Chuyên đề Tạo tình huống có vấn đề trong dạy học môn

Chuyên đề Tạo tình huống có vấn đề trong dạy học môn

 I. Đặt vấn đề:

Hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là:

1. Tích cực hóa hoạt động của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học nhằm hình thành tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo;

2. Nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề;

3. Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;

4. Tác động đến tình cảm, đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh.

Dạy học giải quyết vấn đề là con đường quan trọng để phát huy tính tích cực của HS, là một trong những vấn đề giáo viên chúng ta cần phải làm để đổi mới phương pháp giảng dạy. Nhưng còn rất nhiều giáo viên chúng ta còn mơ hồ về khái niệm cũng như cách thức làm sao để thành công trong quá trình dạy học giải quyết vấn đề. Vì vậy, đây cũng chính là lý do tôi chọn đề tài này để giúp giáo viên toán có cái nhìn tổng thể hơn về tạo vấn đề trong dạy học môn toán . Bên cạnh đó tạo điều kiện cho HS hứng thú học, phát triển tư duy một cách toàn diện, giúp các em học toán có được kết quả tốt hơn .

 

doc 13 trang Người đăng hang30 Lượt xem 1059Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Tạo tình huống có vấn đề trong dạy học môn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠO TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN
– NĂM HỌC 2011 - 2012
Môn học:
Đạt giải: 
Tác giả:
Trường : 
Huyện
Tỉnh:
____________________________________
Chuyên đề
    I.    Đặt vấn đề:
Hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là:
1. Tích cực hóa hoạt động của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học nhằm hình thành tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo;
2. Nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề;
3. Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;
4. Tác động đến tình cảm, đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh.
Dạy học giải quyết vấn đề là con đường quan trọng để phát huy tính tích cực của HS, là một trong những vấn đề giáo viên chúng ta cần phải làm để đổi mới phương pháp giảng dạy. Nhưng còn rất nhiều giáo viên chúng ta còn mơ hồ về khái niệm cũng như cách thức làm sao để thành công trong quá trình dạy học giải quyết vấn đề. Vì vậy, đây cũng chính là lý do tôi chọn đề tài này để  giúp giáo viên  toán có cái nhìn tổng thể hơn về tạo vấn đề trong dạy học môn toán . Bên cạnh đó tạo điều kiện cho HS hứng thú học, phát triển tư duy một cách toàn diện, giúp các em học toán có được kết quả tốt hơn .
II.      Giải quyết vấn đề: 
Là giáo viên trực tiếp đứng lớp chúng ta cần biết quá trình giải quyết vấn đề có thể mô tả qua các bước cơ bản sau:
    Bước 1. Nhận biết vấn đề
    Trong bước này cần phân tích tình huống đặt ra, nhằm nhận biết được vấn đề. Trong dạy học thì đó là cần đặt HS vào tình huống có vấn đề. Vấn đề cần được trình bày rõ ràng, còn gọi là phát biểu vấn đề
    Bước 2. Tìm các phương án giải quyết
    Nhiệm vụ của bước này là tìm các phương án khác nhau để giải quyết vấn đề. Để tìm các phương án giải quyết vấn đề, cần so sánh, liên hệ với những cách giải quyết các vấn đề tương tự đã biết cũng như tìm các phương án giải quyết mới. Các phương án giải quyết đã tìm ra cần được sắp xếp, hệ thống hoá để xử lý ở giai đoạn tiếp theo. Khi có khó khăn hoặc không tìm được phương án giải quyết thì cần trở lại việc nhận biết vấn đề để kiểm tra lại việc nhận biết và hiểu vấn đề.
    Bước 3: Quyết định phương án giải quyết 
    Trong bước này cần quyết định phương án giải quyết vấn đề, tức là cần giải quyết vấn đề. Các phương án giải quyết đã được tìm ra cần được phân tích, so sánh và đánh giá xem có thực hiện được việc giải quyết vấn đề hay không. Nếu có nhiều phương án có thể giải quyết thì cần so sánh để xác định phương án tối ưu. Nếu việc kiểm tra các phương án đã đề xuất đưa đến kết quả là không giải quyết được vấn đề thì cần trở lại giai đoạn tìm kiếm phương án giải quyết mới. Khi đã quyết định được phương án thích hợp, giải quyết được vấn đề tức là đã kết thúc việc giải quyết vấn đề.
Đó là 3 giai đoạn cơ bản của quá trình giải quyết vấn đề. Trong dạy học giải quyết vấn đề, sau khi kết thúc việc giải quyết vấn đề có thể luyện tập vận dụng cách giải quyết vấn đề trong những tình huống khác nhau.
Để thực hiện dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, điểm xuất phát là tạo ra tình huống có vấn đề, tốt nhất là tình huống gây được cảm xúc và làm cho học sinh ngạc nhiên. Dưới đây là một số cách thường dùng để tạo ra các tình huống có vấn đề. 
1.     Dự đoán nhờ nhận xét trực quan, thực hành hoặc hoạt động thực tiễn.
2.     Lật ngược vấn đề.
3.     Xem xét tương tự.
4.     Khái quát hóa.
5.     Khai thác kiến thức cũ đặt vấn đề dẫn đến kiến thức mới.
6.     Nêu một bài toán mà việc giải quyết cho phép dẫn đến kiến thức mới.
7.     Tìm sai lầm trong lời giải.
III. Kết luận :
Qua  nhiều  năm thực hiện kinh nghiệm nêu trên tôi rút ra được những kết luận sau:
-  Học sinh tham gia xây dựng bài mới và vận dụng giải bài tập  tích cực  hơn  nhờ   có các tình huống có vấn đề đặc biệt là các tình huống gây cảm xúc và ngạc nhiên.
- Tư  duy của học sinh không ngừng được nâng cao nhiều khi học sinh đưa ra những câu hỏi , những vấn đề rất thú vị và học sinh hoàn toàn có khả năng dự đoán những vấn đề kế tiếp sẽ học .
-  Học sinh giỏi sẽ hứng thú học hơn nếu giáo viên biết đưa ra những tình huống có vấn đề kích thích sự tò mò, tìm hiểu của học sinh
-  Giáo viên lên lớp nhẹ nhàng hơn nhiều vì học sinh trước khi đến lớp biết phải chuẩn bị những gì và chuẩn bị như thế nào .
IV.     Kiến nghị : 
-   Trên đây là một số ví dụ mang tính chất minh họa cho sáng kiến của tôi, vẫn còn rất nhiều vấn đề có thể nêu ra mà quý thấy cô chính là người đưa ra vấn đề.
-  Là giáo viên dạy toán ta nên tìm tòi để đưa ra các tình huống có vấn đề để gợi cho HS sự tò mò tìm hiểu, hứng thú học tập .
-   Tạo tình huống có vấn đề trong dạy học môn toán đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng học hỏi nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ để tiết dạy có nhiều tình huống gây được cảm xúc và ngạc nhiên cho HS từ đó tạo cảm giác hưng phấn, hứng thú học tập cho HS, làm cho tiết học trở nên không còn khô khan mà đầy lý thú, tạo tình huống để HS xem toán học là chân trời để khám phá.
Xem chi tiết
Download: 
Tác giả bài viết: Huỳnh Tấn Tuấn
---------------------------------------------
Người viết: Huỳnh Tấn Tuấn
Đơn vị công tác : Trường THCS Nghị Đức – Tánh Linh – Bình Thuận
ĐỀ TÀI:
TẠO TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN
    I.    Đặt vấn đề:
Hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là:
1. Tích cực hóa hoạt động của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học nhằm hình thành tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo;
2. Nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề;
3. Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;
4. Tác động đến tình cảm, đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh.
Dạy học giải quyết vấn đề là con đường quan trọng để phát huy tính tích cực của HS, là một trong những vấn đề giáo viên chúng ta cần phải làm để đổi mới phương pháp giảng dạy. Nhưng còn rất nhiều giáo viên chúng ta còn mơ hồ về khái niệm cũng như cách thức làm sao để thành công trong quá trình dạy học giải quyết vấn đề. Vì vậy, đây cũng chính là lý do tôi chọn đề tài này để  giúp giáo viên  toán có cái nhìn tổng thể hơn về tạo vấn đề trong dạy học môn toán . Bên cạnh đó tạo điều kiện cho HS hứng thú học, phát triển tư duy một cách toàn diện, giúp các em học toán có được kết quả tốt hơn .
II.      Giải quyết vấn đề: 
Là giáo viên trực tiếp đứng lớp chúng ta cần biết quá trình giải quyết vấn đề có thể mô tả qua các bước cơ bản sau:
    Bước 1. Nhận biết vấn đề
    Trong bước này cần phân tích tình huống đặt ra, nhằm nhận biết được vấn đề. Trong dạy học thì đó là cần đặt HS vào tình huống có vấn đề. Vấn đề cần được trình bày rõ ràng, còn gọi là phát biểu vấn đề 
    Bước 2. Tìm các phương án giải quyết
    Nhiệm vụ của bước này là tìm các phương án khác nhau để giải quyết vấn đề. Để tìm các phương án giải quyết vấn đề, cần so sánh, liên hệ với những cách giải quyết các vấn đề tương tự đã biết cũng như tìm các phương án giải quyết mới. Các phương án giải quyết đã tìm ra cần được sắp xếp, hệ thống hoá để xử lý ở giai đoạn tiếp theo. Khi có khó khăn hoặc không tìm được phương án giải quyết thì cần trở lại việc nhận biết vấn đề để kiểm tra lại việc nhận biết và hiểu vấn đề. 
    Bước 3: Quyết định phương án giải quyết 
    Trong bước này cần quyết định phương án giải quyết vấn đề, tức là cần giải quyết vấn đề. Các phương án giải quyết đã được tìm ra cần được phân tích, so sánh và đánh giá xem có thực hiện được việc giải quyết vấn đề hay không. Nếu có nhiều phương án có thể giải quyết thì cần so sánh để xác định phương án tối ưu. Nếu việc kiểm tra các phương án đã đề xuất đưa đến kết quả là không giải quyết được vấn đề thì cần trở lại giai đoạn tìm kiếm phương án giải quyết mới. Khi đã quyết định được phương án thích hợp, giải quyết được vấn đề tức là đã kết thúc việc giải quyết vấn đề.
Đó là 3 giai đoạn cơ bản của quá trình giải quyết vấn đề. Trong dạy học giải quyết vấn đề, sau khi kết thúc việc giải quyết vấn đề có thể luyện tập vận dụng cách giải quyết vấn đề trong những tình huống khác nhau.
Để thực hiện dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, điểm xuất phát là tạo ra tình huống có vấn đề, tốt nhất là tình huống gây được cảm xúc và làm cho học sinh ngạc nhiên. Dưới đây là một số cách thường dùng để tạo ra các tình huống có vấn đề. 
1.     Dự đoán nhờ nhận xét trực quan, thực hành hoặc hoạt động thực tiễn. 
2.     Lật ngược vấn đề. 
3.     Xem xét tương tự. 
4.     Khái quát hóa. 
5.     Khai thác kiến thức cũ đặt vấn đề dẫn đến kiến thức mới. 
6.     Nêu một bài toán mà việc giải quyết cho phép dẫn đến kiến thức mới. 
7.     Tìm sai lầm trong lời giải. 
A. MỘT SỐ VÍ DỤ: 
a. Dự đoán nhờ nhận xét trực quan...
      Ví dụ 1: 
                   Hình thành quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu ở lớp 6 :
Một em bé đang đứng ở khoảng giữa của một cầu thang. Nếu quy ước lên 2 bậc viết là +2, xuống 3 bậc viết là -3. Hãy nêu nhận xét về số bậc lên xuống của em bé trong các trường hợp sau: 
a.      Lên 2 bậc rồi lên tiếp 3 bậc. 
b.     Xuống 2 bậc rồi xuống tiếp 3 bậc. 
c.     Lên 2 bậc rồi xuống 2 bậc. 
d.     Lên 2 bậc rồi xuống 3 bậc. 
Từ đó dẫn đến việc phát hiện ra quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu
       Ví dụ 2: 
                   Hình thành quy tắc chuyển vế ở lớp 6:
Quan sát lời giải sau: 
Từ x -  2 = - 3 ta được x = -3 + 2 
Từ x + 4 = 3 ta được x = 3 - 4 
GV: "nhận xét gì về dấu của một số hạng khi chuyển số hạng đó từ vế này sang vế kia của đẳng thức?" 
HS: suy nghĩ và trả lời câu hỏi "phải đổi dấu số hạng đó: dấu + thành dấu – và dấu – thành dấu +." 
GV: "đó chính là nội dung của quy tắc chuyển vế." 
          b. Lật ngược vấn đề: 
       Đặt vấn đề nghiên cứu mệnh đề đảo sau khi chứng minh một tính chất, một định lí.
Ví dụ 1 :
Hình thành định lí đảo của định lí Pitago
Đặt vấn đề: “Trong tam giác vuông bình phương cạnh huyền bằng tổng các bình phương của hai cạnh góc vuông”.
Vậy ngược lại “Nếu một tam giác có bình phương một cạnh bằng tổng các bình phương của hai cạnh còn lại thì tam giác đó có là tam giác vuông không?”
Ví dụ 2 :
Hình thành tỉ lệ thức
Từ tỉ lệ thức ta suy ra đẳng thức a.d = b.c.
Vậy từ đẳng thức a.d = b.c ta có thể suy ra tỉ lệ thức nào?        
          c. Xem xét tương tự
Ví dụ :
Hình thành hằng đẳng thức bình phương của một hiệu hai biểu thức:
Từ hằng đẳng thức “Bình phương của một tổng hai biểu thức” có thể suy ra hằng đẳng thức “bình phương của một hiệu hai biểu thức” không?
d. Khái quát hóa
Ví dụ
Hình thành hằng đẳng thức n phương của một hiệu hai biểu thức. Từ: 
có thể dự đoán:
e. Kh ... ?
Đó chính là nội dung của bài học hôm nay! 
          Ví dụ 3:
Hình thành khái niệm phép chia có dư
Sau khi học sinh biết thế nào là phép chia hết, giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát: “Hai phép chia sau:
                             16 : 4
                             14 : 4
có gì khác nhau?”
Dự kiến:
Nếu học sinh trả lời “số bị chia khác nhau” thì GV “đúng vậy” và còn gì khác nữa?
Nếu học sinh trả lời “số dư khác nhau” thì GV “đúng vậy, chính xác hơn là ở phép chia thứ nhất số dư bằng không còn ở phép chia thứ hai số dư khác không”.
Từ đó giới thiệu phép chia hết, phép chia có dư.
Nhận xét: GV nên cho học sinh quan sát không chỉ với hai phép chia mà càng nhiều càng tốt trong đó chia ra làm hai loại. Loại có dư và loại không có dư. Biện pháp tổ chức tối ưu là cho làm việc nhóm trong đó mỗi thành viên của nhóm tự cho một phép chia.
Ví dụ 4: 
Hình thành khái niệm phép chia hết (dạy tương tự khái niệm phép trừ)
Tình huống:
Xét xem có số tự nhiên x nào mà
a) 3.x = 15 hay không ?
b) 6.x = 17 hay không ?  
Học sinh tìm giá trị của x:
Ở câu a, tìm được x = 5  
Ở câu b, không tìm được giá trị của x.
Nhận xét: ở câu a ta có phép chia hết: 15 : 3 = 5 
Khái quát và ghi bảng:
Cho hai số tự nhiên a và b (b≠0), nếu có số tự nhiên x sao cho b.x = a thì có phép chia hết a : b = x.
g. Nêu một bài toán mà việc giải quyết cho phép dẫn đến kiến thức mới 
Ví dụ 1: 
Hình thành phương pháp chứng minh
Bài toán: Cho A = 2000.2000 và B = 1999.2001. Hãy tìm cách nhanh nhất để so sánh hai phép tính trên.
Bài toán này đòi hỏi học sinh phải phát hiện đặc điểm của các số đã cho:
Nếu đặt 2000 = n thì A = n2 còn B = (n - 1)(n + 1) = n2 - 1. Như vậy A lớn hơn B một đơn vị.
Ví dụ 2:
Hình thành phép cộng hai số nguyên khác dấu
Kiểm tra bài cũ: “Cộng hai số nguyên cùng dấu”:
Bài tập 26: “Nhiệt độ hiện tại của phòng là -5°C. Nhiệt độ sắp tới tại đó là bao nhiêu biết nhiệt độ giảm 7°C?”
Sau đó giáo viên đặt vấn đề (vừa phát biểu và dùng phấn sửa dấu trừ thành dấu cộng):
“Vậy nhiệt độ sắp tới là bao nhiêu biết nhiệt độ vẫn giảm 7°C và nhiệt độ hiện tại của phòng là +5°C”
Muốn biết nhiệt độ sắp tới tại phòng là bao nhiêu, ta đặt phép tính gì?
Dự kiến:
Nếu học sinh trả lời: “(+5) – 7” thì GV công nhận là đúng và nói đây là phép trừ hai số nguyên, ta sẽ học sau. Còn cách nào khác không?
Nếu học sinh trả lời: “(+5) + (-7)” thì GV giới thiệu đây là phép cộng hai số nguyên khác dấu vậy kết quả của phép cộng này bằng bao nhiêu, đó là nội dung bài học hôm nay.
GV ghi đầu bài: §5. Cộng hai số nguyên khác dấu.
Nhận xét: Cách làm này khá phổ biến và hay được dùng trong dạy học vì nó cho phép thực hiện đồng thời một lúc hai chức năng: một là kiểm tra bài cũ (tạo tiền đề) và hai là đặt vấn đề vào bài mới. Hơn nữa thực tế chứng tỏ học sinh rất thích thú cách đặt vấn đề như trên vì nó gây được sự ngạc nhiên và hứng thú cũng như sự tò mò.
h. Tìm sai lầm trong lời giải 
Ví dụ :
Hình thành quy tắc nhân hai vế của một bất đẳng thức với một số âm.‎
Bài toán: Chứng minh rằng: “Bất kì số nào cũng không lớn hơn 0”
Thật vậy, giả sử a là một số thực bất kì:
Nếu số a là số âm thì điều đó là hiển nhiên a < 0. ‎
Nếu số a là số không thì a = 0.  
Nếu số a là số dương thì ta có: a – 1 < a khi đó nhân cả hai vế của bất đẳng thức này với –a ta được: -a2 + a < -a2 và thêm a2 vào hai vế của bất đẳng thức ta được: -a2 + a + a2 < -a2 + a2   a < 0.
Vậy trong mọi trường hợp ta đều có a ≤ 0 (đpcm).
Giáo viên có thể đặt câu hỏi cho bài toán trên để tạo ra tình huống có vấn đề : Em hãy tìm ra chỗ sai trong lời giải của bài toán trên .
Tạo tình huống có vấn đề trong dạy học môn toán còn có thể áp dụng trong tiết ôn tập một cách rất hiệu quả, làm cho HS dễ nhớ lại kiến thức toàn chương, làm các bài tập một cách dễ dàng . 
Ví dụ 1: 
     Trong chương I (toán 8) : Tứ giác : 
Ta không nên đặt câu hỏi cho học sinh nhắc lại kiến thức mà đặt câu hỏi để học sinh tái hiện hệ thống hóa kiến thức trong phần này như sau : 
Câu 1: Hãy so sánh các hình thang , hình bình hành , hình chữ nhật , hình thoi hình vuông , chúng giống và khác nhau ở những điểm nào ? ( câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải vận dụng cả ba phần của bài học là : định nghĩa , tính chất và dấu hiệu nhận biết để so sánh và đối chiếu ) 
Nêu bảng sơ đồ các loại tứ giác ở sách giáo khoa ? 
Sau đó giáo viên cho học sinh kẻ bảng để ghi câu trả lời 
Hình dạng
Đường chéo
Hình thang
-         Thường : Tứ giác có hai cạnh song song
-         Cân: Hai cạnh song song   và hai góc ở một đáy bằng nhau , hoặc hai đường chéo bằng nhau 
-         Vuông: Hai cạnh song song và một góc vuông 
Hai đường chéo bằng nhau 
Hình bình hành 
Tứ giác có hai cặp cạnh song song
Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường 
Hình chữ nhật 
-         Tứ giác có ba góc vuông
-         Hình thang cân có một góc vuông
-         Hình bình hành có một góc vuông
-         Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau :
Hình thoi
Hai đường chéo vuông góc với nhau và là phân giác của các góc và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường 
Hình vuông
Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường , bằng nhau, là phân giác các góc .
Phép đối xứng trục 
Phép đối xứng tâm
Khác 
A, A, đối xứng qua dd là đường trung trực của AA
A, A, đối xứng qua OO là trung điểm của AA’
Giống 
Hai hình đối xứng qua một trục hoặc qua một tâm là bằng nhau
Câu 2: Nêu cách chứng minh tứ giác là hình thang , hình bình hành , hình chữ nhật , hình thoi , hình vuông ? ( thực ra câu trả lời đã nằm trong bảng trên , giáo viên hỏi để một lần nữa khắc sâu kiến thức và kỹ năng cho học sinh ) .Như vậy hai câu trả lời trên tuy hai mà một , tuy một mà hai . Cho thấy việc ôn luyện ,   lí thuyết và thực hành là hai việc không thể tách rời .
Trong phần 2 : của tiết ôn tập chương này  giáo viên cũng nêu hai câu hỏi : Hãy so sánh phép đối xứng trục  và phép đối xứng tâm   ? Nêu cách chứng minh hai điểm 
( hoăc 2 hai hình  ) đối xứng qua một tâm , qua một trục  ?
Ví dụ 2 : 
Ôn tập chương II : HÀM SỐ VÀ ĐỒ THỊ  (Đại số lớp 7 )
Chương này có hai nội dung chính đại lượng tỉ lệ thuận , đại lượng tỉ lệ nghịch và hàm số , đồ thị hàm số   y  = ax . 
Ở nội dung thứ nhất : Đại lượng tỉ lệ thuận , đại lượng tỉ lệ nghịch ta cũng dùng bảng để so sánh đối chiếu rồi kèm bài tập  củng cố 
Tỷ lệ thuận
Tỷ lệ ngịch
Định nghĩa 
y = kx hay 
 hay xy = a 
Tính chất 
Câu hỏi là so sánh đại lượng tỷ lệ thuận , đại lượng tỷ lệ nghịch ? ( học sinh phải so sánh cả hai nội dung và tính chất ): Giáo viên cho học sinh phát biểu bằng cả hai ngôn ngữ : Thông thường và toán học .  
Bài tập củng cố đơn giản :
Chia số 350 thành hai phần tỉ lệ thuận với 2; 3  
Chia số 350 thành hai phần tỉ lệ nghịch  với 2 và 3 .
Học sinh làm ví dụ rút ra sự khác nhau giữa hai bài toán từ đó có sự phân biệt rõ ràng về đại lượng tỷ lệ thuận và đại lượng tỷ lệ nghịch có kỹ năng thành thạo , phân biệt cách giải bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận và đại lượng tỷ lệ nghịch .
Ví dụ 3 : 
Ôn tập cuối năm đại số 9 . Chọn mảng kiến thức về phương trình với các câu hỏi sau :
1.     Nêu các dạng phương trình đã học ? ( PT bậc nhất , PT bậc hai , PT bậc cao , PT tích , PT chứa ẩn ở mẫu , PT có hệ số bằng chữ , PT vô tỷ , PT chứa dấu giá trị tuyệt đối ) 
2.     Nêu các cách giải từng PT .
3.     Sau khi giải từng loại PT , giáo viên cho học sinh rút ra khái niệm đã sử dụng kiến thức , kỹ năng gì để giải 
Phương trình
Ví dụ
Cách giải
Bậc nhất một ẩn 
ax + b =0 ( a 0 )
2x + 4 = 0
Dùng phép biến đổi tương đương 
Bậc hai một ẩn 
ax2 + b x + c =0 (a 0 )
3x2 + 4x – 7 =0 
3x2+ x - 3 -=0
-         Dùng hằng đẳng thức  
     ( x- a)2 – k2=0
-         Giải bằng cách tính  nhẩm nghiệm
a+ b +c = 0 ; a – b +c=0
-   Dùng công thức nghiệm 
PT bậc cao
- PT trùng phương
5x4 – 4x2 – 1= 0
- PT bậc cao khác 
2x3 – x2 + 3x =6=0
3 ( x2+ x )2 – 2 (x2 +x ) – 1 =0
Đặt ẩn phụ để đưa về PT bậc hai 
Đưa về PT tích 
PT chứa ẩn ở mẫu 
Tìm TXđ , giải ra rồi đối chiếu nghiệm số tìm được với TXđ để trả lời  
PT có hệ số bằng chữ 
9x2 – 6mx +m( m- 2 ) =0
Giải bằng công thức nghiệm rồi biện luận với giá trị nào của m thì PT có nghiệm , vô nghiệm 
PT vô tỷ 
 - 3  =0
Đặt đk để PT có nghĩa , bình phương hai vế ( có thể đến 2 lần ) giải xong đối chiếu với ĐK hay thử lại ) hoặc nâng hai vế lên lũy thừa thích hợp để làm mất dấu căn 
          B. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :
          a. Chất lượng giảng dạy bộ môn: 
               ( Thống kê đến cuối HKI)
Lớp
Số lượng
G
K
TB
Y
Kém
9C
30
10
5
7
8
0
9D
31
11
6
8
6
0
          HS có kết quả xếp loại bộ môn từ trung bình trở lên đạt hơn 70%
b. Kết quả đạt được trong bồi dưỡng HSG môn toán năm học 2009-2010:
STT
Kỳ thi
Số lượng HS thi
Số HS đạt giải
Giải
1.
2. 
3.
Giải toán trên MTCT Huyện
Giải toán trên MTCT Tỉnh
HSG lớp 9 (19/4) Tỉnh
5
3
2
3
2
1
KK
KK
III
III.    Kết luận :
Qua  nhiều  năm thực hiện kinh nghiệm nêu trên tôi rút ra được những kết luận sau: 
-  Học sinh tham gia xây dựng bài mới và vận dụng giải bài tập  tích cực  hơn  nhờ   có các tình huống có vấn đề đặc biệt là các tình huống gây cảm xúc và ngạc nhiên.
- Tư  duy của học sinh không ngừng được nâng cao nhiều khi học sinh đưa ra những câu hỏi , những vấn đề rất thú vị và học sinh hoàn toàn có khả năng dự đoán những vấn đề kế tiếp sẽ học .
-  Học sinh giỏi sẽ hứng thú học hơn nếu giáo viên biết đưa ra những tình huống có vấn đề kích thích sự tò mò, tìm hiểu của học sinh
-  Giáo viên lên lớp nhẹ nhàng hơn nhiều vì học sinh trước khi đến lớp biết phải chuẩn bị những gì và chuẩn bị như thế nào .
IV.     Kiến nghị : 
-   Trên đây là một số ví dụ mang tính chất minh họa cho sáng kiến của tôi, vẫn còn rất nhiều vấn đề có thể nêu ra mà quý thấy cô chính là người đưa ra vấn đề.
-         Là giáo viên dạy toán ta nên tìm tòi để đưa ra các tình huống có vấn đề để gợi cho HS sự tò mò tìm hiểu, hứng thú học tập .
-         Tạo tình huống có vấn đề trong dạy học môn toán đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng học hỏi nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ để tiết dạy có nhiều tình huống gây được cảm xúc và ngạc nhiên cho HS từ đó tạo cảm giác hưng phấn, hứng thú học tập cho HS, làm cho tiết học trở nên không còn khô khan mà đầy lý thú, tạo tình huống để HS xem toán học là chân trời để khám phá.
Nghị Đức, ngày 10 tháng 4 năm 2010
     Người viết
Huỳnh Tấn Tuấn
_________________the end__________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTao tinh huon co van de trong day toan.doc