con - Đọc diễn cảm bài thơ, nhấn giọng được ở những chi tiết, hình ảnh thể hiện tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ thơ. - Hiểu ý nghĩa: Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với trẻ em (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3). Không. TLV: Trả bài văn tả cảnh Nhận biết và sửa được lỗi trong bài văn; viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn. Không. LT&C: Ôn tập về dấu câu (Dấu gạch ngang) Lập được bảng tổng kết về tác dụng của dấu gạch ngang (BT1); tìm được các dấu gạch ngang và nêu được tác dụng của chúng (BT2). Không. TLV: Trả bài văn tả người Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả người; nhận biết và sửa được lỗi trong bài; viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn. Không. 35 Ôn tập cuối học kì II Tiết 1 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 120 tiếng/phút; đọc diễn cảm được đoạn thơ, đoạn văn đã học; thuộc 5-7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. - Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ theo yêu cầu của BT2. HS khá, giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật. Tiết 2 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1. - Hoàn chỉnh được bảng tổng kết về trạng ngữ theo yêu cầu của BT2. Không. Tiết 3 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1. - Biết lập bảng thống kê và nhận xét về bảng thống kê theo yêu cầu của BT2, BT3. Không. Tiết 4 Lập được biên bản cuộc họp (theo yêu cầu ôn tập) đúng thể thức, đầy đủ nội dung cần thiết. Không. Tiết 5 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1. - Đọc bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ, tìm được những hình ảnh sống động trong bài thơ. HS khá, giỏi cảm nhận được vẻ đẹp của một số hình ảnh trong bài thơ; miêu tả được một trong những hình ảnh vừa tìm được. Tiết 6 - Nghe-viết đúng CT đoạn thơ trong bài Trẻ con ở Sơn Mỹ, tốc độ viết khoảng 100 chữ/15 phút, trình bày đúng thể thơ tự do. - Viết đoạn văn khoảng 5 câu (dựa vào nội dung và những hình ảnh gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ). Không. Tiết 7 (Kiểm tra) - Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng HKII (nêu ở Tiết 1, Ôn tập). Không. Tiết 8 (Kiểm tra) Kiểm tra (Viết) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng HKII: + Nghe-viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 100 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài thơ (văn xuôi). + Viết được bài văn tả người theo nội dung, yêu cầu của đề bài. Không. Phước Đức, ngày tháng năm 2011 Người thực hiện Trần Hữu Hiếu
Tài liệu đính kèm: