Chuyên đề Toán chuyển động

Chuyên đề Toán chuyển động

DẠNG 1:CÁC BÀI TOÁN CÓ MỘT CHUYỂN ĐỘNG THAM GIA.

Bài 1:Một ô tô đi từ A qua B để đến C mất 8 giờ.Thời gian đi từ A đến B gấp 3 lần từ B đến C và quãng đường AB dài hơn quãng đường BC 130 km .Biết rằng muốn đi được đúng thời gian qui định , từ B đến C ô tô phải tăng vận tốc thêm 5 km/giờ. Hỏi quãng đường BC dài bao nhiêu km?

Đáp số:BC= 80km

Bài 2:Một ô tô chạy từ tỉnh A đến tỉnh B .Nếu chạy mỗi giờ 60 km thì ôtô sẽ đến B lúc 15 giờ. Nếu chạy mỗi giờ 40 km thì ô tô đến B lúc 17 giờ.

 a,Hãy tính khoảng cách hai tỉnh A và B.

 b, Ô tô phải đi với vận tốc bao nhiêu để đến B lúc 16 giờ.Đáp số: a. 240km. b.48 km/giờ.

 

doc 13 trang Người đăng nkhien Lượt xem 4984Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Toán chuyển động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề toán chuyển động.
Dạng 1:các bài toán có một chuyển động tham gia.
Bài 1:Một ô tô đi từ A qua B để đến C mất 8 giờ.Thời gian đi từ A đến B gấp 3 lần từ B đến C và quãng đường AB dài hơn quãng đường BC 130 km .Biết rằng muốn đi được đúng thời gian qui định , từ B đến C ô tô phải tăng vận tốc thêm 5 km/giờ. Hỏi quãng đường BC dài bao nhiêu km? 
Đáp số:BC= 80km
Bài 2:Một ô tô chạy từ tỉnh A đến tỉnh B .Nếu chạy mỗi giờ 60 km thì ôtô sẽ đến B lúc 15 giờ. Nếu chạy mỗi giờ 40 km thì ô tô đến B lúc 17 giờ.
	a,Hãy tính khoảng cách hai tỉnh A và B.
	b, Ô tô phải đi với vận tốc bao nhiêu để đến B lúc 16 giờ.Đáp số: a. 240km. b.48 km/giờ.
Bài 3: Một ô tô chạy từ tỉnh A đến tỉnh B .Nếu chạy với vận tốc dự định thì ôtô sẽ đến B mất 5 giờ. Nếu chạy tăng vận tốc thêm mỗi giờ 18 km thì ô tô đến B chỉ mất 3 giờ.
	a,Hãy tính khoảng cách AB.
	b, Vận tốc dự định là bao nhiêu km/giờ? Đáp số: b.54km/giờ. a.216 km.
Bài 4: Một ô tô chạy từ tỉnh A đến tỉnh B hết 4 giờ. Nếu chạy tăng vận tốc thêm mỗi giờ 14 km thì ô tô đến B chỉ mất 3 giờ.
	a,Hãy tính khoảng cách hai tỉnh A và B.
	b, Ô tô phải đi với vận tốc bao nhiêu km/giờ ?Đáp số: a.168km. b.42 km/giờ.
Bài 5: Hai người cùng đi từ A tới B với cùng một vận tốc. Người thứ nhất khởi hành lúc 7 giờ và tới B lúc 10 giờ.Hỏi người thứ hai khởi hành lúc 9 giờ thì tói B lúc mấy giờ? Đáp số:12giờ.
Bài 6: Hai người cùng đi từ A tới B. Người thứ nhất khởi hành lúc 6 giờ và tới B lúc 10 giờ. Người thứ hai khởi hành lúc 8 giờ thì tói B lúc 11 giờ. Hỏi người nào đi với vận tốc lớn hơn.
	Đáp số:Người thứ 2 có vận tốc lớn hơn.
Bài 7:Hàng ngày , An thường chạy một đoạn đường dài 3 km cả đi và về hết 15 phút. Hôm nay, An thay 15 phút chạy bằng đi xe đạp. 
Hỏi trong 15 phút đi xe đạp An đi được quãng đường dài bao nhiêu km kể cả đi lẫn về ? Biết rằng vận tốc xe đạp gấp 3 lần vận tốc chạy?Đáp số:9 km.
Bài 8: Một người dự định đi từ A đến B hết 4 giờ. Nhưng khi đi , người đó đi với vận tốc gấp 3 lần vận tốc dự định . Hỏi người đó đã đi từ A đến B hết bao nhiêu thời gian?Đáp số:1giờ 20 phút.
Bài 9: Một người dự định đi từ A đến B hết 4 giờ. Nhưng khi đi , người đó đi hết 5 giờ. Hỏi người đó đã đi với vận tốc thực tế bằng bao nhiêu phần vận tốc dự định? Đáp số:v dự định.
Bài 10: Một người dự định đi từ A đến B hết 4 giờ. Nhưng khi đi , người đó đi hết 1giờ20 phút.. Hỏi người đó đã đi với vận tốc thực tế gấp bao nhiêu lần vận tốc dự định? Đáp số: 3 lần.
Bài 11: Một người đi từ tỉnh A đến tỉnh B .Nếu chạy mỗi giờ 35km thì ôtô sẽ đến B chậm mất 2giờ. Nếu chạy mỗi giờ 50 km thì ô tô đến B sớm hơn 1 giờ.
	a,Hãy tính khoảng cách hai tỉnh A và B.
	b, Ô tô phải đi với vận tốc và thời gian bao nhiêu để đến B đúng giờ ?.
	Đáp số: a. 350km. b. km/giờ. 8 giờ.
Bài 12: Một ô tô chạy từ tỉnh A đến tỉnh B với vận tốc 45 km/giờ.Khi chạy từ Bvề A với vận tốc 60 km/giờ.Thời gian đi từ A về B nhiều hơn thời gian đi từ B về A là 40 phút.
a.Hãy tính khoảng cách hai tỉnh A và B.
	b, Tính thời gian xe đi từ A đến B ?Đáp số: a. 2giờ40phút. b. 120 km.
Bài giải
Bài 1:Theo đầu bài ta có sơ đồ:
	TAB :	8giờ.
	TBC :
Dựa vào sơ đồ ta có:
	Thời gian đi từ A đến B là:
	8 : ( 3 + 1 ) x 3 = 6 (giờ).
	Thời gian đi từ B đến C là:
	8 – 6 = 2 (giờ).
Ta có sơ đồ: A	C
	 B
	Giả sử ô tô cứ đi cả quãng đường AC vói vận tốc ban đầu, thì đoạn đường BC sẽ ngắn hơn 
đoạn đường AB là : 130 + 5 x 2 = 140 (km).
Thời gian đi đoạn đường AB nhiều hơn thời gian đi đoạn đường BC là:6giờ – 2 giờ = 4 giờ.
Vận tốc của ô tô đi đoạn đường AB là: 140 : 4 = 35 (km/giờ)
Vận tốc của ô tô đi đoạn đường BClà : 35 + 5 = 40 (km/giờ).
Quãng đường BC là: 40 x 2 = 80 (km). Đáp số : 80km.
Bài 2:Trên cùng một quãng đường thì vận tốc tỉ lệ nghịch với thời gian.Tỉ số giữa vận tốc 
60 km/gìơ và vận tốc 40 km/ giờ là: . Tỉ số tg chạy với vận tốc 60km/giờ và TG chạy với vận tốc 40 km/ giờ là : . Ta có sơ đồ:
Tchạy với vận tốc 60 km/giờ:
Tchạy với vận tốc 40km/giờ:
Dựa vào sơ đồ ta có: TGchạy với vận tốc 60km/giờ là: 2 : (3 – 2 ) x 2 = 4 (giờ).
	TG chạy với vận tốc 40 km/ giờ là: 4 + 2 = 6 (giờ)
	Khoảng cách hai tỉnh Avà B là: 60 x 4 = 240 (km ).
Để đến B lúc 16 giờ thì ô tô phải đi với vận tốc là: 240 : (4 + 1 ) = 48 (km/giờ). 
ĐS: 240km; 48km/giờ.
Bài 3: Trên cùng một quãng đường thì vận tốc tỉ lệ nghịch với thời gian.Tỉ số giữa TG dự định và TG tăng là: , thì tỉ số giữa V dự định và V tăng là: . Ta có sơ đồ:
	Vd đ :
	V tăng: 
Dựa vào sơ đồ ta có: Vận tốc dự định là : 18 : ( 4 – 3 ) x 3 = 54 (km/giờ ).
	Quãng đường AB là : 54 x 4 = 216 (km). ĐS: 54 km/giờ và 216 km.
Bài 7: TG không thay đổi thì quãng đường tỉ lệ thuận với vận tốc. Theo đầu bài thì vận tốc đi xe đạp gấp 3 lần vận tốc đibộ. Nên quãng đường mà An đi xe đạp là: 3 x 3 = 9 ( km) ĐS: 9km.
Dạng 2:các bài toán có 2 chuyển động cùng chiều.
Bài 1:Lúc 9 giờ tối, tầu hải quân ta phát hiện một chiếc tầu địch cách 15kmđang chạy chốn.Tầu ta đuổi theo tầu địch với vận tốc 40km/giờ và đến 10giờ30phút thì đuổi kịp và bắt được tầu địch. Tính vận tốc của tầu địch và quãng đường ta đuổi bắt tầu địch?
Bài giải:	Thời gian từ khi xuất phát đến khi bắt được tầu địch là:
	10giờ30phút – 9 giờ = 1giờ 30phút = 1,5 giờ.
	Cứ 1giờ thì tầu ta gần tầu địch là: 15 : 1,5 = 10 ( km ).
	Vận tốc của tầu địch là: 40 – 10 = 30 (km/giờ).
	Quãng đường ta đuổi bắt tầu địch là: 40 x 1,5 = 60 (km).
Đáp số: V= 30km/giờ. S= 60km.
Bài 2:Quãng đường từ nhà lên huyện dài 30km. Một người đi xe đạp với vận tốc 12km/giờ từ nhà lên huyện. Sau đó 1giờ30phút một người đi xe máy đuổi theo với vận tốc 32km/giờ. Hỏi khi xe máy đuổi kịp xe đạp thì hai người còn cách huyện bao nhiêu km?
Bài giải: Đổi 1giờ30phút = 1,5 giờ.
	1,5 giờ người đi xe đạp đi được là: 12 x 1,5 = 18 (km).
	Thời gian từ khi xuất phát đến khi gặp nhau là: 18 : ( 32 – 12) = 0,9 (giờ).
	Khi xe máy đuổi kịp xe đạp thì hai người còn cách huyện là:	
	Đáp số: 1,2km.
 Bài 3:Xe thứ nhất khởi hành từ Avào lúc 6giờ40phút. Đến 8giờ10phút thì xe thứ hai cũng khởi hành từ A và đuổi kịp xe thứ nhất tại B vào lúc 11giờ10phút cùng ngày. Tính vận tốc mỗi xe, biết rằng vận tốc xe thứ hai lớn hơn vận tốc xe thứ nhất là 20km/giờ.
Bài giải:Thời gian xe thứ nhất đi từ A đến B là: 
11gìơ10phút – 6giờ40phút=4giờ30phút=4,5giờ.
	 Thời gian xe thứ hai đi từ A đến B là: 
11gìơ10phút – 8giờ10phút=3giờ.
Trên cùng một quãng đường thì vận tốc tỉ lệ nghịch với thời gian.Tỉ số của 2 số đo TG là:
4,5 :3 = .Tỉ số giữa vận tốc của xe thứ nhất và xe thứ hai là: .
Hiệu của hai vận tốc là 20 km/giờ. Ta có sơ đồ:
Vxe thứ nhất:
Vxe thứ hai:
	Vận tốc của xe thứ nhất là: 20 : (3 – 2) x 2 = 40 (km/giờ).
	Vận tốc của xe thứ hai là: 20 + 40 = 60 (km/giờ).
	Đáp số: V1 = 40km/giờ. V2= 60km/giờ.
Bài 4: Một người đi bộ từ A về B với vận tốc 5km/giờ. Sau đó một ô tô cũng đi về phía B, vào lúc 8giờ18phút còn cách người đi bộ 8km và đến 8giờ 30phút thì gặp nhau. Tính vận tốc của ô tô?
Bài giải: TG từ 8giờ18phút đến 8giờ30phút là: 8giờ30phút- 8giờ18phút = 12phút = 0,2 giờ.
	 Hiệu vận tốc là: 8 : 0,2 = 40 (km/giờ).
	 Vận tốc của ô tô là : 40 + 5 = 45 (km/ giờ).	Đáp số: V= 45km/giờ.
Bài 5: Lúc 8giờ20phút xe thứ nhất đi từ A đến B; lúc 9giờ30phút xe thứ hai đi từ C đến B với vận tốc nhỏ hơn vận tốc xe thứ nhất là 36km/giờ. Xe thứ nhất đuổi kịp xe thứ hai lúc 10giờ50phút cùng ngày.Tính vận tốc của mỗi xe, biết rằng C nằm trên đường AB, mà AC bằng 160 km.
Bài giải: Cách 1:TG xe thứ nhất đi để gặp xe thứ hai là : 
10giờ50phút – 8giờ20phút = 2giờ30phút =gìơ.
	 TG xe thứ hai đi để gặp xe thứ nhất là : 
10giờ50phút – 9giờ30phút = 1giờ20phút =giờ.	
TG xe thứ nhất đi nhiều hơn xe thứ hai là :
2giờ30phút- 1giờ20phút = 1giờ10phút = giờ.
	Vì V xeT1 lớn hơn V xe T2 là 36km/giờ nên sau giờ chuyển động thì quãng đường xe T1 hơn quãng đường xe T2 là: 36 x = 90 (km).
	Vì TG chuyển động xe T1 nhiều hơn xe T2 là 1 giờ 10phút nên đoạn đường của xe thứ nhất hơn đoạn đường của xe thứ hai là: 160 – 90 = 70 (km).
	 Vận tốc của xe T2 là: 70 : = 60 (km/giờ).
 	Vận tốc của xe T1 là: 60 + 36 = 96 (km/giờ). Đáp số: V1 = 96 km/giờ. V2= 60km/giờ.
Cách 2: TG xe T2 chuyển động để gặp xe T1 là:
10giờ50phút – 9giờ30phút = 1giờ20phút =giờ.	
	Vào lúc 9giờ 30 phút thì xe T1 còn cách xe T2 là: 36 x = 48 (km). 
	Từ 8giờ20phút đến 9giờ30phút xe T1 đi được là: 160 – 48 = 112 (km).
	Thời gian xe T1 chạy được 112 km là:
 9giờ30phút- 8giờ20phút = 1giờ10phút = giờ.
	Xe T1 chạy được 112 km hết giờ nên V của nó là:112 : = 96 (km/giờ).
	Vạn tốc của xe T2 là: 96 – 36 =60 (km/giờ). Đáp số: V1 = 96 km/giờ. V2= 60km/giờ.
Bài 6: Người thứ nhất chạy từ A đến B hết 1phút15giây Người thứ hai chạy từ A đến B hết 1phút20giây. Hai người cùng xuất phát từ A thì sau 48 giây họ cách nhau 20m.Tính vận tốc của mỗi người theo m/phút và km/giờ.
Bài giải: Đổi: 1phút15giây = 75giây. 1phút 20 giây = 80 giây.
	Trên cùng một quãng đường thì vận tốc tỉ lệ nghịch với thời gian.Tỉ số của 2 số đo TG là:75 : 80 = Tỉ số giữa vận tốc của người thứ nhất và người thứ hai là: .
	Vì 48 giây = 0,8 phút, khoảng cách giữa hai người là 20 m nên hiệu vận tốc của người thứ nhất và người thứ hai là: 20 : 0,8 = 25 (m/phút).
	V chạy của người thứ nhất là: 25 : (16 – 150 = 400 (m/phút)== 24 (m/phút).
	V chạy của người thứ hai là: 400 – 25 = 375 (m/phút) == 22,5 (km/ giờ).
	Đáp số: V1 = 400m/phút =24km/giờ. V2= 375m/phút =22,5 km/giờ.
Bài 7:	 Lúc 7giờ một ôtô xuất phát từ A với vận tốc 60km/giờ. Cùng lúc đó tại điểm C , trên đường từ A đến B và cách A 40km, một người đi xe máy với vận tốc 45km/giờ cũng đi về B. Hỏi lúc mấy giờ ô tô đuổi kịp xe máy và địa điểm cách A bao xa? Đáp số: 9giờ40phút và 160km.
Bài 8: Một xe máy xuất phát từ A với vận tốc 45km/giờ. Sau 1,4 giờ một ô tô đi từ A đuổi theo 
xe máy với vận tốc 57km/giờ. Hỏi ô tô mất bao nhiêu thời gian để đuổi kịp xe máy và xe máy cách A bao xa? Đáp số:5giờ15phút. 299,25km.
Bài 9: Có hai nhóm học sinh cắm trại, họ phải đi 8km mới đến nơi. Nhóm thứ nhất đi bộ khởi hành lúc 6giờ sáng với vận tốc 4km/giờ, nhóm thứ hai đi bằng xe đạpvà dự tính vận tốc 10km/giờ.Hỏi nhóm đi xe đạp phải khởi hành lúc mấy giờ để hai nhóm đến nơi cùng một lúc?
	Đáp số: 7giờ12phút.
Bài 10: Lúc 6giờ một xe máy xuất phát từ A với vận tốc 36km/giờ.Lúc 7 giờ30phút, một ô tô với vận tốc 48km/giờ cũng đi về B. Đi được 15 phút ô tô nghỉ lại 15 phút rồi mới đi tiếp. Hỏi lúc mấy giờ ô tô đuổi kịp xe máy?
Bài giải: 15 phút = 0,25 giờ. Trong 15phút đầu ô tô đi được: 48 x 0,25 = 12 (km).
	Ô tô khởi hà ... hơn vận tốc xe máy 15 km/ giờ và quãng đường AB dài 300 km. (45km/giờ và 30 km/giờ)
Bài 3: Lúc 6giờ kém 15 phút hai người đi ô tô cùng xuất phát từ hai địa điểm A và B, họ đi về phía nhau. Đến 7 giờ 15 phút, quãng đường người đi từ B đã đi ngắn hơn quãng đường người đi từ A đã đi được 9km nhưng lại dài hơn khoảng cách giữa hai xe lúc đó 6km. Tính vận tốc mỗi xe?
	(50 km/giờ và 44km/giờ)
Bài 4: Xe thứ nhất đi từ A đến B hết 3 giờ, xe thứ hai đi từ B đến A hết 2 giờ. Nếu hai xe khởi hành lúc 10 giờ thì mấy giờ hai xe sẽ gặp nhau? (11giờ 12 phút).
Bài 5:Hai đơn vị bộ đội ở cách nhau 41km.Lúc 9 giờ tối, đơn vị ở A hành quân về B, mỗi giờ đi được 6km. Trước đó 30 phút, đơn vị ở B hành quân về A, mỗi giờ đi được 5km. Hỏi lúc mấy giờ thì họ gặp nhau? (12giờ 30 phút).
Bài 6:Hai bến tầu thuỷ cách nhau 18 km. Hàng ngày lúc 6 giờ, một tầu khởi hành từ A về B và một tầu khởi hành từ B về A. Hai tầu gặp nhau lúc 6 giờ 24 phút. Sáng nay tầu khởi hành từ B chậm 27 phút nên hai tầu gặp nhau lúc 6 giờ 39 phút . Tính vận tốc của mỗi tầu? 
 ( VA = 20km/giờ; VB = 25 km/giờ).
Bài 7: Lúc 7 giờ sáng, một ô tô khởi hành từ A về phía B. Lúc 9giờ sáng một xe máy khởi hành từ B về phía A và gặp ô tô lúc 12 giờ trưa.Tìm vận tốc của ô tô và xe máy, biết rằng trong 1 giờ cả ôtô và xe máy đi được 86 km và quãng đường AB dài 358 km. ( 50km/giờ và 36 km/giờ.)
Bài 8: Hai thành phố cách nhau 145 km. Lúc 7giờ30phút sáng một người đi xe máy từ A với vận tốc 30 km/ giờ về phía B. Lúc 8 giờ một người khác đi xe máy từ B về phía A với vận tốc35 km/giờ
.Hỏi lúc mấy giờ thì hai người gặp nhau? Chỗ gặp nhau cách A bao xa? (10giờ và 75 km)
Bài 9: Xe thứ nhất đi từ A đến B hết 4 giờ, xe thứ hai đi từ B đến A hết 6 giờ.Nếu hai xe khởi hành 
Cùng một lúc thì sau mấy giờ hai xe sẽ gặp nhau và chỗ gặp nhau cách A bao nhiêu phần quãng đường? (2giờ24phút và tại 3/5 quãng đường kể từ A).
Bài 10: Anh Bằng đi xe máy từ A đến B. Cùng lúc đó anh Dũng đi xe máy từ B về A. Sau 54 phút hai người gặp nhau. Chỗ gặp nhau cách thị xã A 25,2 km. Tính vận tốc của mỗi người?Biết rằng thị xã A cách thị xã B 54 km. (V.anh Bằng = 28km/giờ và V.anh Dũng= 32 km/ giờ)
 Bài 12:Hai tỉnh A và B cách nhau 72 km.Lúc7 giờ một người đi xe máy từ A về B và một người đi xe đạp từ B về A.Hai người gặp nhau lúc 8giờ 30 phút. Tính vận tốc của mỗi người, Biết vận tốc của người đi xe đạp bằng vận tốc của người đi xe máy.( XĐ= 12km/giờ và XM = 36 km/ giờ)
Bài 13: Người thứ nhất đi từ A đến B hết 5 giờ, người thứ hai đi từ B đến A hết 7 giờ. Nếu hai người khởi hành cùng một lúc thì sau mấy giờ họ sẽ gặp nhau? (2giờ 55 phút).
Bài 14: Xe thứ nhất đi từ A đến B hết 3 giờ20phút, xe thứ hai đi từ B đến A hết 2 giờ48phút. Biết hai xe khởi hành cùng một lúc và sau 1giờ 15phút thì hai xe còn cách nhau 25 km. Tính vận tốc của mỗi xe? (42km/giờ và 50 km/ giờ).
Dạng 4: các bài toán chuyển động trên dòng nước.
Bài 1:Vận tốc của ca nô khi nước yên lặng là 14,5 km/giờ. Vận tốc dòng nước là 3,5 km/ giờ.Hai bến sông Avà B cách nhau 36km. Nếu ca nô xuôi dòng từ A đến B rồi ngược dòng từ B về A thì phải mất bao nhiêu thời gian? (5,27 giờ)
Bài 2:Một con thuyền đi với vận tốc 7,2 km/giờ khi nước yên lặng, vận tốc của dòng nước là 
1,6 km/giờ.
	a. Nếu ca nô xuôi dòng thì sau 3,5 giờ sẽ đi được bao nhiêu km?
	b. Nếu ngược dòng sẽ đi hết bao nhiêu thời gian để đi hết quãng đường như khi đi xuôi dòng trong 3,5 giờ?
Bài 3:Một ca nô xuôi dòng từ A đến B rồi sau đó quay về, biết thời gian ca nô xuôi dòng từ A đến B hết 36 phút và ngược dòng từ B về A hết 54 phút. Hỏi nếu thả một cụm bèo trôi từ A đến B thì hết bao nhiêu thời gian? (216 phút )
Bài 4:Một tàu thuỷ khi đi xuôi dòng có vận tốc là 28,4 km/giờ. Khi đi ngược dòng có vận tốc là 
18,6 km/giờ. Tính vận tốc của tàu thuỷ khi nước yên lặng và vận tốc của dòng nước.
Bài 5: Một ca nô xuôi dòng từ A đến B hết 4 giờ và ngược dòng từ B về A hết 6 giờ.Tính chiều dài khúc sông đó, biết vận tốc dòng nước là 50 m/phút. (72km )
Bài 6: Lúc 6 giờ tại bến A có một thuyền khởi hành xuôi theo dòng nước, đi được một quãng đường thì thuyền quay đầu ngược dòng và đến bến A lúc 9 giờ. Hỏi thuyền đi cách bến A bao xa rồi mới quay lại? Biết vận tốc của thuyền khi nước đứng yên là 25 km/ giờ và vận tốc dòng nước là 5 km/ giờ? ( 36 km )
Bài 7: Một ca nô xuôi dòng từ A đến B hết 5 giờ và ngược dòng từ B về A hết 7 giờ 30 phút..Tính vận tốc của ca nô khi đi xuôi dòng và khi đi ngược dòng? (24 km/giờ và 16 km/giờ)
Luyện tiếng việt
Bài 7:Tìm 8 thành ngữ, tục ngữ có từ “học”
Bài 8:Cho các từ sau: mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu, mong ngóng, mong mỏi, mơ màng, mơ mộng. 
	a .Xếp những từ trên thành hai nhóm: -Từ ghép: -Từ láy:
	b. Cho biết tên gọi của các kiểu:-Từ ghép-Từ láy	
Bài 9:Cho đoạn văn sau: “Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông.
Những bầy cá nhao nhao lên đớp sương tom tõm, lúc đầu còn loáng thoáng ,dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền.”
Viết các từ láy tìm được trong đoạn văn trên vào bảng phân loại sau: Láy âm đầu- Láy phần vần- Láy cả âm đầu cả phần vần- Láy tiếng
Bài 10: Ghép các tiếng sau thành 8 từ ghép có nghĩa tổng hợp:giá, lạnh ,rét, buốt.
Bài 11:Cho các từ ngữ sau: đánh trống, đánh đàn, đánh giày, đánh tiếng, đánh trứng, đánh cá, đánh răng, đánh điện ,đánh phèn,đánh bẫy.
a.Xếp các từ ngữ theo 4 nhóm:
b. Nêu nghĩa của từ đánh trong từng nhóm từ ngữ đã phân loại nói trên
luyện tiếng việt.
Bài 1:Tìm 3 từ ghép tổng hợp, 3 từ ghép phân loại, 3 từ láy có tiếng “vui”
Bài 2: Điền thêm tiếng vào mỗi tiếng sau đẻ tạo ra các từ ghép có nghĩa phân loại và các từ ghép có nghĩa tổng hợp:
	+làng:
	+ăn:
	+vui:...
Bài 3: Phân các từ ghép sau thành hai loại:học tập, học đòi, học hành ,học gạo,học lỏm ,học hỏi,học vẹt; anhcả, anh em,anh trai, anh rể; bạn học, bạn đọc ,bạn bè, bạnđường; nóng bỏng, nóng ran, nóng nực,nóng giãy,lạnh toát, lạnh giá,lạnh ngắt.
Từ ghép có nghĩa phân loại; Từ ghép có nghĩa tổng hợp.
Bài 4:Cho đoạn văn sau:”Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại ,rơi mà như nhảy nhót.”
. Xác định từ đơn ,từ ghép, từ láy có trong đoạn văn trên.	
Bài 5:Xác định các bộ phận CN- VN- TN trong các câu sau:
Sáng sớm, bà con trong các thôn đã nườm nượp đổ ra đồng.
Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, ba người ngồi ăn cơm với thịt gà rừng.
Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.
Đứng trên mui vững chắc của chiếc xuồng máy, người nhanh tay có thể với lên hái được những trái cây trĩu xuống từ hai phía cù lao.
Tiếng cá quẫy tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền.
Những chú gà nhỏ như những hòn tơ lăn tròn trên bãi cỏ.
Học quả là khó khăn , vất vả.
Bài 6: Thêm trạng ngữ vào mỗi câu sau:
Lá rơi.
Biển đẹp.
Lá rụng nhiều.
Em học giỏi.
Bài 7: Gạch bỏ một từ không thuộc nhóm từ đồng nghĩa sau:
lóng lánh, lấp lánh, lung lay, lấp loá.
Oi ả, oi nồng, ồn ã, nóng nực.
ỉ eo, ta thán, ê a, kêu ca.
Bài 8:Tìm từ trái nghĩa với từ: hồi hộp, vắng lặng.
Bài 9:Tìm từ trái nghĩa với từ “tươi”. nói về: rau, hoa, thịt, cá, củi, cân, nét mặt, bữa ăn. 
(M; rau úa)
Bài 10: Đặt một câu có cặp từ trái nghĩa: khô héo – tươi mát.
Bài 11: Đặt hai câu để phân biệt:
Từ “chiếu” đồng âm.
Từ “sáng” đồng âm.
Bài 12:Từ bản nào là từ đồng âm?
Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.Phô tô cho tôi thành hai bản nhé.Làng bản, rừng núi chìm trong sương mù.
Bài 13: Từ bén nào là từ đồng âm, Từ bén nào là từ nhiều nghĩa?
	Cởu bé đi vội vã, chân bước không bén đất. Họ đã quen hơi bén tiếng. Con dao này bén quá.
 Dạng 5: các bài toán về vận tốc trung bình.
Bài 1: Một ô tô từ HN lên LS Với vận tốc là 40 km/giờ.Hôm sau từ Lạn Sơn về Hà Nội với vận tốc 50 km/giờ.Tính vận tốc trung bình trong cả lượt đi và về. km/giờ.
Bài 2: Hai người cùng đi xe máy bắt đầu từ A đến B. Người thứ nhất đi cả quãng đường AB với vận tốc 25 km/giờ. Người thứ hai đi nửa quãng đường AB với vận tốc 20 km/ giờ, nửa quãng đường còn lại với vận tốc 30 km/giờ. Hỏi người nào đến B trước?. Người thứ nhất.
Giải:Trên cả quãng đường AB, người thứ hai cứ đi 2km thì trong đó có 1 km đi với vận tốc 
20 km/ giờ và 1km đi với vận tốc 30 km/ giờ.
	Người thứ hai đi nửa quãng đường AB với vận tốc 20 km/giờ thì khi đi 1 km hết TG là:
	1 : 20 = (giờ )
	Còn đi nửa cuối quãng đường AB với vận tốc 30 km/giờ thì khi đi 1 km hết TG là:
	1 : 30 = (giờ)
	Do đó đi 2 km như thế hết thời gian là: + = (giờ).
	Vận tốc trung bình của người thứ hai trên cả quãng đường AB là: 2 : = 24 (km/giờ).
	Vì 25 km/giờ > 24 km/giờ nên người thứ nhất đến B trước.
Bài 3: Bình đi từ bến A đến bến B nửa quãng đường đầu với vận tốc 40 km/giờ, đi nửa cuối quãng đường AB với vận tốc 30 km/giờ. Tính vận tốc trung bình trong cả quãng đường? giờ.
Giải:Trên cả quãng đường AB Bình cứ đi 2km thì trong đó có 1 km đi với vận tốc 20 km/ giờ 
và 1km đi với vận tốc 30 km/ giờ.
	Người đó đi nửa quãng đường AB với vận tốc 40 km/giờ thì khi đi 1 km hết TG là:
	1 : 40 = (giờ )
	Còn đi nửa cuối quãng đường AB với vận tốc 30 km/giờ thì khi đi 1 km hết TG là:
	1 : 30 = (giờ)
	Do đó đi 2 km như thế hết thời gian là: + = (giờ).
Vận tốc trung bình của người thứ hai trên cả quãng đường AB là: 2 : = (km/giờ).
Bài 4: Bác Nga đi bộ từ nhà lên huyện với vận tốc 6km/giờ. Lúc về bác chỉ đi với vận tốc 4km/giờ.
Tính vận tốc trung bình của bác Nga trong cả quãng đường đi và về. 4,8 km/giờ.
Bài 5: Hai người cùng đi xe máy bắt đầu từ A đến B. Người thứ nhất đi cả quãng đường AB với vận tốc 20 km/giờ. Người thứ hai đi nửa quãng đường AB với vận tốc 24 km/ giờ, nửa quãng đường còn lại với vận tốc 16 km/giờ. Hỏi người nào đến B trước? . Người thứ nhất.
Bài 6:Hai bạn Tâm và Đắc cùng đi từ A đến B và khởi hành cùng một lúc.Nửa quãng đường đầu Tâm đi với vận tốc 5km/giờ, nửa quãng đường còn lại Tâm đi với vận tốc 4 km/giờ.Ngược lại, Đắc đi nửa quãng đường đầu với vận tốc 4km/giờ, nửa quãng đường còn lại đi với vận tốc 5 km/giờ. Hỏi người nào đến B trước? Đến cùng nhau.
Bài 7:Một ô tô đi từ A đến B nửa thòi gian đầu đi với vận tốc 50 km/giờ, đi nửa thời gian cuối đi với vận tốc 35 km/giờ. Tính vận tốc trung bình trong cả quãng đường?
Bài 8: Hai bạn Toàn và An cùng đi từ A đến B và khởi hành cùng một lúc.Nửa quãng đường đầu An đi với vận tốc 5km/giờ, nửa quãng đường còn lại An đi với vận tốc 4 km/giờ.Toàn đi nửa thời gian đầu với vận tốc 4km/giờ, nửa thời gian còn lại đi với vận tốc 5 km/giờ. Hỏi người nào đến B trước? Toàn tới B trước.

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUYENDE VE TOAN CHUYEN DONG.doc